Trang Chủ TRANG CHỦ Sử Dụng Điện Thoại

Sử Dụng Điện Thoại

599
0
SHARE

Cách sử dụng điện thoại iphone được lâu nhất

Không sạc điện thoại qua đêm (hoặc sạc quá lâu khi pin điện thoại đã full), khi bạn sạc qua đêm bạn sẽ không thể nào biết khi nào điện thoại đầy pin và khi chúng đã đầy pin mà bạn vẫn cắm sạc, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến pin điện thoại, làm cho pin nhanh hỏng.

Tránh dùng điện thoại đến sập nguồn, điều này sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp pin và các vi mạch trong điện thoại.

Không vừa dùng vừa sạc, làm như vậy ảnh hưởng rất xấu đến pin, làm cho chúng bị chai và sớm muộn gì bạn cũng phải thay cục pin mới.

Không nên để điện thoại rơi liên tục, việc một thiết bị điện tử bị rơi hoặc va đập liên tục làm cho các vi mạch điện tử xáo trộn, rất nhanh hỏng, bạn có thể dùng ốp để tăng thêm độ an toàn.

Không dùng điện thoại dưới mưa, đôi khi vì một số cuộc gọi quan trọng hoặc có một việc gấp cần gọi cho ai đó mà nhiều người vẫn chấp nhận sử dụng điện thoại kể cả khi trời đang mưa, dù họ biết rằng điều đó là không tốt. Có thể nói, nước vốn là kẻ thù không đội trời chung với các thiết bị công nghệ điện tử, nếu điện thoại bạn vô tình dính phải nước mưa thì nó thật sự tai hại. Chắc hẵn sẽ có nhiều người nói rằng: “điện thoại tôi chống nước- nên có thể sử dụng thoải mái không sợ mưa…” Nhưng điều đó vẫn là một sai lầm, vì khi sử dụng điện thoại dưới mưa, nguy cơ bạn bị sét đánh sẽ rất cao.

  • Không nên vừa sạc pin vừa nghe điện thoại hoặc vừa sạc pin vừa chơi gameVì làm như vậy sẽ khiến điện thoại nóng lên nhanh hơn. Điều đó không tốt cho chính điện thoại và sức khỏe của bạn. Ngoài ra, khi đang cắm điện mà lại sử dụng điện thoại nguy cơ cháy nổ rất cao, có thể gây thương tích, thậm chí có thể gây tử vong.
    Trên thế giới đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn dẫn đến chết người khi vừa sử dụng điện thoại vừa sạc. Đừng chủ quan.

    Lời khuyên: Khi đang sạc thì không sử dụng điện thoại hoặc trang bị bộ sạc ngoài.

  • Hạn chế sử dụng điện thoại trước khi đi ngủNhiều người nghĩ rằng đọc truyện, chơi game, nghe nhạc sẽ giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn nhưng thật ra đây là một quan niệm sai lầm. Bạn sẽ ôm điện thoại cả đêm và cơn buồn ngủ sẽ chẳng bao giờ đến. Ngoài ra, đừng sạc hay để điện thoại ở đầu giường, não bạn không thích điều này.

    Lời khuyên: Hãy tập thói quen tránh xa điện thoại trước khi ngủ, giấc ngủ sẽ đến với bạn nhanh hơn.

  • Điện thoại của bạn rất bẩnTheo như một cuộc nghiên cứu thì sự thật là: điện thoại di động có lượng vi khuẩn nhiều gấp 18 lần nhà vệ sinh. Chúng ta mạng theo điện thoại mọi lúc mọi nơi và điều đó chính là nguyên nhân khiến cho điện thoại rất bẩn. Đáng nguy hiểm là bạn thường xuyên tiếp xúc điện thoại di động và đặt chúng ngay sát mặt và miệng.
    Lời khuyên: Hãy sử dụng miếng dán hoặc bọc nhựa cho điện thoại của mình và nhớ phải thay chúng hoặc làm vệ sinh định kì nhé.
  • Một số cách đơn giản để tránh bức xạ từ điện thoại, theo Daily Mail:
– Mở loa lớn khi nói chuyện điện thoại hoặc sử dụng tai nghe để tránh tiếp xúc gần giữa điện thoại và tai.
– Tai nghe cũng giải phóng một lượng nhỏ bức xạ vì vậy chỉ mang chúng để nghe khi có cuộc gọi đến hay gọi đi.
– Thay vì gọi điện, hãy nhắn tin nếu có thể.
– Không để điện thoại trong túi quần hay áo, thay vào đó nên để trong balo hay giỏ xách.
– Để xa điện thoại cách giường ngủ vài mét khi ngủ.
– Khi đi máy bay, hãy tắt luôn điện thoại.

Những lưu ý khác

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng việc sử dụng điện thoại di động sẽ khiến người dùng phải tiếp xúc liên tục với sóng vô tuyến – tác nhân có thể gây bệnh ung thư. Để có thể hạn chế tối đa ảnh hưởng của sóng điện thoại di động, cần phải chú ý đến những điều dưới đây:

Không áp điện thoại vào cơ thể: Để thiết bị cách cơ thể chỉ 1-2 cm cũng đã giảm đáng kể lượng bức xạ.

Không nói chuyện dài: Càng nói ít, tỷ lệ hấp thụ càng thấp.

Sử dụng tai nghe hoặc bật loa ngoài: Người dùng nên đeo tai nghe có dây hoặc Bluetooth. Thực ra chúng ta vẫn có thể bị phơi nhiễm từ loại tai nghe này nhưng nó nhẹ hơn nhiều so với việc áp điện thoại vào tai.

– Tránh dùng điện thoại ở nơi sóng yếu: Khi thuê bao ở xa trạm thu phát sóng, tín hiệu sẽ yếu đi và thiết bị phải điều chỉnh để kết nối với trạm và làm tăng lượng bức xạ phát ra.

– Nhắn tin, lướt web nhiều hơn nói chuyện: Vì khi nhắn tin, người sử dụng không áp điện thoại vào đầu – bộ phận dễ hấp thụ phóng xạ nhất.

– Để điện thoại trong túi xách thay vì túi quần nhằm tăng khoảng cách giữa cơ thể và thiết bị.

🙂

Đeo điện thoại trước bụng hoặc ngực

Nhiều người có thói quen đeo điện thoại trước bụng hoặc ngực để sử dụng thuận tiện hơn. Thế nhưng, theo khoa học, thói quen này hoàn toàn không tốt, vì có thể ảnh hưởng không tốt tới tim và hệ nội tiết. Dù lúc đó điện thoại không hoạt động, nhưng vẫn phát ra luồng bức xạ tương đối nhỏ, đủ để gây ra rối loạn nội tiết, đặc biệt là rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Bỏ điện thoại ở túi quần trước

Bỏ điện thoại ở túi quần trước, sẽ không tốt cho cơ quan sinh sản của con người, đặc biệt là phái mạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết mạnh mẽ giữa giữa sóng vô tuyến của điện với số lượng tinh trùng cũng như chất lượng tinh trùng ở nam giới. Theo kết luận, nam giới nếu để điện thoại quá lâu trong túi quần sẽ khiến lượng tinh trùng ít đi và bị tổn thương nghiêm trọng.

Điện thoại được đặt kế bên hông

Theo một số nghiên cứu, việc bạn để điện thoại gần vùng hông, đùi của mình sẽ tác động và làm suy yếu xương hông. Vì vậy, nếu cần thiết, bạn hãy để điện thoại vào một cái túi xách dày để làm giảm tác động của nó và bảo vệ xương tốt hơn.

Để điện thoại áp sát vào da

Thực tế bạn không nên để điện thoại áp sát da của bạn. Nguyên nhân là vì trong lúc bạn sử dụng, vi khuẩn có trên nút bấm và màn hình điện thoại sẽ lây sang da mặt. Đồng thời, sóng điện từ sẽ tiếp xúc trực tiếp và gần bạn hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để nghe điện thoại đúng cách? Bạn hãy để điện thoại gần tai và cách xa ít nhất 0,5–1,5cm để nghe điện thoại an toàn nhé.

Để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này, không sớm thì muộn cũng mang trọng bệnh - ảnh 2

Bỏ điện thoại ở túi quần sau là thói quen vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, lại gây ảnh hưởng tới toàn bộ phần xương cột sống và xương hông. Gây ra các chứng đau nhức, cong vẹo, thoái hóa nghiêm trọng khi về già. Ảnh minh họa: Internet

Để điện thoại cùng xe đẩy em bé

Những bà mẹ bận bịu và vội vã thường sẽ để điện thoại vào xe đẩy của con để vừa tiện chăm con lại vừa dễ dùng điện thoại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết việc này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh việc trẻ sẽ tiếp xúc quá sớm với điện thoại và chịu nhiều tác động xấu, thiết bị này còn có thể đưa tới hậu quả là con thường sẽ dễ mắc các vấn đề về hành vi như tăng động thái quá hay chứng rối loạn khả năng tập trung. Đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sóng điện từ sẽ làm ảnh hưởng lớn đến não cũng như sự phát triển của trẻ.

Bỏ điện thoại ở túi quần sau

Bỏ điện thoại ở túi quần sau là thói quen vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, lại gây ảnh hưởng tới toàn bộ phần xương cột sống và xương hông. Gây ra các chứng đau nhức, cong vẹo, thoái hóa nghiêm trọng khi về già.

Để điện thoại ở những vị trí 'tử địa' này, không sớm thì muộn cũng mang trọng bệnh - ảnh 3Khi ngủ, những luồng sóng bức xạ từ điện thoại sẽ gây gián đoạn quá trình tăng tiết melatonin của cơ thể. Từ đó dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không sâu, mất ngủ, thức giấc nửa đêm… Dẫn đến các tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt, không tốt cho hệ thần kinh. Thế nên, để bảo vệ sức khỏe, bạn nên tắt điện thoại, hoặc để cách xa khỏi giường ngủ. Ảnh minh họa: Internet

Đặt điện thoại trên giường hay dưới gối nằm

Đây là những lý do mà bạn tuyệt đối không nên đặt điện thoại dưới gối:

Vào ban đêm, điện thoại sẽ thường phát sáng và có tiếng kêu từ các thông báo, có thể là từ mạng xã hội như Facebook. Những ánh sáng không cần thiết này sẽ tác động tới việc sản xuất melatonin, từ đó làm giảm và gây ra các vấn đề về giấc ngủ.

Nếu cứ để điện thoại ở gần đầu, thì không lâu sau bạn sẽ luôn cảm thấy đau đầu và chóng mặt.

Đã có nhiều trường hợp điện thoại bị phát nổ và cháy rụi. Khi bạn đặt điện thoại dưới gối, nguy cơ này sẽ còn cao hơn nhiều. Một chiếc điện thoại lúc sạc pin sẽ bắt đầu tỏa nhiệt. Tuy nhiên, lớp vỏ gối và drap giường lại ngăn chặn hoạt động này, nhiệt không thể tỏa ra sẽ gây ảnh hưởng xấu đến bạn và còn tăng nguy cơ phát nổ. Tốt nhất là nên để điện thoại sạc ở một nơi xa bạn và xa cả giường bạn nữa nhé. Bạn cũng đừng quên là chúng ta không nên sạc điện thoại qua đêm.

Bên cạnh đó, bạn thường có thói quen dùng điện thoại khi đang nằm trên giường, vào thời điểm chuẩn bị đi ngủ và sau đó thì nhét điện thoại xuống dưới gối hoặc để sát đầu mình luôn. Nhưng việc này thật sự không tốt chút nào vì bức xạ điện từ ảnh hưởng tới não, mắt và giấc ngủ của bạn.

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên