Trang Chủ LỜI CHỨNG CÁ NHÂN Gốc Bồ Đề Đến Chân Thập Tự

Gốc Bồ Đề Đến Chân Thập Tự

556
0
SHARE

https://gotquestions.org

So với Phật Giáo, Tin lành có một vài nét đặc trưng (hay điểm nổi bật), cái mà cho thấy rằng Tin lành xứng đáng được xem xét.

Trước tiên, cả Tin lành và Phật giáo đều có một nhân vật lịch sử đóng vai trò then chốt, đó là Chúa Giê-su và Đức phật, nhưng chỉ có Chúa Giê-su được chứng minh là đã sống lại từ cõi chết (Ma-thi-ơ 28:1-10; Mác 16:1-8; Lu-ca 24:1-43; Giăng 20:1-28). Trong lịch sử, rất nhiều người đã trở thành những người thầy khôn ngoan, sáng suốt và trong số đó, nhiều người đã bắt đầu các phong trào tôn giáo. Tất-đạt-đa Cồ-đàm, Cù đàm (Siddhartha Guatama), người đương thời còn gọi Đức phật là “sakyamuni” (nghĩa là bậc thức giả tộc thích ca, hay đơn giản là Phật), là nhân vật nổi bật trong số họ, là người có sự khôn ngoan đặc biệt và một triết lý sâu sắc về cuộc sống. Nhưng, Chúa Giê-su cũng nổi bật, và Ngài đã xác nhận những lời giảng dạy thuộc linh (giáo lý tâm linh) của Ngài với một bài kiểm tra, mà chỉ có quyền năng thiêng liêng mới có thể vượt qua. Sự dạy dỗ của Chúa Giê-su (giáo lý của Ngài) được xác nhận (xác thực) bởi cái chết và sự sống lại của chính bản thân Ngài – một thực tế mà Ngài đã tiên tri và ứng nghiệm vào chính Ngài (Ma-thi-ơ 16:21; 20:18-19; Mác 8:31; 1 Lu-ca 9:22; Giăng 20-21; 1 Cô-rinh-tô 15:1-8). Chúa Giê-su xứng đáng được xem xét đặc biệt.

Thứ hai, Kinh Thánh là nổi bật mang tính lịch sử, xứng đáng được xem xét một cách nghiêm túc. Một người thậm chí có thể nói rằng lịch sử của Kinh Thánh rất thuyết phục đến nỗi, sự nghi ngờ Kinh Thánh cũng là nghi ngờ chính lịch sử, bởi vì Kinh Thánh là cuốn sách có thể kiểm chứng mang tính lịch sử nhất của mọi thời cổ đại. Chỉ duy nhất một cuốn sách có nhiều kiểm chứng mang tính lịch sử hơn sách Cựu Ước (Kinh Thánh Do Thái) là Sách Tân Ước. Xem xét những điều sau đây:

1. Có nhiều bản thảo hiện hành cho Tân Ước hơn bất cứ bản thảo nào khác của thời kỳ cổ đại – 5,800 bản chép tay bằng tiếng Hy lạp cổ đại; 24,000 bản với những ngôn ngữ khác nhau. Sự đa dạng của nhiều bản thảo cho phép một cơ sở nghiên cứu to lớn, mà chúng ta có thể kiểm tra các văn bản với nhau và xác định những gì bản gốc đề cập.

2) Các bản chép tay của Tân Ước gần bằng tuổi với bản gốc hơn bất kỳ tài liệu nào khác của thời kỳ cổ đại. Tất cả các bản gốc được viết trong thời kì của những người đương thời (nhân chứng) trong thế kỷ thứ nhất sau công nguyên., và chúng ta hiện đang có một phần của bản thảo có niên đại từ năm 125 sau Công nguyên (P52). Toàn bộ bản sao nội dung Kinh Thánh xuất hiện trước năm 200 sau Công nguyên, và sách Tân Ước bản hoàn chỉnh có thể được tìm thấy từ năm 350 sau Công nguyên. Tất cả các cuốn sách của Tân Ước ban đầu được viết trong thời kì của những nhân chứng, nghĩa là các cuốn sách không có thời gian để trở thành huyền thoại hoặc văn hoá (văn học) dân gian. Hơn nữa, những tuyên bố chân lý của họ được chịu trách nhiệm của các thành viên Giáo Hội, như những nhân chứng sống cho các sự kiện, có thể kiểm tra, kiểm chứng những sự thật.

3) Các tài liệu Tân ước chính xác hơn bất cứ tài liệu cổ xưa nào khác. John R. Robinson trong “Thành tâm (Chân thật) với Đức Chúa Trời” báo cáo rằng tài liệu Tân Ước chính xác là 99.9 phần trăm (chính xác nhất trong số bất kỳ các cuốn sách cổ đại hoàn chỉnh nào). Bruce Metzger, một chuyên gia trong Tân Ước Hy lạp, thì đưa ra tỷ lệ chính xác khiêm tốn hơn là 99.5%.

Thứ ba, đạo đức của Tin lành có nền tảng vững mạnh hơn đạo đức của Phật giáo. Đạo đức Tin lành được tìm thấy trong tính cách riêng biệt (cá nhân) của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là đấng riêng biệt và là đạo đức. Bản chất của Ngài là “nhân lành” (điều thiện), và vì thế mọi hành động mà phù hợp với lòng nhân từ của Ngài thực sự là điều “thiện” (điều tốt). Bất cứ điều gì xa rời (trái lại) lòng nhân từ của Ngài, đó là “điều ác”. Đối với phật tử, tuy nhiên, thực thể tối cao không được hiểu như là tính cách cá nhân (tính cách riêng biệt). Nhưng về mặt đạo đức, thì bản chất của nó đòi hỏi tính cách cá nhân. Để chứng minh, hãy xem xét đạo đức của một hòn đá. Một người không đổ lỗi cho hòn đá, cái mà được sử dụng trong vụ giết người, vì nó không phải là một con người với trách nhiệm đạo đức. Thay vì thế, trách nhiệm đạo đức nằm ở con người, người mà sử dụng hòn đá đó cho mục đích độc ác. Phật giáo thiếu khuôn khổ cá nhân cho trách nhiệm đạo đức. Đối với phật giáo, “luật nhân-quả” (hay còn gọi là “nghiệp”) là khuôn khổ cho đạo đức. Nhưng nghiệp là phi cá nhân (thiếu những cảm xúc của con người). Đó là giống như một quy luật tự nhiên. Phá vỡ một “luật nhân-quả” thì không phải là bản chất độc ác. Dường như không có sự khác biệt đáng kể giữa lỗi sai (sai lầm phi đạo đức) và tội lỗi (hành vi sai trái về mặt đạo đức).

Hơn nữa, rất nhiều phật tử thậm chí cho rằng tính hai mặt của “thiện” và “ác” cuối cùng bị phá vỡ. “Thiện” và “Ác” sẽ là một phần của maya (mẹ đẻ của phật thích ca), thế giới ảo ảnh về thực tại giác quan. Các thể loại đạo đức thì không đủ lớn để thiết lập nên một thực thể tối cao, và những cá nhân giác ngộ (được khai sáng) sẽ thấy rằng khoảng cách giữa “thiện” và “ác” là mờ nhạt, và dường như trở thành một. Nhưng theo ý nghĩa tích cực, thực thể tối cao sẽ không phải là “thiện”. Và, nó cũng không phải là “ác”, nhưng sau đó những gì đảm bảo cho sự tồn tại thì cho rằng ” thực thể tối cao” thậm chí còn là một sự theo đuổi đáng giá? Và những căn cứ nào cho một đời sống đạo đức tốt (đức hạnh) thay vì một cuộc sống phi đạo đức mà không quan tâm đến việc phân biệt đạo đức hoặc một cuộc sống không hoạt động cố gắng tránh lựa chọn đạo đức nhiều nhất có thể? Nếu Phật giáo cho rằng thực tế không phải là thực thể cá nhân cuối cùng và sự phân biệt giữa “thiện” và “ác” là không thực sự thật (thực), thì Phật giáo không phải là nền tảng thật sự cho đạo đức. Tin lành, ngược lại có thể chỉ ra các tính cách của Đức Chúa Trời như là nền tảng đạo đức cá nhân và cung cấp một cơ sở để phân biệt “điều thiện” khỏi “tà ác”.

Thứ tư, Tin lành đánh giá một cách đúng đắn về “sự ham muốn”. Về điểm này, Đạo đức phật giáo dường như có một khó khăn cốt lõi. Thích-ca Mâu-ni dạy rằng tanha (tham ái), “ham muốn” hoặc “dính mắc” (vướng mắc), lá gốc rễ của sự đau khổ và sẽ bị tan biến (mất đi). Nhưng phải thừa nhận là những điều thiện được dựa trên cơ sở ý tưởng của sự ham muốn. Ví dụ như tình yêu, là để khao khát, mong muốn sự tốt lành của người khác (Giăng 15:13; 1 Giăng 4:7-12). Một người thậm chí không thể yêu, trừ khi người đó có một mức độ gắn bó trong mong muốn hạnh phúc của người khác. Ngược lại, Cơ đốc giáo dạy rằng ham muốn là tốt khi nó được hướng dẫn một cách đúng đắn. Phao-lô khuyến khích các Cơ đốc nhân “khao khát những ân tứ lớn hơn” của Đức Thánh Linh (1 Cô-rinh-tô 12:31; 14:1). Trong Thi thiên, chúng ta thấy những hình ảnh của những người thờ phượng khao khát và mong muốn được tương giao với Đức Chúa Trời (Thi thiên 42:1-2; 84). Và, tất nhiên, Đức Chúa Trời không đơn giản là hành động yêu thương. Ngài là tình yêu thương đối với chúng ta (1 Giăng 4:9; Thi thiên 136, Giang 3:16). Loại bỏ mong muốn chỉ để tránh đau khổ vô tình vất bỏ thứ quý giá như tình yêu thương.

Thứ năm là câu hỏi “Bạn làm gì với những tội lỗi của bạn?”. Phật giáo có ít nhất 2 quan điểm về tội lỗi. Tội lỗi đôi khi được hiểu là vô minh (trạng thái tối tăm của trí tuệ, là sự dốt nát của con người). Theo quan điểm phật giáo, tội lỗi là nếu người ta không thấy hoặc không hiểu được thực tại (thực tế). Tuy nhiên, trong Phật giáo, vẫn có một quan điểm về lỗi đạo đức được gọi la tội lỗi. Việc cố tình làm một điều gì đó sai trái, độc ác để phá vỡ một đạo luật tâm linh (thiêng liêng) hoặc luật pháp trần gian (trên đất), hoặc để mong muốn những điều sai trái, được xác định là tội lỗi. Nhưng, những định nghĩa sau này về tội lỗi lại chỉ ra mỗi loại tội lỗi đòi hỏi sự chuộc tội thật sự. Vậy chuộc tội có thể bắt đầu từ đâu? Sự chuộc tội có thể đạt được bởi việc tuân thủ các nguyên tắc Nhiệp – Báo (Nhân-Quả) không? Nghiệp – Báo là phi nhân cách (thiếu những cảm xúc của con người) và phi đạo đức. Một người có thể làm nhiều việc thiện, thậm chí là sự cân bằng, nhưng người đó không bao giờ có thể vứt bỏ tội lỗi. Nhiệp-Báo thậm chí không cung cấp một bối cảnh, mà trong đó lỗi đạo đức thậm chí là đạo đức. Chúng ta đã xúc phạm một ai đó nếu chúng ta phạm tội một cách riêng tư, đúng không? Nghiệp – Báo không quan tâm là theo cách này hay cách khác bởi vì Nghiệp không phải là con người. Sự chuộc tội có thể bằng lời cầu nguyện hay sự tôn sùng Bồ Tát hay Đức phật không? Kể cả khi những nhân vật đó có thể ban sự tha thứ, có vẻ như tội lỗi vẫn sẽ tồn tại và không được trả. Họ sẽ tha thứ tội lỗi khi họ chỉ ra nó có thể tha thứ; nó không phải là vấn đề lớn.

Cơ Đốc Giáo, mặt khác, có quan điểm thần học đầy dủ duy nhất về tội lỗi. Trong Cơ Đốc giáo, tội lỗi là lỗi đạo đức. Kể từ khi Adam, con người đã trở thành những sinh vật tội lỗi. Tội lỗi là có thật. Và đặt ra một khoảng cách vô hạn giữa con người và hạnh phúc. Tội lỗi đòi hỏi sự công lý. Nhưng nó không thể “cân bằng” với số lượng điều tốt bằng hoặc lớn hơn. Nếu một ai đó có điều tốt gấp mười lần điều xấu, thì sau đó người đó vẫn có những điều xấu trong lương tâm của họ. Điều gì sẽ xảy ra với những điều xấu đang tồn tại? Họ có được tha thứ như thể họ không phải là một vấn đề lớn như lúc ban đầu? Họ có được phép được hạnh phúc không? Họ có phải chỉ là ảo ảnh, ảo ảnh do đó không để lại vấn đề nào hết? Không có sự lựa chọn nào trong số này là phù hợp.

Liên quan đến ảo ảnh, tội lỗi quá thực đối với chúng ta để được giải thích như một ảo ảnh. Liên quan đến tội lỗi của chúng ta, khi chúng ta trung thực với chính mình thì tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta đều đã phạm tội (Rô-ma 3:23). Liên quan đến sự tha thứ, đơn giản chỉ là tha thứ cho tội lỗi mà không mất chi phí xử lý tội lỗi nào giống như đó không phải là hậu quả nhiều mặc dù chúng ta biết điều đó là sai lầm. Liên quan đến hạnh phúc, hạnh phúc không phải quá tốt (thiện) nếu tội lỗi bị giấu trong đó. Đó như là vòng Nghiệp-Báo (nhân-quả) để lại tội lỗi trong trái tim và hạnh phúc của chúng ta hoặc là không thể khoan dung chúng ta, hoặc nó phải chấm dứt hoàn hảo để chúng ta có thể bước vào.

Cơ Đốc Giáo có một câu trả lời cho tội lỗi. Không có tội lỗi nào là không bị trừng phạt, nhưng sự trừng phạt đã được thoả mãn trong sự hy sinh bản thân của Đấng Christ trên thập tự giá. Đức Chúa Trời trở thành con người, sống một cuộc sống hoàn hảo, và chết một cái chết mà chúng ta xứng đáng nhận được. Ngài đã bị đóng đinh thay chúng ta, một sự thay thế cho chúng ta, và một sự bao bọc che chở, hoặc là sự chuộc tội cho những tội lỗi của chúng ta. Hơn thế nữa, Ngài đã sống lại, và đã chứng minh rằng thậm chí cái chết cũng không chiến thắng được Ngài (Ma-thi-ơ 28:1-10; Mác 16:1-8; Lu-ca 24:1-12; Giăng 20:1-10, 24-29). Ngài hứa hẹn sự sống lại giống như Ngài cho đến sự sống vĩnh cửu cho tất cả những ai mà đặt niềm tin ở Ngài, là Chúa và Đấng cứu rỗi duy nhất (Rô-ma 3:10, 23:6:23;8:12; 10:9-10; Ê-phê-sô 2:8-9; Phi-líp 3:21).

Đây không phải là “niềm tin dễ dàng” nơi Đức Chúa Trời (dễ dàng tin theo lời dạy của Ngài), giống như một người lao công (người quét rác) chỉ dọn dẹp tất cả những sai lầm của chúng ta. Đúng hơn, đây là một bản cam kết suốt đời cho việc đảm nhận bản chất mới và bắt đầu mối quan hệ mới của chúng ta đối với chính Đức Chúa Trời (Rô-ma 6:1; Ê-phê-sô 2:1-10; so sánh vơi Ê-xê-chi-ên 36:26-27). Khi một người thực sự tin Đức Chúa Trời là Đấng mà Ngài nói ở trong Kinh thánh, và thật sự tin những gì Đức Chúa Trời đã làm, những cái mà được Ngài nói trong kinh thánh, và một người đặt cuộc sống của mình vào niềm tin đó – thì người đó được biến đổi. Người ấy trở thành một tạo vật mới bởi quyền năng của Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 5:17). Bạn không thể vẫn như cũ khi bạn có niềm tin đó (lối sống, tinh thần phải được thay đổi). Cũng giống như, một người có thể vẫn dễ dàng tiếp tục đọc báo buổi sáng sau khi nhận ra ngôi nhà của anh ta đang cháy. Sự hiểu biết về khái niệm đó (ngôi nhà đang cháy) thúc đẩy bạn hành động và thay đổi cuộc sống của mình (ngừng đọc báo và làm điều gì đó với ngọn lửa).

Cuối cùng, chỉ trong Cơ Đốc Giáo chúng ta có thể biết rằng chúng ta được cứu. Chúng ta không phải chỉ dựa trên một vài kinh nghiệm thoáng qua (kinh nghiệm phù du), cũng như chúng ta không dựa vào những công việc tốt (việc thiện) hay Thiền một cách chân thành. Chúng ta cũng không đặt niềm tin vào một vị thần giả mà chúng ta đang cố gắng “tin vào sự tồn tại của họ”. Chúng ta có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, một đức tin được bảo tồn trong lịch sử, một mặc khải được tuân thủ và kiểm chứng vĩnh cửu của Đức Chúa Trời (Kinh Thánh), và một ngôi nhà được đảm bảo trên thiên đàng với Đức Chúa Trời.

Vậy, điều này có ý nghĩa gì đối với bạn? Chúa Giê-su là một thực thể tối cao! Chúa Giê-su là sự hy sinh hoàn hảo cho mọi tội lỗi của bạn (Hê-bơ-rơ 4:15; 7:26-27; 1 Phi-e-rơ 2:22; 1 Giăng 3:5). Đức Chúa Trời sẽ ban cho tất cả chúng ta sự tha thứ và sự cứu rỗi, nếu chúng ta đơn giản là tiếp nhận ân tứ của Ngài dành cho chúng ta (Giăng 1:12), và tin tưởng rằng Chúa Giê-su là Đấng cứu rỗi đã từ bỏ mạng sống của Ngài cho chúng ta, là bạn của Ngài. Nếu bạn đặt niềm tin của mình vào Chúa Giê-su như là Đấng cứu rỗi, bạn sẽ có được sự đảm bảo chắc chắn về sự sống vĩnh cửu ở thiên đàng (1 Giăng 5:13). Đức Chúa Trời sẽ tha thứ mọi tội lỗi của bạn, làm sạch linh hồn bạn (1 Giăng 1:9), làm mới cuộc sống thánh linh của bạn, ban cho bạn cuộc sống dư dạt trong thế giới này (Giăng 10:10), và sự sống vĩnh cữu ở thế giới tiếp theo (Giăng 10:27-29). Làm thế nào chúng ta có thể từ chối một món quà quý giá (ân tứ) như vậy? Làm sao chúng ta có thể quay lưng lại với Đức Chúa Trời, người đã yêu thương chúng ta — sự yêu thương đủ để Ngài hy sinh chính bản thân Ngài cho chúng ta (Giăng 14:18-19)?

Nếu bạn không chắc chắn về những gì mình tin, chúng tôi mời bạn nói lời cầu nguyện sau đây với Đức Chúa Trời; “Chúa ơi, cầu xin Ngài giúp con biết điều gì là đúng. Xin giúp con phân biệt được điều gì là sai trái, là tội lỗi. Xin hãy cho con biết đâu là con đường đúng đắn để đến với sự cứu rỗi”. Đức Chúa Trời sẽ luôn luôn tôn vinh một lời cầu nguyện như vậy.

Nếu bạn muốn tiếp nhận Chúa Giê-su là Đấng Cứu rỗi của bạn, cách đơn giản là “hãy nói chuyện với Đức Chúa Trời”, bằng lời nói hoặc âm thầm, và nói với Ngài rằng bạn tiếp nhận ân tứ của sự cứu rỗi từ Chúa Giê-su. Nếu bạn muốn có một lời cầu nguyện, đây là một ví dụ về lời cầu nguyện: “Kính lạy Đức Chúa Trời, cảm Tạ Ngài đã yêu thương chúng con. Cảm tạ Ngài đã hi sinh bản thân mình vì chúng con. Cảm tạ Ngài đã ban cho chúng con sự tha thứ và sự cứu rỗi. Con xin tiếp nhận ân tứ của sự cứu rỗi qua Chúa Giê-su. Con xin tiếp nhận Chúa Giê-su là Đấng cứu rỗi của con. Amen!”

Qua những điều bạn đã đọc ở trên, Bạn đã quyết định tin Chúa Giê-su là Đấng Cứu Rỗi của bạn chưa? Nếu có, xin vui lòng nhấp vào nút bên dưới ” hôm nay, tôi đã tiếp nhận Chúa Christ”

đọc thêm:

https://lethat.net/toi-da-gap-chua-gie-su/

http://huongdi.today

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên