Trang Chủ TRANG CHỦ Randy 55

Randy 55

520
0
SHARE

 

INTRODUCTION: THE JOURNEY OF “BELIEVE”

 

NGÀY 1

GIỚI THIỆU: HÀNH TRÌNH CỦA “NIỀM TIN”

Nếu thầy làm được việc gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho!  Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Sao ngươi nói: Nếu thầy làm được? Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả.  Tức thì cha đứa trẻ la lên rằng: Tôi tin; xin Chúa giúp đỡ trong sự không tin của tôi!

Mác 9:22-24

Chúa Giê-su công bố lời uy quyền: “Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả.” Thực sự tin vào những ý tưởng chính của Chúa được tìm thấy trong Kinh Thánh là một đề xuất mạnh mẽ, phải không? Thông qua những lời dạy của Chúa Giê-su và tổng quan Kinh Thánh cho vấn đề này, chúng ta được khích lệ không chỉ tin vào các lời hứa của Chúa bằng lý trí nhưng cũng bằng cả tấm lòng. Chúng ta được mời gọi tin vào các lẽ thật quyền năng này không chỉ chúng là câu trả lời đúng đắn nhưng cũng là cách để thực hành nếp sống tin kính. Khi làm được điều đó, thì mọi sự đều có thể cho người nào tin.

Hành trình của niềm tin thực sự bắt đầu với lời thú nhận của việc không tin. Khi bạn lật từng trang Kinh Thánh  và nhìn vào những niềm tin căn bản, các sự thực hành chính yếu và những phẩm chất của đức tin Cơ đốc, hãy hướng về Chúa với sự sẵn lòng trung thực với Ngài. Giống như người đàn ông trong sách Mác chương 9, hãy thưa với Chúa những suy nghĩ sâu kín trong lòng bạn: “Lạy Chúa, con tin một số lời hứa của Ngài trong Kinh Thánh, và cầu xin Ngài giúp đỡ con chiến thắng, vượt qua những lĩnh vực con đang tranh đấu để tin.” Nếu bạn thực tâm cầu nguyện như thế. Chúa chắc sẽ trả lời.

 

PHẤN 1: SUY NGẪM

Tôi Tin Điều Gì?

MƯỜI LĨNH VỰC CỦA “SUY NGẪM”

Đức Chúa Trời

Đức Chúa Trời Là Một Thân Vị Liên Hệ Với Mỗi Cá Nhân

Sự Cứu Rỗi

Kinh Thánh

Sự Đồng Hóa Trong Christ

Hội Thánh

Nhân Loại

Lòng Thương Xót

Chức Vụ Quản Gia

Cõi Đời Đời

NGÀY 2

HỌC CÁCH SUY NGHĨ GIỐNG NHƯ CHÚA GIÊ-SU

Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.

Rô-ma 12:2

Bạn có còn nhớ lần đầu tiên mang kính râm phân cực? Có thể chúng ta sẽ lấy kính ra rồi đặt nó vào trên mắt nhiều lần với sự thích thú. Mọi màu sắc của cảnh vật chung quanh đều thay đổi khi đeo kính vào. Đôi kính cắt giảm ánh sáng chói mắt, làm cho các cảnh vật rõ ràng, và khiến màu sắc trở nên sống động lung linh hơn.

Là Cơ đốc nhân, những gì chúng ta tin – hay lăng kính bên trong của tâm trí chúng ta – sẽ tác động lên cách chúng ta sống và trở thành người như thế nào. Nếu bạn nhìn xem Chúa như một thân vị và nối kết với Ngài trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ trải nghiệm niềm vui trong mối tương giao với Ngài. Nếu bạn nhìn vào thế giới loài người theo như cách mà Đức Chúa Trời nhìn, bạn sẽ trở nên tử tế, lịch sự, văn minh hơn với người khác. Nếu bạn tin rằng mọi điều bạn đang sở hữu là thuộc về Christ, bạn sẽ dành thì giờ và những tài lực của mình để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

Chúa Giê-su mong muốn chúng ta nhìn đời thông qua lăng kính của Ngài – chúng ta được biến đổi tâm trí. Chúa sẽ thay đổi tâm trí của tín nhân khi chúng ta xác lập rõ ràng những gì mình tin tưởng.

Khi suy ngẫm về những gì chúng ta tin theo Kinh Thánh, thế giới quan của chúng ta sẽ thay đổi và mỗi chúng ta sẽ càng ngày càng trở nên giống Chúa Giê-su nhiều hơn. Những người khác sẽ ghi nhận sự khác biệt của bạn. Và những gì bạn đăng tải trên các mạng xã hội cũng trở nên khác biệt hơn.

xin cho con nhìn thế giới

qua lăng kính của Chúa

bằng đôi mắt của Ngài

khi một câu hỏi lóe lên

không ai giải đáp được

xin Lời Ngài trả lời con

 

NGÀY 3

ĐỨC CHÚA TRỜI

 

Nguyền xin ơn của Đức Chúa Giê-su Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức Thánh Linh ở với anh em hết thảy!

2 Côr. 13:13

 

Khi bạn nhìn vào tấm gương soi, bạn sẽ thấy chính mình được phản chiếu. Điều này có thể  khiến bạn đi đến phòng tập gym để giảm cân, hoặc là bạn phải trang điểm cho thật khéo để che đi những khiếm khuyết của cơ thể. Những khiếm khuyết của cơ thể làm bạn suy nghĩ mông lung. Bước tới trước tấm gương của cộng đồng Cơ đốc, bạn cũng có thể có một trải nghiệm tương tự. Bạn nhận thấy điểm yếu của mình và nghĩ rằng, tôi khó mà cải thiện được.

 

Bạn được sáng tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời để sống trong cộng đồng – có nghĩa là không bao giờ bạn phải sống một mình. Đức Chúa Trời là một danh từ tập thể số nhiều gồm: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Cả ba ngôi đồng di chuyển và phối hợp cùng nhau. Bạn không thể nào nhận biết tình yêu của Đức Cha nếu không trải nghiệm ân điển của Chúa Giê-su và sự thông công với Đức Thánh Linh. Chúa Giê-su phán, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha” (Giăng 14:9). Chúa Giê-su có thần tánh của Đức Chúa Trời, và Ngài cũng có nhân tánh như một con người.

Khi bạn sống trong cộng đồng Cơ đốc, điểm mạnh của bạn kết hợp với người khác và điểm yếu của bạn được khắc phục. Nhóm người hiệp nhất đó phản ánh hình ảnh hoàn hảo của Chúa.

 

Bước một mình tới trước gương của cuộc sống, một hình ảnh phản chiếu con người của bạn xuất hiện. Bước tới trước tấm gương với cộng đồng của bạn và hình ảnh của Đức Chúa Trời xuất hiện.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG KINH THÁNH LÀ DUY NHẤT VÀ CHÂN THẬT – ĐỨC CHA, ĐỨC CON VÀ ĐỨC THÁNH LINH.”

 

 

NGÀY 4

ĐỨC CHÚA TRỜI CỦA CÁ NHÂN

 

Tôi ngước mắt lên trên núi:
Sự tiếp trợ tôi đến từ đâu?
 Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va,
Là Đấng đã dựng nên trời và đất.

 

Thi thiên 121:1-2

Bạn đang ở trong thung lũng ngay giờ này, đối mặt với núi cao mà bạn không mong đợi? Có lẽ ngọn núi đó dường như quá sức bạn không thể tưởng tượng được là có thể lên  tới trên đỉnh, chứ đừng nói đến phía bên kia. Chúa có thực sự ở với bạn? Ngài có quan tâm đến sự tranh chiến của bạn?

 

Tưởng tượng hít một hơi thật sâu và lùi lại để bạn có thể thấy không chỉ ngọn núi bạn đang đối mặt mà là toàn bộ dãy núi hùng vĩ ở phía trước. Tác giả Thi thiên nhắc bạn sẽ tìm thấy sự trợ giúp ở đó.

 

Tác giả cũng nhắc chúng ta trong câu 5: “Đức Giê-hô-va là Đấng gìn giữ ngươi.”  Ngài là “bóng che ở bên hữu ngươi.” Ngài ở gần như cái bóng của bạn. Giống như cái bóng của bạn, Ngài ở cùng bạn trên mỗi bước đi. Ngài không bao giờ muốn bạn phải bước đi một mình.

Ngay cả khi không thể tập trung tâm trí để ngước nhìn lên? Cha thiên thượng yêu thương của bạn đủ gần để đặt đôi bàn tay mạnh mẽ của Ngài dưới cằm của bạn và giúp bạn ngước mắt lên nhìn Ngài.

 

“TÔI TIN ĐỨC CHÚA TRỜI CHÚ Ý VÀ QUAN TÂM ĐẾN CUỘC SỐNG TÔI MỖI NGÀY.”

 

 

NGÀY 5

SỰ CỨU RỖI

 

“Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời.  Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình.” (Ê-phê-sô 2:8-9)

Vincent Ardolino theo dõi Tòa tháp đôi bùng cháy từ chiếc thuyền nhỏ của mình đang đậu ở Cảng New York vào ngày 11 tháng 9. Vài phút sau, khi các tòa tháp sụp đổ, mọi người tràn ra cầu tàu, tuyệt vọng rời khỏi hòn đảo. Đường sá, ga tàu điện ngầm, các cây cầu đều đóng lại. Đâu là lối thoát duy nhất? Bến cảng – nơi những chiếc tàu đang neo đậu. Nhiều người chạy ra bến cảng tìm cách trèo lên những con tàu để cứu mạng sống mình.

Vincent khẩn trương quay mũi thuyền về phía cầu tàu New York, thì vợ anh ta kêu lên, “Nếu có một cuộc tấn công khác thì sao?!” Câu trả lời của anh là, “Nếu giải cứu được một người, thì người đó sẽ giảm bớt đau khổ và không phải chết oan uổng.” Mọi thuyền trên bến cảng tham gia công tác cứu hộ, Vincent đã tham gia vào cuộc di tản trên biển lớn nhất kể từ Chiến Tranh thế giới lần 2, vào lúc đó 339.000 binh sĩ được giải cứu trong khoảng thời gian chín ngày ở Dunkirk. Và bây giờ, ngày 11/9/2001 tại Tòa tháp đôi New York, 500.000 thường dân đã được giải thoát trong vòng chưa đầy chín giờ nhờ vào những thuyền trưởng này. Mọi người trèo lên thuyền như thể họ chấp nhận món quà ân sủng của cuộc giải cứu, họ đặt niềm tin vào chiếc thuyền và vị thuyền trưởng.

Chúa Giê-su cung ứng một chiếc thuyền duy nhất để rời khỏi hòn đảo của sự chết. Bạn cần bước vào chiếc thuyền ấy bởi đức tin và tín thác vào Ngài – vị thuyền trưởng của cuộc đời bạn.

 

“TÔI TIN MỘT NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI BỞI ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN VÀO CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”

 

NGÀY 6

KINH THÁNH

“Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, (được Chúa hà hơi vào) Nguyên bổn rằng: Cả Kinh-thánh đều chịu Đức Chúa Trời hà hơi vào

có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình,  hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” (2 Ti-mô-thê 3:16-17)

Bạn có nhớ lần đầu tiên bước ra ngoài trời vào mùa Đông và ngạc nhiên nhìn thấy hơi thở của mình? Có thể bạn sẽ đứng gần cửa sổ kiếng và nhìn thấy hơi ẩm xuất hiện khi bạn thở lên trên đó. Khí oxygen chúng ta hít vào trở thành carbon dioxide trong phổi. Những khí này là vô hình, nhưng khi chúng ta thở ra, carbon dioxide trộn với hơi nước, và bởi vì không khí lạnh có ít hơi nước hơn không khí ấm từ phổi của chúng ta, nó tạo ra một lớp sương mù.

Nhưng điều gì xảy ra khi Đức Chúa Trời hà hơi/thổi hơi (bản Kinh Thánh Tiếng Việt dịch là soi dẫn) vào một đối tượng? Lời Đức Chúa Trời được chính Ngài hà hơi vào theo sách 2 Ti-mô-thê là theopneustos, và nó cho chúng ta một manh mối. “Theo” nghĩa là Đức Chúa Trời. “Pneustos” nghĩa là Linh hay Hơi thở. Lần đầu tiên chúng ta thấy Đức Chúa Trời hà hơi trong Sáng thế ký, khi Ngài hà sinh khí vào A-đam, khiến ông trở nên một “loài sanh linh.” Trong 2 Ti-mô-thê, một lần nữa chúng ta nhìn thấy “cả Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời hà hơi vào,”  nhưng thay vì tạo thành sương mù, Thần linh hay Hơi thở của Chúa trở thành Lời trên đầu bút của các trước giả viết Kinh Thánh. Những lời này mang đến sự sống cho những ai chuyên tâm nghiên cứu.

Trong sự nghiên cứu tiếp theo, chúng ta sẽ nhìn thấy hơi thở của Đức Chúa Trời trong một ngày lạnh giá. Hãy nhớ rằng Chúa hà hơi trên Lời, sáng tạo ra Lời để chúng ta có thể sống bởi Lời ấy. Chúng ta gọi Lời quyền năng đó là Kinh Thánh.

TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI

 

NGÀY 7

SỰ ĐỒNG HÓA TRONG CHRIST

“Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” (Giăng 1:12)

“Nó là một đứa con trai!” Lời thông báo này của bác sĩ  mang đến cho tôi (Randy) và Rozanne một niềm vui lớn khi  chúng tôi chào đón đứa con thứ hai ra đời. Trước đó chúng tôi đã có một bé gái, bây giờ thêm một trai nữa. Cuộc sống hôn nhân như thế là hoàn hảo – cho đến khi chúng tôi chú ý rằng đứa con thứ hai của chúng tôi bị mất đi  tay trái và cẳng tay. Một câu hỏi lóe lên trong đầu chúng tôi. Làm sao nó chơi thể thao? Các cô dạy mẫu giáo sẽ đối xử với nó như thế nào đây? Nhẫn cưới của nó sẽ đeo ở đâu! Thôi đừng bận tâm đến hôn nhân! Cô gái nào sẽ yêu nó trong khi có rất nhiều chàng trai đầy đủ cả hai tay ở ngoài kia? Và một câu hỏi gay cấn nhất: Chúng tôi sẽ yêu thương nó? Cô y tá quấn David bé nhỏ và đặt nó trong vòng tay của chúng tôi. Và trong khoảnh khắc đó nỗi sợ hãi lớn nhất của chúng tôi tan biến. Chúng tôi yêu nó. Nó không có gì phải làm để lấy được tình yêu của chúng tôi. Nó là con trai của chúng tôi.

 

Thông thường, những hành động của chúng ta làm cho chúng ta cảm thấy rằng Chúa không bao giờ có thể yêu chúng ta. Lẽ thật là Ngài yêu chúng ta không căn cứ vào những gì chúng ta đã làm, nhưng trên căn bản những gì Ngài đã làm. Ngài yêu chúng ta bởi vì chúng ta là ai – là con cái của Ngài.

 

Điều kỳ diệu là trong tuổi thiếu niên David có thể chơi các môn thể thao giỏi hơn hầu hết những đứa trẻ có hai tay đầy đủ. Hôm nay nó là một luật sư thành công và có một người vợ yêu thương nó thật lòng. Những điều này làm chúng tôi vui mừng. Có phải vì vậy mà chúng tôi yêu nó? Không. Chúng tôi yêu nó vì nó là con trai của chúng tôi.

 

Cha thiên thượng yêu thương bạn – vì bạn là con cái của Ngài.

 

“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ  VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 8

HỘI THÁNH

nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ.

 

Ê-phê-sô 4:15

 

Những gì mẹ bảo con nhai một viên thuốc có nghĩa là phải nuốt? Rất có thể đứa trẻ sẽ nhanh chóng nhổ ra viên thuốc vì vị đắng của nó. Một người mẹ thông minh đập vỡ viên thuốc và đánh nó trong nước để viên thuốc đi vào cổ họng dễ dàng hơn. Sự khôn ngoan nói với người mẹ rằng  nếu đứa trẻ  phun viên thuốc ra, lúc đó đứa trẻ sẽ không nhận được tác dụng chữa bệnh hiệu quả của viên thuốc.

Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta đến một sự thử thách để vươn đến cấp độ trưởng thành thuộc linh. Nhưng nếu sự thử thách đến mà không có tình yêu cũng sẽ giống như nhai một viên thuốc có nghĩa là nuốt nó cho nhanh? Là một tín nhân khôn ngoan, bạn nên được bao quanh bằng một vài người bạn đáng tin cậy, không có sự nghi ngờ, yêu bạn trong khi nhiệt độ tâm linh của bạn là bình thường. Bất cứ khi nào bạn bắt đầu trải qua sự gia tăng nhiệt độ tâm linh, bạn có thể cho phép họ thách thức bạn trong tình yêu.

 

Tất cả chúng ta đều ngập ngừng, lưỡng lự theo thời gian. Bằng cách lựa chọn ưu tiên các tín đồ yêu thương để theo dõi nhiệt độ tâm linh của bạn, bạn đảm bảo rằng sự thật là bạn phải nuốt viên thuốc sẽ được trao cho bạn trong tình yêu. Bạn cũng sẽ có thể làm theo tấm gương của các thánh đồ  khi bạn cần trao viên thuốc tình yêu dai cứng cho người khác.

 

“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐÂT.”

 

 

NGÀY 9

SỰ NHÂN TỪ

 

“Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16)

 

Hầu hết mọi người Mỹ đều cho người khác biết rằng họ là Cơ đốc nhân. Họ không phải là tín đồ Hồi Giáo, Do Thái Giáo hay Ấn độ giáo. Họ được giáo dưỡng từ các nhà thờ và tham dự vào các sinh hoạt ở đó. Và họ cố gắng sống theo các qui tắc từ Kinh Thánh.

 

Ni-cô-đem không có sự khác biệt. Ông là một trong những người lãnh đạo thuộc linh. Nếu sống vào thời đại của chúng ta, Ni-cô-đem sẽ là người dạy lớp Trường Chủ nhật cho người lớn tuổi và tham gia vào Ban Tráng niên trong vị trí người lãnh đạo. Ni-cô-dem ghi nhớ rõ ràng các tiêu chuẩn của luật pháp, và cố gắng sống theo chúng. Một đêm nọ, Ni-cô-đem bí mật đến gặp Chúa Giê-su. Ông ta nghĩ rằng Giê-su sẽ đảm bảo với ông là ông đã làm mọi điều cần thiết để có mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Và rồi Chúa Giê-su phán những lời trên, đây là câu Kinh Thánh nổi tiếng nhất trong toàn bộ Kinh thánh. Câu này Chúa Giê-su không nói cho một người bên ngoài nhà thờ, nhưng cho một người lãnh đạo của hội đường Do Thái.

 

Nhiều người cố gắng sống một cuộc sống đạo đức tốt, họ thực hiện các giáo nghi thành tâm với hy vọng rằng Đấng Tối cao sẽ chấp nhận mình. Tuy nhiên, giống như Ni-cô-đem, họ đã bỏ mất một điều quan trọng để có thể thiết lập mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Chúa không muốn điều gì quan trọng hơn là con người được nối kết với Ngài. Cho đến khi bạn chấp nhận ân sủng miễn phí qua Con một của Ngài, bạn không thể bước vào mối quan hệ đó.

 

“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”

 

 

NGÀY 10

SỰ THƯƠNG XÓT

Hãy bảo vệ kẻ khốn cùng và người mồ côi.
Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt.
 Khá cứu vớt kẻ khốn cùng và người thiếu thốn,
Giải họ khỏi tay kẻ ác.

(Defend the weak and the fatherless;
uphold the cause of the poor and the oppressed.
 Rescue the weak and the needy;
deliver them from the hand of the wicked.)

Thi thiên 82:3-4

Freddy là bạn cùng lớp với tôi hồi còn học ở Trường tiểu học. Nó bị một bệnh lý được gọi là  “nước trong não” vào thời điểm đó. Chất lỏng dư thừa xung quanh hộp sọ của nó tạo ra một cái đầu quá khổ và vụng về. Trường Tiểu học là một nơi khủng khiếp khi có một học sinh khác biệt. Những thiếu niên chưa trưởng thành đặt ra những cái tên tồi tệ nhất cho những điểm yếu của các bạn học khác. Freddy được các học sinh ngỗ nghịch gọi là thằng “Đầu dưa hấu.”

 

Một ngày kia trong giờ giải lao, một nhóm các bạn trai tinh nghịch chọc phá Freddy ngoài hành lang. Chúng gọi tên và xô đẩy nó. Vào lúc này tôi vừa mới trở thành một Cơ đốc nhân. Một điều gì đó khuấy động trong tôi khi chứng kiến cảnh tượng các bạn chọc ghẹo Freddy. Trước đây tôi không có sự tác động bên trong giống như vậy. Tôi phải nói là có một Ai đó đang khuấy động một điều gì đó ở trong tôi.

Tôi cảm thấy buộc phải đi tới đứng giữa Freddy và những kẻ bắt nạt. Tôi chỉ đứng đó, không làm gì cả, và phản ứng của tôi như thế cũng không giúp đỡ được gì cho Freddy. Bốn mươi năm sau đó, tôi vẫn còn nhớ về sự kiện này. Là một tân tín hữu, chưa trưởng thành, tôi đã thất bại vì không thực sự giúp đỡ Freddy, và nó đã bị bắt nạt mà không có người che chở. Tôi rất ân hận về điều này. Với sự tha thứ của Đức Chúa Trời, tôi thức dậy mỗi ngày cầu nguyện để có sự can đảm nhằm “bảo vệ” và “xử công bình” cho những Freddy khác mà Chúa đem vào cuộc sống của tôi.

 

 

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ  LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”

 

NGÀY 11

QUẢN GIA

Người nầy người khác phải tiếp đãi nhau, chớ có cằn rằn

 

1 Phi-e-rơ 4:9

 

Mỗi người kiếm mua nhà hoặc người cải tạo nhà vườn trên chương trình HGTV (Home and Garden Television)1 tại một số thời điểm đều thốt lên một câu như: “Bây giờ tôi có thể thấy mình đang giải trí ở đây.” Hoặc “Sân sau này sẽ rất tuyệt khi có bạn bè đến để cùng nướng thịt”, hoặc “Nhà bếp này sẽ tuyệt vời để nhóm họp bạn bè!” Rõ ràng mọi người đều muốn giải trí và tiếp đón bạn bè.

Trong Kinh thánh, lòng hiếu khách xuất hiện dưới dạng một mệnh lệnh, không phải là một gợi ý. “Chớ quên sự tiếp khách” (Heb. 13:2). “Hãy ân cần tiếp khách” (Rô-ma 12:13). Bất luận là chúng ta đang sống trong một căn hộ hay căn nhà, biệt thự hay nhà tranh. Cho dù nó cần phải được tu sửa hay hoàn toàn mới, ngôi nhà của chúng ta là một món quà từ Đức Chúa Trời, và Ngài trông đợi chúng ta sẵn sàng chào đón và chia sẻ nó với người khác. Ngôi nhà của chúng ta thuộc về Chúa cũng như tấm lòng của chúng ta thuộc về Ngài. Khi bạn thấy mình là người quản lý chứ không phải là chủ sở hữu của ngôi nhà, những cánh cửa nhà bạn dễ dàng mở ra để tiếp đón người khác.

Chúa Giê-su không muốn bạn chờ đợi cho đến khi có một ngôi nhà hoàn hảo để tiếp đón khách. Ngay lúc này bạn cần mở cửa ra và hoan nghênh khách viếng thăm bất chợt trong một thời điểm nào đó không hẹn trước.

 

 

“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”

  1. Một mạng lưới truyền hình ở Mỹ và Canada phát sóng các chương trình về trang trí nhà cửa và làm vườn

 

 

 

 

NGÀY 12

CÕI ĐỜI ĐỜI

Lòng các ngươi chớ hề bối rối; hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin ta nữa.  Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ.

 

Giăng 14:1-2

Sau hai mươi hai năm sống ở Texas, chúng tôi di chuyển sang nơi khác. Tấm lòng của chúng tôi bối rối khi phải bỏ lại sau lưng tất cả những lưu luyến về nơi mình đã từng sống.  Ngôi nhà gỗ mới của chúng tôi ở Chicago cần một số công việc trước khi chúng tôi chuyển đến, vì vậy Randy, chồng tôi đi về phía bắc, quyết tâm chuẩn bị một chỗ ở cho gia đình. Khi anh ấy rời đi, tôi muốn đi cùng anh ấy, nhưng việc tôi ở lại phía sau và làm những phần việc còn lại sẽ đảm bảo quá trình chuyển đổi hợp lý và mang tính chiến lược hơn.  Chồng tôi sẽ trở lại để đón cả gia đình sau khi anh ấy chuẩn bị xong tất cả cho ngôi nhà mới ở Chicago.

 

Khi Chúa Giê-su truyền bảo các môn đồ là Ngài sẽ ra đi, họ tuyệt vọng muốn đi cùng với Ngài. Nhưng chiến lược ở đây là họ phải ở lại chia sẻ Phúc Âm cho người khác để xây dựng vương quốc của Ngài. Vì vậy những lời dạy của Chúa trên đây an ủi, khích lệ các môn đồ khi Ngài chuẩn bị ra đi. Họ phải tin vào lời hứa của Chúa là Ngài sẽ trở lại.

Lòng bạn còn nhiều bối rối vì những hoàn cảnh xung quanh tác động? Hãy tìm kiếm sự khích lệ và an ủi từ lời hứa của Chúa Giê-su là Ngài sẽ trở lại để đem chúng ta về ở với Ngài – tại nơi hạnh phước mà Ngài đã sắm sẵn cho chúng ta.

 

“TÔI TIN RẰNG CÓ THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC VÀ CHÚA GIÊ-SU SẼ TRỞ LẠI ĐỂ PHÁN XÉT TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, THÀNH LẬP VƯƠNG QUỐC ĐỜI ĐỜI CỦA NGÀI.”

 

 

NGÀY 13

ĐỨC CHÚA TRỜI

Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm.

Thi thiên 19:1

 

Các thiên hà nối tiếp thiên hà trải dài trên bầu trời tạo ra những khoảng cách ngoài sức tưởng tượng của con người. Không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng chúng ta được biết rằng các electron quay xung quanh một hạt nhân. Các mùa đến và đi theo một trật tự được thiết lập, và chó con, mèo con, trẻ sơ sinh được sinh ra. Sự tuần hoàn của nước giữ cho trái đất tồn tại và hệ thống tuần hoàn: tim, tĩnh mạch, mao mạch….trong cơ thể người gìn giữ sự sống vật lý cho con người.

 

Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài – và tiếp tục bày tỏ chính Ngài – xuyên qua các tạo vật kỳ diệu của Ngài, ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Hãy xem xét sự rộng lớn của đại dương và các chi tiết của bàn tay trẻ sơ sinh, hình ảnh những ngọn đồi dâng lên cuồn cuộn của đồng bằng, và tưởng tượng nghệ thuật mỏng manh phức tạp của một bông tuyết.

 

Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài – và tiếp tục bày tỏ chính Ngài – xuyên qua các công trình sáng tạo kỳ diệu của Ngài, và đến cuối cùng, sẽ không ai có lý do nào để không đặt niềm tin vào Ngài. Sứ đồ Phao-lô viết, “bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:20)

 

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI THEO KINH THÁNH BÀY TỎ LÀ ĐỨC CHÚA TRỜI CHÂN THẬT DUY NHẤT THỂ HIỆN TRONG BA NGÔI: CHA, CON VÀ THÁNH LINH.”

 

 

NGÀY 14

ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT TỪNG CÁ NHÂN

“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi.
 Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy.
Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi.
 Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi.
Quen biết các đường lối tôi.
 Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi.
Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi.”  (Thi thiên 139:1-4)

Ai là người gần gũi nhất của bạn? Mẹ, cha, con, người phối ngẫu hay người bạn thân thiết nhất? Bây giờ suy nghĩ xem – những người gần bạn đó, bạn có thực sự biết mọi thứ về họ không?

 

Khi bạn không ở với họ, bạn có thể biết họ đang ngồi hay đang đứng? Bạn có thể nhận ra ý tưởng của họ từ xa? Hay bạn có thể biết trước những gì họ nói, mặc dù họ chưa nói ra? Không thể được, đúng không?

 

Tuy nhiên Đức Chúa Trời biết hết mọi điều thuộc về chúng ta. Ngài theo dõi từng chi tiết trong cuộc sống chúng ta ngày qua ngày- không ngừng nghỉ. Ngài biết lúc nào chúng ta ngồi, lúc nào chúng ta đứng lên và di chuyển. Ngài biết hết mọi ý tưởng thầm kín cho dù chúng ta không nói ra.

Hiện giờ bạn đang làm gì? Có điều gì trong lòng mà bạn muốn nói với Chúa trong lúc này? Ngài biết trước các ý tưởng của bạn, nhưng dù sao bạn cũng phải nói chuyện/tương giao với Ngài. Đức Chúa Trời yêu bạn và chờ đợi lắng nghe bạn.

 

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”

NGÀY 15

SỰ CỨU RỖI

 

Thật người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta; mà chúng ta lại tưởng rằng người đã bị Đức Chúa Trời đánh và đập, và làm cho khốn khổ.

Ê-sai 53:4

 

Thật không công bằng.

Chúa Giê-su là một Rabbi khôn ngoan nhưng có vẻ khó hiểu với những người đương thời đã không vi phạm bất kỳ luật nào. Ngài bị cáo buộc và bị kết án bởi một tòa án bất pháp liên kết với những người Do Thái ganh ghét Ngài. Chúa bị đóng đinh trên thập hình mặc dù Ngài không làm điều gì sai. Thật là không công bằng!

Ngài đã chữa lành và ban đồ ăn cho nhiều người. Những người đến với Ngài được giải thoát và  tha thứ, tuy nhiên Kinh Thánh nói về Ngài: “Người đã bị người ta khinh dể và chán bỏ, từng trải sự buồn bực, biết sự đau ốm, bị khinh như kẻ mà người ta che mặt chẳng thèm xem; chúng ta cũng chẳng coi người ra gì.” (câu 3)

Không có thiên sứ nào can thiệp khi: “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng” (câu 7). Cuối cùng Chúa Giê-su chịu chết vì tội lỗi chúng ta. Thật là điều không công bằng.

 

Nhưng đó là kế hoạch của Đức Chúa Trời. Chúng ta đã phá vỡ rất nhiều luật lệ của Ngài. Chúng ta phạm tội với những gian ác tiếp nối gian ác – bất tuân và phạm pháp. Thập tự giá là nơi xứng đáng dành cho chúng ta. Nhưng Chúa Giê-su đã gánh chịu thập tự giá tàn độc và khủng khiếp thay cho chúng ta.

Thật là không công bằng….

 

Và đó là ân điển.

 

“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”

 

 

NGÀY 16

KINH THÁNH

“Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.” (Ê-sai 55:9)

 

Vẽ một vòng tròn đại diện cho tất cả các kiến thức. Bây giờ hãy đánh dấu vào vòng tròn đó số lượng kiến thức bạn nghĩ bạn đã đạt được tại thời điểm này trong cuộc đời bạn.

Hầu hết chúng ta đặt một dấu chấm nhỏ ở đâu đó trong vòng tròn. Một sinh viên đại học thỉnh thoảng đã điền vào một phần của vòng tròn! Nhìn thấy vòng tròn trống đó giúp chúng ta nhớ rằng một lượng kiến thức khổng lồ tồn tại mà chúng ta chưa hiểu thấu – và sẽ không bao giờ hiểu thấu.

Ngay cả các khoa học gia, hay những học giả nhận giải thưởng Nobel cũng không thể lấp đầy vòng tròn kiến thức. Chỉ duy nhất Đức Chúa Trời có mọi loại kiến thức – Ngài biết hết tất cả mọi sự.

Lời Đức Chúa Trời nhắc chúng ta biết rằng con người không bao giờ am hiểu hết mọi thứ. Ý tưởng và đường lối của Chúa cao hơn của chúng ta. Bộ não hữu hạn của con người thông minh nhất cũng không là gì khi so sánh với bộ não vô hạn siêu việt của Đức Chúa Trời.

Isaac Newton nói gì?  “Tôi chỉ là một đứa bé nhặt được một viên sỏi và vỏ ốc trên bãi biển mà thôi. Chân lý vũ trụ mênh mông như biển cả, không phải là điều mà chúng ta có thể khám phá hết được”.

 

 

Khi nhận thức rõ ràng về điều này sẽ dẫn chúng ta đến với Lời Đức Chúa Trời. Lời đó làm yên lòng chúng ta trước tình yêu vô hạn của Ngài dành cho con người. Ngài bày tỏ cho chúng ta không chỉ những gì chúng ta cần biết mà còn hơn thế, vì vậy hãy tin cậy nơi sự khôn ngoan vô hạn của Ngài.

 

“TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI.”

 

NGÀY 17

SỰ ĐỒNG HÓA TRONG CHRIST

 

Lạy Cha thánh, xin gìn giữ (bảo vệ) họ trong danh Cha, là danh Cha đã ban cho Con.

Giăng 17:11

Lính gác tại căn cứ thủy quân lục chiến yêu cầu một chiếc xe Jeep dừng lại. Người lái xe là một thiếu niên, nhưng thẻ nhận dạng trên cản trước cho thấy chiếc xe này thuộc về một vị tướng hai sao. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Người lính gác yêu cầu được xem chứng minh thư của tài xế. Tấm hình trên ID trùng khớp với tài xế và họ của em trùng với họ của vị tướng hai sao chỉ huy của căn cứ. Sự xuất hiện của em thiếu niên đã đặt ra những câu hỏi, tên họ của cậu ta ngay lập tức gợi lên sự tôn trọng. Người lính gác đưa ra một lời xin lỗi, một lời chào tôn trọng và mời cậu thiếu niên đi vào căn cứ.

Cái tên chắc chắn có thể tác động đến cách chúng ta được đối xử. Thỉnh thoảng cái tên có  thể mở ra những cánh cửa, gợi lên sự tôn trọng, được đối xử đặc biệt nhanh chóng và mang theo nó đặc quyền duy nhất. Tuy nhiên, một cái tên có thể cũng đem tới sự khinh miệt, bị phân biệt đối xử và thậm chí đối xử cách tệ hại.

Sự nhận dạng của chúng ta với tư cách là tín nhân – là con cái của Đức Chúa Trời có thể khiến chúng ta trải nghiệm sự khinh miệt, bị phân biệt đối xử và thậm chí bị đối xử tàn ác trong thế giới này. Vì vậy Chúa Giê-su cầu xin Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta. Đồng thời với vị thế là con của Chúa, chúng ta nhận được sự tha thứ, được Đức Thánh Linh nội trú bên trong và bước vào trong vương quốc sự sáng vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Đó là một đặc ân đáng kinh ngạc khi chúng ta được đồng hóa (được nhận dạng) trong danh xưng “con cái của Đức Chúa Trời.”

 

 

“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ  VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 18

HỘI THÁNH

Chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau

Rô-ma 12:5

Sally Jones, một giáo viên lớp một Trường chủ nhật, đã biểu lộ trước lớp cô một bài thơ thiếu nhi bằng hai cánh tay, “Đây là hội thánh. Đây là tháp chuông. Hãy mở các cánh cửa và nhìn thấy tất cả mọi người.” Sau đó cô nói, “Bây giờ làm điều đó với tôi,” cô quên rằng David, một bé trai nhỏ trong lớp khi sinh ra đã không có cánh tay trái.

Khi cô bắt đầu hướng dẫn lớp học trong bài tập bằng tay, cô nhớ David, nhưng trước khi cô có cơ hội rút lại lời nói của mình, Wyatt, một bé trai ngồi cạnh David vươn tay trái của nó, đặt nó vào tay phải của David và nói, “Đây, David , chúng ta hãy làm điều đó với nhau.” Đặt tay của họ lại với nhau, họ đã tạo ra một hình ảnh của hội thánh.

Thật là một bức tranh đẹp về cách Chúa thiết kế hội thánh của Ngài để làm việc. Ngài không bao giờ có ý tưởng mỗi người trong chúng ta phải sống và làm việc một mình. Thay vì vậy Ngài ban cho chúng ta các ân tứ khác nhau để trợ giúp lẫn nhau. Chúng ta cần người khác trong sự khích lệ, hỗ trợ, chăm sóc lẫn nhau để cùng làm việc.

 

Không bao giờ nên, “đây là nhà thờ, đây là gác chuông” được thực hiện một mình.

 

“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐÂT.”

 

NGÀY 19

SỰ NHÂN TỪ

 

Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai nghe lời ta mà tin Đấng đã sai ta, thì được sự sống đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến sự sống

Giăng 5:24

 

Mỗi trước giả của các sách Phúc âm có một sự tập chú đặc biệt và sứ đồ Giăng trình bày sự tha tội của Chúa Giê-su cũng như sự phục hồi mối tương giao với Đức Chúa Trời của con người. Ông thường xuyên dùng từ  tất cảbất cứ ai/hễ ai:

Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài. Giăng 1:12

Ai tin Con, thì được sự sống đời đời; 3:36

Còn ta, khi ta đã được treo lên khỏi đất, ta sẽ kéo mọi người đến cùng ta. 12:32

 

Bạn được bao hàm trong từ tất cảhễ ai, bởi vì Đức Chúa Trời mở rộng lời đề nghị yêu thương của Ngài đến mọi người trong suốt mọi thời đại trên khắp thế giới. Và Chúa muốn chia sẻ tình yêu của Ngài đến tất cả mọi người mà bạn biết. Bạn sẽ mở rộng tình yêu của Ngài đến với ai hôm nay? Tất cảbất cứ ai. Vâng, mọi người đều được Chúa yêu thương.

 

“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”

 

NGÀY 20

SỰ THƯƠNG XÓT

 

1 Hỡi Đức Chúa Trời, xin ban cho vua sự xét đoán của Chúa,
Và ban cho vương tử sự công bình của Ngài.
2 Người sẽ đoán xét dân sự Chúa cách công bình.
Xử kẻ khốn cùng cách ngay thẳng.

 

Thi thiên 72:1-2

 

Bạn có nhận thấy rằng sự thương xót không đến một cách tự nhiên? Chúng ta là những sinh vật tự cho mình là trung tâm, có thể không biết đến những nhu cầu và tổn thương của người khác. Nếu chú ý đến những tổn thương và nỗi đau của người khác, chúng ta có lẽ quá bận rộn hoặc keo kiệt hoặc tự thu mình để thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để an ủi họ một cách thực tế.

 

Thật may mắn là Đức Thánh Linh có thể thay đổi tấm lòng và làm chúng ta trở nên giống Chúa Giê-su nhiều hơn, giống trong sự thương xót, trong lời nói trong hành động. Và như trước giả Thi thiên đã viết chúng ta có thể cầu nguyện để quyền năng của  Đức Chúa Trời có thể biến đổi kẻ khác – bao gồm cả chúng ta trở nên người có lòng thương xót.

Theo Thi thiên 72, trước giả cầu nguyện xin Chúa ban cho vua  “đoán xét dân sự Chúa cách công bình. Xử kẻ khốn cùng cách ngay thẳng.” Trong câu 4, trước giả viết: “Người sẽ đoán xét kẻ khốn cùng của dân,
Cứu con cái người thiếu thốn, và chà nát kẻ hà hiếp.” Một vị vua chỉ có thể thực hiện điều này khi có lòng thương xót đến những người bị áp bức. Lưu ý là trước giả Thi thiên đã đưa lời thỉnh cầu của mình đến cội nguồn của tất cả lòng trắc ẩn – vị Vua vĩ đại và vĩnh cửu là Đức Chúa Trời nhân từ.

 

Chúng ta có thể học tập theo khuôn mẫu của trước giả Thi thiên cầu xin Đức Chúa Trời thêm lên lòng thương xót trên con cái Ngài – bắt đầu từ chính chúng ta.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”

 

NGÀY 21

CHỨC VỤ QUẢN GIA

 

Đất và muôn vật trên đất,
Thế gian và những kẻ ở trong đó, đều thuộc về Đức Giê-hô-va.
2 Vì Ngài đã lập đất trên các biển,
Và đặt nó vững trên các nước lớn.

 

Thi thiên 24:1-2

Hôm qua, tôi đứng chờ trước quày tính tiền trong một của hàng thực phẩm, tôi nhận ra tôi đã quên các túi tái sử dụng. Tôi xấu hổ khi thừa nhận tôi đã không có thời gian để ra khỏi dòng người đang xếp hàng để lấy chúng từ cốp sau xe của tôi. Tôi đã vội vàng. Sự thật đáng buồn là tôi thường xuyên quên chúng.

Hôm nay tôi đọc được rằng Thái Bình Dương tiếp tục là bãi thải nhựa, nước thải, chất thải hóa học, chất thải phóng xạ và các chất độc khác.1

Một cuộc thăm dò ý kiến cho thấy những người vô thần và bất khả tri đang vượt xa các Kitô hữu trong việc bảo vệ môi trường. Kitô hữu chúng ta có thể có những giải pháp khác nhau cho vấn đề, nhưng bỏ qua trách nhiệm mà chúng ta đã được Chúa ban cho là sai.

 

Trái đất thuộc về Đấng sáng tạo, thiết kế và duy trì sự sống, và Ngài

“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 23

ĐỨC CHÚA TRỜI

“Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng.  Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ cho các ngươi tìm được ta, và sẽ đem những phu tù các ngươi trở về. Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước và mọi nơi mà ta đã đuổi các ngươi đến, và sẽ đem các ngươi về trong đất mà ta đã khiến các ngươi bị đày đi khỏi đó.” (Giê-rê-mi 29:13-14)

 

Một nghiên cứu gần đây cho biết rằng 94 phần trăm các trẻ em được nhận nuôi có nhu cầu muốn biết cha mẹ đẻ của chúng, còn nếu không tìm được thì chúng cũng muốn gặp người mà trông có vẻ giống chúng nhiều nhất. Có một mối liên kết mạnh mẽ bí ẩn giữa con trẻ và cha mẹ ruột không thể bị xóa bỏ, thậm chí sau nhiều năm xa cách. Điều này khiến cho những người đàn ông và phụ nữ trưởng thành chịu khó tìm kiếm trong một thời gian dài để nhận ra cha mẹ đẻ của họ.

Tội lỗi đã phân cách chúng ta khỏi Cha thiên thượng, nhưng Ngài  đã tạo  dựng chúng ta với một mối liên kết siêu nhiên và đặt trong chúng ta ham muốn tìm kiếm Ngài giống như trẻ em được nhận nuôi khi đã trưởng thành tìm kiếm cha mẹ đẻ của chúng. Đức Chúa Trời không chỉ muốn bạn gặp Ngài, mà Ngài còn mong đợi bạn thiết lập một mối quan hệ sâu đậm hơn, gần gũi hơn với Ngài.

 

Ngay cả khi con nuôi dành nhiều thời gian, sức lực và hết lòng tìm kiếm cha mẹ ruột của chúng, chúng có thể thành công hoặc không bao giờ. Tuy nhiên với Đức Chúa Trời là người Cha thiên thượng thì khác, nếu bạn hết lòng tìm kiếm Ngài bạn sẽ gặp được Ngài. “Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng.” (Giê-rê-mi 29:13)

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG KINH THÁNH LÀ DUY NHẤT VÀ CHÂN THẬT – ĐỨC CHA, ĐỨC CON VÀ ĐỨC THÁNH LINH.”

 

NGÀY 24

ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT TỪNG CÁ NHÂN

 

Sa-rai nói cùng Áp-ram rằng: Nầy, Đức Giê-hô-va đã làm cho tôi son sẻ, vậy xin ông hãy lại ăn ở cùng con đòi tôi, có lẽ tôi sẽ nhờ nó mà có con chăng. Áp-ram bèn nghe theo lời của Sa-rai.

Người lại cùng con đòi, thì nàng thọ thai. Khi con đòi thấy mình thọ thai, thì khinh bỉ bà chủ mình.

Sáng thế ký 16:2, 4

Đức Chúa Trời được bày tỏ trong Kinh Thánh là Đấng đầy quyền năng, thông biết mọi sự và là tự hữu hằng hữu. Nhưng Ngài có tốt đẹp không? Ngài yêu chúng ta và có một kế hoạch dành cho mỗi chúng ta?  Rõ ràng là Áp-ra-ham và Sa-ra cũng có những câu hỏi về sự thành tín của Đức Chúa Trời. Chúa sẽ giữ lời hứa của Ngài hay là họ sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch của Đức Chúa Trời theo cách mà họ nghĩ là khôn ngoan?

Hãy nghĩ về cuộc sống của bạn. Bạn có bao giờ loại bỏ quyền cai trị của Đức Chúa Trời và làm theo ý riêng? Làm thế nào để bạn có thể tin cậy Chúa trong mỗi lĩnh vực của đời sống? Hãy nghĩ đến những tri thức của bạn về lịch sử Kinh Thánh? Hãy nói chuyện với những người trưởng thành trong Chúa, đã bước đi với Chúa nhiều năm và học tập từ nơi họ. Đọc các bài viết về cuộc đời theo Chúa của những anh hùng đức tin và đánh giá những lời chứng của họ. Suy ngẫm về những cách Chúa đã trả lời sự cầu nguyện của bạn. Hãy cầu xin Chúa giúp bạn thấy bằng chứng về sự cung cấp và sự hiện diện của Ngài dành cho bạn.

Và rồi hãy nhìn lại Sáng thế ký 16. Có phải Đức Chúa Trời toàn năng cần đến sự giúp đỡ của bạn để hoàn thành lời hứa của Ngài cho bạn? Cứ cho là Ngài cần sự hợp tác từ phía bạn, nhưng Ngài không cần sự can thiệp của bạn – và Đức Thánh Linh sẽ giúp bạn phân biệt điều phải làm và điều nào nên tránh.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”

 

NGÀY 25

SỰ CỨU RỖI

 

Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa.

 

Giăng 3:19

 

Nhặt một hòn đá nằm dọc theo một con đường rừng và quan sát những con bọ bên dưới. Bật đèn nhà bếp lên và bạn thấy một con gián chạy trốn đến nơi an toàn. Những hình ảnh này hầu như không phải là một sự so sánh chính xác, nhưng chúng ta rất giống những con bọ đó. Chúng ta vui thích với tội lỗi trong bóng tối, đắm chìm trong  vũng bùn nhơ và những thú vui của thế giới.

 

Nếu thành thật, chúng ta sẽ thừa nhận rằng lý do khiến chúng ta quay lưng lại với Đức Chúa Trời thánh khiết, không thiết lập mối quan hệ đúng đắn với Ngài là vì chúng ta vui thích sống trong tội lỗi. Sự bùng nổ của sự tức giận hoặc một chút tin đồn nhảm nhí được nói ra từ sự đố kị có thể rất thỏa mãn. Hậu quả, không nhiều lắm. Rơi vào từng bước đi với các giá trị của thế giới có thể mang đến sự chấp nhận và những thú vui đang lôi cuốn, nhưng cuối cùng những phần thưởng trần thế đó khiến chúng ta trống rỗng và xa cách với Chúa.

Chúa Giê-su đến để xua tan bóng tối và mang ánh sáng của tình yêu và sự tốt lành của Ngài hầu cho chúng ta có thể vui hưởng những giá trị thuộc linh và phần thưởng đời đời từ nơi Ngài. Mong là sự khích lệ vĩnh cửu này khiến bạn rời khỏi bóng tối và hướng về ánh sáng của Chúa Giê-su.

 

“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”

 

NGÀY 26

KINH THÁNH

 

Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống.

Giăng 8:12

 

Giả định là tất cả mọi người trên thế giới này đi du lịch trên những con tàu nhỏ. mỗi người tự đi qua đại dương bao la, những ngôi sao trên cao bị những đám mây che khuất và chỉ có một ánh sáng nhỏ ở mũi của mỗi con tàu để dẫn đường. Nghe có vẻ vô vọng? Nghe có nguy hiểm không? Nghe có vẻ quen? Đây là cách nhiều người sống trong thế giới này.

Vì quá nhiều người trong chúng ta đi qua cuộc sống theo cách này mà không có Sao Bắc đẩu để dẫn đường. Chỉ cần lướt qua tin tức buổi tối hoặc nhìn vào cuộc sống của những người bạn biết, và bạn sẽ thấy rằng họ không có lẽ thật, sự nhầm lẫn đang ngự trị.

Nhiều người đang đi qua thế giới này mà không có Sao Bắc đẩu1 dẫn đường. Chỉ cần nhìn vào các tin tức trên báo chí hay quan sát cuộc sống của những người bạn biết, bạn sẽ thấy rằng nhiều người không có lẽ thật, sự nhầm lẫn đang ngự trị khắp nơi.

 

Có hữu ích không, nếu có một ngôi sao dẫn đường bạn đi qua biển đời đầy những tai ương và rủi ro này? Đức Chúa Trời nếu không có Ngài dẫn đường, con người sẽ bị đắm chìm và lạc lối. Ngài ban cho chúng ta một ngôi sao Bắc đẩu – đó là Kinh Thánh. Lời Chúa cung cấp ánh sáng trên mọi lối đi và dẫn dắt chúng ta đến nơi Chúa muốn. Lời Ngài là chòm sao Bắc đẩu chỉ cho bạn bạn đến đúng hướng đi của cuộc đời. Hãy học tập, áp dụng Lời Chúa, sống nương cậy trên Lời Ngài.

“TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI.”

 

  1. Khi chưa có la bàn thì chòm sao Bắc Đẩu là một dấu hiệu để ngư dân tìm được hướng Bắc khi đi biển vào ban đêm.

 

NGÀY 27

SỰ ĐỒNG HÓA TRONG CHRIST

Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: Kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài.

Rô-ma 8:17

The Waltons … The Du Ponts …. Đây là một số gia đình giàu có nhất thế giới, và con cái họ được thừa hưởng những gia tài khổng lồ. Nhưng theo Kinh Thánh, những người “kế tự Đức Chúa Trời”  là những người tôn cao Giê-su là Cứu Chúa của mình và là thành viên trong gia đình của Đức Chúa Trời (được nhận làm con) sẽ nhận lãnh, thừa hưởng một cơ nghiệp giá trị cao hơn nhiều. Họ cũng là những người “đồng kế tự với Đấng Christ.”

Thầy giảng J. C. Ryle coi di sản vinh quang này của con cái Chúa là gia tài duy nhất có giá trị bởi vì, không giống như thừa kế của cải trần gian, nó sẽ không gây thất vọng; nó sẽ tồn tại mãi mãi; nhưng nó không nằm trong tầm với của sự giàu có và nổi tiếng.

Và Kinh Thánh cũng cho biết rằng con cái Chúa cũng đồng chia sẻ sự đau khổ với Chúa Giê-su. Khi phải đối diện với những tình huống khó khăn, hãy nhớ rằng Chúa Giê-su đã từng khó khăn hơn rất nhiều so với những khó khăn của chúng ta. Phao-lô cũng đã nếm trải đủ mọi loại đau khổ, nhưng trong ánh sáng của sự trông cậy, ông viết, “tôi tưởng rằng những sự đau đớn bây giờ chẳng đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta.” (Rô-ma 8:18). Chúng ta có thể đồng thanh với Phao-lô để nói như thế.

 

“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ  VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 28

HỘI THÁNH

Hội thánh ở thành Giê-ru-sa-lem gặp cơn bắt bớ dữ tợn; trừ ra các sứ đồ, còn hết thảy tín đồ đều phải chạy tan lạc trong các miền Giu-đê và xứ Sa-ma-ri.

Công vụ 8:1

Một số Cơ đốc nhân Iraq, sống cách chín dặm từ các khu vực do Nhà nước Hồi giáo kiểm soát, đã không ngần ngại làm lễ kỷ niệm chào mừng Tuần lễ Thánh 2015. Một tín hữu nói, “Lễ phục sinh đem đến cho chúng tôi hy vọng mới.” Không bao lâu sau đó, ba mươi tín hữu đã bị những kẻ khủng bố của nhà nước Hồi giáo giết chết. Những kẻ khủng bố này còn quay video những hình ảnh tàn độc này để làm cho người khác sợ. Trên thế giới, vẫn còn một số Cơ đốc nhân phải tử vì đạo, họ chết vì đặt đức tin nơi Chúa Giê-su Christ.

 

“Cuộc bách hại lớn” đối với Hội thánh của Đức Chúa Trời ngày hôm nay đã từng xảy ra trong thế kỷ thứ nhất với Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem. Chúa cho phép điều này xảy ra để hoàn thành mục đích của Ngài. Ngài củng cố niềm tin cá nhân từng tín hữu; họ bám lấy Ngài  khi cái ác tấn công vào bản thân và gia đình họ. Ngài củng cố thân thể Ngài là Hội thánh. Khi đức tin của một tín đồ suy yếu, đức tin của người khác có thể làm anh ta phấn chấn trở lại. Chúa cũng truyền bá sự thật về Con Ngài là Chúa Giê-su. Sự bắt bớ có xu hướng khiến Cơ đốc giáo lan truyền mạnh mẽ không gì ngăn cản được, mà Hội thánh đầu tiên là một minh chứng.

Tổ chức Open Doors của Hoa Kỳ đưa ra quan điểm về sự bắt bớ và rao giảng: “Xin cầu nguyện để trong thời gian khó khăn này, hạt giống của phúc âm sẽ được rải  ra, và cầu nguyện những hạt  giống đó  được gieo xuống những mảnh đất sẵn sàng. Những người chưa biết Chúa Giê-su sẽ gặp được Ngài.”

 

“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐÂT.”

 

NGÀY 29

SỰ NHÂN TỪ

 

 Vì chưng anh em bởi tin Đức Chúa Jêsus Christ, nên hết thảy đều là con trai của Đức Chúa Trời.  Vả, anh em thảy đều chịu phép báp-têm trong Đấng Christ, đều mặc lấy Đấng Christ vậy.  Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một.

Ga-la-ti 3:26-28

 

Bé Ava sáu tuổi được đưa về một căn phòng sạch sẽ. Một lát sau đó có xin phép mẹ đi ra ngoài để chơi với các bạn của nó. Người mẹ hỏi, “Con đã dọn dẹp mọi thứ gọn gàng trong phòng?” Ava trả lời, “Vâng con đã dọn,” và chạy ra khỏi phòng.

 

Vài phút sau, người mẹ bước vào phòng của Ava và những gì bà nhìn thấy là sàn nhà với tất cả thú nhồi bông được đặt ở đó thay vì ở trên giường. Người mẹ thở dài dọn dẹp mọi thứ và đặt lại từng món đồ chơi đúng vị trí của nó. Nhưng tiếng thở dài của bà chuyển sang một tiếng cười khúc khích khi bà nhận ra con gái mình đã cẩn thận sắp xếp các con vật theo một trật tự hợp lý. Những con gấu đã ở cùng nhau, cá heo và nàng tiên cá của nó  ở cùng nhau, những con chó đều ở cùng nhau, và những con mèo cũng vậy. Bé Ava đã dọn dẹp phòng! Người mẹ nhận ra mình đã đánh giá con gái dựa trên những kỳ vọng của chính mình.

 

Bạn có bao giờ đánh giá người khác như thể cách bạn nghĩ là cách duy nhất đúng không?

Hãy nhớ rằng chúng ta là những tạo vật khác biệt, nhưng được Chúa yêu quí như nhau. Hãy kiên nhẫn và cố gắng hiểu người khác trong mỗi cách cư xử với họ.

 

“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”

 

NGÀY 30

SỰ THƯƠNG XÓT

Có một người phung đến cùng Ngài, quì xuống cầu xin rằng: Nếu Chúa khứng, có thể khiến tôi sạch được.  Đức Chúa Jêsus động lòng thương xót, giơ tay rờ người, mà phán rằng: Ta khứng, hãy sạch đi.

Mác 1:40-41

Lòng thương xót theo nghĩa đen có nghĩa là “cùng chịu đau khổ với.” Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót. Ngài đưa tay ra chữa lành người bệnh phung cùi. Ngài cũng chữa lành những tổn thương trong lòng chúng ta.

Đức Chúa Trời ở trong Christ đã chọn chịu đau khổ với chúng ta như một Con Người trong ba mươi ba năm và cuối cùng chịu chết vì chúng ta trên thập giá, đem sự phục hòa cho chúng ta với chính Ngài. Bởi vì Đức Chúa Trời đầy lòng thương xót, Ngài không chỉ đơn thuần thương tiếc tình trạng đau buồn của chúng ta từ xa, mà Ngài đã bước vào trong thế giới và đặt tay Ngài lên chữa lành cho những ai có nhu cầu, và rồi Ngài chịu trải qua thập giá hầu cho chúng ta có thể nhận lãnh sự sống đời đời nhờ ơn cứu chuộc của Ngài. Đức Chúa Trời bày tỏ hành động thương xót của Ngài với chúng ta thông qua một Con Người – Chúa Giê-su.

Nếu bạn nhận thấy chính mình thiếu vắng lòng thương xót, hãy nhìn xem Chúa Giê-su là tấm gương của chúng ta, “khi Ngài nhìn thấy đoàn dân đông thì động lòng thương xót.” Ngài đến và đáp ứng nhu cầu lớn nhất của chúng ta: được phục hòa với Đức Chúa Trời. Điều này khích lệ chúng ta vươn ra tìm đến những người khác, đồng cảm với sự đau khổ của họ và bày tỏ tình yêu của Chúa bằng cách đem sự chữa lành tới, đáp ứng nhu cầu cho những người cần sự thương xót.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”

 

NGÀY 31

CHỨC VỤ QUẢN GIA

 

Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi.

Ma-thi-ơ 25:21

 

Khi còn thơ ấu, cha mẹ có thể cho phép chúng ta học cách tiết kiệm và chi tiêu để biết quản lý và chịu trách nhiệm với những món tiền nhỏ mà chúng ta có được. Khi lớn hơn, phạm vi chịu trách nhiệm của chúng ta cũng lớn hơn. Chúng ta được cho phép và có nhiều cơ hội để làm việc và được trả tiền theo công việc mình làm.

 

Kinh Thánh dạy rằng với những người quản gia tốt, Đức Chúa Trời sẽ giao phó thêm cho họ. Chúng ta càng yêu mến và phục vụ Ngài, thì càng có nhiều người mà Chúa sẽ gởi đến trong cuộc đời để chúng ta có thể yêu thương và phục vụ họ trong danh của Ngài.

 

Đức Chúa Trời muốn chúng ta nhìn xem chính mình không phải là những chủ nhân, nhưng là những quản gia về tất cả những gì Ngài đã ban cho. Suy cho cùng chỉ có Chúa mới là Chủ nhân thật sự, chúng ta là những người quản lý các ta-lâng Chúa giao và phải đem nó ra đầu tư, sử dụng để nhân bội lên, hoàn thành trách nhiệm Chúa giao.

 

Đức Chúa Trời giao phó vào tay chúng ta những nguồn tài nguyên và các kỹ năng. Ngài không muốn chúng ta đem chôn giấu những điều đó. Chúng ta phải sử dụng chúng cho sự vinh hiển của Ngài, để rồi trong ngày chung cuộc nghe Chúa phán: “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều.”

 

“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 32

CÕI ĐỜI ĐỜI

 

Hỡi sự chết, sự thắng của mầy ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mầy ở đâu

 

1 Cô-rin-tô 15:55

Nếu tìm kiếm cụm từ khóa “Tại sao người ta sợ chết?” sẽ cho ra trên 354 kết quả trên mạng Internet. Những phản hồi đầu tiên là “Không có gì ở đời sống sau này” và “Sợ hãi không có sau khi chết. Bạn là ai hoặc đã bị hư mất vĩnh viễn …. bị lãng quên …. Tất cả những thành tích tốt không là gì cả.”

 

Nếu bạn hỏi các ứng dụng trên Internet, “Tại sao Cơ đốc nhân không sợ chết?”  sẽ có trên 153 triệu kết quả xuất hiện. Trang web đầu tiên trong danh sách sẽ là: Bible.org, đề cập đến các môn đệ, họ hiểu rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su “là đường lối của Đức Chúa Trời đưa Cơ đốc nhân đến thiên đàng” và là “phương cách mà nhờ đó chúng ta có thể sống đời đời với Đấng Christ.”

Và đó là đời sống! Trong tác phẩm Sự Ly Dị Vĩ Đại, C. S. Lewis diễn đạt nó theo cách này: “Tất cả sự cô đơn, giận dữ, thù hận, đố kị và khó chịu mà (cuộc sống trần gian của chúng ta) chứa đựng, nếu được đưa vào một kinh nghiệm duy nhất và đặt vào một bên cái cân đối nghịch lại niềm vui được cảm nhận trên thiên đường, thì sẽ không có điều trọng yếu nào ở trần gian có thể so sánh được.”

 

Bạn không cần sợ cái chết khi bạn hiểu sự chết và sự phục sinh của Christ. Thay vì vậy bạn có thể sống vui mừng, vì biết rằng bạn đã được sống đời đời với Chúa Giê-su.

 

 

“TÔI TIN RẰNG CÓ THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC VÀ CHÚA GIÊ-SU SẼ TRỞ LẠI ĐỂ PHÁN XÉT TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, THÀNH LẬP VƯƠNG QUỐC ĐỜI ĐỜI CỦA NGÀI.”

 

NGÀY 33

ĐỨC CHÚA TRỜI

Phi-lát bèn nói rằng: Thế thì ngươi là vua sao? Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời, ta là vua. Nầy, vì sao ta đã sanh và vì sao ta đã giáng thế: Ấy là để làm chứng cho lẽ thật. Hễ ai thuộc về lẽ thật thì nghe lấy tiếng ta. 38 Phi-lát hỏi rằng: Lẽ thật là cái gì?

 

Giăng 18:37-38

 

Lẽ thật là gì? Đây là câu hỏi cho mọi thời đại. Những ý nghĩa của cách chúng ta trả lời không thể được nhấn mạnh.

Nếu không có điều gì gọi là lẽ thật, thì không có điều gì là đúng. Nếu không có điều gì là đúng, thì cũng không có điều gì là sai. Nếu không có điều gì gọi là sai, thì bất cứ điều gì cũng có thể chấp nhận được. Nếu hoàn toàn không có lẽ thật nào từ Đức Chúa Trời bày tỏ về Ngài và con người, khi ấy chúng ta có thể chọn những quan điểm về lã thật cho riêng mình. Đó có thể là đi theo quan điểm của Billy Graham hay Hugh Hefner; Hitler hay Mẹ Teresa. Lịch sử đã ghi lại những hậu quả tàn khốc của việc lựa chọn các phiên bản cá nhân của lẽ thật.

Đức Chúa Trời ban câu trả lời cho câu hỏi quan trọng nhất này, và sự khôn ngoan và tri thức của Ngài được tìm thấy trong Kinh Thánh. Câu trả lời tối hậu của Đức Chúa Trời đã đến trong hình dạng của một Con Người. Lẽ thật đã đến trong trần gian để xác nhận cho lẽ thật của Đức Chúa Trời. Tên của Lẽ thật là Chúa Giê-su.

 

Giăng 14:6 là câu trả lời của Chúa Giê-su, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống.”  Còn câu trả lời của bạn là gì?

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG KINH THÁNH LÀ DUY NHẤT VÀ CHÂN THẬT – ĐỨC CHA, ĐỨC CON VÀ ĐỨC THÁNH LINH.”

 

NGÀY 34

ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT TỪNG CÁ NHÂN

Đức Chúa Trời nghe tiếng đứa trẻ khóc, thì thiên sứ của Đức Chúa Trời từ trên trời kêu nàng A-ga mà phán rằng: Hỡi A-ga! Ngươi có điều gì vậy? Chớ sợ chi, vì Đức Chúa Trời đã nghe tiếng đứa trẻ ở đâu đó rồi.

Sáng thế ký 21:17

 

Hãy nghĩ đến tình cảnh tuyệt vọng khi bạn chỉ có một mình? Bạn khóc trong cô đơn? Có trải nghiệm nào bi thảm hơn? Những lúc đó hầu như không có hy vọng nào. Những câu hỏi như, “Có ai quan tâm đến tôi?  Hay Đức Chúa Trời đang ở đâu?” có thể đâm thấu vào linh hồn bạn.

 

Chúng ta được khích lệ khi nhìn vào trường hợp của A-ga và Ích-ma-ên. Ở đây chúng ta thấy tình yêu và sự quan tâm của Đấng toàn năng. Phải rời khỏi Áp-ra-ham đi vào đống vắng vì sự ganh ghét của Sa-ra, hai mẹ con A-ga kiệt sức vì không còn nước uống dự trữ. Ích-ma-ên cất tiếng khóc, A-ga cũng không khá hơn.

Chúng ta lưu ý lời an ủi và khích lệ đến từ thiên sứ, “Hỡi A-ga! Ngươi có điều gì vậy? Chớ sợ chi, vì Đức Chúa Trời đã nghe tiếng đứa trẻ ở đâu đó rồi.”  Chúa nghe tiếng khóc của hai mẹ con A-ga. Và Ngài cũng làm như vậy đối với chúng ta. Thật là một sự quan tâm diệu kỳ!

 

Bạn sẽ không bao giờ đi ra khỏi sự quan phòng của Đức Chúa Trời. Nếu bạn có khóc thầm trong lặng lẽ cô đơn, thì Đức Chúa Trời cũng nhìn thấy giống như khi bạn khóc lớn tiếng giữa sa mạc hiểm nguy. Những giọt nước mắt của bạn dù thầm lặng hay công khai, thì Chúa đều biết, Ngài chắc sẽ bày tỏ ra tình yêu và lòng thương xót của Ngài trong hoàn cảnh của bạn.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”

 

NGÀY 35

SỰ CỨU RỖI

Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Giê-su, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.

Ma-thi-ơ 1:21

 

Trong khi chiến tranh thế giới lần 1 xảy ra, một phóng viên báo London Times đã hỏi G. K. Chesterton, cùng với những nhà tư tưởng vĩ đại khác, “Thế giới đang sai trật điều gì?” ….. Trả lời ngắn gọn của Chesterton, “Thưa ông, tôi sai trật (không phải thế giới sai trật)”

 

Chesterton hiểu một số điều mà nhiều người trong chúng ta không hiểu. Khi đối mặt với nghịch cảnh hoặc vấn đề, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là hướng ra ngoài để đổ lỗi thay vì hướng nội. Chúng ta cố gắng thay đổi thế giới chung quanh thay vì phải thay đổi chính tấm lòng của chúng ta.

 

Đức Chúa Trời ban cho tuyển dân Israel luật pháp là điều không thể đi theo một cách hoàn hảo, để tiết lộ vấn đề bên trong của con người – tội lỗi. Luật pháp là là tia quang tuyến  X của Đức Chúa Trời phơi bày ra bản chất hư hoại thực sự của linh hồn để con người có thể nhìn thấy nó, thừa nhận nó và kêu cầu Chúa cứu mình. Không có điều gì hoặc bất cứ ai khác, chỉ duy Đức Chúa Trời có quyền năng để biến đổi con người.

 

Đức Chúa Trời đã cho phép Chúa Giê-su chết trên thập giá để thay thế tội lỗi của con người bằng sự công nghĩa của Ngài, thay thế sự ích kỷ của chúng ta bằng tình yêu của Ngài. Chỉ duy nhất Chúa Giê-su có thể cứu chúng ta. Hãy dâng tấm lòng của bạn cho Đức Chúa Trời – đây là con đường duy nhất để thay đổi thế giới. Bạn có bằng lòng để Ngài thay đổi bạn?

 

“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”

 

NGÀY 36

KINH THÁNH

 

Ngài bắt đầu từ Môi-se rồi kế đến mọi đấng tiên tri mà cắt nghĩa cho hai người đó những lời chỉ về Ngài trong cả Kinh thánh.

Lu-ca 24:27

 

Trong khi hai môn đồ đàm luận và cãi lẽ nhau về những điều đã xảy ra với Cứu Chúa tại Giê-ru-sa-lem, thì một Người Đàn Ông Bí Ẩn (Chúa Giê-su phục sinh) xuất hiện đi cùng với họ. Ngài hỏi họ đang bàn luận chuyện gì. Cơ-lê-ô-ba, một trong hai môn đồ trả lời rằng: “Có phải chỉ ngươi là khách lạ ở thành Giê-ru-sa-lem, không hay việc đã xảy đến tại đó cách mấy bữa rày sao?” Chúa Giê-su hỏi việc gì đã xảy ra. Họ thuật lại cái chết của Chúa Giê-su và bày tỏ sự ngạc nhiên, “Thật có mấy người đàn bà trong vòng chúng tôi đã làm cho chúng tôi lấy làm lạ lắm: Khi mờ sáng, họ đến mồ, không thấy xác Ngài, thì về báo rằng có thiên sứ hiện đến, nói Ngài đương sống.  Có mấy người trong vòng chúng tôi cũng đi thăm mồ, thấy mọi điều y như lời họ nói; còn Ngài thì không thấy.”

 

Với một nụ cười trên môi, Người Đàn Ông Bí Ẩn bắt đầu giải thích cho hai môn đồ những lời chỉ về Chúa Giê-su trong cả Kinh Thánh, và làm thế nào Ngài đã hoàn thành dự báo của các lời tiên tri. Người Đàn Ông Bí Ẩn cũng quở trách họ, “Hỡi những kẻ dại dột, có lòng chậm tin lời các đấng tiên tri nói!  Há chẳng phải Đấng Christ chịu thương khó thể ấy, mới được vào sự vinh hiển mình sao?” Chúa Giê-su giải thích cho hai môn đồ hiểu chương trình của Đức Chúa Trời được Đấng Christ hoàn thành tại thập tự giá. Khi trời đã về chiều, hai môn đồ mời Chúa Giê-su ở lại dùng bữa với họ, “Xin ở lại với chúng tôi; vì trời đã xế chiều hầu tối. Vậy, Ngài vào ở lại cùng họ.  Đương khi Ngài ngồi ăn cùng hai người, thì lấy bánh, chúc tạ, đoạn, bẻ ra cho họ.  Mắt họ bèn mở ra, mà nhìn biết Ngài; song Ngài thoạt biến đi không thấy.” Hãy hình dung họ ngạc nhiên biết bao, khi nhận ra người đang dùng bữa với họ chính là Chúa Giê-su. Có thể họ tự trách mình, tại sao họ lại không nhận biết đó là Chúa sớm hơn? Chúng ta cũng có thể nhận biết Chúa Giê-su theo một phương cách kỳ diệu như thế!

 

Tin tức tốt lành là: chúng ta có thể gặp Cứu Chúa bằng cách thiết lập mối liên hệ cá nhân với Ngài. Chúa Giê-su hứa với các môn đồ, “Đấng Yên-ủi, tức là Đức Thánh Linh mà Cha sẽ nhân danh ta sai xuống, Đấng ấy sẽ dạy dỗ các ngươi mọi sự, nhắc lại cho các ngươi nhớ mọi điều ta đã phán cùng các ngươi.” (Giăng 14:26). Hãy mở Lời Đức Chúa Trời ra, cầu xin Đức Thánh Linh ban cho chúng ta sự khôn ngoan và sự hướng dẫn thiên thượng để nhớ mọi điều Chúa Giê-su đã phán dạy.

 

“TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI.”

 

NGÀY 37

 

SỰ ĐỒNG HÓA VỚI CHRIST

 

Đức Giê-hô-va sẽ gìn giữ ngươi khi ra khi vào, từ nay cho đến đời đời.

Thi thiên 121:8

 

Có phải Đức Chúa Trời thực sự gìn giữ chúng ta khi ra khi vào? Tại sao Ngài phải làm như thế? Hầu hết các ngày của tôi trôi qua trong các công tác mục sư. Tôi yêu danh sách các mục vụ và công việc thường ngày của mình, nhưng làm thế nào để biết rằng Đức Chúa Trời theo dõi và quan tâm đến các hoạt động của tôi?

 

Câu trả lời được tìm thấy trên hầu hết các trang của Kinh Thánh. Đức Chúa Trời yêu mến và chăm sóc chúng ta. Hiểu điều này thì dễ, nhưng áp dụng lẽ thật này thì không dễ dàng.

 

Vào lúc này tôi đang ở trong một bệnh viện phụ sản. Cháu trai của tôi vừa mới sinh hôm qua. Khi nó nằm đó với khuôn mặt sắc sảo của mình, tâm hồn tôi bay lơ lửng. Tôi bị quyến rũ với mỗi cử động nhỏ của nó. Mỗi lần nó giật mắt, quay đầu sang phải hoặc sang trái, một cái ngáp là tin lớn đối với tôi. Nụ cười nhếch mép trên khuôn mặt nó trông giống như một nụ cười chân thành dành cho tôi. Đối với bất cứ ai khác, những điều này dường như không có ý nghĩa gì. Nhưng với tôi thì khác! Tôi yêu cháu trai của tôi.

 

Wow, đây là cách Đức Chúa Trời quan tâm đến tôi, nhưng gấp vạn lần hơn và hoàn hảo hơn sự quan tâm của một ông nội dành cho cháu trai.

Cháu trai của tôi không biết gì về tình yêu mãnh liệt của tôi dành cho nó. Giống như chúng ta không biết gì về tình yêu của Chúa dành cho, không biết rằng Ngài đang theo dõi từng bước đi khi chúng ta lang thang trong thế giới này. Chỉ khi bạn đến với tình yêu của Chúa và hiểu thấu điều đó, bạn sẽ bắt đầu sống đúng với cuộc sống mà Ngài dự định cho bạn.

 

 

“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ  VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 38

HỘI THÁNH

 

Nhưng tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi và chức vụ tôi đã lãnh nơi Đức Chúa Giê-su, để mà làm chứng về Tin lành của ơn Đức Chúa Trời.

Công vụ 20:24

 

Nếu bạn chơi game Bạn Thích Cái Nào Hơn? Bạn sẽ biết rằng câu trả lời của một người sẽ bày tỏ nhiều về người đó.

Bạn thích điều nào hơn: Gởi tin nhắn đến 5000 người trong ba mươi phút hoặc không sử dụng điện thoại di động trong 3 ngày? Bạn thích giành giải Grammy hay đoạt giải quán quân của cuộc thi lấy huy chương vàng Olympic? Bạn có muốn hạnh phúc mặc dù nghèo hay là giàu có nhưng buồn thảm? Và nhiều câu hỏi khác…

 

Nếu chúng ta hỏi sứ đồ Phao-lô ông thích điều nào hơn: hầu việc Đức Chúa Trời hay làm bất cứ một điều nào khác? Rõ ràng vị sứ đồ sẽ trả lời: hầu việc Chúa. Không điều gì có thể làm suy giảm lời xác nhận của Phao-lô: “tôi chẳng kể sự sống mình làm quí, miễn chạy cho xong việc đua tôi…”  Vị sứ đồ ham thích điều này: làm chứng về Tin lành của ơn Đức Chúa Trời hơn bất cứ điều gì khác.

 

Hội Thánh của Đức Chúa Trời cần những người lãnh đạo có tinh thần như Phao-lô, và cũng cần những nhân sự bước vào hàng ngũ những người đam mê tận hiến và hết lòng với những nhiệm vụ cụ thể mà Chúa đã giao cho. Trên nguyên tắc mỗi tín hữu, theo khả năng của mình đều có mục vụ phải rao giảng Tin Lành giống như Phao-lô.

 

Hãy cầu xin Đức Chúa Trời truyền cảm hứng cho niềm đam mê của bạn để hoàn thành mục đích của Ngài trên đất.

 

“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐÂT.”

 

NGÀY 39

 

SỰ NHÂN TỪ

 

Khi Đức Giê-hô-va bắt đầu phán cùng Ô-sê, Đức Giê-hô-va bảo người rằng: Hãy đi, lấy một người vợ gian dâm, và con cái ngoại tình; vì đất nầy chỉ phạm sự tà dâm, lìa bỏ Đức Giê-hô-va.

Ô-sê 1:2

Khi ai đó đang yêu, không có sự thể hiện nào về tình yêu là quá cực đoan. Có thể là: một căn phòng đầy hoa hồng, những bản tuyên ngôn tình yêu, sự hy sinh anh dũng…. Bây giờ hãy suy nghĩ đến một cách mà Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu với tuyển dân Israel mặc dù họ đối ngịch với Ngài.

Để bày tỏ cho tuyển dân bướng bỉnh, bội nghịch biết Đức Chúa Trời yêu họ như thế nào, Ngài đã truyền lệnh cho tiên tri Ô-sê đi lấy một người phụ nữ gian dâm tên là Gô-me làm vợ. Ô-sê phải “nhập vai” của Đức Chúa Trời, còn Gô-me vào vai Israel trong vở diễn này.

 

 

 

Ô-sê đã cung ứng cho Gô-me một cuộc sống đầy đủ bằng tình yêu của ông, nhưng Gô-me đã chọn từ bỏ Ô-sê trở về với đời sống hoang dâm vô độ. Và rồi Gô-me đã trở thành nô lệ, khi đó Chúa truyền bảo Ô-sê theo dõi Gô-me, mua chuộc bà trở về, đem bà về lại với mình và hết lòng yêu thương. Những gì Ô-sê làm cho Gô-me là hình bóng cách Đức Chúa Trời đối xử với tuyển dân Israel.

 

 

Những gì Chúa đã làm cho tuyển dân Israel, Ngài cũng làm cho toàn thể nhân loại khi Ngài sai Đức Chúa Giê-su đến chết trên thập giá. Chúng ta – tất cả đều ở trong xích xiềng nô lệ cho tội lỗi, và Chúa Giê-su đã đến để mua chuộc chúng ta bằng chính mạng sống của Ngài. Qua ơn cứu chuộc đó Đức Chúa Trời chào đón chúng ta được trở về trong vòng tay yêu thương của Ngài. Có tình yêu nào kỳ diệu hơn thế!

 

“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”

 

NGÀY 40

SỰ THƯƠNG XÓT

 

Na-ô-mi đáp cùng dâu mình rằng: Nguyện Đức Giê-hô-va ban phước cho người, vì Ngài không dứt làm ơn cho kẻ sống và kẻ chết! Tiếp rằng: Người đó là bà con của chúng ta, vốn là trong những kẻ có quyền chuộc sản nghiệp ta lại.

Ru-tơ 2:20

 

 

Ru-tơ mất đi người chồng mà cô đã từng yêu. Ru-tơ vẫn chưa có con. Giấc mơ của cô tan vỡ. Điều duy nhất cô còn lại là Na-ô-mi, một người mẹ chồng đầy lòng thương xót. Na-ô-mi không đối đải với Ru-tơ theo cách thông thường của mẹ chồng với nàng dâu, nhưng bà xem Ru-tơ như đứa con gái thân yêu của mình. Giờ đây Na-ô-mi cũng chuẩn bị rời đi, bỏ Ru-tơ ở lại. Ru-tơ không thể chấp nhận điều này. Cô quyết định không để mẹ chồng đơn độc trở về quê hương, cô chọn lựa đi theo mẹ chồng cho dù trước mắt là một tương lai không chắc chắn. Trở về quê của mẹ chồng, Ru-tơ bắt đầu đời sống mới trên một vùng đất lạ. Và tại đó cô đã gặp Bô-ô.

 

Bô-ô đã nghe nói về những điều tốt đẹp mà Ru-tơ đã làm cho mẹ chồng Na-ô-mi. Na-ô-mi là một người bà con gần với Bô-ô. Khi Ru-tơ ra đồng mót lúa trong thửa ruộng của Bô-ô, người đàn ông này đã chủ động giúp đỡ Ru-tơ có thể lượm được nhiều bông lúa sót trong ruộng của mình.

Ru-tơ đang ở trong một thời khắc khó khăn, cô cần lương thực để chu cấp cho mẹ chồng và bản thân. Bô-ô mở rộng hầu bao của mình và nhiệt tình giúp đỡ cho góa phụ trẻ tuổi này. Và chúng ta thấy trong Ru-tơ chương bốn Bô-ô lấy Ru-tơ làm vợ và trở thành người giám hộ chuộc lại sản nghiệp của Ru-tơ.

 

Chúa Giê-su không chỉ là người giám hộ chuộc lại sản nghiệp, Ngài còn là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta và ban cho chúng ta một cơ nghiệp đời đời.

Sự thương xót dẫn đến lòng trắc ẩn. Ai là người cần được chúng ta thương xót hôm nay? Hãy nắm lấy mọi cơ hội để biểu lộ lòng thương xót đến người khác giống như Chúa Giê-su đã thương xót chúng ta.

­­­­­­­­

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”

 

 

NGÀY 41

 

CHỨC VỤ QUẢN GIA

 

Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà khinh dể chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa.

Lu-ca 16:13

Điều gì làm chủ chúng ta?

Một nghiên cứu chỉ ra rằng tâm trí của chúng ta được đổ đầy những nội dung của các website mà chúng ta thường đăng nhập vào. Nhìn lướt qua lịch làm việc cho thấy những gì chi phối thời gian của chúng ta. Và nhìn vào các hóa đơn sẽ tiết lộ cho thấy những lĩnh vực nào chúng ta đầu tư vào. Chúa Giê-su cảnh báo rằng tiền bạc có thể soán ngôi cai trị của Chúa trong đời sống chúng ta. Và sứ đồ Phao-lô đã viết, “sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn.” (1 Ti-mô- thê 6:10).

Nếu những gì chúng ta dự trữ, đầu tư tiền bạc không thể hiện sự tin kính, thì một trong hai điều sau là đúng: chúng ta không thực sự tin rằng mọi tài nguyên, nguồn lực, vật chất chúng ta có là đến từ Đức Chúa Trời, hoặc chúng ta biết điều đó nhưng chưa bao giờ thực sự chấp nhận nó để theo đuổi.

Hãy đọc Lu-ca 16:1-15, để thấy rằng chúng ta được khích lệ phải sáng trí, thông minh như người quản gia sử dụng tài vật của chủ cách khéo léo trong câu chuyện. Tuy nhiên, không giống như người quản gia, mục tiêu của ông là bảo toàn công việc của mình, chúng ta không nên sử dụng nguồn tài nguyên mình quản lý một cách ích kỷ; chúng ta phải sử dụng nguồn tài nguyên của Đức Chúa Trời để giúp đỡ kẻ khác.

 

Đức Chúa Trời muốn chúng ta sáng tạo nhiều phương cách để chia sẻ ơn phước, tài vật mà chúng ta nhận lãnh từ Chúa cho nhiều người khác, để Ngài có thể là người Chủ duy nhất của chúng ta.

 

 

“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

 

NGÀY 42

CÕI ĐỜI ĐỜI

Hai người cứ vừa đi vừa nói với nhau, kìa, có một cái xe lửa và ngựa lửa phân rẽ hai người; Ê-li lên trời trong một cơn gió lốc.

2 Các vua 2:11

 

Bạn có thể hình dung ra một quang cảnh ngoạn mục như trong 2 Các vua 2:11? Hay làm thế nào mà Hê-nóc đồng đi cùng Đức Chúa Trời rồi được Chúa cất lên về trời (Sáng thế ký 5:24)? Và còn nữa, Đức Chúa Giê-su phục sinh lên trời? Thật là những minh chứng tuyệt vời về quyền năng của Chúa! Những bằng chứng thuyết phục cho thấy sự sống trên hành tinh này không phải là tất cả, còn có những điều vinh diệu hơn đang chờ đợi chúng ta.

 

Khoa học hiện đại không thể giải thích được các hiện tượng siêu nhiên. Và chúng ta không thể đi ngược lại thời gian để nhìn thấy Ê-li, Hê-nóc hay Chúa Giê-su lên trời trong cơ thể vật lý. Bây giờ hãy suy nghĩ thấu đáo những lời của Martin Luther, “Chúa chúng ta đã viết lời hứa phục sinh, không chỉ trong Quyển Sách (Kinh Thánh) mà là trong mỗi chiếc lá của mùa xuân.” Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Ngài đã “khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người” (Truyền đạo 3:11). Chúng ta được tạo dựng để hy vọng một tương lai đời đời. Cuộc sống sẽ vui hơn khi bạn sống với cảm giác có sự hiện diện của Đức Chúa Trời ở với bạn. Cuộc sống trở nên tràn đầy hy vọng khi bạn hiểu thấu đáo về sự phục sinh. Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương bạn, đang nắm giữ cả thế giới trong tay và sẽ đưa bạn đến với Ngài.

 

 

“TÔI TIN RẰNG CÓ THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC VÀ CHÚA GIÊ-SU SẼ TRỞ LẠI ĐỂ PHÁN XÉT TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, THÀNH LẬP VƯƠNG QUỐC ĐỜI ĐỜI CỦA NGÀI.”

 

NGÀY 43

ĐỨC CHÚA TRỜI

Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.

 

Giô-suê 24:15

Một nhóm đông người có thể quì xuống lạy một tượng bò con vàng? Điều này trông có vẻ nực cười. Sao lại quì lạy một hình tượng do tay con người làm ra trong khi quên mất Đức Chúa Trời quyền năng đã giải cứu mình? Nhưng trước khi phán xét tuyển dân Israel, chúng ta cũng hãy nhìn lại chính mình. Chúng ta có đang thờ phượng tiền bạc, nghề nghiệp nuôi sống bản thân, hay một vị trí nhiều quyền lực mà chúng ta ao ước đạt được? Như vậy có điên rồ không?

Sau khi dẫn dắt tuyển dân chinh phục miền đất hứa, Giô-suê tập hợp mọi người lại, và thách thức họ, “Nếu chẳng thích cho các ngươi phục sự Đức Giê-hô-va, thì ngày nay hãy chọn ai mà mình muốn phục sự, hoặc các thần mà tổ phụ các ngươi đã hầu việc bên kia sông, hoặc các thần dân A-mô-rít trong xứ mà các ngươi ở; nhưng ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.”

Chúng ta cũng đối diện với một sự chọn lựa tượng tự: chọn lựa hầu việc một Đấng hằng sống và chân thật hay các hình tượng mà trần gian theo đuổi? Đây là quyết định mà Cơ đốc nhân phải làm mỗi ngày khi bước ra khỏi giường đi vào sở làm, trường học, hay bất kỳ một nơi nào chúng ta đặt chân đến, chọn lựa các hoạt động trong thời gian rảnh, chọn lựa các loại thực phẩm nào để ăn, chọn lựa trang web nào để đọc….?

Bạn sẽ hầu việc Đức Chúa Trời, hay chính bản thân hay các hình tượng do con loài người tạo nên để thay thế cho một Đấng hằng sống và chân thật?

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG KINH THÁNH LÀ DUY NHẤT VÀ CHÂN THẬT – ĐỨC CHA, ĐỨC CON VÀ ĐỨC THÁNH LINH.”

 

NGÀY 44

ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT TỪNG CÁ NHÂN

Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc.

Sáng thế ký 17:4

 

 

Bạn có bao giờ làm một vài điều nào đó khiến bạn hối tiếc rất nhiều, bạn nghĩ rằng phước lành của Chúa không được tuôn chảy ra từ bạn? Áp-ra-ham và Sa-ra đã nghi ngờ lời hứa của Đức Chúa Trời là Ngài sẽ ban cho họ một đứa con trai. Trong khi chờ đợi lời hứa của Chúa được thực hiện, họ muốn chính họ sẽ giải quyết vấn đề này. Vì vậy Áp-ra-ham đã nghe lời vợ, và ông đến ăn nằm với người hầu gái của vợ và kết quả là ông và cô hầu gái đã sản sinh ra Ích-ma-ên. Nhưng đến khi Sa-ra hạ sinh Y-sác, nan đề nổi lên. Sa-ra yêu cầu Áp-ra-ham đuổi người hầu gái A-ga và đứa con trai của nàng ra khỏi nhà. Chắc chắn tấm lòng của Áp-ra-ham đau đớn khi ông phải nhìn thấy hai mẹ con A-ga bị đuổi ra khỏi nhà đi vào trong đồng vắng hiểm nguy. Đức Chúa sẽ ban phước cho sự thiếu đức tin của vợ chồng Áp-ra-ham trong câu chuyện này?

 

Lời hứa ban đầu của Chúa là Ngài sẽ khiến cho dòng dõi Áp-ra-ham trở nên một dân tộc lớn. Sau khi Ích-ma-ên được sinh ra, giao ước đó được xem lại. Đức Chúa Trời phán với Áp-ra-ham, “Ta sẽ làm cho ngươi trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc.” Ngài tiếp tục ban phước cho Áp-ra-ham và Sa-ra, ngay cả khi đức tin của họ có vấn đề. A-ga và Ích ma-ên cũng được bao hàm trong sự ban phước này. Mặc dù việc sinh ra Ích-ma-ên kéo theo một số hậu quả, thì lời hứa ban phước của Chúa cũng bao hàm luôn cả hai mẹ con A-ga.

 

 

 

Đức tin của bạn dường như suy giảm và không đủ trong từng chặng đường theo Chúa? Bạn ao ước mình có thể quay ngược thời gian để làm điều đúng đắn vì bạn đã cố gắng kiểm soát các tình huống hoặc muốn giúp đỡ Chúa thay vì chờ đợi Ngài? Đức Chúa Trời có thể bao phủ bạn trong sự thương xót của Ngài.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”

 

NGÀY 45

 

SỰ CỨU RỖI

 

Khi đã nhạo báng Ngài rồi, thì họ cởi áo điều ra mà mặc áo của Ngài lại, rồi đem Ngài đi đóng đinh trên cây thập tự.

 

Ma-thi-ơ 27:31

 

Đó là Chủ nhật của ngày lễ Lá, và các học sinh mẫu giáo vừa bước xuống trung tâm lối đi “Nhà thờ lớn” vẫy lá cọ, hét lên “Hosanna!” Trở lại với các lớp học của Trường Chủ nhật, các em được nghe câu chuyện về một ngày quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su, vì yêu nhân loại Ngài bằng lòng chết trên thập tự giá đền tội thay cho chúng ta. Bây giờ những cậu con trai và cô gái nhỏ bé này ngồi với hai chân vắt chéo trên sàn đối diện với TV. Chúng xem các sự kiện diễn ra trong bộ phim hoạt hình Tuần Lễ thánh.

Các em xem hình ảnh Chúa Giê-su lật đổ các bàn đổi tiền trong khu vực đền thờ, rửa chân cho các môn đồ, dự tiệc thánh với mười hai sứ đồ, cầu nguyện trong vườn Ghế-sê-ma-nê, và rồi Ngài bị bắt. Bộ phim đầy kịch tính và căng thẳng được xây dựng khi các em biết Chúa Giê-su yêu quí sắp bị giết.

Khi những người lính La Mã kéo Chúa Giê-su đến thập giá, bé Brett thét lên, “Đừng làm tổn thương Chúa Giê-su!” Em chưa biết về câu chuyện phục sinh của Chúa sẽ được xem trên màn hình vào tuần kế tiếp.

 

Khi đọc câu chuyện về sự chết, sự đóng đinh của Chúa Giê-su, hãy nhớ rằng Ngài chịu thập hình đau đớn vì cớ chúng ta. Hãy ghi nhớ và khiêm tốn trước sự hy sinh to lớn của Đấng Yêu Thương dành cho bạn. Nhưng đừng quên sự phục sinh kỳ diệu của Ngài. Bởi vì đây là cách Ngài chiến thắng sự chết và ban sự sống vĩnh cửu cho chúng ta!

 

 

“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”

 

NGÀY 46

KINH THÁNH

Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài.

2 Phi-e-rơ 1:16

 

Bạn tin điều gì? Những thông tin trên TV, Internet, Facebook hay các tạp chí? Bạn có thể tin ai? Các người dẫn chương trình nổi tiếng? Các hãng tin lớn CNN hay Fox?

 

Thế giới đầy dẫy các thông tin luôn khiến chúng ta hoài nghi, tuy nhiên có một nguồn của lẽ thật mà chúng ta luôn dựa vào: Lời của Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể tin cậy vào Lời Chúa bởi vì chính Ngài giữ gìn bản văn Kinh Thánh và các lời hứa của Ngài. Những lời này sẽ còn lại đời đời. Chúa Giê-su phán, “Trời đất sẽ qua đi, song lời ta không bao giờ qua đâu.” (Mác 13:31)

Các trước giả là những chứng nhân viết Kinh Thánh thông qua sự thần cảm của Đức Thánh Linh. Và những người đã hiện diện hoặc được đề cập trong các trang của Kinh Thánh không chỉ tạo ra những câu chuyện để thu hút sự chú ý; họ sẵn sàng chết thay vì phủ nhận: Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời, Ngài đã bị đóng đinh và bị chôn, sau ba ngày Ngài đã sống lại. Có ai lại sẵn sàng tử vì đạo nếu những sự kiện này không phải là sự thật mà chính mắt họ đã xem thấy!

 

Thế giới hôm nay không có nhiều điều để chúng ta tín thác vào đó, không có điều gì chắc chắn cho phép xác định những gì bạn tin và cách bạn sống. Nhưng bạn có thể lệ thuộc vào, tin cậy vào Lẽ thật là Kinh Thánh.

 

“TÔI TIN RẰNG KINH THÁNH LÀ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI CÓ UY QUYỀN TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI.”

 

NGÀY 47

SỰ ĐỒNG HÓA VỚI CHRIST

Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa.

Giăng 17:20

 

Bạn có đang phải đối mặt với một căn bệnh hiểm nghèo, hay một người thân yêu của bạn đăng nằm trong bệnh viện vì bệnh nan y? Bạn đang tranh đấu để quyết định chọn một chỗ làm? Có lẽ bạn cần khôn ngoan để biết liệu có nên kết thúc một mối quan hệ? Bất cứ điều gì gây đau đớn hay lo lắng, chúng ta cũng tìm thấy sự yên ủi khi biết rằng có một ai đó đang cầu nguyện cho chúng ta.

 

Quan trọng hơn lời tư vấn hay lời khuyên là có một người đó dâng chúng ta lên trước mặt Chúa, cầu xin điều tốt và hoàn hảo của Ngài sớm được thực hiện trong đời sống của chúng ta.

 

Cách đây hơn hai ngàn năm, một trong những lời cầu nguyện yêu thương cuối cùng của Chúa Giê-su dành cho các môn đồ là: “Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa.” Lời cầu nguyện này là kết quả của một sứ điệp cứu rỗi, các môn đệ sẽ ra đi tuyên bố về chiến thắng của Ngài trước tội lỗi và sự chết cho cả thế giới. Chúa Giê-su đã cầu nguyện cho bạn và tôi!

 

 

 

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Chúa Giê-su đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời và cầu thay cho chúng ta. Nguyện điều này nhắc chúng ta biết rằng Chúa Cứu thế đã chết vì chúng ta và đã sống lại, về trời để chúng ta có thể nhận lãnh món quà của Ngài là sự sống đời đời.

 

Làm thế nào để bạn nhận thức rằng bạn có một tầm quan trọng đặc biệt để Chúa Giê-su là Con Đức Chúa Trời cầu nguyện cho bạn, cả trong quá khứ và hiện tại?

 

“TÔI TIN RẰNG TÔI CÓ Ý NGHĨA VÀ QUAN TRỌNG BỞI VÌ  VỊ THẾ CỦA TÔI LÀ CON CÁI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

NGÀY 48

HỘI THÁNH

Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt về công việc mình.  Nếu người nầy sa ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên!

Truyền đạo 4:9-10

 

“Chúng tôi đã không còn đến nhà thờ nữa. Trước đây, chúng tôi thường xuyên đi nhà thờ. Còn bây giờ chúng tôi thờ phượng Chúa ở nhà. Sau nhiều năm sinh hoạt trong hội thánh, chúng tôi đã biết những gì chúng tôi cần biết.” Đây là câu trả lời của người láng giềng khi tôi hỏi cô thường đi nhà thờ nào.

Trong hai năm tiếp theo, những đứa trẻ của hai nhà chúng tôi chơi với nhau và chúng tôi đã biết nhau thêm lên một ít. Một ngày nọ, cô ấy xuất hiện trước cửa nhà tôi và nói: “Chồng tôi đã bị mất việc làm, chúng tôi đang gặp khó khăn. Chúng tôi tự hỏi liệu anh có biết ai ở nhà thờ đang tuyển dụng không. Chúng tôi có thể xin vào làm việc.”

 

Khi khó khăn đến, họ biết chính xác nơi cần sự giúp đỡ – hội thánh. Nhưng họ đã tự cắt đứt chính mình ra khỏi mối thông công với hội thánh – là mối thông công mà Đức Chúa Trời đã thiết kế để họ tham dự vào thân thể của Ngài, là nơi có huyết của Đấng Christ  lưu thông qua nó để chữa lành và phục hồi.

Đừng bao giờ tự mình tách rời ra khỏi mối thông công với hội thánh. Khi suy sụp hay bị tổn thương, và tất cả chúng ta thỉnh thoảng bị như thế, chúng ta sẽ cần dòng huyết đó để chữa lành trước khi các triệu chứng hoại thư xuất hiện.

 

 

“TÔI TIN RẰNG HỘI THÁNH LÀ PHƯƠNG TIỆN CHÍNH YẾU ĐỂ HOÀN THÀNH MỤC ĐÍCH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRÊN ĐÂT.”

 

 

NGÀY 49

SỰ NHÂN TỪ

Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta, là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ….Khốn nạn thay cho chúng nó, vì đã theo đường của Ca-in, lấy lòng tham lợi mà gieo mình vào sự sai lạc của Ba-la-am; và bị hư mất về sự phản nghịch của Cô-rê.

 

Giu-đe 4, 11

Bản mô tả về tình trạng vô đạo đức này không sáng sủa. Và bức tranh cách đây hai ngàn năm là một câu chuyện buồn, nó cũng phản ánh nền văn hóa của chúng ta hôm nay. Hãy suy nghĩ thấu đáo đến sự đề cập của Giu-đe ở đây, “đường của Ca-in.” Con trai của A-đam và Ê-va là kẻ đã giết A-bên, đứa em của mình. Ca-in thể hiện sự ích kỷ, tham lam và – như được minh họa bởi sự từ chối của Chúa đối với của lễ dâng lên của anh ta – một đức tin hời hợt. Bao nhiêu người trong chúng ta chỉ đơn thuần là trải qua các chuyển động kiến nghị của đức tin? Tấm lòng của chúng ta có thực sự vâng phục khiêm cung trước Chúa Giê-su? Và ai trong chúng ta – tha thứ cho những người phạm tội với chúng ta mà không tranh đấu với tính ích kỷ, chỉ biết yêu bản thân? Trong xã hội vật chất của chúng ta, ai không vật lộn với sự đố kị và tham lam?

 

“Đường của Ca-in” cũng liên quan đến sự thù ghét và giết người. Mỗi người trong chúng ta giết người, không nhất thiết phải bằng súng và dao găm, nhưng bằng lời nói và sự giận dữ. Chúa Giê-su phán:  “Luật pháp Môi-se dạy: ‘Không được giết người! Ai giết người phải bị đưa ra toà xử tội.’  Nhưng Ta bảo các con: người nào giận anh em mình cũng phải bị xét xử; người nào nặng lời nhiếc mắng anh em cũng phải ra toà; người nào nguyền rủa anh em sẽ bị lửa địa ngục hình phạt.” (Ma-thi-ơ 5:21-22). Chúng ta dễ dàng phán xét Ca-in, “làm thế nào anh ta có thể giết em mình?” Lời phán xét đó phải được chỉ thẳng về phía chúng ta. “Làm thế nào mà chúng ta giết người – bằng những lời nói hành, giận dữ, chế nhạo, coi thường – một người nào đó mà Chúa Giê-su đã chết thế cho?

 

Lạy Chúa, xin dạy con biết kính Chúa yêu người.

 

“TÔI TIN RẰNG TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC ĐỨC CHÚA TRỜI YÊU THƯƠNG VÀ CẦN CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA.”

 

NGÀY 50

SỰ THƯƠNG XÓT

Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.

Ma-thi-ơ 25:40

 

“Khi nào tôi thấy Chúa cần người lái xe đưa trẻ đến trường, giúp trang trải các hóa đơn hàng tháng hoặc chia sẻ một bữa ăn mà tôi không làm? Khi nào tôi thấy Ngài bị tan nát hôn nhân, tuyệt vọng không có ai lắng nghe… và tôi đã không làm gì cả để an ủi? Hay là khi nào tôi thấy Ngài mất việc làm, cần được bạn bè chia sẻ tài chính nhưng tôi đã ngoảnh mặt quay đi?”

 

 

 

Trên đây là loại câu hỏi mà Đức Chúa Trời được nhiều người hỏi trong ngày phán xét chung cuộc. Hãy lắng nghe câu trả lời từ Ngài: “Hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy.” Đây sẽ là phản ứng của Vua muôn vua khi chúng ta đứng trước sự phán xét của Ngài. Hành động, cách cư xử của chúng ta trong đời này sẽ quyết định đến phần thưởng hoặc hình phạt trong đời hầu đến.

 

Hãy tự đánh giá đời sống của chính mình. Những bằng chứng nào cho biết bạn đang phục vụ Chúa Giê-su và bày tỏ lòng thương xót với người khác? Cầu xin Chúa mở mắt để chúng ta có thể nhìn thấy những nhu cầu xung quanh. Cho dù chỉ là một nghĩa cử bé nhỏ thì mỗi hành động tử tế của bạn sẽ phản ánh tình yêu của Đấng Christ và làm cho Đức Chúa Trời đẹp lòng.

 

 

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI KÊU GỌI TẤT CẢ CÁC CƠ ĐỐC NHÂN BÀY TỎ RA LÒNG THƯƠNG XÓT VỚI NHỮNG NGƯỜI CẦN ĐƯỢC THƯƠNG XÓT.”

 

 

NGÀY 51

CHỨC VỤ QUẢN GIA

Vì nếu ngươi làm thinh trong lúc nầy đây, dân Giu-đa hẳn sẽ được tiếp trợ và giải cứu bởi cách khác, còn ngươi và nhà cha ngươi đều sẽ bị hư mất; song nào ai biết rằng chẳng phải vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu sao?

Ê-xơ-tê 4:14

 

Từ chức vụ quản gia có thể được nghĩ đến những thứ cụ thể để quản lý như tiền bạc và các của cải vật chất. Kinh Thánh dạy chúng ta về chức vụ quản gia (hay quản lý) mỗi lĩnh vực của đời sống thật tốt để có thể chia sẻ chúng cho người khác. Một người quản gia tốt biết nắm lấy những cơ hội mà Đức Chúa Trời ban cho.

Cô gái trẻ xinh đẹp Ê-xơ-tê trở thành hoàng hậu xứ Ba-tư trong khi lai lịch Do Thái của cô vẫn còn là điều bí mật. Khi một sắc lệnh mới từ hoàng đế Ba-tư khiến cuộc sống của mỗi người Do Thái lâm nguy, thì vai trò của Ê-xơ-tê trong kế hoạch của Đức Chúa Trời cho tuyển dân là điều hiển nhiên. Người cậu của Ê-xơ-tê là Mạc-đô-chê đã nói rõ “vì cớ cơ hội hiện lúc nầy mà ngươi được vị hoàng hậu?” Bây giờ Ê-xơ-tê bắt đầu hành động trong vai trò của mình – hành động này tiềm ẩn nhiều rủi ro (cô có thể mất mạng sống). Tuy nhiên Ê-xơ-tê đã can đảm đối diện với vấn đề. Bà phải vào diện kiến vua mà không được mời – đây là một hành động trái luật pháp của Ba-tư, có thể phải đối diện với cái chết, trừ khi vua Ba-tư đưa cây phủ việt ra hoan nghênh bà. Đức Chúa Trời đã ban phước cho Ê-xơ-tê và khiến bà được ơn trước vị hoàng đế Ba-tư, nhà vua đưa cây phủ việt ra chào đón vị tân hoàng hậu của mình. Lúc này bà Ê-xơ-tê đã có thể trình bày duyên cớ của mình và đứng ra bênh vực tuyển dân.

 

Hãy nghĩ về những cơ hội mà bạn có trong gia đình, tại chỗ làm hay với người hàng xóm…Hãy nắm lấy những cơ hội đó để tôn vinh Đức Chúa Trời và làm công việc mà Ngài muốn bạn làm. Hãy cầu xin Chúa chỉ cho bạn phương cách để thực hiện công việc đó. Đức Chúa Trời có thể kêu gọi bạn phục vụ người khác trong một đường lối tiềm ẩn sự rủi ro.  Nhưng khi Chúa đã chuẩn bị bạn cho việc đó, Ngài chắc sẽ ban lòng can đảm để bạn có thể hành động mà không sợ hãi gì.

 

“TÔI TIN RẰNG BẢN THÂN VÀ MỌI ĐIỀU TÔI ĐANG QUẢN LÝ ĐỀU THUỘC VỀ ĐỨC CHÚA TRỜI.”

 

 

NGÀY 52

 

CÕI ĐỜI ĐỜI

 

Vả lại, có một vực sâu ở giữa chúng ta với ngươi, đến nỗi ai muốn từ đây qua đó không được, mà ai muốn từ đó qua đây cũng không được

Lu-ca 16:26

 

Chúng ta hãy trung thực – địa ngục không phải là một chủ đề dễ dàng để nói đến. Nhưng với lòng thương xót, đầy yêu thương, Chúa Giê- su đã mạnh dạn dạy bảo về nỗi đau đớn của một cõi vĩnh hằng mà không có Đức Chúa Trời. Chúng ta cũng nên như vậy.

 

Trong sách Lu-ca chương 16, Chúa Giê-su đã nói đến tâm linh của một người ăn xin tên là La-xa-rơ và một người giàu có sau khi chết. La-xa-rơ được về yên nghỉ bình an bên cạnh Áp-ra-ham. Còn người giàu có lúc còn sống hưởng thụ biết bao tiện nghi, xa xỉ, nhưng khi chết đi phải ở nơi âm phủ – một nơi chỉ dành cho kẻ ác, chịu nhiều đau đớn khổ hình. Người giàu ở nơi đau đớn, nhìn thấy Áp-ra-ham và La-xa-rơ, ông nài nỉ Áp-ra-ham, “xin sai La-xa-rơ đến nhà cha tôi, – 28 vì tôi có năm anh em, – đặng người làm chứng cho họ về những điều nầy, kẻo họ cũng xuống nơi đau đớn nầy chăng. 29 Áp-ra-ham trả lời rằng: Chúng nó đã có Môi-se và các đấng tiên tri; chúng nó phải nghe lời các đấng ấy! 30 Người giàu nói rằng: Thưa Áp-ra-ham tổ tôi, không phải vậy đâu; nhưng nếu có kẻ chết sống lại đến cùng họ, thì họ sẽ ăn năn. 31 Song Áp-ra-ham rằng: Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy.”

Hãy sử dụng câu chuyện này của Chúa Giê-su để chia sẻ đức tin của bạn với những người đang có nhu cầu về sự cứu rỗi. Thì giờ trên đất là cơ hội duy nhất để chúng ta có thể nghe câu chuyện Phúc âm và ăn năn.

 

 

“TÔI TIN RẰNG CÓ THIÊN ĐÀNG, ĐỊA NGỤC VÀ CHÚA GIÊ-SU SẼ TRỞ LẠI ĐỂ PHÁN XÉT TẤT CẢ MỌI NGƯỜI, THÀNH LẬP VƯƠNG QUỐC ĐỜI ĐỜI CỦA NGÀI.”

 

NGÀY 53

ĐỨC CHÚA TRỜI

Lửa của Đức Giê-hô-va bèn giáng xuống, thiêu-đốt của-lễ thiêu, củi, đá, bụi, và rút nước trong mương.

1 Các vua 18:38

 

Hãy đọc chậm rãi lời tường thuật ở đây. Ngọn lửa của Chúa “cháy trên mặt nước” sau khi tiên tri Ê-li bình tĩnh cầu nguyện, cầu xin Đức Chúa Trời hãy để những kẻ ngoại giáo chứng kiến sức mạnh đáng kinh ngạc của Đức Chúa Trời quyền năng.

 

Màn thách đấu diễn ra căng thẳng trên núi Cạt-mên. Từ sáng cho đến giữa trưa, các tiên tri của Ba-anh cầu khẩn thần của mình, “Hỡi Ba-anh! Xin đáp lời chúng tôi. Nhưng chẳng có tiếng gì, cũng chẳng ai đáp lời; chúng đều nhảy chung-quanh bàn-thờ mình đã dựng lên.” Không có gì xảy ra, khi tên của Ba-anh được cầu khấn, thậm chí những người này còn “lấy gươm giáo gạch vào mình cho đến chừng máu chảy ra.” Ba-anh hoàn toàn không trả lời sự cầu khẩn của những kẻ theo mình.

Tuy nhiên Đức Chúa Trời mà Ê-li hầu việc thì không phải như vậy. Khi tiên tri của Đức Chúa Trời cầu nguyện, phép lạ xảy ra: “Lửa của Đức Giê-hô-va bèn giáng xuống, thiêu-đốt của-lễ thiêu, củi, đá, bụi, và rút nước trong mương. Thấy vậy, cả dân-sự sấp mình xuống đất, và la rằng: Giê-hô-va là Đức Chúa Trời! Giê-hô-va là Đức Chúa Trời!”

 

 

Cảm ơn Chúa vì những lần Ngài bày tỏ sự hiện diện của Ngài cho bạn, hãy tìm kiếm Ngài để Ngài làm điều giống như Ngài đã làm cho Ê-li một lần nữa hôm nay.

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG KINH THÁNH LÀ DUY NHẤT VÀ CHÂN THẬT – ĐỨC CHA, ĐỨC CON VÀ ĐỨC THÁNH LINH.”

 

NGÀY 54

ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ MỘT THÂN VỊ LIÊN HỆ VỚI MỖI CÁ NHÂN

Nhưng Đức Giê-hô-va lại phán: Chớ nói: Tôi là con trẻ; vì ngươi sẽ đi khắp nơi nào ta sai ngươi đi, và sẽ nói mọi điều ta truyền cho nói.  Đừng sợ vì cớ chúng nó; vì ta ở với ngươi đặng giải cứu ngươi, Đức Giê-hô-va phán vậy.

Giê-rê-mi 1:7-8

 

Khi Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta làm một điều gì đó, Ngài ban quyền năng để chúng ta có thể thực hiện kế hoạch của Ngài. Rất ít người trong chúng ta có được những chi tiết cụ thể cho sứ vụ của chúng ta từ Chúa theo cách mà tiên tri Giê-rê-mi đã có, nhưng tất cả chúng ta đều được kêu gọi trung thành với nhiệm vụ của mình giống như vị “tiên tri than khóc” này.  Thông điệp mà vị tiên tri rao giảng làm đau lòng ông, vì ông biết tuyển dân Israel sắp bị lưu đày sang Ba-by-lôn làm phu tù. Biết chính xác những gì Chúa truyền bảo mình phải làm, Giê-rê-mi cảnh báo vương quốc phía nam Giu-đa về kỷ luật của Chúa đang chờ đợi để xử lý sự bất trung của họ.

 

Giê-rê-mi biết dân Giu-đa sẽ không chú ý tới các cảnh báo của ông. Thật ra, Chúa cho vị tiên tri biết rằng tuyển dân đang chống nghịch lại ông (câu 19). Nhưng nhiệm vụ của ông là trung thành và can đảm truyền tải thông điệp của Chúa. Ông được yên nghỉ trên lời hứa của Chúa là Ngài ở cùng ông trên mỗi bước đi vâng phục.

Đức Chúa Trời kêu gọi bạn làm những gì? Đó chắc chắn là một nhiệm vụ phù hợp với bạn, nhưng rõ ràng đó là một nhiệm vụ bạn không thể làm ngoài quyền năng trợ giúp của Chúa.    Đừng sợ hãi, hãy học tập vâng phục và biết rằng Chúa đang phán với bạn, “Ta ở cùng ngươi.”

 

 

 

 

“TÔI TIN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI BIẾT VÀ QUAN TÂM ĐẾN MỌI CHI TIẾT TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY CỦA TÔI.”

 

NGÀY 55

 

SỰ CỨU RỖI

Ấy là trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội, theo sự dư dật của ân điển Ngài,

Ê-phê-sô 1:7

 

Khi viếng thăm Nam Phi lần đầu tiên, tôi bị lay động bởi vẻ đẹp của vùng đất và thân thể Chúa tại đó. Tuy nhiên hầu hết những người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Nam Phi sống trong những túp lều tệ hại khủng khiếp, không an toàn, nơi mà chó có thể đi phóng uế bừa bãi và cũng không có ai buồn thu dọn. Người lớn cũng khó sống trong những điều kiện như vậy, thì nói gì đến trẻ em có thể lớn lên trong một môi trường thiếu kém vệ sinh như thế.

Các tổ chức từ thiện đã cố gắng xây dựng những ngôi nhà xinh đẹp, an toàn cho cư dân. Điều đáng ngạc nhiên, một khi những người nghèo khổ chiếm hữu những ngôi nhà mới này, họ đã bán chúng, bỏ tiền vào túi rồi lại trở về với những túp lều tồi tàn đó!

Điều này làm tôi suy nghĩ đến những gì Đấng Christ đã làm cho chúng ta. Ngài đem chúng ta đến sự tự do qua ơn cứu chuộc, không phải để chúng ta quay trở về với nếp sống cũ – tăm tối thuộc linh. Nhờ ân sủng của Đấng Christ, chúng ta không phải sống trong cảnh tồi tàn đổ nát nữa – không phải trong sự áp bức, chán nản, lo lắng, nghi ngờ, sợ hãi, chán nản, tủi nhục hay bất lực.

Bạn đã được bao hàm trong sự giàu có của ân sủng Chúa. Đừng cho phép chính mình trở về với nơi chốn trước đây. Đừng lạm dụng ân ban của Ngài. Hãy sử dụng nó để sống một đời sống chiến thắng tội lỗi và sự chết.

 

“TÔI TIN RẰNG CON NGƯỜI CÓ THỂ THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ ĐÚNG ĐẮN VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI NHỜ VÀO ÂN ĐIỂN CỦA NGÀI VÀ THÔNG QUA ĐỨC TIN NƠI CHÚA GIÊ-SU CHRIST.”

 

 

NGÀY 56

KINH THÁNH

Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi,
Để tôi không phạm tội cùng Chúa.

Thi thiên 119:11

 

 

 

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên