Trang Chủ KINH THÁNH Bạn Hiểu Biết Kinh Thánh Như Thế Nào?

Bạn Hiểu Biết Kinh Thánh Như Thế Nào?

767
0
SHARE

Bạn Hiểu Biết Kinh Thánh Như Thế Nào?

Kinh Thánh nói rằng có “một Chúa, một đức tin, một phép báp têm” (Ê-phê-sô 4:5). Đoạn này nhấn mạnh sự thống nhất nên có trong hội thánh của Chúa bởi vì chỉ có “một Thánh Linh” ngự trong chúng ta (câu 4). Trong câu 3, Phao-Lô kêu gọi mọi người nên khiêm nhường, hiền lành, kiên nhẫn, và yêu thương – đây là đều cần thiết để bảo quản sự thống nhất. Theo 1 Cô-rinh-tô 2:10-13, Chúa Thánh Linh biết ý tưởng của Đức Chúa Trời (câu 11), và Ngài bày tỏ (câu 10) và dạy bảo (câu 13) cho những người Ngài đang cư ngụ trong lòng. Hoạt động này của Chúa Thánh Linh được gọi là sự soi sáng.

Trong một thế giới hoàn hảo, mọi tín hữu sẽ nghiên cứu Kinh Thánh một cách chăm chỉ (2 Ti-mô-thê 2:15) khi họ cầu nguyện và dựa vào sự soi sáng của Chúa Thánh Linh. Như có thể thấy rõ ràng, đây không phải là một thế giới hoàn hảo. Không phải ai là người có Chúa Thánh Linh đều thực sự lắng nghe Ngài. Có những con cái Chúa làm buồn lòng Ngài (Ê-phê-sô 4:30). Hỏi bất kỳ nhà giáo dục nào – ngay cả giáo viên của một lớp học tốt nhất cũng có những học sinh bướng bỉnh chống đối việc học tập, mặc dù vị giáo viên này đã làm hết mọi cách. Vì vậy, một trong những lý do có những cách diễn dich khác nhau của Kinh Thánh đơn giản là vì một số không lắng nghe Người Thầy – Chúa Thánh Linh. Sau đây là một số lý do khác cho sự khác biệt về niềm tin của những người dạy Kinh Thánh.

1. Không có đức tin: Sự thật là có nhiều người tự nhận là Cơ Đốc nhân nhưng họ chưa bao giờ được sự tái sinh của Đức Thánh Linh. Họ mang danh nghĩa là con cái Chúa nhưng không có sự thay đổi thực sự. Nhiều người không tin Kinh Thánh là có thật nhưng lại mạo muội dạy kinh thánh. Họ tự nhận là phát ngôn viên của Chúa nhưng sống không có đức tin. Phần lớn những sự diễn dịch sai lầm xuất phát từ nơi đây.

Những người không tin không thể nào diễn dịch đúng Kinh Thánh. “Người không có đức Thánh Linh không chấp nhận sự dạy dỗ đến từ Thánh Linh, vì họ coi những lời này là rồ dại và không thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng”. (I Cô-rinh-tô 2:14). Một người không được cứu không hiểu được chân lý của Kinh thánh. Họ không có sự soi sáng của Đức Thánh Linh. Hơn nữa, ngay cả mục sư hay nhà thần học cũng không bảo đảm là họ kinh nghiệm sự cứu rỗi.

Một ví dụ về sự lộn xộn gây ra bởi sự không tin được tìm thấy trong Giăng 12:28-29. Chúa Giê Xu cầu nguyện cùng Chúa Cha, nói rằng “Cha ơi, xin làm sáng danh Cha”. Đức Chúa Cha trả lời lời phán từ trời, và những người chung quanh đó đều nghe. Tuy nhiên, chú ý đến sự khác biệt trong cách diễn dịch. “Đám đông đang ở đó và nghe tiếng nói cho rằng đó là tiếng sấm; những người khác thì cho rằng thiên sứ nói với Chúa.” Mọi người đều nghe giống nhau – một tiếng phán rõ ràng từ trời – nhưng mỗi người lại nghe những gì họ muốn nghe.

2. Thiếu sự đào tạo: Sứ đồ Phi-e-rơ cảnh cáo những người diễn dịch sai Kinh Thánh. Ông cho rằng sự dạy dỗ sai lầm của họ một phần là do họ “không biết” (2 Phi-e-rơ 3:16). Phao-lô dạy Ti-mô-thê: “Hãy chuyên tâm cho đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chổ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật”. Không có lối tắt trong việc diễn dịch chính xác, chúng ta phải tự mình nghiên cứu lời Chúa.

3. Phương pháp giải kinh nghèo nàn: nhiều lỗi lầm gây ra cũng chỉ vì không biết áp dụng phương pháp giải kinh đúng cách. Lấy một câu Kinh Thánh ra khỏi văn cảnh có thể làm sai trật ý của câu Kinh Thánh. Không quan tâm đến bối cảnh lớn của chương hay sách, hay không nắm vững bối cảnh lịch sử/ văn hóa của câu Kinh Thánh cũng có thể gây ra vấn đề.

4. Thiếu hiểu biết về toàn bộ lời của Chúa.

Apollos là một nhà truyền đạo mạnh mẽ và hùng hồn, nhưng ông chỉ biết phép báp- tem của Giăng. Ông không biết gì về Chúa Giê Xu và sự ban cho cứu rỗi của Ngài cho nên bài giảng của ông không đầy đủ. Aquilla và Priscilla “đã giãi bày đường lối Chúa một cách đầy đủ, kỹ lưỡng” (Công Vụ 18:24-28). Sau đó, Apollos có thể giảng về Chúa Giê-xu. Một số nhóm và cá nhân ngày nay không có một sứ điệp đầy đủ vì họ quá chú trọng vào một số đoạn và không màng đến những đoạn khác. Họ quên không so sánh Kinh thánh với Kinh thánh.

5. Sự ích kỷ và kiêu ngạo. Đáng tiếc thay, nhiều bản dịch Kinh thánh dựa vào thành kiến cá nhân và giáo lý nhỏ mọn. Một số người thấy đây là cơ hội tiến thân bằng cách đề cao một “cách nhìn mới” về Kinh thánh.
6. Không có sự trưởng thành. Khi con cái Chúa không trưởng thành, cách áp dụng  lời Chúa của họ sẽ bị ảnh hưởng. “Tôi cho các anh em sữa, không phải đồ ăn cứng, bởi vì các anh em không chịu nổi; đến bây giờ cũng chưa chịu được; vì anh em hãy còn thuộc về xác thịt” (1 Cô-rinh-tô 3:2-3). Một cơ đốc nhân chưa trưởng thành sẽ không sẵn sàng cho “thức ăn cứng” của lời Chúa. Cần lưu ý bằng chứng của đời sống xác thịt của người Cô-rinh-tô là sự phân rẽ trong hội thánh (câu 4)

7. Nhấn mạnh thái quá vào truyền thống. Một số hội thánh xác nhận là mình tin vào Kinh thánh nhưng cách diễn dịch của họ luôn được lọc qua các truyền thống cố định của hội thánh. Khi có sự mâu thuẫn giữa truyền thống và sự dạy dỗ của thánh kinh, truyền thống được đưa cho mức ưu tiên. Điều này phủ định thẩm quyền của lời Chúa một cách hiệu lực và ban quyền tối cao cho lãnh đạo của hội thánh.

Về những vấn đề cơ bản, Kinh thánh rất rõ ràng không chối cãi được. Không có gì mơ hồ về thần tính của Đấng Christ, thực tế của thiên đàng và địa ngục, và sự cứu rỗi bởi ân điển qua đức tin. Tuy nhiên, về những vấn đề kém quan trọng hơn, sự dạy dỗ của Kinh thánh ít rõ ràng hơn, và điều này tự nhiên dẫn đến nhiều cách dịch khác nhau. Thí dụ cụ thể, chúng ta không có sự dạy dỗ trực tiếp trong kinh thánh bao lâu chúng ta mới có tiệc thánh một lần hay dùng kiểu nào của âm nhạc. Những tín đồ trung thực, thật thà vẫn có thể có nhiều sự diễn dịch khác nhau về những phân đoạn liên quan đến những vấn đề ngoại vi này.

Vấn đề quan trọng là nên quyết đoán chỗ nào kinh thánh quyết đoán và tránh quyết đoán những phạm vi Kinh thánh không đề cập đến. Hội thánh nên cố gắng noi theo gương của hội thánh ban đầu ở Giê -ru-sa-lem: “Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh và sự cầu nguyện.” (Công Vụ  2:42). Các hội thánh ban đầu có sự đoàn kết vì con cái Chúa đã kiên định trong giáo lý của các sứ đồ. Hội thánh sẽ được sự đoàn kết lần nữa khi chúng ta trở về với giáo lý của các sứ đồ và bỏ qua những học thuyết khác biệt, mốt nhất thời, và mánh lới quảng cáo đã len lỏi vào hội thánh Chúa.

English

https://www.gotquestions.org/Viet  

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên