Trang Chủ BIỆN GIÁO Bài Học Từ Tiên Tri Ha-ba-cúc

Bài Học Từ Tiên Tri Ha-ba-cúc

548
0
SHARE

Giải Quyết Những Nghi Ngờ Của Bạn

 

CƠ ĐỐC NHÂN  thường xấu hổ khi thừa nhận rằng họ nghi ngờ về những gì họ tin. Không ai muốn được biết đến như một “Thô-ma đa nghi.” Nhưng các Cơ đốc nhân có một số thắc mắc, do dự và thậm chí là nghi ngờ là điều tự nhiên. Rốt cuộc, họ được kêu gọi chấp nhận rất nhiều điều bởi đức tin. Các nhà toán học làm việc trên cơ sở các công thức đã được chứng minh của họ. Các nhà vật lý làm việc trên cơ sở các quy luật tự nhiên nhất định của khoa học. Nhưng các Cơ đốc nhân được kêu gọi tin vào một Đức Chúa Trời vô hình và chấp nhận một cuốn sách cổ là Lời được soi dẫn của Ngài. Và số phận vĩnh viễn của họ phụ thuộc vào việc điều này có đúng hay không.

Bạn đã bao giờ nghi ngờ sự tồn tại của Chúa chưa? Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu lời cầu nguyện của mình có thực sự được lắng nghe? Cuộc sống có gì khác đối với bạn nếu bạn không phải là một Cơ đốc nhân? Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu có thiên đường bên ngoài nấm mồ hay liệu cái chết có phải là dấu chấm hết cho tất cả?

Nếu bạn chưa bao giờ có những câu hỏi như vậy, dù chỉ là thoáng qua, thì có thể bạn chưa bao giờ gặp phải một cuộc kiểm tra khiến bạn đứt lìa xương bánh chè và khiến bạn tự hỏi, “Phía sau tất cả những thứ này là điều gì?” Hoặc có thể là bạn đã có một số nghi ngờ, nhưng quá sợ hãi để thừa nhận chúng. Bạn có thể đã tự nghĩ: “Mọi người sẽ nói gì nếu họ biết rằng tôi có một số nghi ngờ về đức tin của mình? Họ thậm chí có thể nghĩ rằng tôi không phải là một Cơ đốc nhân!”

Vâng, tôi phải thừa nhận rằng tôi đã nghi ngờ. Tôi là một Cơ đốc nhân khoảng bốn mươi năm. Tôi đã dành bảy năm để học về Đức Chúa Trời trong chủng viện. Tôi làm mục sư nhà thờ và giảng dạy hàng trăm bài giảng. Là một giáo sư chủng viện, tôi đã nhiều lần giảng dạy qua cả Kinh thánh, từ Sáng thế ký đến Khải huyền. Mặc dù đã trải qua quá trình đào tạo và trải nghiệm Cơ đốc này, nhưng đôi khi tôi tự hỏi liệu mình có mắc phải một sai lầm lớn nào không. Những suy nghĩ này thường len lỏi trong tâm trí tôi khi tôi mệt mỏi với chức vụ, đối phó với một vấn đề rắc rối, hoặc gặp phải một bi kịch không thể giải thích trong cuộc sống của người khác.

Thay vì bối rối trước những nghi ngờ của mình, chúng ta có thể được khuyến khích khi biết rằng chúng ta đang hợp tác với nhau tốt. Khi mười một môn đồ gặp Chúa Giê-su ở Ga-li-lê sau khi Ngài phục sinh, một số người trong nhóm nổi tiếng đó không chắc đó là “có thật”. Sau này, sứ đồ Ma-thi-ơ, một người chứng kiến cuộc gặp gỡ, đã viết: “Khi thấy Ngài, họ thờ lạy Ngài; nhưng một số người còn nghi ngờ” (Mat 28:17, NASB). Ở đây đề cập đến một số sứ đồ—là những người đã ở với Chúa Giê-su trong ba năm và đã chứng kiến các phép lạ của Ngài và sự phục sinh của Ngài. Tuy nhiên, một số sứ đồ này đã nghi ngờ!

Nếu bạn đã từng vật lộn với những nghi ngờ do những vấn đề rắc rối trong cuộc sống đặt ra, thì chương này đặc biệt dành cho bạn. Tôi muốn giúp bạn học cách thành thật đối mặt với những nghi ngờ của mình và tìm kiếm câu trả lời của Đức Chúa Trời.

 

ĐỊNH NGHĨA NGHI NGỜ

Trải nghiệm hay cảm xúc này được gọi là nghi nghờ là gì? Thông thường, chúng ta nghĩ về sự nghi ngờ là sự đối lập của đức tin, như thể hai mặt đối nhau của một đồng tiền. Nhưng phản nghĩa của đức tin là sự không tin. Người đang trải qua sự nghi ngờ thì đang ở đâu đó giữa niềm tin và sự không tin tưởng. Người nghi ngờ muốn tin nhưng đang đấu tranh với cơ sở hợp lý cho niềm tin này.

Os Guinness chỉ ra rằng sự nghi ngờ từ tiếng Anh của chúng ta có thể xuất phát từ gốc từ Aryan có nghĩa là “hai” (Từ Aryan bắt nguồn từ các ngôn ngữ cổ của Iran và Ấn Độ). Vì vậy, tin là “ở trong một tâm trí” luôn chấp nhận điều gì đó là sự thật; không tin là “ở trong một tâm trí” luôn từ chối nó. Nghi ngờ là dao động giữa hai cái này, tin và không tin cùng một lúc. Gary Habermas, tác giả của một trong những nghiên cứu kỹ lưỡng nhất về chủ đề này, đã định nghĩa sự nghi ngờ của Cơ đốc nhân là sự thiếu chắc chắn liên quan đến những lời dạy của Kinh Thánh hoặc mối quan hệ cá nhân của một người với những lời dạy đó.2

Mặc dù sự nghi ngờ luôn liên quan đến sự dao động giữa hai ý kiến, nhưng không phải tất cả sự nghi ngờ đều giống nhau. Những nghi ngờ về thực tế thường nảy sinh từ những câu hỏi liên quan đến nền tảng đức tin của một người. Kinh thánh có đúng không? Chúa Giê-su có thực sự sống lại từ kẻ chết không? Có cơ sở Kinh thánh về thiên đàng không? Những nghi ngờ về cảm xúc thường là kết quả của các tình trạng tâm lý như lo lắng hoặc trầm cảm. Đôi khi những tình trạng này là kết quả của các vấn đề y tế, trải nghiệm thời thơ ấu hoặc thiếu dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Những nghi ngờ mang tính thường xuyên xảy ra khi một Cơ đốc nhân muốn phát triển trong đức tin của mình nhưng lại gặp phải sự trải nghiệm không chắc chắn vì nhiều lần thất bại. Một số kết quả không chắc chắn hoặc nghi ngờ từ nhiều lần cố gắng lập đi lập lại nhưng không thành công trong việc thực hành các nguyên tắc của Cơ đốc giáo.

Nghi ngờ không phải là điều duy nhất đối với kinh nghiệm của Cơ đốc nhân. Một người leo núi có thể nghi ngờ về độ an toàn của dây và các cái móc được sử dụng để leo lên một vách đá thẳng đứng. Một người nhảy dù lượn trên không có thể có một số nghi ngờ trước khi nhảy vào không trung chỉ với một chiếc dù để bảo vệ. Cha mẹ có thể giải quyết một số lo lắng hoặc nghi ngờ nào đó trước khi gửi đứa con đầu tiên của họ vào đại học. Rõ ràng sự nghi ngờ là vấn đề của con người, không chỉ là vấn đề của Cơ đốc nhân. Nhận xét cá nhân của C.S. Lewis có tính hướng dẫn về vấn đề này. “Hiện tại tôi là một Cơ đốc nhân, tôi thực sự có tâm trạng là toàn bộ mọi thứ trông có vẻ rất không chắc chắn; nhưng trước đây khi tôi là một người theo chủ nghĩa vô thần, tôi cũng có những tâm trạng về Cơ đốc giáo trông có vẻ chắc hẳn là rất tệ.” Sự nghi ngờ là điều phổ biến đối với kinh nghiệm của con người—giữa những người tin cũng như những người không tin.

 

HA-BA-CÚC, NHÀ TIÊN TRI  VƯỢT QUA NGHI NGỜ

Nếu bạn đã từng vật lộn với sự nghi ngờ, bạn sẽ có thể xác định được với Ha-ba-cúc, nhà tiên tri bối rối. Cuốn sách mang tên ông có sức hấp dẫn đối với những người nghi ngờ thực sự. Không giống như các sách tiên tri khác, Ha-ba-cúc không đề cập đến Y-sơ-ra-ên, Giu-đa hay kẻ thù của họ. Thay vào đó, nó có ghi lại sự bối rối cá nhân và lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc. Sách tiên tri của Ha-ba-cúc được ghi chép dưới hình thức đối thoại giữa nhà tiên tri và Đức Chúa Trời. Ở đây chúng ta tìm hiểu cách một nhà tiên tri thuộc linh sâu sắc đối mặt với những nghi ngờ của mình và đưa chúng đến trước mặt Đức Chúa Trời của mình.

Ha-ba-cúc sống và phục vụ ở Vương quốc Giu-đa ở miền Nam vào khoảng năm 600 B.C. suốt một trong những thời kỳ đen tối nhất của lịch sử Y-sơ-ra-ên. Ba-bi-lôn trước đó không lâu đã thoát khỏi ách thống trị của người A-si-ri và đang trở thành một đế chế hùng mạnh, muốn thống trị cả vùng Cận Đông. Với hy vọng duy trì sự cân bằng quyền lực ở khu vực đó của thế giới, Nê-cô, vua của Ai Cập, đã hành quân về phía bắc để giúp A-si-ri kìm hãm bước tiến của người Babylon. Giô-si-a, vua của Giu-đa đã tính toán rằng bất kỳ quốc gia nào muốn giúp A-si-ri đều là kẻ thù của ông. Vì vậy, ông đã cố gắng ngăn chặn bước tiến của Vua Nê-cô tại Mê-ghi-đô, nhưng đã bị giết trong nỗ lực này (2 Vua. 23:29). Sau cái chết của Giô-si-a, tình trạng thuộc linh trong Giu-đa nhanh chóng suy giảm. Sự gian ác, bất công và hoàn toàn coi thường Luật Pháp (Luật Môi-se) đã từng là đặc trưng cho thái độ và hành động đạo đức của dân sự.

 

 

Sự Bối Rối Trước Tội Lỗi Không Bị Trừng Phạt của Giu-đa (Ha. 1:2-4)

Điều đầu tiên khiến Ha-ba-cúc bị băn khoăn là việc Giu-đa không bị trừng phạt. Ha-ba-cúc tự hỏi, “Tại sao cái ác lại thắng? Tại sao Đức Chúa Trời không can thiệp?” Ông thắc mắc “Tại sao Ngài bắt tôi nhìn thấy sự bất công? Tại sao Ngài lại dung thứ cho điều sai trái? Sự hủy diệt và bạo lực đang ở trước mặt tôi; sự xung đột và tranh cải tràn lan” (1:3). Dường như đối với Ha-ba-cúc, Đức Chúa Trời hoàn toàn thờ ơ trước sự gian ác, bạo lực và xung đột của Giu-đa. Ông tự hỏi Ngài là một Đức Chúa Trời thánh khiết sao có thể nhìn vào tội lỗi này với vẻ tự mãn như vậy. Ha-ba-cúc chỉ ra với Đức Chúa Trời rằng do hậu quả của tội lỗi (“Do đó”), “luật pháp bị tê liệt” (1:4). Tiếng Hê-bơ-rơ được dịch là “tê liệt” có nghĩa đen là “bị làm lạnh” đến mức tê cóng. Vào thời Ha-ba-cúc, công lý hoặc là “không bao giờ được tôn trọng” hoặc bị coi là “đồi trụy.”

Ngoài sự thờ ơ của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi dai dẳng của dân sự Ngài, Ha-ba-cúc còn gặp bối rối bởi lời cầu nguyện không được đáp lại. Ông đã cầu nguyện rằng xin Đức Chúa Trời hãy giải quyết tội lỗi của đất nước, nhưng không có kết quả. “Hỡi CHÚA! Tôi kêu van mà Ngài không nghe tôi cho đến chừng nào? Tôi vì “sự bạo ngược” kêu van cùng Ngài, mà Ngài chẳng khứng giải cứu tôi!” (1:2). Những từ “Bao lâu” cho thấy Ha-ba-cúc đã kiên nhẫn chờ đợi câu trả lời của Đức Chúa Trời, nhưng không đến.

Đức Chúa Trời Trả Lời: Sự Phán Xét Của Người Canh-đê (Ha. 1:5-11)

Đến thời điểm, Đức Chúa Trời đã đáp lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc và giải tỏa sự bối rối của ông. Không quan tâm đến tình trạng tội lỗi của Giu-đa, Đức Chúa Trời đang dấy lên một dân tộc để phục vụ như là người đại diện cho sự phán xét của Ngài. Một thảm họa không thể tin sắp sửa xảy ra! Đức Chúa Trời đã tiết lộ cho Ha-ba-cúc rằng: “Hãy nhìn các nước và quan sát—và sẽ vô cùng kinh ngạc. Vì Ta sẽ làm điều gì đó trong thời kỳ của người mà ngươi không thể tin nỗi, ngay cả khi ngươi đã được báo trước. Ta đang dấy lên dân Ba-by-lôn, là những người tàn nhẫn và hung ác, càn quét khắp trên đất “(1:5-6). Sự phản nghịch đầy tội lỗi của Giu-đa không hề bị chú ý. Sự chậm trễ trong việc phán xét không phải là dấu hiệu cho thấy tội lỗi không quan trọng. Sự phán xét đã đến trên Giu-đa!

Sự Bối Rối Trước Việc Đức Chúa Trời Sử Dụng Công Cụ Ác Độc  (Ha. 1:12-17)

Câu trả lời của Đức Chúa Trời cho câu hỏi đầu tiên của Ha-ba-cúc chắc chắn được đánh giá rất cao, nhưng nó dẫn đến sự bối rối hơn nữa! Giờ đây, Ha-ba-cúc bối rối trước việc Đức Chúa Trời sử dụng một công cụ độc ác như vậy để phán xét dân sự của Ngài. Ha-ba-cúc hỏi: “Hỡi CHÚA, Ngài chẳng phải từ đời đời vô cùng sao?” (1:12). Người Ba-by-lôn coi thường Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Sự thờ thần tượng, vô đạo đức và những hành động tàn ác chống ngịch các dân tộc bị trị là một sự sỉ nhục đối với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Người Canh-đê độc ác đã làm cho người Giu-đa tỏ ra công bình bằng cách so sánh! Vậy thì làm thế nào một Đức Chúa Trời thánh khiết lại có thể dung thứ cho việc sử dụng một quốc gia độc ác như vậy? Nó dường như không phù hợp với sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Ha-ba-cúc nói, “Mắt Chúa thánh sạch chẳng nhìn sự dữ, chẳng có thể nhìn được sự trái ngược. Sao Ngài nhìn xem kẻ làm sự dối trá, khi kẻ dữ nuốt người công bình hơn nó, sao Ngài nín lặng đi? “(1:13). Dường như đối với Ha-ba-cúc cho rằng việc Đức Chúa Trời sử dụng những người Canh-đê cho thấy Ngài đã chấp nhận đường lối tội lỗi của họ.

Giải Pháp Của Đức Chúa Trời: Nguyên Tắc Đền Bù / Thưởng Phạt Thiêng Liêng (Ha. 2:2-4)

Ha-ba-cúc đã đưa ra một câu hỏi nghiêm túc liên quan đến sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Những nghi ngờ của ông là có thật. Nếu Đức Chúa Trời sử dụng những người Canh-đê độc ác, có lẽ Ngài không thánh khiết như Ha-ba-cúc đã suy nghĩ trước đây. Nhưng Ha-ba-cúc là một người nghi ngờ khiêm nhường và lắng nghe, và ông đã trình dâng mối quan tâm của mình lên cho Đức Chúa Trời. Ông nói, “Ta sẽ đứng nơi vọng canh, chôn chơn nơi đồn lũy, rình xem Ngài bảo ta điều gì” (2:1).

Đến thời điểm Đức Chúa Trời đáp lại lời cầu nguyện của Ha-ba-cúc và giải quyết tình trạng bối rối của ông. Câu trả lời của Đức Chúa Trời dành cho Ha-ba-cúc được tìm thấy trong nguyên tắc được tiết lộ trong 2:4, “Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình.” Người “kiêu ngạo” ám chỉ những người Canh-đê là người ngạo mạn mà Ha-ba-cúc đã nói đến (1:10-11). Những người công chính ở Y-sơ-ra-ên hiện nay trái ngược với những người Canh-đê kiêu ngạo. Đức Chúa Trời đang nói với Ha-ba-cúc rằng người ngay thẳng (“người công chính”) sống trông cậy vào Đức Chúa Trời sẽ được bảo toàn (“sẽ được sống”), trong khi kẻ kiêu ngạo và gian ác sẽ bị diệt vong. Bằng cách áp dụng, những người Canh-đê độc ác sẽ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ. Họ có thể đã được vui hưởng sự lợi thế / thăng tiến tạm thời, nhưng họ sẽ bị phán xét vì những hành động của họ. Sự thánh khiết của Đức Chúa Trời đã không bị tổn hại bởi việc sử dụng một công cụ gian ác như vậy, bởi vì công cụ gian ác thực sự phải chịu trách nhiệm (xem Xa. 2:8).

BÀI HỌC TỪ HA-BA-CÚC

Gương của tiên tri Ha-ba-cúc khuyến khích chúng ta bằng cách cho thấy rằng không có gì sai khi nghi ngờ Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài. Nhiều Cơ đốc nhân tốt đã trải qua một giai đoạn nghi ngờ. Phi-e-rơ cảm thấy nghi ngờ khi ông đang đi về phía Chúa Giê-su trên Biển Ga-li-lê (Ma-thi-ơ 14: 30-31). Thô-ma đã nghi ngờ về sự phục sinh của Chúa Giê-su (Giăng 20: 24-25). Những người ẩn danh  khác trong số các sứ đồ cũng nghi ngờ (Ma-thi-ơ 28:17). Các Cơ đốc nhân không nên cho đó là tội lỗi, xấu hổ hoặc mặc cảm đối với người khác khi bản thân rơi vào sự nghi ngờ.

Việc làm của Ha-ba-cúc chứng tỏ rằng không có gì sai khi bày tỏ sự nghi ngờ của chúng ta với Chúa trong lời cầu nguyện. Ha-ba-cúc đưa ra câu hỏi, “Làm thế nào một Đức Chúa Trời công bình có thể cho phép điều ác chiến thắng mà không có sự can thiệp hoặc phán xét của Ngài?” (xem Ha-ba-cúc 1:2-4). Ông cũng tự hỏi: “Làm sao một Đức Chúa Trời thánh khiết lại có thể sử dụng một đại diện gian ác như người Canh-đê?” (xem 1:12-13). Đằng sau những câu hỏi của Ha-ba-cúc là những nghi ngờ nghiêm trọng: “Có lẽ nào Đức Chúa Trời không công bình. Có lẽ nào Đức Chúa không thể làm gì được điều ác. Có lẽ nào Chúa không thánh khiết như tôi nghĩ?”.

Tiên tri Ha-ba-cúc cũng minh họa cách bày tỏ sự nghi ngờ của chúng ta một cách khiêm tốn. Trong lúc bối rối và nghi ngờ, Ha-ba-cúc không quay lưng lại với Đức Chúa Trời. Thay vào đó, ông hướng về Chúa trong lời cầu nguyện, và chờ đợi Ngài trả lời (2:1). Ha-ba-cúc biết phải quay đầu đi đâu khi đối mặt với sự nghi ngờ. Một số người mắc sai lầm khi đem sự nghi ngờ của họ cho những người khác đang nghi ngờ hoặc đã phủ nhận Chúa. Điều này thường dẫn đến sự nhầm lẫn nhiều hơn là sự rõ ràng về các vấn đề đức tin. Giống như Vua Ê-xê-chia, khi đối mặt với những lời đe dọa của San-chê-ríp, chúng ta phải trải lòng mình ra trước mặt Chúa (2 Các vua. 19:14).

Ngoài ra, chúng ta học được từ Ha-ba-cúc là chúng ta phải sẵn sàng lắng nghe khi Đức Chúa Trời phán. Ha-ba-cúc viết: “Sau đó, Chúa đã trả lời” (Ha. 2:2). Những nghi ngờ của nhà tiên tri đã được giải quyết nhờ sự mặc khải trực tiếp từ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã trả lời các câu hỏi của Ha-ba-cúc bằng cách xác nhận rằng Ngài thực sự thánh khiết, có quyền tể trị tối thượng và công bình. Vì sự nghi ngờ của Ha-ba-cúc đã được xoa dịu thông qua sự mặc khải của Đức Chúa Trời, nên những nghi ngờ của nhiều Cơ đốc nhân đã được giải quyết bằng cách đọc Lời Ngài. Kinh thánh đối mặt và bác bỏ những nghi ngờ của chúng ta với sự sống của Đức Chúa Trời.

 

còn nữa

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên