Trang Chủ BIỆN GIÁO Chức Vụ Tế Lễ

Chức Vụ Tế Lễ

241
0
SHARE

Chức Vụ Tế Lễ Của Mỗi Tín Hữu

Dave L. Dawson

Translated by Tuong Vi – Vinh Hien

Mọi người đã nói gì về tác phẩm này?

David Dawson viết Chức Vụ Tế Lễ Của Mỗi Tín Hữu là chuyên luận hay nhất tôi từng thấy về chủ đề này. Chức vụ trọn đời của ông với tư cách là một giáo viên toàn cầu và người huấn luyện của những người “đang trang bị cho các thánh đồ” giúp ông có đủ điều kiện để viết lời giải thích về một trong những chủ đề quan trọng của thời đại chúng ta. Khi tôi đi vòng quanh thế giới để làm việc với các nhà lãnh đạo trong Cơ đốc giáo, tôi thấy đây là một vấn đề quan trọng cho sự thực nghiệm.

Kent Humphreys 

Christ@Work Thành phố Oklahoma, Oklahoma

Tôi đã làm việc với Dave Dawson trong hơn ba mươi năm với tư cách là biên tập viên và nhà thiết kế đồ họa của chương trình đào tạo Trang Bị Các Thánh Đồ. Tôi cũng đã đi cùng với anh ấy huấn luyện các nhà lãnh đạo ở nhiều quốc gia, ngoài chức vụ riêng của tôi với các nhà lãnh đạo kinh doanh và chuyên nghiệp trên thị trường. Công trình nghiên cứu này, Chức Vụ Tế Lễ Của Mỗi Tín Hữu là một vấn đề quan trọng gần như bị các học giả bỏ rơi, nhưng rất cần thiết trong việc đào tạo các nhà lãnh đạo Cơ đốc ngày nay. Tôi chân thành khen ngợi tác phẩm này.

Gordon E. Adams

Vision Foundation Inc.

Knoxville, Tennessee

Chúng ta cần sự giảng dạy của Dave về Chức Vụ Tế Lễ Của Mỗi Tín Hữu và tác giả đã khuấy động mọi người trước hiểm họa của sự thờ ơ truyền giáo. Tác phẩm nghiên cứu này thực sự là một luồng gió mới cho các hội thánh và các tín hữu khao khát được Thánh Linh dẫn dắt ngày nay. Trong chuyến đi tới nhiều quốc gia và làm việc với hàng ngàn hội thánh, tôi đã nhận thấy các nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo không hiểu và chưa được dạy về nghiên cứu quan trọng này từ Lời của Đức Chúa Trời. Và chúng tôi tự hỏi tại sao không có bằng chứng về quyền năng thiên thượng trong đời sống của những người đang đến với Chúa Giê-su Christ hay đã là tín hữu trong nhiều năm!

Roger D. McCasland, Chủ tịch của International Teaching Ministry Great Commission Ministries

Lời cảm ơn

Đức Chúa Trời, Đấng đã hướng dẫn tôi đến những chủ đề nhất định và thuyết phục tôi viết về những chủ đề này.

Mary, hiền thê của tôi là người khích lệ tôi trong mọi dự án mà Chúa đặt vào tấm lòng tôi.

Một nhóm những người làm việc tài năng, có thể cho ra đời một cuốn sách – đặc biệt là Kent Humphreys, người tin vào khái niệm này và cho phép tôi in ấn bản đầu tiên.

Tôi cũng biết ơn:

  • Molly Ragan, người đã vi tính hóa các ghi chú trong bản viết tay của tôi.
  • Gordon Adams và con trai tôi là D. R. Dawson, những người đã cẩn thận chỉnh sửa các từ ngữ để chúng trở nên sáng tỏ hơn.
  • Một nhóm những người đã đọc và đưa ra những gợi ý tuyệt vời để củng cố luận điểm của cuốn sách này:

Mục sư Dwain Camp

Mục sư Kenneth Durst

Mục sư Dave Semmelbeck

Mục sư Doyle Sumrall

Mục sư Walt Millet

Mục sư Walter Hendricksen

Tiến sĩ Randy Weyeneth

Ben Bennett

Dan Walters

  • Những bạn hữu cộng tác với tôi là những người cầu nguyện và sử dụng ân tứ của họ để hỗ trợ cho tôi.
  • Sheri Seawright, người dàn trải bố cục khiến cho cuốn sách trở nên hấp dẫn.
  • Chad Rogez, người đã thiết kế bìa cho cuốn sách này.

Mục lục

Lời giới thiệu

Chương một

Chức tế lễ trong Cựu Ước

Chương hai

Chức tế lễ trong Tân Ước

Chương ba

Sự chuyển giao (trao quyền) chức tế lễ

 

Chương bốn

 

Chức tế lễ được sửa đổi

 

Chương năm

 

Chức tế lễ trong thế kỷ 21

 

Phụ lục

 

Lời tựa

 

Khi tôi trở thành Cơ đốc nhân vào năm 1956, tôi bắt đầu nghe một vài người bạn nói về khái niệm mà họ gọi là chức tế lễ của mỗi tín hữu. Đó là một ý tưởng hoàn toàn mới với tôi. Tôi không thể nhớ nó đã được dạy trong bất kỳ hội thánh nào tôi từng tham dự. Trên thực tế, mô hình mà tôi quan sát và được dạy là một mô hình trong đó mục sư và các nhà lãnh đạo hội thánh được coi là hàng giáo phẩm trong khi những người còn lại chỉ là giáo dân. Sau này tôi nhận ra hầu hết các hội thánh thực hành những gì được gọi là mô hình giáo phẩm/giáo dân (tín hữu thường).

 

Trong những ngày đầu tiên của đời sống Cơ đốc, tôi đã gặp và bắt đầu đào tạo môn đồ với tổ chức The Navigators. Mặc dù họ đã không nói về chức tế lễ của mọi tín hữu, nhưng họ đã thực hành điều đó. Thông qua chức vụ của họ, Đức Chúa Trời đã cho tôi một khải tượng về thế giới và giúp tôi hiểu rằng tôi có một vai trò cá nhân quan trọng trong việc hoàn thành Đại Mạng lệnh.

 

Tôi đã học được cách phát triển mối quan hệ của cá nhân với Chúa Giê-su và làm thế nào để chinh phục và môn đệ hóa người khác.

 

Vào năm 1983, sau hơn 25 năm qui đạo, tôi tiếp tục nghiên cứu Kinh Thánh, và một lần nữa tôi khám phá khái niệm này. Tôi đã viết một bài báo về chủ đề này và dạy nó trong ba năm trong các kỳ Hội Thảo Huấn Luyện Mục Sư Trang Bị Cho Các Thánh Đồ (ETS). Với mỗi bài thuyết trình thành công, tôi đã cố gắng trau dồi chủ đề này trong nỗ lực mang lại ánh sáng thay vì sức nóng cho nó. Lúc đó tôi quyết định biến nó thành một phần của khải tượng ETS trong bài học thứ ba của khóa học. Tôi không bao giờ có ý định khai triển giáo lý này đi xa hơn nữa.

 

Vào tháng 7 năm 2007, một người bạn mục sư đã đưa cho tôi một cuốn sách đề cập đến vấn đề chức tế lễ của tín hữu. Tác giả đã dẫn tôi đến một đoạn Kinh Thánh đã trở thành điểm khởi đầu của một cuộc kiểm tra lại về giáo lý. Tôi ngày càng trở nên rõ ràng rằng giáo lý này gắn bó chặt chẽ với cá nhân của chúng ta với tư cách là môn đồ Đấng Christ. Đức Chúa Trời đã tạo nên chúng ta để trở thành các thầy tế lễ của Ngài (Khải Huyền 1:5, 6). Lẽ thật đơn giản này trả lời ba câu hỏi thiết yếu:

 

  • Tôi là ai?
  • Tại sao chúng ta ở đây?
  • Ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống của chúng ta là gì?

Một danh tính thật của Cơ đốc nhân đã bị thay thế khi chúng ta được dạy rằng các nhà lãnh đạo hội thánh (tầng lớp mục sư) là những thầy tế lễ duy nhất. Thần học này có ý nghĩa rằng các mục sư là những nhà hoạt động trong chức vụ và giáo dân chỉ ở đó để cung cấp hỗ trợ. Kết quả của điều này là tín hữu mất đi danh tính thật, mất phương hướng và mục đích trong đời sống. Mỗi tín hữu cần có khả năng nói rõ tôi là ai, tại sao tôi ở đây và tôi phải làm gì khi sống trên đất.

 

Thánh Linh của Đức Chúa Trời đã thuyết phục tôi cầm bút và bắt đầu viết về chức tế lễ phổ thông của mỗi tín hữu. Lời cầu nguyện của tôi là cuốn sách này sẽ được Đức Chúa Trời sử dụng để khôi phục tín nhân về bản sắc được Chúa ban cho như một thầy tế lễ của Đức Chúa Trời và mọi tín hữu được trao quyền cho chức vụ này nhằm thực hiện Đại mạng lệnh.

 

David L. Dawson

 

Dallas, Texas 2008

 

Giới thiệu

 

Hội thánh đã phát triển như thế nào từ chức tế lễ nguyên thủy của mọi tín hữu cho đến cấu trúc giáo phẩm/giáo dân hiện tại? Để tìm đáp án cho câu hỏi quan trọng này, chúng ta cần theo dõi rất kỹ tiến trình lịch sử của chức vụ thầy tế lễ được bày tỏ cho chúng ta trong Kinh Thánh, bắt đầu từ Cựu Ước và kết thúc trong Tân Ước.

 

Định nghĩa thầy tế lễ

 

Chữ Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước chỉ về thầy tế lễ có nghĩa là “một người đứng, đặc biệt đề cập đến việc đứng trước một bàn thờ.” Một thầy tế lễ trong Kinh Thánh có hai trách nhiệm chính:

 

  • Đại diện của Đức Chúa Trời cho nhân loại.
  • Người cầu thay cho nhân loại trước mặt Chúa.

Các thầy tế lễ thường nhận được những chỉ dẫn (được gọi là các lời tiên tri) từ Đức Chúa Trời và sau đó chuyển thông tin đó cho mọi người trong tư cách trung gian.

 

Trong Chương 1, chúng ta sẽ theo dõi sự phát triển của chức tế lễ trong Cựu Ước, bắt đầu trong Vườn Địa đàng, tiếp tục đến Môi-se tại núi Si-nai. Đức Chúa Trời muốn có một vương quốc của những thầy tế lễ, nhưng tuyển dân Israel chỉ có một chi phái làm thầy tế lễ, chính điều này đã tạo ra mô hình giáo phẩm/giáo dân.

 

Trong Chương 2 và 3, chúng ta sẽ học về chức tế lễ khi nó phát triển trong Tân Ước qua đời

 

sống, sự chết và phục sinh của Chúa Giê-su. Nó được truyền tải cho Mười Hai sứ đồ đầu tiên của Chúa. Ngài đã huấn luyện họ trở thành các thầy tế lễ. Và đến lượt họ, họ huấn luyện cho các người khác thực hiện chức năng của một thầy tế lễ. Sự huấn luyện này dựa căn bản trên hai điều răn lớn trong Ma-thi-ơ 22:37-39, “Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” Điều này liên quan mật thiết đến mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời, và sau đó là mối liên hệ với con người. Hai điều răn này phải cân bằng khi chúng ta thực hiện thiên chức tế lễ. Điều này sẽ được minh họa ở các trang sau của sách.

 

Chương 4 liên quan đến những giáo phụ đầu tiên của hội thánh, vào cuối thế kỷ thứ nhất, đã tái lập cấu trúc chức tế lễ của mỗi tín hữu trở lại mô hình Lê-vi cũ như trong Cựu Ước, tạo ra giai cấp giáo phẩm/giáo dân. Chúa Giê-su đến thi hành chức vụ trong hơn ba năm và Ngài sửa đổi điều này.

 

Chương 5 là phương cách áp dụng nhằm phục hồi hội thánh trở lại với chức vụ tế lễ phổ thông cho mỗi tín hữu.

 

Chương 1

 

Chức tế lễ trong Cựu Ước

 

Từ Vườn Ê-đen đến Núi Si-nai

 

Trước khi tổ phụ phạm tội: Từ Sáng thế ký 1: 1 đến 3:13

 

Trước khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới, A-đam và Ê-va đã sống trong một mối quan hệ đẹp đẽ và hài hòa với Chúa. Không cần một thầy tế lễ vào lúc đó. Tuy nhiên, A-đam hoạt động như một thầy tế lễ bởi vì ông đã nhận được những chỉ dẫn từ Chúa và chịu trách nhiệm truyền lại những chỉ dẫn đó cho Ê-va và những người đến sau khác. A-đam đã vâng phục Đức Chúa Trời và truyền đạt cho Ê-va không được ăn trái của Cây Tri thức. Điều này là hiển nhiên, vì khi Ê-va đối mặt với Sa-tan, người phụ nữ này đã đưa ra tuyên bố, “nếu chúng tôi ăn trái từ cây này, chúng tôi chắc chắn sẽ chết.”

 

Tội lỗi và Cây tri thức.

 

Sáng thế ký 3:14 – Xuất Ê-díp-tô ký 18

 

Khi A-đam và Ê-va đã được cảnh báo không được ăn trái của Cây Tri thức, nhưng dù vậy họ cũng chọn ăn trái của cây đó, hậu quả là tội lỗi đã xâm nhập vào thế giới. Nhân loại trở nên chết phần thuộc linh và bị cắt đứt mối tương giao và hiệp thông với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, trong tình yêu và ân sủng của Đức Chúa Trời đối với chúng ta, loài người được hưởng phúc lành gián tiếp từ lời rủa sả của Chúa trên Sa-tan:

 

Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau.

 

Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.

 

Sáng thế ký 3:15

 

Sa-tan được thông báo rằng rằng từ hạt giống của người phụ nữ, Đấng Mê-si sẽ đến chết thay cho nhân loại để hoàn thành sự cứu chuộc. Sự chết của Ngài sẽ trả món nợ tội lỗi và khôi phục chúng ta vào mối quan hệ đúng đắn với Chúa. Đức Chúa Trời sẵn sàng chấp nhận huyết của một con sinh tế cho đến khi sự hy sinh trong tương lai của Chúa Giê-su được thực hiện. A-đam và Ê-va đã cố gắng che đi sự trần trồng của mình bằng những chiếc lá vả từ vườn Ê-đen. Trước khi Chúa trục xuất đôi vợ chồng này ra khỏi vườn, Ngài đã che phủ họ bằng da của một con vật (nó phải bị giết chết) thay cho lá vả. Đây là sự hy sinh xương máu đầu tiên cho tội lỗi của tổ phụ loài người. Nhiều thế kỷ sau, trước giả sách Hê-bơ-rơ nhắc nhở chúng ta:

 

Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.

 

Hê-bơ-rơ 9:22

 

Tổ phụ con người đã bị trục xuất khỏi Vườn Ê-đen vì có Cây Sự sống trong vườn. Nếu A-đam và Ê-va ăn cây này trong tình trạng tội lỗi, họ sẽ sống mãi mãi mà không có hy vọng được phục hồi mối quan hệ cá nhân với Chúa. Nhiều thế kỷ sau đó Đức Chúa Trời cẩn thận giải thích kế hoạch phục hồi của Ngài cho tuyển dân Israel.

 

Loài người và chức vụ Thầy tế lễ

 

Ca-in và A-bên: Sáng thế ký 4

 

Các con trai của A-đam và Ê-va nhiệt tình xây dựng bàn thờ và dâng tế lễ. Ca-in là một nông dân và dâng hoa trái của đất, nhưng lúc này mặt đất đã bị Chúa nguyền rủa (Sáng thế ký 3:17). Của lễ này không phải là một sự hy sinh xương máu và nó bị từ chối. Ngược lại, A-bên, một người chăn chiên, đã hiến tế bằng huyết của một con sinh và Chúa chấp nhận điều đó. Kinh Thánh không cho chúng ta biết A-bên đã biết hiến tế bằng huyết như thế nào. Ông có thể đã học được nó từ Đức Chúa Trời, hoặc từ việc quan sát A-đam thực hiện trách nhiệm dâng tế lễ. Xa hơn nữa, có thể A-đam đã hướng dẫn con trai mình cách dâng tế lễ.

 

Nô-ê: Sáng thế ký 8

 

 

Trong Sáng thế ký 8, việc đầu tiên mà Nô-ê đã làm khi rời khỏi tàu là xây dựng một bàn thờ và dâng tế lễ bằng huyết cho Đức Chúa Trời. Nô-ê đã được ban cho những chỉ dẫn giống như ban đầu Chúa ban cho A-đam.

 

Từ Áp-ram đến Áp-ra-ham: Sáng thế ký 12-24

 

Một số Ra-bi Do Thái cho chúng ta biết rằng vào thời điểm Áp-ram xuất hiện trên sân khấu của lịch sử cổ đại, hơn 2.000 năm đã trôi qua. Mặc dù loài người đã nổi loạn chống lại Chúa, nhưng tình yêu của Ngài dành cho họ chưa bao giờ thay đổi. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là tìm một người mà Ngài có thể sử dụng để truyền tải thông điệp yêu thương. Chúa tìm thấy Áp-ram, người mà Ngài có thể thiết lập một mối quan hệ. Khi Chúa phán, Áp-ram lắng nghe, tin tưởng và thể hiện sự sẵn lòng để Chúa sử dụng. Vì vậy, Chúa đã chọn Áp-ram, đổi tên ông thành Áp-ra-ham và ban cho ông một lời hứa: Ngài sẽ khiến hậu tự của ông thành một quốc gia vĩ đại, sẽ trở thành nguồn phước cho toàn thế giới. Chúa muốn dạy cho Israel về chính Ngài, cũng như về tình yêu của Ngài đối với mọi tạo vật. Quốc gia đặc biệt này sau đó sẽ trở thành một nước của các thầy tế lễ, những người này sẽ mang thông điệp về tình yêu của Đức Chúa Trời đến tất cả các dân tộc trên thế giới. Israel sẽ cung cấp bối cảnh cho Đấng Mê-si được sinh ra trên thế giới để trả món nợ tội lỗi, để loài người được phục hồi một lần nữa trong mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời.

 

Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.

 

Sáng thế ký 12: 1-3

 

Trong suốt cuộc đời của mình, Áp-ra-ham đã xây dựng các bàn thờ và dâng của lễ trực tiếp cho Đức Chúa Trời. Ngài đã có một kế hoạch đặc biệt cho tuyển dân Israel, Ngài sẽ hành động qua Áp-ra-ham. Tuy nhiên, phải mất thêm 500 năm nữa, Chúa mới tiết lộ kế hoạch này. Một phần trong kế hoạch bao gồm một cuộc hành trình dài 430 năm ở Ai Cập.

 

Từ thời vườn Ê-đen cho đến núi Si-nai bất kỳ người đàn ông nào ở bất cứ nơi nào cũng có thể xây dựng một bàn thờ và dâng của lễ trực tiếp cho Chúa. Mỗi người đàn ông hoạt động như một thầy tế lễ trong quyền và trách nhiệm của mình.

 

Sự giải thoát đến trên hậu tự của Áp-ra-ham

 

Khi Chúa giải thoát Israel khỏi 400 năm phu tù của họ, họ đã không thể hoàn thành kế hoạch mà Chúa đã hoạch định. Môi-se, thủ lĩnh mới của tuyển dân, đã đưa họ đến núi Si-nai để Chúa có thể tiết lộ kế hoạch của Ngài và chuẩn bị họ cho chức vụ. Sau 400 năm phu tù, họ không khác gì một quốc gia nô lệ với rất ít niềm tin vào những lời hứa đã được trao cho họ thông qua Áp-ra-ham. Do đó, Đức Chúa Trời bắt đầu chuẩn bị Israel thông qua một chuỗi các sự kiện bày tỏ quyền năng lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến.

 

Tuyển dân thấy Đức Chúa Trời thể hiện tình yêu của Ngài khi biển mở ra cho họ đi qua và rồi

 

lấp lại chôn vùi kẻ thù. Khi họ cần nước uống cho hành trình của mình, họ đã trải nghiệm phép lạ của Đức Chúa Trời cung cấp nước từ vầng đá trong sa mạc. Ngài cung cấp chim cút và ma-na khi thức ăn của họ đã hết và đánh bại một đội quân chống lại họ khi họ trên đường đến núi Si-nai. Họ đã chứng kiến chính Chúa dẫn dắt họ bằng một đám mây vào ban ngày và một trụ lửa vào ban đêm. Có thể nói rằng niềm tin của họ đã biến mất trong suốt 400 năm phu tù đã dần dần được khôi phục khi họ trên đường đến Núi Thánh.

 

Trong những năm kế tiếp, họ sẽ xem Chúa dùng họ như một công cụ phán xét người Ca-na-an là một dân tộc đã từ chối Ngài. Ca-na-an đã tự làm ô nhiễm chính mình với mọi sự thực hành thờ phượng dành cho ma quỷ mà dân tộc này có thể tưởng tượng ra. Giờ đây, Chúa dự định sử dụng Israel như một ngọn hải đăng để hướng dẫn các quốc gia bị ô nhiễm bởi hình tượng trở về với chính Ngài. Đức Chúa Trời vẫn yêu những quốc gia xấu xa đó, và muốn sử dụng Israel để thể hiện tình yêu của Ngài. Chúa rất rõ ràng khi Ngài ban lời hứa này cho Áp-ra-ham: Ngươi sẽ trở thành một nguồn phước cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Giống như Chúa yêu chúng ta khi chúng ta còn là tội nhân, nên Chúa cũng yêu các dân tộc khác trên thế giới trong tình trạng họ chưa nhận biết Ngài.

 

Kế hoạch cho các quốc gia

 

Sau những màn phô diễn sức mạnh và tình yêu tuyệt vời của Đức Chúa Trời để bảo vệ tuyển dân, hẳn đã có một sự tò mò ngày càng tăng giữa dân tộc Hê-bơ-rơ về những gì Chúa dành cho họ. Đức Chúa Trời đã tiết lộ kế hoạch của Ngài cho Môi-se, và hướng dẫn dân chúng vào một thỏa thuận với kế hoạch này. Đó là một giao ước dựa trên sự vâng phục của Israel.

 

Môi-se bèn lên đến Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va ở trên núi gọi người mà phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Gia-cốp, và tỏ điều nầy cho dân Israel: Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thế nào. Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Israel.

 

Môi-se đến đòi các trưởng lão trong dân sự, thuật cùng họ mọi lời Đức Giê-hô-va đã dặn mình nói lại. Cả dân sự đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi xin làm mọi việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn. Môi-se bèn thuật lại lời của dân sự cùng Đức Giê-hô-va.

 

Xuất Ê-díp-tô ký 19: 3-8

 

Từ đoạn văn này, rõ ràng rằng Israel trở thành một nước thầy tế lễ theo ý chỉ của Chúa. Khi được Chúa dạy dỗ và lãnh đạo, họ sẽ hoạt động trong vai trò trung gian như một ngọn hải đăng để mang thông điệp về tình yêu của Đức Chúa Trời đến các dân ngoại. Kế hoạch của Đức Chúa Trời là họ sẽ trở thành những sứ giả mang thông điệp cứu rỗi đến cho thế giới, và đó là vai trò chính của các thầy tế lễ.

 

Một số người cho rằng ý định của Đức Chúa Trời đối với chức tế lễ của tuyển dân Israel không được thể hiện chi tiết hơn trong Cựu Ước, chủ yếu vì họ đã không tuân theo những gì họ đã hứa và cam kết thực hiện (Xuất. 19). Vì họ không sống theo ánh sáng mà họ được ban cho, nên Đức

 

Chúa Trời không ban cho họ nhiều hơn. Cựu Ước ghi lại những nỗ lực sai lầm của Israel để đạt được những gì họ nghĩ rằng Chúa muốn. Việc sửa đổi kế hoạch ban đầu của Đức Chúa Trời đã dẫn đến thảm họa cho Israel, và lịch sử về sự bất tuân của họ đã liên tục tái diễn cho đến ngày nay.

 

Kết luận của tôi về việc Israel không hoàn toàn tuân thủ kế hoạch của Đức Chúa Trời, dựa trên

 

sự tương phản giữa vương quốc của các thầy tế lễ được đề cập ở đây và những lời dạy của Giê-

 

su Christ liên quan đến chức tế lễ trong Tân Ước. Cả hai chức tế lễ đều mang cùng một trách

 

nhiệm trung gian là hướng dẫn người khác đến với tình yêu Đức Chúa Trời và kế hoạch của Ngài

 

cho sự cứu rỗi của họ. Kinh Thánh từ đầu đến cuối là câu chuyện về Chúa phục hồi nhân loại sa

 

ngã trở lại mối quan hệ với chính Ngài qua sự chết của Chúa Giê-su trên thập giá. Một yếu tố

 

quan trọng trong kế hoạch của Đức Chúa Trời là những phương tiện mà Ngài dự định thông điệp

 

này sẽ được truyền bá.

 

Kết quả của giao ước được mô tả trong Xuất Ê-díp-tô ký 19, Israel đã được biến đổi từ một quốc gia nô lệ thành một nước thầy tế lễ. Chúng ta đã thấy rằng con người luôn có khuynh hướng hoạt động trong khả năng của thầy tế lễ, nhưng đây là lần đầu tiên Chúa nói trực tiếp về chủ đề này. Trong bốn trường hợp, từ vườn địa đàng đến núi Si-nai, danh từ “thầy tế lễ” xuất hiện:

 

  • Sáng thế ký 14:18 nói về Mên-chi-xê-đéc là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời chí cao.
  • Sáng thế ký 41:45 ghi lại sự kiện: “Pha-ra-ôn đặt tên Giô-sép là Xa-phơ-nát-Pha-nê-ách, đưa nàng Ách-nát, con gái Phô-ti-phê-ra, thầy tế lễ thành Ôn, cho người làm vợ.”
  • Trong Sáng thế ký 47:22, chúng ta được biết rằng, “Song ruộng đất của những thầy tế lễ thì Giô-sép không mua đến, vì những thầy tế lễ có lãnh một phần lương của Pha-ra-ôn đã định.”
  • Xuất Ê-díp-tô ký 18:1 mô tả, “Giê-trô, thầy tế lễ xứ Ma-đi-an.”

Không có lời giải thích trong bất kỳ đoạn nào về chức vụ một thầy tế lễ phải như thế nào hoặc làm những việc gì, và không có từ nào về việc ai có thể hoặc sẽ là thầy tế lễ. Tại núi Si-nai Đức Chúa Trời đã nói rất rõ ràng về vấn đề chức tế lễ phổ thông, và đưa ra những chỉ dẫn cụ thể, chi tiết làm sáng tỏ những câu hỏi này.

 

Một số người đề cập đến Israel được kêu gọi trở thành vương quốc của các thầy tế lễ như là Luật Pháp theo Ý Định Đầu Tiên của Đức Chúa Trời. Lần đầu tiên trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời tuyên bố ý định của Ngài là Israel phải trở thành một quốc gia của các thầy tế lễ. Từ lúc này trở đi, chúng ta hiểu chức tế lễ của Israel là trách nhiệm quốc gia. Khi Đức Chúa Trời biến Israel thành một quốc gia thầy tế lễ, có lẽ Ngài đã không hình dung các thầy tế lễ mặc cổ áo kín hoặc áo choàng, hoặc trông coi một tòa nhà giáo hội. Nhưng Ngài có ý định rằng mỗi người Israel là một người hoàn toàn có khả năng đại diện cho tình yêu của Ngài trong mối quan hệ với người khác.

 

Luận điểm chính của cuốn sách này là Luật pháp theo Ý định đầu tiên của Đức Chúa Trời cho Israel trở thành vương quốc của các thầy tế lễ được minh họa đầy đủ qua Tân Ước, và vai trò thầy tế lễ mà mỗi môn đệ của Chúa Giê-su được mong đợi sẽ áp dụng.

 

Hướng dẫn chức tế lễ cho tuyển dân Israel

 

 

Các chỉ thị của Đức Chúa Trời giao phó chức tế lễ phổ thông được trao cho Israel theo nhiều cách. Đầu tiên, tuyển dân nhận được Mười Điều Răn. Trong số mười điều răn, bốn điều đầu tiên là gìn giữ mối quan hệ của họ với Chúa. Sáu điều tiếp theo được dự định để bảo vệ mối quan hệ của họ với những người khác và các dân tộc khác. Khi vi phạm các điều răn tuyển dân sẽ không còn khả năng thực hành mục vụ của Chúa cho người khác. Đức Chúa Trời cũng ban cho Israel một bộ luật hướng dẫn rất chi tiết về Đạo đức, Tâm linh và Xã hội. Điều này đã nâng họ lên thành một quốc gia tiên tiến nhất trên thế giới. Các lẽ thật này được trình bày chi tiết trong các sách Xuất Ê-díp-tô ký, Lê-vi ký, Dân số ký và Phục truyền luật lệ ký. Điều này được xác nhận dựa trên Shema là nguyên lý trung tâm của Do Thái giáo. Shema được ban cho để giúp mọi người tập trung vào Chúa và tình yêu mà Ngài dành cho họ. Nó cũng kéo tuyển dân vào trong sự tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời.

 

Hỡi Israel! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy.

 

Phục truyền 6:4-7

 

Shema nói rằng Luật hoặc Điều răn sẽ được viết vào tấm lòng của tuyển dân, không chỉ trên

 

cuộn sách Torah. Tuyển dân Israel đã siêng năng dạy dỗ Lời Chúa cho con cái họ bằng cách nói về Lời đó khi họ đang ngồi trong nhà, hoặc ra ngoài đi bộ vào buổi tối trước khi nghỉ hay là thức dậy vào buổi sáng. Shema là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng về tình yêu của Chúa, giúp cho tuyển dân ngày càng thân thiết hơn trong mối tương giao mật thiết với Ngài. Một phần khác của Luật quy định các sự tuân thủ cần thiết (Kỳ lễ, Của tế lễ, Ngày Thánh) sẽ được tuân theo cho đến khi Đấng cứu thế hoàn thành công việc cứu chuộc của Ngài. Không may, những nghi thức này có xu hướng trở thành trọng tâm chính, tạo ra một tôn giáo để đi theo hơn là một mối quan hệ cần vui hưởng. Shema vẫn là một biểu hiện hoàn hảo của sự cân bằng giữa tình yêu Đức Chúa Trời dành cho mọi người và sự vâng lời của họ đối với Ngài.

 

Chức năng đặc biệt của các thầy tế lễ chi phái Lê-vi

 

Đức Chúa Trời đã ban cho A-rôn và các con trai ông những trách nhiệm đặc biệt trong chi phái Lê-vi. Người Lê-vi quan tâm đến nhu cầu thuộc linh của mười một chi phái khác, và cùng với nhau, họ đã cống hiến hết mình để tiếp cận các dân tộc khác. Mặc dù người Lê-vi đã lãnh đạo Israel trong việc thờ phượng, cầu thay, v.v., mười một chi phái khác vẫn có trách nhiệm đại diện cho Đức Chúa Trời đối với các quốc gia, biến Israel thành ngọn hải đăng mà Đức Chúa Trời dự định. Vì họ là chìa khóa để vươn ra thế giới với thông điệp cứu rỗi, Israel được hưởng ân huệ đặc biệt của Đức Chúa Trời. Các nhà lãnh đạo tài năng của Cựu Ước dường như đã làm việc theo cách tương tự như các sứ đồ, tiên tri, nhà truyền giáo, mục sư và thầy giảng Tin Lành của Tân Ước hoạt động trong nhiều thế kỷ sau đó. Đó là, những người này có trách nhiệm trang bị cho các thánh đồ (thuộc các chi phái) trong công việc mục vụ để các thánh đồ có thể thực hiện các chức năng thầy tế lễ của mình.

 

Dưới đây là một số ví dụ về trách nhiệm mà các thầy tế lễ Lê-vi thực hiện thay mặt cho Israel:

 

Môi-se: Môi-se là một tiên tri, nhưng có chức năng là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời cho Israel.

 

A-rôn: A-rôn là thầy tế lễ thượng phẩm. Vào Ngày Chuộc Tội, ông có thể vào nơi thánh và nơi chí thánh thực hiện việc hiến tế huyết vì tội lỗi của quốc gia.

 

Các con trai của A-rôn: Chỉ họ có thể phục vụ tại bàn thờ và dâng tế lễ cho tuyển dân. Con người không còn có thể xây dựng bàn thờ của riêng mình và dâng của tế lễ như trước đây.

 

Các thầy tế lễ thuộc chi phái Lê-vi: Họ là những người chăm sóc đền tạm và chịu trách nhiệm cho tất cả các phương diện bảo trì.

 

Tuy nhiên người Lê-vi không bao giờ có ý định chiếm đoạt quyền và trách nhiệm của các chi phái khác, hoặc để thực hiện các chức năng thầy tế lễ thay cho người khác. Nhiệm vụ của họ nhấn mạnh những gì họ phải làm và không làm. Trong thực tế, những nhiệm vụ này đã làm cho các thầy tế lễ Lê-vi phục vụ cho mười một chi phái khác.

 

Không nơi nào trong Cựu Ước, chúng ta được dạy rằng các chức năng của các thầy tế lễ Lê-vi làm cho họ trở thành một chức tư tế riêng biệt, hoặc đặc biệt. Levitical (thuộc chi phái Lê-vi) là một tính từ và không thay đổi ý nghĩa của danh từ thầy tế lễ. Từ “Levitical” mô tả các chức năng mà các thầy tế lễ thuộc chi phái Lê-vi thực hiện.

 

Chức tế lễ Lê-vi trong Cựu Ước được thiết lập như một chức vụ tiền trạm dọn đường cho chức

 

vụ của Chúa Giê-su sẽ đến. Theo sách Hê-bơ-rơ chức tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc của Đấng

 

Christ đã thay thế nó. Sách Hê-bơ-rơ dạy rằng chức tế lễ mới này dựa trên những lời hứa tốt hơn,

 

một giao ước tốt hơn, một sự hy sinh tốt hơn và một thầy tế lễ tốt hơn. Chức tế lễ Lê-vi, trong

 

tấm lòng và tâm trí của Đức Chúa Trời, luôn luôn là một sự sắp đặt tạm thời, nó là một điềm báo

 

về một chức tế lễ trong tương lai sẽ được thiết lập bởi Chúa Giê-su, Đấng từ trời đến. Điều này

 

đã được tiên tri Giê-rê-mi nói đến (Giê-rê-mi 31:31). Sách Hê-bơ-rơ cho chúng ta biết rằng Giao

 

ước mới đã được ứng nghiệm trong Chúa Giê-su và khiến cho chức tế lễ Lê-vi trở nên lỗi thời.

 

Theo Giao ước mới, cái chết của Đấng Mê-si đã thiết lập một chức tế lễ mới, trong đó tất cả các

 

tín hữu trở nên thầy tế lễ trong Chúa Giê-su Christ – thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta.

 

Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi. Hê-bơ-rơ 8:13

 

Như chúng ta đã thấy trong Xuất Ê-díp-tô ký 19, dân Israel là một quốc gia của các thầy tế lễ. Tuy nhiên, chức tư tế Lê-vi được dự định hoạt động tạm thời trong kế hoạch của Đức Chúa Trời đối với quốc gia Israel, vai trò của nó bị Tân Ước hủy bỏ không còn phù hợp nữa.

 

Sự Chấp nhận của Israel

 

Chúng tôi lưu ý rằng trong Xuất Ê-díp-tô ký 19, tuyển dân Israel đã nhanh chóng đáp ứng lời đề nghị của Đức Chúa Trời để trở thành một nước của các thầy tế lễ: “Tất cả những gì Chúa đã nói, chúng tôi sẽ làm.” Nhưng Israel thường miễn cưỡng tiếp cận các quốc gia khác để chia sẻ phước lành của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta nghiên cứu Cựu Ước, chúng ta thấy rất ít liên hệ giữa Israel và các quốc gia láng giềng ngoài việc đáp ứng nhu cầu vật chất cho Israel. Về mặt tâm

 

linh, mười một chi phái có vẻ hạnh phúc khi cho phép chi phái Lê-vi, với các chức năng đặc biệt, đảm nhận mọi trách nhiệm của thầy tế lễ.

 

Kế hoạch sửa đổi của Đức Chúa Trời

 

Có vẻ như các thầy tế lễ Lê-vi đã sẵn sàng đảm nhận các quyền và trách nhiệm dành cho các chi phái khác. Chẳng mấy chốc, một hình thức quan hệ giáo phẩm/giáo dân bắt đầu xuất hiện và thống trị mô hình mục vụ trong Cựu Ước. Chúng tôi cho rằng đây chưa bao giờ là ý chỉ và kế hoạch của Chúa. Sự bất tuân của Israel, sẵn sàng từ bỏ kế hoạch của Đức Chúa Trời là trái với những gì họ đã hứa. Họ đã sửa đổi kế hoạch của Đức Chúa Trời, tái cấu trúc nước của các thầy tế lễ thành một chi phái thầy tế lễ.

 

Điều này sẽ dẫn đến thảm họa. Một năm của tuyển dân ở tại núi Si-nai minh họa cho điều này cách hoàn hảo.

 

Từ núi Si-nai đến Ma-la-chi: Tổng quan lịch sử

 

Tại núi Si-nai, khi Môi-se vắng mặt, A-rôn, một thầy tế lễ đã tạo ra con bê vàng. Ông và các con trai của mình đã dẫn dắt cả nước vào sự thờ phượng thần tượng này. A-rôn đã đẩy tuyển dân xuống một con đường bất tuân, thờ ngẫu tượng và bội đạo. Trong vòng một năm, cuộc nổi loạn của họ đã biến cuộc hành trình của tuyển dân lẽ ra chỉ kéo dài mười một ngày vào Đất Hứa thành bốn mươi năm lang thang trong sa mạc. Nó cũng dẫn đến cái chết của mọi thầy tế lễ bất tuân trên

 

  • tuổi. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Giô-suê, người kế vị Môi-se, Israel đã được cải thiện

đáng kể.

 

Đức Chúa Trời đã ban cho loài người ý chí tự do, và Ngài cho phép họ sử dụng nó. Điều này giải thích cho nhiều sự lựa chọn nghèo nàn mà con người đã thực hiện trong các sách lịch sử như Sa-mu-ên, Các vua và Sử ký. Rõ ràng trong các sách này Đức Chúa Trời rất nhân từ đã gửi các tiên tri và quan xét đến để cảnh báo tuyển dân khi họ đi ra khỏi kế hoạch của Ngài. Một lần nữa, Ngài kiên nhẫn và yêu thương tuyển dân, Ngài khao khát họ hoàn thành kế hoạch Ngài đã định. Cuối cùng, vì sự bất tuân, Đức Chúa Trời cho phép họ bị lưu đày, và các chi phái bị chia rẽ. Tuyển dân đã phá vỡ lý tưởng về một vương quốc các thầy tế lễ mà họ chưa bao giờ nhận thức về nó cách đầy đủ.

 

Rất may, kế hoạch của Chúa về việc cứu chuộc thế giới đã không bị cản trở bởi sự thất bại của Israel trong việc thực hiện một phần của giao ước có điều kiện mà tuyển dân đã ưng thuận tại Núi Si-nai.

 

Khoảng thời gian từ Vườn Ê-đen đến Núi Si-nai có thể được mô tả như sau: Bất kỳ người đàn ông nào ở bất kỳ nơi nào cũng có thể xây dựng bàn thờ và dâng của lễ trực tiếp cho Đức Chúa Trời. Và sau đó là thời kỳ lịch sử của Israel từ Núi Si-nai đến Ma-la-chi, một thời gian mà chỉ những người đặc biệt ở những nơi đặc biệt mới có thể xây dựng bàn thờ và hiến tế thay cho dân Chúa.

 

Chương 2

 

Chức Tế Lễ Trong Tân Ước

 

Trải qua 1.500 năm, sau khi Đức Chúa Trời tiết lộ kế hoạch của Ngài cho tuyển dân tại núi Si-

 

nai, Chúa Giê-su Christ đã đến. Chi phái Lê-vi tiếp tục theo đuổi chương trình nghị sự làm thầy

 

tế lễ cho tuyển dân. Các thầy tế lễ Lê-vi đáng lẽ phải háo hức đón nhận Đấng Mê-si được chờ đợi

 

từ lâu nhưng họ đã từ chối Ngài. Chúa Giê-su, với các dấu kỳ, phép lạ xác thực Ngài là Đấng

 

cứu thế vẫn không thể thuyết phục tấm lòng cứng cỏi bằng đá của họ. Người Lê-vi nói về Chúa

 

Giê-su với mọi người, “Đây không phải là Đấng Mê-si, quyền năng mà người này đã thể hiện

 

không phải đến từ Đức Chúa Trời, mà là từ ma quỷ.” Chính những thầy tế lễ này đã lên kế hoạch

 

đóng đinh Con Đức Chúa Trời thông qua chính quyền La Mã. Kết quả của điều này là họ không

 

còn phù hợp đại diện của Đức Chúa Trời cho mười một chi phái Israel cũng như các quốc gia

 

khác trên thế giới. Những sự thật này được ghi lại trong bốn sách Phúc âm.

 

Khi Chúa Giê-su đến thế gian, Ngài thực hiện một chức vụ hai mặt:

 

  • Thực hiện và hoàn tất công tác cứu chuộc.
  • Đào tạo nhóm Mười Hai sứ đồ.

Công tác cứu chuộc

 

Chúa Giê-su Christ đến chính là Đấng Mê-si theo lời hứa trong Cựu Ước. Ngài là hạt giống của người nữ sẽ nghiền nát đầu Sa-tan (Sáng thế ký 3:15) và khôi phục mối quan hệ của loài người với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su đã chết như một người thay thế để trả giá hình phạt cho tội lỗi toàn thể nhân loại. Trước giả sách Hê-bơ-rơ viết rằng Chúa Giê-su đã trở nên thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta:

 

Nhưng Đấng Christ đã hiện đến, làm thầy tế lễ thượng phẩm của những sự tốt lành sau nầy; Ngài đã Vượt Qua đền tạm lớn hơn và trọn vẹn hơn, không phải tay người dựng ra, nghĩa là không thuộc về đời nầy; Ngài đã vào nơi rất thánh một lần thì đủ hết, không dùng huyết của dê đực và của bò con, nhưng dùng chính huyết mình, mà được sự chuộc tội đời đời. Vì nếu huyết của dê đực bò đực cùng tro bò cái tơ mà người ta rưới trên kẻ ô uế còn làm sạch được phần xác thịt họ và nên thánh thay, huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!

 

Hê-bơ-rơ 9:11-14

 

Vào ngày lễ Vượt qua, Chúa Giê-su trong ý nghĩa tượng trưng đã bước vào thánh và chí thánh, rảy huyết của chính Ngài trước ngôi thương xót vì tội lỗi của các dân tộc. Vào lúc đó, huyết của chúa Giê-su đã trả món nợ tội lỗi để những người tin vào Ngài có thể phục hồi mối quan hệ với Đức Chúa Trời mà tổ phụ loài người được hưởng trước khi tội lỗi xâm nhập vào thế giới. Chúa Giê-su, với tư cách là Con Người hoàn hảo, đã được phép chết vì tội lỗi của con người. Và trong

 

  • nghĩa thần học, Ngài đã chết vì tội lỗi của toàn thể nhân loại. Sứ đồ Phao-lô viết rõ ràng trong thư tín Rô-ma:

Vậy, như bởi chỉ một tội mà sự đoán phạt rải khắp hết thảy mọi người thể nào, thì bởi chỉ một việc công bình mà sự xưng công bình, là sự ban sự sống, cũng rải khắp cho mọi người thể ấy.

 

 

Vì, như bởi sự không vâng phục của một người mà mọi người khác đều thành ra kẻ có tội, thì cũng một lẽ ấy, bởi sự vâng phục của một người mà mọi người khác sẽ đều thành ra công bình.

 

Rô-ma 5:18-19

 

Chúa Giê-su đã dành toàn bộ cuộc đời trần thế của Ngài để chứng minh cho thế giới thấy rằng Ngài là con chiên hoàn hảo không tì vết. Trong sáu giờ ngắn ngủi nhưng tàn bạo trên thập tự giá, Ngài đã đổ huyết ra thực hiện sự cứu chuộc và bào chữa cho tất cả chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời.

 

Sự huấn luyện Mười Hai Sứ đồ

 

Khi Chúa Giê-su bắt đầu chức vụ trên đất, Ngài nhận thức rằng Đức Chúa Trời đã chuẩn bị công việc để Ngài làm trước khi công việc cứu chuộc cuối cùng của Ngài hoàn tất. Trong Vườn Ghết-sê-ma-nê, Chúa Giê-su cầu nguyện:

 

Con đã tôn vinh Cha trên đất, làm xong công việc Cha giao cho làm.

 

Giăng 17:4

 

Một số người đã suy đoán rằng đời sống vâng phục và chức vụ của Chúa Giê-su Christ đã làm

 

thay đổi lỗi lầm của tuyển dân trước đó 1500 năm tại núi Si-nai. Lúc đó Israel đã thay đổi ý định

 

của Đức Chúa Trời dự định cho tuyển dân thành một nước của các thầy tế lễ. Thay vì vậy họ

 

muốn chỉ một chi phái làm thầy tế lễ. Bằng cách đó, họ đã tạo ra một hệ thống mô hình giáo

 

phẩm/giáo dân tồn tại mãi tới ngày nay. Đức Chúa Trời đã không muốn để lỗi này được tiếp tục

 

đưa vào hội thánh Tân Ước. Khi Chúa Giê-su tuyên bố, “trên đá này ta sẽ xây dựng hội thánh.”

 

Ngài không bao giờ có ý định đề cập đến mô hình giáo phẩm/giáo dân. Chính Chúa Giê-su là

 

vầng đá, và hội thánh mà Ngài đến để thành lập sẽ được xây dựng theo Ý định đầu tiên của Đức

 

Chúa Trời, đó là chức tế lễ của mọi tín hữu. Israel phải là một vương quốc của các thầy tế lễ.

 

Trong cuộc đời của mình, Chúa Giê-su đã nuôi dưỡng một nhóm các môn đệ, huấn luyện họ trở thành thầy tế lễ, sau đó giúp họ đào tạo và nuôi dưỡng các thế hệ thầy tế lễ tiếp theo. Đức Chúa Trời khao khát các thầy tế lễ hiểu ý muốn và Ý định đầu tiên của Ngài. Vì Chúa Giê-su đã thiết lập kế hoạch của Ngài để đào tạo các môn đệ trở thành thầy tế lễ, chúng tôi cũng sẽ phụ thuộc vào những môn đệ mà Ngài đã đào tạo để giúp các bạn hiểu những gì liên quan đến việc đào tạo thầy tế lễ.

 

Khải tượng

 

Có lẽ sức mạnh lớn nhất của Chúa Giê-su dành cho nhân loại là trao cho con người một khải tượng rõ ràng về sự kêu gọi và mục đích của Ngài:

 

  • Chúa Giê-su biết Ngài là ai – Ngài là Đấng Mê-si.
  • Chúa Giê-su biết tại sao Ngài ở đây – vì công việc cứu chuộc và huấn luyện nhóm Mười Hai sứ

đồ.

 

  • Chúa Giê-su biết những gì Ngài phải làm – huấn luyện các môn đệ để họ trở thành một vương quốc của các thầy tế lễ, những người này hiểu ý Chúa và mục tiêu cho đời sống trên đất của họ.

Chúa Giê-su nhận ra rằng Ngài phải đối mặt với một dân tộc đã mất đi khải tượng ban đầu của họ, họ đã bị mất đi tính chính danh là một quốc gia của các thầy tế lễ. Trong Ý định đầu tiên của Đức Chúa Trời, họ đã có cùng một khải tượng như Chúa Giê-su đã có:

 

  • Họ là ai – những thầy tế lễ.
  • Tại sao họ lại ở đây – để thực hiện các chức năng thầy tế lễ của mình.
  • Những gì họ được cho là đang thực hiện – với vai trò là người dẫn đường và ngọn hải đăng khi họ đại diện cho tình yêu của Chúa đối với toàn thế giới.

Khi Israel bóp méo kế hoạch và ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đời sống của họ, họ đã từ bỏ vai trò chính trong kế hoạch cứu chuộc của Chúa. Họ từ chối những điều có thể mang lại ý nghĩa, mục đích và niềm vui cho cuộc sống của họ. Thỏa hiệp với sự bất tuân khiến họ trở nên giống như một phụ nữ ngoại tình, giống như một con tàu trên biển đời đầy giông bão mà không có bản đồ hay bánh lái. Khi đám đông gặp Chúa Giê-su, họ đã xem Ngài như một ngọn hải đăng trong cơn bão. Ngài dạy với quyền năng và uy quyền như vậy vì Ngài biết Ngài là ai, tại sao Ngài ở đây và Ngài phải làm gì để khôi phục mối quan hệ của tuyển dân với Đức Chúa Trời. Khi họ bắt đầu theo Ngài, Chúa Giê-su đã làm rõ bản chất của chức tế lễ mà Ngài đang kêu gọi họ đến. Sứ dồ Phi-e-rơ nhắc nhở chúng ta về chức tế lễ đó, ông sử dụng từ ngữ gợi lại giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với tuyển dân trong Xuất Ê-díp-tô ký 19: 3-8.

 

…và anh em cũng như đá sống, được xây nên nhà thiêng liêng, làm chức tế lễ thánh, đặng dâng của tế lễ thiêng liêng, nhờ Đức Chúa Giê-su Christ mà đẹp ý Đức Chúa Trời.

 

1 Phi-e-rơ 2:5

 

Nhưng anh em là dòng giống được lựa chọn, là chức thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh, là dân thuộc về Đức Chúa Trời, hầu cho anh em rao giảng nhân đức của Đấng đã gọi anh em ra khỏi nơi tối tăm, đến nơi sáng láng lạ lùng của Ngài;

 

1 Phi-e-rơ 2:9

 

Sứ đồ Giăng, người đã viết lời khẳng định về thần tính của Chúa Giê-su trong Giăng 1:1-3, đưa ra một lời khẳng định xác quyết trong Khải huyền về vị thế của chúng ta – những môn đồ Đấng Christ:

 

Giăng gởi cho bảy Hội thánh ở xứ A-si: Nguyền xin ân điển và sự bình an ban cho anh em từ nơi ĐẤNG HIỆN CÓ, ĐÃ CÓ, VÀ CÒN ĐẾN, cùng từ nơi bảy vì thần ở trước ngôi Ngài, lại từ nơi Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng làm chứng thành tín, sinh đầu nhứt từ trong kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian!

 

Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! A-men.

 

 

Khải huyền 1:4-6

 

 

Chúa Giê-su làm rõ thêm sự hiểu biết của chúng ta về chức tế lễ trong Tân Ước của mọi tín hữu khi Ngài tuyên bố trong Phúc âm Giăng rằng, chúng ta được chọn và phong chức cho công tác mục vụ (điều thú vị là việc phong chức được áp dụng cho tất cả các tín hữu!).

 

Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn: Lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi.

 

Giăng 15:16

 

Chúa Giê-su đã ra lệnh cuối cùng cho nhóm môn đệ của Ngài: Họ phải môn đệ hóa tất cả các dân tộc trên thế giới. Những môn đệ này biết họ là ai – là thầy tế lễ, những người được kêu gọi phải nhân bội lên các thầy tế lễ khác bằng cách thành lập vương quốc của các thầy tế lễ. Các môn đệ đã đi theo khải tượng của Chúa Giê-su và dạy các thế hệ tiếp theo làm điều tương tự. Việc xây dựng vương quốc Đức Chúa Trời, là ưu tiên trên cuộc đời của họ.

 

Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa.

 

Ma-thi-ơ 6:33

 

Bản chất việc đào tạo thầy tế lễ của Chúa Giê-su

 

Ba ngày trước khi bị đóng đinh, trong cuộc đối đầu với những người Sa-đu-sê và người Pha-ri-si,

 

Chúa Giê-su kết tinh nội dung huấn luyện của Ngài trong Phúc âm Ma-thi-ơ:

 

Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.

 

Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.

 

Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

 

Ma-thi-ơ 22:37-40

 

  • Chúa Giê-su dạy rằng con người chúng ta phải yêu Chúa “hết lòng, hết linh hồn, hết ý”. Ngài gọi đây là Điều răn đầu tiên và vĩ đại nhất. Đây là Shema. Nó tập trung vào mối quan hệ cá nhân của chúng ta với Đức Chúa Trời.
  • Chúa Giê-su cũng dạy chúng ta phải yêu người hàng xóm như yêu chính mình. Điều này được gọi là Điều răn lớn hay Đại mạng lệnh. Nó tập trung vào việc phát triển mối quan hệ với những người khác nhằm thực hiện chức năng thầy tế lễ của chúng ta để thể hiện tình yêu của Chúa với người khác thông qua việc truyền giáo và môn đồ hóa.

Như vậy Chúa Giê-su dạy rằng tất cả những gì Đức Chúa Trời dự định cho chức tế lễ và chức vụ của chúng ta cho những người khác đã được tóm tắt trong hai điều răn này. Chúng ta có thể đi tới kết luận rằng:

 

  • Công tác huấn luyện cho người khác để thực hiện mục vụ không khó.
  • Trong ơn của Chúa, mọi người đều có khả năng thực hiện hai điều răn này.

Sau đây là một hình minh họa Bánh xe sẽ giúp chúng ta hiểu và dạy cho những người khác về công tác của chức vụ.

 

The Word

 

 

 

Evangelism                                                                                                                   Discipleship

 

 

 

 

 

 

 

Truyền giáo

 

 

 

Prayer

 

Lời Chúa

 

Đ

I

U

 

R

Ă

N

 

ĐẠI

Giê-su MẠNG LỆNH

L

 

ỚN

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo môn đồ

 

 

 

Cầu nguyện

 

 

Hình minh họa này được đưa vào để giúp đỡ cho những người có thắc mắc về cách môn đồ hóa người khác. Chúng tôi sẽ mô tả ngắn gọn một số nguyên tắc liên quan đến quá trình môn đồ hóa. Bánh xe thể hiện những gì Chúa Giê-su đang cố gắng truyền đạt trong sách Ma-thi-ơ. Trách nhiệm chính của thầy tế lễ là: Phát triển mối quan hệ của mình với Đức Chúa Trời và làm cho người khác biết đến Ngài.

 

Lưu ý có bốn yếu tố trong hình minh họa Bánh xe này:

 

  • Phát biểu theo chiều dọc – Điều răn lớn
  • Phát biểu theo chiều ngang – Đại Mạng lệnh
  • Trung tâm hoạt động – Đấng điều khiển vĩ đại (Giê-su) và Quyền năng lớn (Đức Thánh Linh)
  • Vành Bánh xe – Trách nhiệm lớn

Trong phần còn lại của chương này, chúng ta sẽ xem xét các chiều kích dọc và ngang của Bánh xe: Điều răn lớn và Đại Mạng lệnh. Trong Chương 3, chúng tôi sẽ kết thúc nghiên cứu về hình minh họa này, tập trung vào Trung tâm hoạt động – nguồn quyền năng trong đời sống tín nhân và Vành bánh xe – cam kết của chúng ta cần phải có như một thầy tế lễ thực hiện đầy đủ chức năng cho thế giới.

 

Huấn luyện điều răn lớn

 

Chú ý Bánh xe có hai chiều. Chúng bổ sung cho nhau. Điều đó có nghĩa là, chúng ta thể hiện tình yêu của chúng ta đối với Đức Chúa Trời trong Điều răn lớn (nói theo chiều dọc) thông qua sự vâng lời của chúng ta đối với Đại Mạng lệnh (nói theo chiều ngang). Sự hoàn thành đích thực của bản sắc thầy tế lễ của chúng ta là tuân theo cả hai điều răn được nêu trong Ma-thi-ơ 22: 37-

 

  • Yêu Chúa và yêu người hàng xóm. Sứ đồ Giăng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta thể hiện tình yêu dành cho Chúa bằng cách tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu người, và tỏ cho người biết ta.

 

Giăng 14:21

 

Trong Giăng chương 21, Chúa Giê-su hỏi Phi-e-rơ, “Ngươi có yêu ta không?” Khi Phi-e-rơ

 

khẳng định yêu Chúa, Chúa Giê-su phán, “Hãy chăn chiên của ta.” Vì vậy, chúng ta thể hiện tình yêu của mình theo chiều ngang. Tình yêu là không trọn vẹn trừ khi nó bao gồm sự tiếp cận với những người xung quanh chúng ta thông qua việc truyền giáo và môn đệ hóa. Điều này cho chúng ta một bức tranh rõ ràng về cách một tín nhân Tân Ước hoạt động như một thầy tế lễ.

 

Chúa Giê-su bước đi trong sự vâng phục hoàn toàn các điều răn của Đức Chúa Trời. Vì Ngài không có chương trình nghị sự của riêng mình, nên Ngài có thể bước đi một cách hoàn hảo hòa thuận với Cha thiên thượng, không đi trước cũng không bị tụt lại phía sau. Kinh Thánh ghi lại rằng Ngài chỉ làm những gì Cha bảo Ngài làm. Lưu ý là Chúa Giê-su đã chờ đợi Cha trong sự vâng phục và chỉ dạy những gì Ngài được truyền lệnh.

 

Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến.

 

Giăng 6:38

 

Vậy Đức Chúa Giê-su phán rằng: Khi các ngươi treo Con người lên, bấy giờ sẽ biết ta là ai, và biết ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta

 

Giăng 8:28

 

Làm thế nào Chúa Giê-su có thể duy trì khải tượng của mình và giữ cho đời sống của Ngài trong sự cân bằng hoàn hảo như vậy? Chính sự tương giao mật thiết giữa Ngài với Cha đã giữ cho Ngài hòa hợp với ý chí hoàn hảo của Đức Chúa Trời. Mác cho chúng ta chìa khóa của điều này:

 

Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó.

 

Mác 1:35

 

Lời Chúa

 

Chìa khóa cho tính hiệu quả của chức vụ trên đất của Chúa Giê-su là Kinh Thánh. Chính trong các trang của Lời Ngài, Đức Chúa Trời ban cho chúng ta cả ý muốn và mục đích của Ngài cho đời sống của chúng ta. Lời có thể hướng dẫn chúng ta trong thời gian sống ngắn ngủi trên trần thế.

 

Đó là lý do tại sao Shema là nguyên lý trung tâm của Do Thái giáo, ra lệnh cho chúng ta viết Lời Chúa trên tấm lòng của chúng ta. Lời Chúa có thể cho chúng ta biết mục đích vĩnh cửu của mình. Lời Chúa trả lời ba câu hỏi lớn của đời sống: Tôi là ai? Tại sao tôi lại ở đây? Và tôi phải làm gì khi ở đây? Trong lúc trỗi dậy trước khi bình minh để cầu nguyện với Cha thiên thượng, Chúa Giê-su đã cho chúng ta thấy gương mẫu của Ngài là đáp án cho ba câu hỏi này.

 

Hỡi Israel! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Các lời mà ta truyền cho ngươi ngày nay sẽ ở tại trong lòng ngươi; khá ân cần dạy dỗ điều đó cho con cái ngươi, và phải nói đến, hoặc khi ngươi ngồi trong nhà, hoặc khi đi ngoài đường, hoặc lúc ngươi nằm, hay là khi chỗi dậy. Khá buộc nó trên tay mình như một dấu, và nó sẽ ở giữa hai con mắt ngươi như ấn chỉ; cũng phải viết các lời đó trên cột nhà, và trên cửa ngươi.

 

Phục truyền. 6:4-9

 

Chúa Giê-su đã dành rất nhiều thời gian ở với Cha của Ngài, để cho Lời Đức Chúa Trời thẩm thấu vào Ngài. Khi xem xét các điều răn, Ngài cho phép Thánh Linh hướng dẫn ý tưởng và viết những lời của các tiên tri lên tấm lòng của Ngài. Sự vâng phục các điều răn của Đức Chúa Trời đã cho phép Đấng Mê-si tuyên bố một cách chắc chắn, “ta chỉ nói những gì Cha ban cho ta.”

 

Vậy Đức Chúa Giê-su phán rằng: Khi các ngươi treo Con người lên, bấy giờ sẽ biết ta là ai, và biết ta không tự mình làm điều gì, nhưng nói điều Cha ta đã dạy ta.

 

Giăng 8:28

 

Chúa Giê-su giải thích sự cần thiết phải tiếp tục ở trong Lời Chúa một cách thường xuyên. Suy gẫm và áp dụng Lời Chúa là một trong những yêu cầu chính trong cuộc đời của một thầy tế lễ. Đọc, nghiên cứu, ghi nhớ và cho phép Thánh Linh hướng dẫn sự suy gẫm sẽ trang bị cho chúng

 

ta có khả năng giúp người khác nghe được giọng nói của Thánh Linh và từ đó nhận biết ý muốn của Ngài.

 

Khi nan hoa dọc của Bánh xe được quan tâm, điều này tương ứng với Lời Chúa có tầm quan

 

trọng trong việc làm sâu sắc mối quan hệ tình yêu giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở trong 2 Ti-mô-thê 3:16 rằng tất cả Kinh Thánh “đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn” và chúng hoàn thành bốn điều rất quan trọng đối với một môn đệ/thầy tế lễ:

 

  • Giáo lý – mô tả con đường thích hợp để bước đi
  • Sự khiển trách – mô tả nơi chúng ta có thể đi lạc khỏi đường dẫn
  • Sự trừng phạt – mô tả cách quay lại đường lối đúng
  • Sự hướng dẫn – mô tả cách đi đúng đường

Cả Kinh Thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình,

 

2 Ti-mô-thê 3:16

 

Bởi vì Chúa Giê-su là một bậc thầy về Kinh Thánh, nên Ngài có thể đánh bại Sa-tan bằng cách tuyên bố lời từ Kinh Thánh (Ma-thi-ơ 4). Mỗi câu trả lời của Ngài cho Sa-tan trong sự cám dỗ được mở đầu bằng cụm từ, “Có Lời chép rằng…” Ngài còn có thể cho mọi người thấy Giăng Báp-tít là hình ảnh của Ê-li đã được báo trước trong lời tiên tri của Ma-la-chi. Khi Ngài bị buộc tội phá vỡ ngày Sa-bát bằng cách chữa lành và làm điều tốt, Ngài đã sử dụng Kinh Thánh để chứng minh sự sai lầm của người Pha-ri-si. Trong lễ Vượt qua ở phòng cao, Chúa Giê-su đã khéo léo thiết lập mối tương quan giữa Bữa ăn tối cuối cùng với Giao ước mới trong Giê-rê-mi

 

  • 31-34. Trên thập giá, Chúa Giê-su cầu nguyện những lời của Thi-thiên 22:1, “Đức Chúa Trời tôi ôi! Đức Chúa Trời tôi ôi! Sao Ngài lìa bỏ tôi?” Khi nghiên cứu cẩn thận, chúng ta thấy rằng từ đầu đến cuối Kinh Thánh đều phản ánh về đời sống và chức vụ của Chúa Giê-su.

Cầu nguyện

 

Một yếu tố nổi bật khác trong đời sống và chức vụ của Chúa Giê-su là sự tận hiến thì giờ để cầu nguyện với Cha. Trong Phúc âm Lu-ca, chúng ta biết các môn đệ cũng khao khát muốn được ở trong mối tương giao liên tục với Cha thiên thượng. Họ thường thấy thầy của mình đi lánh ra xa khỏi đám đông để thực hiện những giờ cầu nguyện với Cha. Những gì chúng ta biết về các thực hành và giáo huấn của Chúa Giê-su về chủ đề cầu nguyện là chúng ta cũng học được từ các sứ đồ. Họ có đời sống cầu nguyện và còn ghi lại cho chúng ta một số lời cầu nguyện của Chúa Giê-su. Trong thực tế, chúng ta biết các môn đệ đã yêu cầu Chúa Giê-su dạy họ cách cầu nguyện.

 

Có một ngày, Đức Chúa Giê-su cầu nguyện, ở nơi kia. Khi cầu nguyện xong, một môn đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình.

 

Lu-ca 11:1

 

Một trong những lời cầu nguyện xúc động nhất trong tất cả những lời cầu nguyện của Đấng Mê-si là lời cầu nguyện như thầy tế lễ của Ngài cho các môn đệ trong Vườn Ghế-sê-ma-nê ngay

 

trước khi bị bắt và đóng đinh. Giăng đã ghi lại lời cầu nguyện đó rất chi tiết trong Giăng 17: 1-26.

 

Hơn nữa, Chúa Giê-su đã cho các môn đệ một lời cầu nguyện mẫu giải quyết chín điều chúng ta nên suy nghĩ khi cầu nguyện. Điều này thường được gọi là Bài Cầu nguyện của Chúa. Nó được ghi lại trong sách Phúc âm Ma-thi-ơ và Lu-ca. Lời cầu nguyện này đã được các tín nhân đọc trong nhiều thế kỷ và tiếp tục áp dụng cho các môn đệ trên khắp thế giới:

 

Vậy, các ngươi hãy cầu như vầy:

 

Lạy Cha chúng tôi ở trên trời;

 

Danh Cha được thánh;

 

Nước Cha được đến;

 

Ý Cha được nên, ở đất như trời!

 

Xin cho chúng tôi hôm nay đồ ăn đủ ngày;

 

Xin tha tội lỗi cho chúng tôi, như chúng tôi cũng tha kẻ phạm tội nghịch cùng chúng tôi; Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! (Vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men.)

 

Ma-thi-ơ 6:9-13

 

Quan sát trong đoạn này, chúng ta thấy chín yếu tố hoặc các khía cạnh của cầu nguyện. Chúng ta cần vượt qua việc đọc kinh ngẫu nhiên và trở thành người hướng dẫn cho môn đồ/thầy tế lễ khi tìm cách phát triển đời sống cầu nguyện của chính mình và dạy người khác cách cầu nguyện:

 

  • Tuyên xưng Đức Chúa Trời là Cha
  • Tôn vinh danh Chúa
  • Cầu nguyện cho nước Chúa được đến
  • Cầu nguyện để sống theo ý muốn của Chúa
  • Cầu nguyện cho nhu cầu hàng ngày
  • Cầu nguyện với tinh thần tha thứ
  • Cầu nguyện chống lại cám dỗ
  • Cầu nguyện cho sự giải cứu
  • Công nhận quyền cai trị của Đức Chúa Trời

Khi Chúa Giê-su nghe các Ra-bi đọc Cựu Ước trong Hội đường Do Thái, tâm trí của Ngài đã thẩm thấu những lời cầu nguyện của các giáo phụ và các trước giả Thi thiên như Đa-vít. Mỗi người trong họ đều là những người cầu nguyện tuyệt vời. Các thầy tế lễ Tân Ước nên nghiên cứu cẩn thận những lời cầu nguyện này, và những lời cầu nguyện của Chúa Giê-su. Điều này mang lại sự hướng dẫn trong việc thỉnh cầu Đức Chúa Trời cho nhu cầu cá nhân và sự can thiệp của Chúa trên nhu cầu người khác. Chìa khóa cho mối quan hệ ngày càng tăng của Chúa Giê-su với Cha thiên thượng là Lời và cầu nguyện. Nói một cách khác, Kinh Thánh cho chúng ta thấy đời sống không tì vết và vô tội của Ngài. Chính sự vâng phục của Ngài đối với ý chỉ của Đức Chúa

 

Trời, đã khiến hai hoạt động này trở thành một phần tự nhiên trong đời sống của Ngài và rồi Ngài tái tạo một cách tự nhiên những hoạt động này trong đời sống của Mười Hai sứ đồ là những thầy tế lễ được Ngài huấn luyện.

 

Huấn Luyện Điều Răn Lớn

 

Chúng ta đã xem xét hai điều răn được Chúa Giê-su dạy trong Ma-thi-ơ 22:37-39 “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi.

 

Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” và tầm quan trọng của chúng trong cuộc đời Chúa Giê-su.

 

Chúa Giê-su dạy rằng tất cả mọi điều mà Đức Chúa Trời mong đợi được tóm lược trong hai

 

mệnh lệnh. Đầu tiên là mệnh lệnh theo chiều dọc, tập trung vào sự phát triển cá nhân và tình yêu

 

dành cho Đức Chúa Trời, và được thể hiện qua sự thờ phượng, suy gẫm của chúng ta về Thánh

 

Kinh. Điều răn thứ hai là chiều ngang. Chúa Giê-su huấn luyện Mười Hai sứ đồ để trình bày

 

nước Đức Chúa Trời cho những người chưa biết Ngài. Điều này thường được gọi là truyền giáo.

 

Ngài còn dạy họ cách huấn luyện những người đã biết đến Chúa nhưng không phát triển trong

 

mối quan hệ với Ngài. Môn đồ liên quan đến việc giúp mọi người hiểu họ là ai, tại sao họ ở đây

 

và họ sẽ làm gì. Môn đồ hóa theo Kinh Thánh phải cân bằng hai điều răn lớn này. Sự minh họa

 

trong hình cân bằng theo chiều dọc và chiều ngang.

 

Nói một cách đơn giản, môn đồ hóa liên quan đến việc chinh phục những người hư mất và sau đó huấn luyện họ, để đưa họ đến sự trưởng thành đầy đủ với tư cách là môn đồ và thầy tế lễ. Các môn đệ mới phải được đào tạo, huấn luyện, và sau đó được sai phái ra đi, giống như Chúa Giê-su đã sai đi Mười Hai sứ đồ.

 

Truyền giáo

 

Mác ghi lại những lời đầu tiên trong chức vụ Chúa Giê-su: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã

 

đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin lành.” Chúa Giê-su đã kêu gọi thế hệ đương thời ăn

 

năn và tin nhận Phúc âm. Một số người nghe Ngài giảng là những người thực hành tôn giáo,

 

nhưng đã đánh mất sự cần thiết phải có mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời. Các Ra-bi đã

 

dạy tuyển dân giữ 613 điều luật, tất nhiên, không ai có khả năng thực hiện. Do Thái giáo yêu cầu

 

họ tham dự các nghi lễ, đóng tiền phần mười và tham dự các lễ hội. Họ sống trong sự dự đoán và

 

chờ đợi về một Đấng Mê-si, nhưng không biết gì về ý nghĩa của việc thiết lập mối quan hệ cá

 

nhân với Ngài.

 

Tại núi Si-nai, các tổ phụ đã từ chối kế hoạch của Đức Chúa Trời là tuyển dân phải trở thành một quốc gia của các thầy tế lễ. Tuy nhiên họ đã chọn một hệ thống theo ý riêng. Hệ thống tín ngưỡng của họ đã đưa họ trở lại cùng một sự trói buộc mà Chúa đã tìm cách giải thoát họ từ

 

1500 năm trước! Trong hệ thống tôn giáo đó, họ đã không trả lời được những câu hỏi cơ bản nhất: Họ là ai, tại sao họ ở đây và họ phải làm gì?

 

Các môn đệ đã học được cách truyền giáo (nói theo chiều ngang hoặc điều răn thứ hai) bằng cách xem Chúa Giê-su đối phó với những người thực hành tôn giáo. Một phần trong khóa đào

 

tạo thầy tế lễ của Chúa Giê-su là giúp mọi người khôi phục mối quan hệ đúng đắn với Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su hứa với Mười Hai sứ đồ rằng Ngài sẽ biến họ thành những tay đánh lưới người.

 

Ngài phán cùng hai người rằng: Các ngươi hãy theo ta, ta sẽ cho các ngươi nên tay đánh lưới người.

 

Ma-thi-ơ 4:19

 

Đôi khi, Ngài truyền giáo cho những người hư mất trong sự vắng mặt của các môn đệ, và điều này cũng là một bài học cho họ. Câu chuyện được ghi lại trong Giăng chương 4. Người phụ nữ ở giếng Gia-cốp là một trường hợp điển hình. Giăng ghi lại chi tiết cuộc đối thoại giữa Giê-su và một người phụ nữ ở thị trấn Sa-ma-ri. Bởi vì bà đặt niềm tin vào Đấng Mê-si, toàn bộ thành phố đã được kéo về với Chúa. Chúa Giê-su không chỉ tạo ra một người cải đạo, mà còn hơn thế nữa là một nhà truyền giáo, một thầy tế lễ. Người phụ nữ Sa-ma-ri ngay lập tức trở thành môn đồ có khả năng tái sản xuất những môn đồ khác!

 

Các nguyên tắc cơ bản mà các môn đệ/thầy tế lễ đầu tiên này minh họa cho người khác là gì? Phúc âm là Tin mừng, giúp mọi người thoát khỏi sự trói buộc của tội lỗi, thoát khỏi sự thực hành các nghi thức tôn giáo. Thông điệp này rất rõ ràng và đơn giản, bất cứ ai cũng có thể hiểu và chia sẻ nó với những người khác. Nó được phác thảo trong Kinh Thánh và bao gồm ít nhất bốn lẽ thật:

 

  • Mọi người đều đã phạm tội.
  • Có hình phạt cho tội lỗi.
  • Tội lỗi đã được trả qua sự chết của Chúa Giê-su.
  • Con người phải tiếp nhận sự hy sinh của Chúa Giê-su như là sự trả giá cho tội lỗi.

Có nhiều cách để chia sẻ Phúc âm với những người khác. Rô-ma 6:23 có lẽ là tuyên bố ngắn gọn nhất về sự thật vĩnh cửu này:

 

Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta.

 

Rô-ma 6:23

 

Mười hai sứ đồ quan sát cẩn thận cách Chúa Giê-su thể hiện tình yêu của Ngài đối với mọi người khi Ngài kéo họ đến với chính Ngài trong nhiều tình huống khác nhau. Sau khi họ được huấn luyện đầy đủ, Chúa Giê-su đã phái nhóm này đi ra theo từng đôi để làm những gì họ đã được dạy:

 

Vậy, các sứ đồ đi ra, giảng cho người ta phải ăn năn;

 

 

Mác 6:12

 

Môn đồ hóa

 

Một khi mọi người đến với Chúa Giê-su, chúng ta có trách nhiệm giúp họ hiểu rằng họ không

 

được kêu gọi thực hành tôn giáo, nhưng để phát triển mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời

 

(điều răn lớn). Các tín đồ mới nên được dạy để áp dụng các nguyên tắc của Shema vào cuộc

 

sống, cũng như Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ của Ngài. Đọc, nghiên cứu và ghi nhớ Lời Chúa,

 

cầu nguyện và hiểu vai trò của Chúa Thánh Linh, Đấng hướng dẫn sự suy gẫm của chúng ta thực

 

hành sự tin kính. Tất cả những điều này là nền tảng cho sự tăng trưởng thuộc linh. Chúng là bản

 

chất của điều răn thứ nhất. Sự vâng lời sẽ mang lại tự do, niềm vui và chỉ ra mục đích sống, và sẽ

 

trả lời các câu hỏi như: Chúng ta là ai, Tại sao chúng ta ở đây và chúng ta sẽ làm gì. Sự bất tuân

 

chỉ đưa chúng ta trở lại sự trói buộc mà Chúa Giê-su đã đến để giải thoát chúng ta. Sự vâng lời sẽ

 

đảm bảo rằng một người cải đạo trở thành môn đệ/thầy tế lễ để vươn tới sự trưởng thành càng

 

hơn.

 

Chúa Giê-su đã huấn luyện các môn đồ của Ngài để thực hiện các chức năng thầy tế lễ. Những môn đồ của Đấng Christ đã tận mắt nhìn thấy cách Ngài tiếp cận với mọi người trong hầu hết mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

 

Các môn đệ quan sát Chúa Giê-su Christ khi Ngài làm cho người mù nhìn thấy, người què đi lại và người điếc nghe. Những người phung được chữa lành, quỷ bị đuổi ra ngoài và người chết được sống lại. Không có đau khổ nào của con người mà Chúa Giê-su không thể chữa lành. Bất cứ nơi nào và bất cứ ai có nhu cầu thì Cứu Chúa mang lại sự thoải mái, bình an và hy vọng. Những môn đồ đầu tiên này đã thấy Đức Chúa Trời ban cho Chúa Giê-su quyền năng vượt qua các yếu tố tự nhiên khi Ngài làm dịu cơn bão dữ, đi trên mặt nước và nuôi sống đoàn dân đông từ một phần ăn khiêm tốn. Họ còn thấy Đức Chúa Trời ban cho Ngài sự sáng suốt và khôn ngoan để đối phó với các nhà lãnh đạo tôn giáo thù ghét và chỉ muốn giết Ngài. Họ được Ngài hướng dẫn các chi tiết giải quyết mọi tình huống mà họ sẽ gặp phải khi họ được sai phái ra đi thi hành chức vụ. Chúa Giê-su biết họ sẽ thành công vì Ngài đã huấn luyện họ đầy đủ, Ngài đã sống và đi cùng họ trong suốt chức vụ của Ngài. Như chúng tôi đã lưu ý, các sứ đồ không chỉ đơn thuần đưa ra các nguyên tắc để tuân theo, mà là các sự áp dụng mang tính thực hành trong mục vụ.

 

Sai phái ra đi

 

Khi Mười Hai sứ đồ được đào tạo và sẵn sàng để thực hành những gì họ đã học được, Chúa Giê-su đã phái họ đi ra từng đôi. Họ đã được hướng dẫn chi tiết và được phép bắt đầu chức vụ công khai của họ. Không có ghi chép về thời gian thực tập này, nhưng kết quả được kể lại trong Kinh Thánh, khi các thầy tế lễ mới được phong chức trở lại để báo cáo về sự thành công của sứ mệnh của họ với Chúa Giê-su. Họ vui mừng, vì đã trải nghiệm Đức Chúa Trời sử dụng họ theo những cách tuyệt vời. Những điều Chúa Giê-su dạy họ đã sinh bông trái trong các chức vụ của họ. Họ chia sẻ làm thế nào sứ điệp của sự ăn năn đã khiến nhiều người trở về với Đức Chúa Trời. Họ đã xác thực lời kêu gọi của Chúa dành cho bằng cách đuổi quỉ ra khỏi những người bị quyền lực của sự tối tăm chiếm hữu. Họ đã trải nghiệm quyền năng Chúa chữa lành mọi bệnh tật khi họ cầu nguyện và xức dầu cho người bệnh.

 

Vậy, các sứ đồ đi ra, giảng cho người ta phải ăn năn; đuổi nhiều ma quỉ, xức dầu cho nhiều kẻ bịnh, và chữa cho được lành.

 

Mác 6:12-13

 

Chúa Giê-su đã tạo ra một mô hình để đào tạo các môn đệ, những người hiểu được sự thế nào là sự kêu gọi dành cho thầy tế lễ. Các môn đệ đi theo mô hình của Ngài khi họ thể hiện khả năng đại diện cho Đức Chúa Trời trên các dân tộc. Chúa Giê-su đã hoàn tất việc đào tạo của họ trong tiến trình chức vụ của Ngài. Ngài trả lời câu hỏi của họ về các sự kiện cuối cùng của thế giới trong bài giảng trên núi Ô-li-ve. Ngài dạy họ về chức vụ của Chúa Thánh Linh trong bữa tiệc Vượt qua, và mặc dù họ đã chứng kiến sự bắt bớ và đóng đinh của Ngài với sự đau buồn, Ngài có thể làm rõ nhiều điều cho họ trong suốt 40 ngày sau khi Ngài phục sinh và trước khi thăng thiên. Ngay trước khi Ngài trở về trời, các môn đồ/thầy tế lễ đã được ban những mệnh lệnh cuối cùng cho công tác môn đệ hóa các dân tộc.

 

Chương này đã được dành cho việc kiểm tra chiều dọc và chiều ngang của mối quan hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời và những người khác. Trong chương 3, chúng ta sẽ tiếp tục kiểm tra Bánh xe: Vành bánh xe – cam kết của chúng ta và Trục bánh xe – sự ủy quyền cho chúng ta thông qua Đức Thánh Linh.

 

Chương 3

 

Trao Quyền Cho Chức Tế Lễ

 

Trong chương này, chúng ta tiếp tục thảo luận từ chương 2, tập trung vào hình minh họa Bánh xe. Trong chương cuối, chúng ta tập trung vào nan hoa dọc và ngang đại diện cho hai Điều răn lớn được đưa ra trong Ma-thi-ơ 22.

 

  • Điều răn lớn – Kính mến Chúa
  • Đại mạng lệnh – Yêu người lân cận

Phần còn lại của hình minh họa đề cập đến phản ứng của chúng ta đối với các mệnh lệnh này.

 

Chúng ta cần tận dụng khả năng mà Chúa đã cung cấp để tuân theo các chỉ thị của Ngài (Trục

 

Bánh Xe) và chúng ta cần phải cam kết với chúng (Vành Bánh xe).

 

.

 

 

 

Evangelism

The Word

 

 

 

Discipleship

 

 

 

 

 

 

 

Truyền giáo

 

 

 

Prayer

 

Lời Chúa

 

Đ

I

 

U

R

Ă

N

 

ĐẠI

Giê-su MẠNG LỆNH

L

 

ỚN

 

 

Cầu nguyện

 

 

 

 

 

 

 

Đào tạo môn đồ

 

Chúa Giê-su, Đấng Chỉ huy vĩ đại, được minh họa là trung tâm của đời sống môn đồ. Chính Ngài

 

là Đấng đã ban cho chúng ta những Điều răn lớn trong Luật pháp và chính Ngài đưa ra điều

 

khoản để chúng ta thực hiện các mệnh lệnh của Ngài. Đức Cha sai Đức Con. Đức Con sai chúng

 

ta, nhưng trước tiên Ngài làm báp-tem cho chúng ta bằng Đức Thánh Linh.

 

Lời hứa trao quyền năng

 

Điều cuối cùng Chúa Giê-su bảo các môn đệ của Ngài ở lại Giê-ru-sa-lem cho đến khi được Chúa Thánh Linh ban quyền năng, Đấng sẽ được ban cho họ trong vài ngày tới. Giăng Báp-tít đã tiên tri về sự kiện này khoảng ba năm rưỡi trước khi ông báp-tem cho Chúa Giê-su:

 

Ta làm phép báp-têm cho các ngươi bằng nước; nhưng Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh.

 

Mác 1:8

 

Trong ba năm rưỡi truyền giáo, Chúa Giê-su chỉ nói đến Chúa Thánh Linh bốn lần trong các bài giảng của Ngài:

 

  • Ngài giải thích về hành động sai trái: phạm thượng báng bổ Đức Thánh Linh. (Ma-thi-ơ 12:31)
  • Ngài trích dẫn lời vua Đa-vít đã cảm Đức Thánh Linh. (Mác 12:36)
  • Ngài nói rằng Đức Thánh Linh là một món quà mà Cha sẽ ban cho con cái của Ngài. (Lu-ca 11:13)
  • Ngài nói rằng Đức Thánh Linh sẽ dạy chúng ta phải nói gì trong khi bị bắt bớ. (Lu-ca 12:12)

Trong bữa tiệc cuối cùng, Chúa Giê-su đã nói với các môn đồ về cái chết sắp xảy ra của Ngài. Ngài hứa với họ rằng Ngài sẽ ở với họ, và họ sẽ không bị bỏ lại một mình. Trong Giăng 14 -16, chức vụ của Chúa Thánh Linh được bày tỏ. Chúa Giê-su đã ban cho những người theo Ngài một lời hứa đặc biệt: nhận lãnh Thánh Linh, Đấng sẽ ở lại với họ vĩnh viễn. Ngài nói rằng thật tốt khi Ngài ra đi để Ngài có thể gửi Thánh Linh đến đổ đầy, dạy dỗ và ban quyền năng cho họ sống đời sống tin kính và truyền giáo cho những dân tộc khác. Chức năng thầy tế lễ của họ là chinh phục con người và môn đồ hóa các dân tộc.

 

Trong sách Công vụ, ngay trước khi Chúa Giê-su lên trời, Ngài đã ban lời hứa này cho các môn đệ của Ngài:

 

Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.

 

Công vụ 1: 8

 

Quyền năng Đức Thánh Linh đã hành động trong đời sống của Chúa Giê-su từ lúc thụ thai đến khi phục sinh, quyền năng này có sẵn cho mười một sứ đồ sau khi họ nhận lãnh Thánh Linh và bây giờ có thể áp dụng cho mọi môn đồ. Khi được đầy dẫy Thánh Linh của Ngài, chúng ta được ban cho quyền lực trên Sa-tan và tất cả các thế lực của địa ngục và bóng tối. Chúng ta phải truyền giáo không phải trong quyền năng của xác thịt, mà là quyền năng của Ngôi thứ ba trong

 

Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Giống như Chúa Giê-su đã chiến thắng Sa-tan và mọi cám dỗ trong Thánh Linh, chúng ta cũng có thể trải nghiệm chiến thắng nhờ Thánh Linh.

 

Uy quyền của Chúa Giê-su

 

Chúa Thánh Linh là một quyền năng mạnh mẽ trong đời sống và chức vụ của Chúa Giê-su Christ. Chúa Giê-su không làm gì mà Ngài không nghe Cha bảo Ngài làm, và Ngài chỉ nói những gì Ngài nghe Cha nói. Khi Ngài hành động, Ngài phụ thuộc vào quyền năng của Chúa Thánh Linh để hoàn thành công việc mà Cha đã ban cho Ngài để làm. Các tác giả Phúc âm ghi lại nhiều lần hoạt động của Thánh Linh trong cuộc đời của Ngài:

 

  • Chúa Giê-su được hoài thai bởi Chúa Thánh Linh

Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên ngươi, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời

 

Lu-ca 1:35

 

  • Chúa Thánh Linh ngự xuống trên Chúa Giê-su

Vừa khi chịu phép báp têm rồi, Đức Chúa Giê-su ra khỏi nước; bỗng chúc các từng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu, đậu trên Ngài.

 

Ma-thi-ơ 3:16

 

  • Chúa Giê-su được Thánh Linh tôn vinh và được Thánh Linh hướng dẫn vào đồng vắng

 

để bị cám dỗ.

 

Đức Chúa Giê-su đầy dẫy Đức Thánh Linh, ở bờ sông Giô-đanh về, thì được Đức Thánh Linh đưa đến trong đồng vắng,

 

Lu-ca 4:1

 

  • Chúa Giê-su đã được đóng ấn bởi Thánh Linh

Hãy làm việc, chớ vì đồ ăn hay hư nát, nhưng vì đồ ăn còn lại đến sự sống đời đời, là thứ Con người sẽ ban cho các ngươi; vì ấy là Con, mà Cha, tức là chính Đức Chúa Trời, đã ghi ấn tín của mình.

 

Giăng 6:27

 

  • Chúa Giê-su được Thánh Linh xức dầu

Thần của Chúa ngự trên ta;

 

Vì Ngài đã xức dầu cho ta đặng truyền tin lành cho kẻ nghèo;

 

Ngài đã sai ta để rao cho kẻ bị cầm được tha,

 

Kẻ mù được sáng,

 

Kẻ bị hà hiếp được tự do;

 

Và để đồn ra năm lành của Chúa

 

 

Lu-ca 4:18-19

 

  • Chúa Giê-su nhờ Đức Thánh Linh đuổi quỉ

Mà nếu ta cậy Thánh Linh của Đức Chúa Trời để trừ quỉ, thì nước Đức Chúa Trời đã đến tận các ngươi.

 

Ma-thi-ơ 12:28

 

  • Chúa Giê-su vui mừng trong Thánh Linh

Cũng giờ đó, Đức Chúa Giê-su nức lòng bởi Đức Thánh Linh, bèn nói rằng: Lạy Cha, là Chúa trời đất, tôi ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu những sự nầy với kẻ khôn ngoan, người sáng dạ, mà tỏ ra cho trẻ nhỏ hay! Thưa Cha, phải, thật như vậy, vì Cha đã thấy điều đó là tốt lành.

 

Lu-ca 10:21

 

  • Chúa Giê-su tự dâng mình qua Thánh Linh

…huống chi huyết của Đấng Christ, là Đấng nhờ Đức Thánh Linh đời đời, dâng chính mình không tì tích cho Đức Chúa Trời, thì sẽ làm sạch lương tâm anh em khỏi công việc chết, đặng hầu việc Đức Chúa Trời hằng sống, là dường nào!

 

Hêb. 9:14

 

  • Chúa Giê-su nhờ Thánh Linh sống lại từ cõi chết.

…về Con Ngài, theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Giê-su Christ, Chúa chúng ta,

 

Rô-ma 1: 3, 4

 

  • Chúa Giê-su ban lệnh cho các môn đệ của Ngài thông qua Thánh Linh.

…cho đến ngày Ngài được cất lên trời, sau khi Ngài cậy Đức Thánh Linh mà răn dạy các sứ đồ Ngài đã chọn. Sau khi chịu đau đớn rồi, thì trước mặt các sứ đồ, Ngài lấy nhiều chứng cớ tỏ ra mình là sống, và hiện đến với các sứ đồ trong bốn mươi ngày, phán bảo những sự về nước Đức Chúa Trời.

 

Công vụ 1: 2, 3

 

Sự Ủy Quyền Cho Chúng Ta

 

Như đã lưu ý, nếu Chúa Giê-su phụ thuộc vào Chúa Thánh Linh, thì chúng ta cũng phải như vậy. Thánh Linh được ban cho để trao quyền cho chúng ta trong khi bước đi với Đức Chúa Trời và trong việc thực hiện các chức năng thầy tế lễ. Mỗi người đều có một chiếc ngai trong đời và một ai đó đang ngồi trên chiếc ngai. Chỉ khi một người hoàn toàn phó thác cuộc đời mình cho Chúa Giê-su, Chúa Thánh Linh mới cai trị cuộc sống của anh ta từ ngai đó. Kinh Thánh nói về ba loại người: thiên nhiên, xác thịt và thuộc linh.

 

Chúng ta có thể minh họa chúng theo cách này:

 

 

 

 

 

 

Người thiên nhiên (Natural)

 

Kinh Thánh mô tả người thiên nhiên không thể nhận được những điều thuộc về Đức Chúa Trời. Anh ta có thể biết về Đức Chúa Trời về mặt trí tuệ, nhưng chưa bao giờ bước vào mối quan hệ cá nhân với Ngài. Người thiên nhiên ngồi trên ngai của chính mình. Mặc dù Sa-tan cai trị và kiểm soát anh, anh ta tin mình là chủ nhân. Cả nhân loại được sinh ra trong tình trạng này.

 

Vả, người thiên nhiên không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.

 

1 Cô-rin-tô 2:14

 

Người xác thịt (Carnal)

 

Các tín đồ bắt đầu cuộc sống mới của mình như một người thuộc linh. Nhưng không có kỷ luật của đời sống tin kính và mối tâm giao ngày càng gia tăng với Christ, họ sẽ trượt dễ dàng vào chiếc ngai trung tâm của xác thịt. Người xác thịt biết Chúa, nhưng vẫn đang cố gắng cai quản cuộc sống của chính mình. Anh ta muốn Chúa Giê-su trở thành phi công phụ, còn anh là phi công chính lái chiếc phản lực của mình. Một trong những điều đầu tiên Chúa Thánh Linh dạy cho một môn đồ/thầy tế lễ là: Chúa Giê-su là Chúa, là Chủ, và là Cứu Chúa của người đó. Người xác thịt đưa ra lựa chọn dựa trên bản chất tội lỗi cũ của mình và cuối cùng làm những việc mà Đức Chúa Trời đang cố gắng để giải thoát anh ta. Những quyết định mà anh đưa ra trái với ý chỉ của Chúa.

 

Hỡi anh em, về phần tôi, tôi chẳng có thể nói với anh em như với người thiêng liêng, nhưng như với người xác thịt, như với các con đỏ trong Đấng Christ vậy. Tôi lấy sữa nuôi anh em, chớ chẳng lấy đồ ăn cứng, vì anh em không chịu nổi; đến bây giờ cũng chưa chịu được, vì anh em hãy còn thuộc về xác thịt. Thật, bởi trong anh em có sự ghen ghét và tranh cạnh, anh em há

 

 

chẳng phải là tánh xác thịt ăn ở như người thế gian sao? Có người thì nói: Ta là môn đồ của Phao-lô; kẻ thì rằng: Ta là của A-bô-lô, vậy anh em há chẳng phải là người cũng như kẻ khác sao?

 

1 Cô-rin-tô 3:1-4

 

Người thuộc linh (Spiritual)

 

Người thuộc linh, được biến đổi bởi Lời của Đức Chúa Trời, và bắt đầu phản ánh chính tâm trí của Chúa Giê-su. Anh ta học cách cho phép Chúa Thánh Linh kiểm soát hoàn toàn những phần trong cùng của cuộc sống là nơi ở của tâm trí, ý chí và cảm xúc. Kinh Thánh dạy rằng chúng ta gồm có linh / hồn / thể xác. Khi một người được sinh ra một lần nữa, Chúa Thánh Linh sẽ sống trong tâm thần của anh ta, và hướng anh vào ý chí hoàn hảo của Chúa. Các môn đồ thuộc linh coi như mình đã chết con người cũ và để Đức Chúa Trời sống bên trong mình. Phao-lô đã nói theo cách này:

 

Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi.

 

Ga-la-ti 2:20

 

Mỗi người khi sinh ra là một người thiên nhiên. Khi sự tái sinh trong tâm linh xảy ra, một sự thay đổi đáng kinh ngạc diễn ra. Kinh Thánh nói:

 

Ngài đã giải thoát chúng ta khỏi quyền của sự tối tăm, làm cho chúng ta dời qua nước của Con rất yêu dấu Ngài,

 

Cô-lô-se 1:13

 

Trong hình chiếc ghế minh họa ở trên, chúng ta đi từ chiếc ghế thiên nhiên sang chiếc ghế thuộc

 

linh – đây là một sự biến đổi! Chúng ta trở thành con cái thiêng liêng của Đức Chúa Trời. Để

 

hiểu điều này đầy đủ hơn, hãy xem xét rằng tất cả những người được tạo ra như những tạo vật

 

gồm ba phần: linh, hồn và thể xác (giống như Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một). Chúng ta có thể

 

minh họa điều này bằng sơ đồ sau:

 

 

Natural Man                                        Spiritual Man

 

 

 

 

 

Absence of God’s Spirit!                                 Holy Spirit

 

 

Nguyền xin chính Đức Chúa Trời bình an khiến anh em nên thánh trọn vẹn, và nguyền xin tâm thần, linh hồn, và thân thể của anh em đều được giữ vẹn, không chỗ trách được, khi Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta đến!

 

1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:23

 

Trong hai minh họa này, các vòng tròn đại diện cho ba phần của chúng ta: tâm thần, linh hồn và

 

thân thể được Phao-lô đề cập đến. Khi sinh ra trong cơ thể vật lý, thân thể và hồn của chúng ta

 

sống động, nhưng tâm thần đã chết. Trong sự tái sinh, tâm thần của chúng ta được sống lại khi

 

Thánh Linh Đức Chúa Trời đến ở bên trong chúng ta. Người thiên nhiên tiếp tục với một tâm

 

thần đã chết bởi vì anh ta chưa trải qua sự tái sinh thuộc linh trong Chúa Giê-su và không biết sự

 

đổ đầy của Chúa Thánh Linh là gì.

 

Một sự tương phản lớn giữa người thiên nhiên và thuộc linh được tìm thấy trong cách sống và đưa ra quyết định. Người thiên nhiên sống cuộc sống hình thức bề ngoài. Hoàn cảnh bên ngoài và những triết lý trần tục ảnh hưởng đến tâm hồn anh ta; do đó, tâm trí, ý chí và cảm xúc của anh ta bị sai lầm. Các quá trình ra quyết định của anh ta thường có lỗi, bởi vì anh ta không có sự trợ giúp từ Đức Chúa Trời – Đấng đã tạo ra anh. Anh ta không có Chúa Thánh Linh để hướng dẫn các suy nghĩ và rồi linh bất lương (Sa-tan) khéo léo dẫn dắt anh.

 

Người thuộc linh, ngược lại, sống từ trong ra ngoài có nghĩa là sự sống thuộc linh tuôn đổ từ bên trong ra bên ngoài. Thánh Linh của Chúa điều khiển linh hồn và thể xác của anh ta, cho phép anh

 

ta sống theo các nguyên tắc của Shema. Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ của Ngài sống theo cách này, và chúng ta với tư cách là các thầy tế lễ Tân Ước cũng phải sống như vậy. Chúng ta có trách nhiệm giúp đỡ những môn đồ Christ mà được chúng ta huấn luyện tránh khỏi cạm bẫy của xác thịt để sống như người thuộc linh.

 

Cách duy nhất mà một tín đồ được tái sinh có thể thoát khỏi việc trở thành người xác thịt là chết với người tự nhiên cũ và cho phép người mới (thuộc linh) điều khiển cuộc sống của mình. Không có Lời Chúa, sự cầu nguyện và vâng giữ các điều răn, một người thuộc linh cũng dễ dàng trượt xuống chỗ của xác thịt. Làm thế nào để một người thoát khỏi tình trạng xác thịt này? Cùng một cách với người được tái sinh: xưng tội, ăn năn và thay đổi. Ngay lập tức, ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đến với tấm lòng tan vỡ, và đứa con hoang đàng đó được phục hồi lại mối tương giao với Cha thiên thượng và trở lại người thuộc linh.

 

Hoàn thành sự ủy quyền của chúng ta

 

Mười ngày sau khi Chúa Giê-su thăng thiên, trong ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Linh được tuôn đổ mạnh mẽ trên mười một môn đệ cũng như trên 120 linh hồn trong một căn phòng cao ở Giê-ru-sa-lem. Trong vòng 50 năm, những Cơ đốc nhân đầu tiên đã khiến thế giới đảo lộn nhờ vào quyền năng của Thánh Linh! Như chúng ta đã thấy, ngày nay cùng một Thánh Linh đến để cư trú trong đời sống của chúng ta. Đức Thánh Linh là Đấng mang đến sự biến đổi, và khiến chúng ta sẵn sàng trở thành những tay đánh lưới người và môn đồ hóa muôn dân. Ngài là chìa khóa cho sự thánh hóa và trưởng thành của chúng ta. Các kết quả kéo theo sau với các thầy tế lễ thời Tân Ước khi chúng ta học cách truyền giáo trong quyền năng của Chúa Thánh Linh.

 

Trong minh họa Bánh xe, sức mạnh cho Vành bánh xe được truyền từ Trục Bánh xe thông qua nan hoa. Sức mạnh của Chúa Thánh Linh là tác nhân lái xe. Chính Ngài là người cho phép môn đồ thực hiện cam kết với kế hoạch của Đức Chúa Trời cho mọi thời đại: vươn tới mọi sắc dân, chi phái và các dân tộc bằng Phúc âm cứu rỗi. Chính Ngài là người phục hồi Luật pháp theo Ý định đầu tiên của Đức Chúa Trời và phổ cập thể chế tế lễ cho mọi tín hữu.

 

Sự thực hành tuyệt vời

 

Ba ngàn người qui đạo

 

Chúa Giê-su đã báp-tem các môn đệ bằng Thánh Linh của Ngài giống như Giăng đã tiên tri. Họ bắt đầu nói và truyền giáo trước đám đông đang tập họp. Bài giảng của Phi-e-rơ khiến khoảng ba ngàn linh hồn quay về với Chúa Giê-su và nhận phép báp-tem

 

Vậy, những kẻ nhận lời đó đều chịu phép báp-têm; và trong ngày ấy, có độ ba ngàn người thêm vào Hội thánh.

 

Công vụ 2:41

 

Ba ngàn người được đem vào Hội thánh

 

Các sứ đồ ngay lập tức bắt đầu xác nhận và thiết lập ba ngàn người cải đạo trong đức tin mới tìm thấy của họ bằng cách dạy họ tất cả những gì Chúa Giê-su đã huấn luyện mình. Điều này, cùng

 

với lời cầu nguyện, sự thông công và lễ bẻ bánh, đã đẩy nhanh quá trình biến đổi những người cải đạo mới thành những môn đệ thực sự.

 

Vả, những người ấy bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ, sự thông công của anh em, lễ bẻ bánh, và sự cầu nguyện.

 

Công vụ 2:42

 

Người qui đạo được thêm lên hàng ngày

 

Các môn đệ tiếp tục bước đi với Chúa và rao giảng sự ăn năn cho tất cả những ai lắng nghe. Niềm vui và sự thờ phượng của họ, kết hợp với sự xác thực của Đức Chúa Trời về chức vụ của họ thông qua các dấu kỳ, phép lạ, khiến nhiều người được thêm vào mối thông công với các môn đồ hàng ngày.

 

…ngợi khen Đức Chúa Trời và được đẹp lòng cả dân chúng. Mỗi ngày Chúa lấy những kẻ được cứu thêm vào Hội thánh.

 

Công vụ 2:47

 

Số lượng môn đồ được nhân lên

 

Đến chương 6 của Công vụ, những môn đệ đầu tiên này đã được dạy không chỉ có mối quan hệ

 

cá nhân theo chiều dọc với Đức Chúa Trời, mà còn chinh phục và thiết lập mối quan hệ với

 

những người khác. Họ cân bằng hai điều răn lớn: kính Chúa, yêu người. Kết quả là số lượng môn

 

đồ được nhân lên đáng kinh ngạc. Họ không còn đơn giản là thêm vào những người cải đạo, mà

 

tập trung vào việc tạo ra và nhân lên các môn đệ.

 

Trong lúc đó, bởi số môn đồ càng thêm lên, nên …

 

Công vụ 6: 1

 

Các môn đệ được dạy là phải trở nên các thầy tế lễ

 

Một phần trong quá trình đào tạo của hội thánh đầu tiên phải thực hiện với những gì chúng ta gọi là Luật theo Ý định đầu tiên của Đức Chúa Trời, vì vậy có sự dạy dỗ rõ ràng về bản chất của tín đồ. Ngay cả một số lượng lớn của các thầy tế lễ Lê-vi cũng trở nên vâng phục đạo Chúa, và tham gia với các môn đệ khác trong việc giảng dạy những gì Chúa Giê-su đã dạy họ, nhờ đó chức tế lễ được nhân lên.

 

Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế lễ vâng theo đạo nữa.

 

Công vụ 6: 7

 

Các hội thánh đã được nhân lên ở Giu-đê, Ga-li-lê, Sa-ma-ri và các vùng xa

 

Chương 9 của sách Công vụ ghi lại công tác truyền giáo đã tiếp cận với nhiều vùng lân cận. Mọi người đã họp cùng nhau và các hội thánh được thành lập. Trong chương này, chúng ta biết về

 

một hội thánh ở Đa-mách. Một người tên là Sau-lơ (sau khi cải đạo đã đổi tên thành Phao-lô) đã tìm cách bách hại hội thánh này. Cuộc bách hại này đã mang đến sự tăng trưởng ở khắp mọi nơi.

 

Ấy vậy, Hội thánh trong cả xứ Giu-đê, xứ Ga-li-lê và xứ Sa-ma-ri được hưởng sự bình an, gây dựng và đi trong đường kính sợ Chúa, lại nhờ Đức Thánh Linh vùa giúp, thì số của hội được thêm lên.

 

Công vụ 9:31

 

Những kẻ bị tản lạc bởi sự bắt bớ xảy đến về dịp Ê-tiên, bèn đi đến xứ Phê-ni-xi, đảo Chíp-rơ và thành An-ti-ốt, chỉ giảng đạo cho người Giu-đa thôi. Nhưng trong đám những người ấy có một vài người quê ở Chíp-rơ và Sy-ren đến thành An-ti-ốt, cũng giảng dạy cho người Gờ-réc nữa, truyền Tin lành của Đức Chúa Giê-su cho họ. Tay Chúa ở cùng mấy người đó, nên số người tin và trở lại cùng Chúa rất nhiều

 

Công vụ 11:19-21

 

Hội thánh tiếp cận với dân ngoại

 

Đức Chúa Trời đã hướng dẫn Phi-e-rơ đến với thế giới dân ngoại thông qua Cọt-nây, thực hiện lời hứa rằng Áp-ra-ham sẽ là một phước lành cho toàn thế giới chứ không chỉ cho quốc gia Israel.

 

Đương ban ngày, nhằm giờ thứ chín, người thấy rõ ràng trong sự hiện thấy có một vị thiên sứ của Đức Chúa Trời vào nhà mình, và truyền rằng: Hỡi Cọt-nây! Đôi mắt người ngó chăm thiên sứ và run sợ lắm, thưa rằng: Lạy Chúa, có việc chi? Thiên sứ nói: Lời cầu nguyện cùng sự bố thí ngươi đã lên thấu Đức Chúa Trời, và Ngài đã ghi nhớ lấy. Vậy, bây giờ hãy sai người đến thành Giốp-bê, mời Si-môn nào đó, cũng gọi là Phi-e-rơ.

 

Công vụ 10:3-5

 

Hội thánh bắt đầu sai đi các nhà truyền giáo

 

Phao-lô và Ba-na-ba được phái đi như những người truyền giáo vâng theo lời phán của Đức Thánh Linh, và điều này đã mở ra một cánh cửa cho hội thánh bắt đầu sai phái những người truyền giáo khác đi khắp lưu vực Địa Trung Hải.

 

Trong Hội thánh tại thành An-ti-ốt có mấy người tiên tri và mấy thầy giáo sư, tức là: Ba-na-ba, Si-mê-ôn gọi là Ni-giê, Lu-si-út người Sy-ren, Ma-na-hem là người đồng dưỡng với vua chư hầu Hê-rốt, cùng Sau-lơ. Đương khi môn đồ thờ phượng Chúa và kiêng ăn, thì Đức Thánh Linh phán rằng: Hãy để riêng Ba-na-ba và Sau-lơ đặng làm công việc ta đã gọi làm. Đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người, rồi để cho đi.

 

Công vụ 13:1-3

 

Thế giới bị đảo lộn

 

Vào thời điểm Phao-lô bắt đầu hành trình truyền giáo thứ hai của mình, sự buộc tội chống lại ông và nhóm của ông ở Tê-sa-lô-ni-ca là thế giới bị đảo lộn. Lời cáo buộc này một lần nữa cho thấy sự phát triển bùng nổ của hội thánh đầu tiên. Các nhà truyền giáo đầu tiên, các môn đệ hiểu được

 

sự kêu gọi của họ trong tư cách thầy tế lễ, đã thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình đưa thông điệp Phúc âm ra thế giới!

 

Tìm không được, bèn kéo Gia-sôn và mấy người anh em đến trước mặt các quan án trong thành mà la lên rằng: Kìa những tên nầy đã gây thiên hạ nên loạn lạc, nay có đây

 

Công vụ 17:6

 

Các môn đệ đã huấn luyện dân ngoại qui đạo thực hiện chức năng tế lễ

 

Phao-lô và nhóm của ông đã huấn luyện dân ngoại thực hiện sứ mệnh thầy tế lễ mà họ được trang bị để chinh phục và môn đồ hóa những người khác. Người Tê-sa-lô-ni-ca chịu trách nhiệm tiếp cận các khu vực của Ma-xê-đô-ni-a và Achaia.

 

Vả, đạo Tin lành chúng tôi đã rao truyền cho anh em, không những bằng lời nói thôi, lại cũng bằng quyền phép, Đức Thánh Linh và sức mạnh của sự tin quyết nữa. Vì anh em biết rõ cách chúng tôi ở giữa anh em và lòng yêu thương đối với anh em là thế nào.

 

Anh em cũng đã bắt chước tôi và bắt chước Chúa, lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó, đến nỗi anh em trở nên gương tốt cho hết thảy tín đồ ở xứ Ma-xê-đoan và xứ A-chai. Vì đạo Chúa không những từ nơi anh em vang ra trong xứ Ma-xê-đoan và A-chai thôi đâu, nhưng đức tin mà anh em có trong Đức Chúa Trời đã đồn khắp mọi nơi, đến nỗi chúng tôi không cần phải nói đến nữa. Vả, mọi người đều thuật lại thế nào anh em đã tiếp đãi chúng tôi, và thế nào đã trở lại cùng Đức Chúa Trời, bỏ hình tượng đặng thờ Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, đặng chờ đợi Con Ngài từ trên trời, là Đức Chúa Giê-su mà Ngài đã khiến từ kẻ chết sống lại, tức là Đấng giải cứu chúng ta khỏi cơn thạnh nộ ngày sau.

 

1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5-10

 

Phúc âm lan rộng ra cả thế giới

 

Khi Phao-lô viết thư cho hội thánh Cô-lô-se vào khoảng 35 năm sau cái chết của Chúa Giê-su, Phúc âm đã lan ra toàn bộ thế giới, mọi người đã nghe thấy! Chúng ta đọc các phần Kinh Thánh sau:

 

…vì cớ sự trông cậy để dành cho anh em ở trên trời, là sự trước kia anh em đã nhờ đạo Tin lành chân thật mà biết đến. Đạo Tin lành đó ở giữa anh em cũng như đã lan ra trong cả thế gian; lại kết quả và tấn bộ cũng như trong anh em, từ ngày mà anh em đã nghe rao truyền ơn Đức Chúa Trời và đã học cho thật biết ơn đó,

 

Cô-lô-se 1:5-6

 

…miễn là anh em tin Chúa cách vững vàng không núng, chẳng hề dời khỏi sự trông cậy đã truyền ra bởi đạo Tin lành mà anh em đã nghe, là đạo được giảng ra giữa mọi vật dựng nên ở dưới trời, và chính tôi, Phao-lô, là kẻ giúp việc của đạo ấy.

 

Cô-lô-se 1:23

 

Các môn đệ theo mô hình đào tạo của Chúa Giê-su

 

 

Giống như Chúa Giê-su, Phao-lô cũng có một nhóm người đi cùng. Theo thầy của mình, Phao-lô đã huấn luyện các nhóm anh em ở giữa trận chiến, giúp họ hiểu nhiệm vụ của thầy tế lễ mà tất cả các tín đồ của Đấng Mê-si được gọi. Vị sứ đồ nêu đích danh tên của những người này:

 

Sô-ba-tê, con Bi-ru, quê thành Bê-rê, cùng đi với người, lại có A-ri-tạc và Sê-cun-đu quê thành Tê-sa-lô-ni-ca, Gai-út quê thành Đẹt-bơ và Ti-mô-thê; Ti-chi-cơ và Trô-phim đều quê ở cõi A-si

 

Công vụ 20:4

 

Chức vụ của Chúa Giê-su đã tạo ra một chiến thắng kết hợp

 

  • Các môn đồ biết họ là ai

Ấy chẳng phải các ngươi đã chọn ta, bèn là ta đã chọn và lập các ngươi, để các ngươi đi và kết quả, hầu cho trái các ngươi thường đậu luôn: Lại cũng cho mọi điều các ngươi sẽ nhân danh ta cầu xin Cha, thì Ngài ban cho các ngươi.

 

Giăng 15:16

 

Các môn đồ biết lý do họ ở đây

 

Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ

 

Ê-phê-sô 4:11-12

 

Các môn đồ biết họ ở đây để làm gì

 

Đức Chúa Giê-su đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.

 

Ma-thi-ơ 28:18-20

 

Các môn đồ được huấn luyện để đi ra thi hành mục vụ

 

Vậy, các sứ đồ đi ra, giảng cho người ta phải ăn năn; đuổi nhiều ma quỉ, xức dầu cho nhiều kẻ bịnh, và chữa cho được lành.

 

Mác 6:12-13

 

Các môn đồ được đầy dẫy Đức Thánh Linh

 

Hết thảy đều được đầy dẫy Đức Thánh Linh, khởi sự nói các thứ tiếng khác, theo như Đức Thánh Linh cho mình nói.

 

Công vụ 2:4

 

Các môn đồ sẵn sàng chết cho mục tiêu của Phúc âm

 

…kéo người ra ngoài thành, rồi ném đá người. Các kẻ làm chứng lấy áo xống mình để nơi chân một người trẻ tuổi kia tên là Sau-lơ. Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Giê-su, xin tiếp lấy linh hồn tôi.

 

Công vụ 7:58-59

 

Sự phát triển bùng nổ ban đầu này của hội thánh là kết quả trực tiếp của việc tuân theo Luật Pháp trong Ý định đầu tiên của Đức Chúa Trời. Ở đây vai trò nổi bật của các cá nhân trong đạo quân của Đức Chúa Trời là trở thành công cụ đem sự cứu chuộc đến trên thế giới. Bất kỳ người đàn ông nào phục vụ Chúa vào bất cứ lúc nào cũng là thầy tế lễ. Và trọng tâm không phải là một chức tư tế chuyên nghiệp chỉ dành riêng cho một chi phái nào. Trên thực tế, các thầy tế lễ Lê-vi khá bối rối trước hành động của những môn đồ/thầy tế lễ đầu tiên này. Người Lê-vi cho rằng động cơ và hành động của những môn đồ/thầy tế lễ đi ngược lại với Luật pháp và Điều răn.

 

Trong Chương 4, chúng ta sẽ đối đầu với sự trở lại đáng tiếc của dân Chúa đối với lối sống bị chi phối bởi mô hình Cựu Ước của thể chế tế lễ chuyên nghiệp.

 

Chương 4

 

Chức Tế Lễ Bị Sửa đổi

 

Sự Sửa Đổi Mang Đến Thảm Họa

 

Trong chương trước, chúng ta hân hoan trước sự phát triển của Hội Thánh ban đầu được kể đến trong những trang đầu tiên của Tân Ước. Sau khi chức vụ của Đức Chúa Giê-su Christ trên đất đi qua, những người từng đi cùng Chúa trong thời gian Ngài còn tại thế đã bắt đầu nghiêm túc thực hiện sự kêu gọi mà Chúa dành cho họ. Họ hiểu thấu sự kêu gọi trở nên môn đồ/thầy tế lễ là hệ trọng như thế nào, và họ bắt đầu nhân cấp mục vụ ra khắp Israel cùng những quốc gia lân cận.

 

Luật Pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời một lần nữa được con người tiếp nhận, nhưng không được lâu dài. Những lãnh đạo Hội Thánh Tân Ước thời ban sơ đã thay đổi kế hoạch mở rộng của Đức Chúa Trời như cách mà các lãnh đạo Do Thái trong thời kỳ Cựu Ước đã làm. Và kết quả của những sự thay đổi này đều dẫn đến thảm họa.

 

Hãy xem hai câu Kinh Thánh sau đây nói rất đúng về sự việc này:

 

Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết.

 

Châm ngôn 14:12

 

Đức Giê-hô-va phán: “Ý tưởng ta chẳng phải ý tưởng các ngươi, đường lối các ngươi chẳng phải đường lối ta. Vì các từng trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cao hơn đường lối các ngươi, ý tưởng ta cao hơn ý tưởng các ngươi cũng bấy nhiêu.”

 

 

Ê-sai 55:8,9

 

 

Khi các lãnh đạo trong thời Cựu Ước và Tân Ước thay đổi kế hoạch hoàn hảo của Đức Chúa Trời, họ không thể nào biết những công việc của họ để lại những hậu quả nào, cũng như những hậu quả đó sẽ tiếp tục xuyên suốt nhiều thế kỷ sau. Ngày hôm nay, chúng ta đã phải chịu đựng hậu quả từ sự lựa chọn sai lầm của họ.

 

SỰ THAY ĐỔI NÀY ĐÃ XẢY RA NHƯ THẾ NÀO

 

Trong từ điển Tân Ước, có bốn từ làm chìa khóa cho sự thay đổi này:

 

Laikos– Đây là một thuật ngữ thế tục trong tiếng Hy Lạp để nói về người không được giáo dục, hoặc biết rất ít về vấn đề được nói đến. Người Hy Lạp gọi người này là thường dân. Chúng ta gọi thuật ngữ này là “người thế tục” bởi vì từ này không xuất hiện trong Kinh Thánh Tân Ước. Kinh Thánh Tân Ước không nói gì về người thường bởi vì Tân Ước được xây dựng dựa trên nền tảng mỗi người tin Chúa là một thầy tế lễ.

 

Laos- Đây là một từ trong Kinh Thánh Tân Ước xuất hiện 135 lần. Từ này có nghĩa là dân sự, hoặc dân sự của Đức Chúa Trời. Trong Tân Ước có rất nhiều từ được dùng để chỉ về từ laos. Những từ đó bao gồm tín hữu, Cơ Đốc Nhân, môn đồ, hoặc thánh đồ. Laos biểu thị mối quan hệ ngang hàng và không thể hiện mối quan hệ giai cấp hoặc sự phân biệt, bởi vì tất cả đều là dân sự của Đức Chúa Trời.

 

Kleros– Đây là một từ ngữ khác trong Kinh Thánh Tân Ước có nghĩa là một phần. Cả từ laos lẫn từ kleros đều dùng cho con người – trong trường hợp này có nghĩa là một nhóm người. Do cách phát âm và cách viết, người ta rất dễ phỏng đoán từ kleros có nghĩa là clergy (giáo phẩm, tu sĩ) và biểu thị một nhóm người ưu tú trong xã hội. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào trong Hội Thánh đầu tiên cho thấy họ có sự phân biệt rõ ràng giữa người thường và giáo phẩm. Trong Hội Thánh Tân Ước, mỗi một người tin Chúa đều là một phần trong laos – dân sự của Đức Chúa Trời

 

– và cũng đều là kleros, mà phần của họ đó là hầu việc trong tư cách những thầy tế lễ của Đức Chúa Trời. Những thuật ngữ này chỉ định rõ mối quan hệ giữa những người ngang hàng với nhau và khiến hiệp một tất cả con cái của Đức Chúa Trời.

 

Clerus– Đây là một từ thế tục khác, bởi vì từ này cũng không xuất hiện trong Kinh Thánh Tân Ước. Từ này có nghĩa là một người giữ chức vụ trong giáo hội, và là từ mà chúng ta dịch thành từ clergy (giáo phẩm). Từ này nhấn mạnh đến vị trí hoặc địa vị, thay vì nói đến nhiệm vụ. Từ này vạch ra sự phân biệt rõ ràng giữa một giáo phẩm được trải qua đào tạo với một người thường không được giáo dục, tuy nhiên mỗi một tính từ trong Kinh Thánh Tân Ước đều phủ nhận sự phân biệt này. Tân Ước tập trung vào mối quan hệ đồng cấp như là các chi thể trong thân thể Đấng Christ. Từ điển cung cấp cho chúng ta ý nghĩa của từ vựng để chúng ta dễ dàng hiểu được

 

  • định của tác giả. Khi điều chỉnh và áp đặt ý nghĩa mới vào những từ cho phù hợp với chúng ta, khi đó chúng ta gây ra thảm họa. Sự thay đổi này đã xảy ra trong Hội Thánh ban đầu. Trong quyển sách nổi tiếng Đối tác trong Mục vụ (Partners in Ministry), tác giả James Garlow đã vạch ra những nét chính của sự thay đổi này. Sự nghiên cứu cẩn thận của ông đã giúp cho chúng ta có một cái nhìn thấu đáo cho thấy kế hoạch vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho các thời đại đã không được con người tuân thủ như thế nào. 1
  • James Garlow, Partners in Ministry, ©1998 Beacon Hill Press, Kansas City

 

Giáo phụ Clement của thành Rô-ma

 

Vào cuối thế kỷ thứ nhất, Clement của thành Rô-ma, một trong những giáo phụ đầu tiên của Hội Thánh, đã đưa từ người thường (laikos) vào từ vựng của Hội Thánh sơ khai. Ông nâng cấp vai trò nhiệm vụ của lãnh đạo Hội Thánh trở thành vai trò có chức vị. Từ đó tạo nên một sự phân chia cấp bậc khiến mô hình giáo phẩm/người thường được gợi lên. Không rõ có phải Clement chủ đích thay đổi cấu trúc của Hội Thánh quay ngược về quá khứ, là mô hình phục vụ của chi phái Lê-vi trong Cựu Ước hay không.

 

Điều khá thú vị đó là sách Khải Huyền cũng được viết trong cùng thời điểm này. Sứ đồ Giăng có thể đã nhìn thấy trước sai lầm này và đã cố gắng ngăn chặn điều đó. Trong Phúc Âm Giăng, ông đã mở đầu với một tuyên ngôn rõ ràng về thần tánh của Đức Chúa Giê-su Christ, là Đức Chúa Trời nhập thể. Trong Khải Huyền, Giăng cũng cho chúng ta một tuyên ngôn rõ ràng về ý định của Đức Chúa Giê-su đó là chúng ta phải giữ chức vụ thầy tế lễ:

 

Lại từ nơi Đức Chúa Giê-su Christ là Đấng làm chứng thành tín, sinh đầu nhứt từ trong

 

kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian! Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy

 

huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ

 

của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô

 

cùng! A-men.

 

Khải huyền 1:5, 6

 

Nếu đây thật sự là chủ ý của Giăng, thì ý định này đã nhanh chóng bị đánh mất khi địa vịvị trí được đặt lên hàng đầu và nhiệm vụ là điều thứ cấp.

 

Giáo phụ Origen

 

Một trăm năm sau, Origen, một giáo phụ của Hội Thánh sơ khai, bắt đầu nhắc đến một tầng lớp kleros là những người giữ các vị trí trong giáo hội. Những lãnh đạo này được ban cho nhiều đặc quyền và địa vị, và bắt đầu đóng vai trò là clerus hoặc giáo phẩm. Vị trí cao của họ tập trung vào việc họ là ai. Điều này trở nên quan trọng hơn việc họ phải làm gì và quan trọng hơn vai trò nhiệm vụ của họ đó là môn đồ hóa. Nhóm người cao cấp này đã đánh mất quan điểm Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời cũng như đánh mất mục đích huấn luyện những thầy tế lễ là người đại diện cho Đức Chúa Trời trong những dân tộc ngoại giáo trên trái đất này.

 

Giáo hội nghị Nicea

 

Năm 325 Sau Công Nguyên, một trong số những Giáo hội nghị quan trọng nhất của Hội Thánh

 

sơ khai đã được mở ra. Giáo hội nghị Nicea bàn luận về những tác phẩm thời kỳ ban đầu và tập

 

hợp lại thành những tác phẩm thánh mà chúng ta có là Kinh Thánh ngày hôm nay. Mặc dù phần

 

lớn các thành tựu của giáo hội nghị trên là rất cần thiết và tích cực, tuy nhiên họ cũng xác định

 

cấu trúc Hội Thánh theo cấp bậc giáo phẩm/người thường. Điều này khiến cho khoảng cách giữa

 

giáo phẩm và người thường (giáo dân hay tín đồ) ngày một gia tăng.

 

Jerome

 

 

Năm 340 sau Công nguyên, Jerome, một lãnh đạo Hội Thánh rất có tầm ảnh hưởng, đã ban hành một sự phân biệt sai lầm giữa hai nhóm người khi ông đặt giáo phẩm có địa vị cao hơn người thường. Vào thời gian này, việc lãnh đạo Hội Thánh đã có sự tiến triển vượt bật. Sự lãnh đạo này đã được chuyển đổi: từ việc đưa ra lời khuyên trở thành đưa ra sự dẫn dắt, sau đó là đưa ra định hướng và cuối cùng là quản lýkiểm soát mọi khía cạnh của sinh hoạt Hội Thánh.

 

Hiến pháp của các Tông đồ

 

Trong thế kỷ thứ tư, Hiến pháp của các Tông đồ là một bộ các sách hướng dẫn được các giáo phụ

 

truyền từ thế kỷ thứ nhất, xem laos đơn thuần là những khán giả. Laos mang lấy ý nghĩa người

 

thường – khái niệm không đúng theo Kinh Thánh của từ laikos. Kleros bắt đầu có nghĩa là

 

những người có chức vụ trong Hội Thánh, là những người thuộc hàng giáo phẩm. Khi những sai

 

lầm này xảy ra, dường như không gì có thể ngăn cản hệ thống sai lầm này tiếp tục tiến xa. Hàng

 

giáo phẩm bắt đầu tái cấu trúc Hội Thánh Tân Ước cho đến khi Hội Thánh trở nên giống như cấu

 

trúc phục vụ của người Lê-vi trong Cựu Ước. Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời

 

đã hoàn toàn bị che khuất. Hậu bối của các lãnh đạo Tông đồ đã phục hồi chính điều mà Đức

 

Chúa Giê-su đã dành ba năm rưỡi trong chức vụ của Ngài để sửa đổi. Mục vụ trên đất của Đức

 

Chúa Giê-su Christ đó là xây dựng Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời. Dưới sự

 

dẫn dắt của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Giê-su đã xây dựng một mô hình hoàn hảo mà chính Ngài

 

đã sống và truyền lại cho Mười hai môn đồ của Ngài. Chính mô hình đó đã giúp cho Hội Thánh

 

chiến thắng thế gian.

 

Có lẽ chúng ta sẽ tự hỏi: Phải chăng mô hình bị thay đổi mà Hội Thánh hiện đại ngày nay đang đi theo gây trở ngại cho sự tấn tới của Phúc Âm?

 

Sự lãnh đạo – Cuộc chiến giữa thế tục và thuộc linh

 

Cuộc chiến giữa lãnh đạo thế tục – lãnh đạo có vị trí [thế tục] và Lãnh đạo thuộc linh – lãnh đạo tôi tớ [đời đời] cả hai đều được Kinh Thánh đề cập đến. Về hai điều này, Đức Chúa Giê-su đã dạy dỗ và chứng minh qua đời sống của Ngài, sự lãnh đạo với tinh thần tôi tớ, như chúng ta có thể đọc thấy trong Phúc Âm Ma-thi-ơ.

 

Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.

 

Ma-thi-ơ 20:28

 

Không chỉ có Đức Chúa Giê-su, nhưng các sứ đồ là những người mà Ngài đã kêu gọi cũng thực hành sự lãnh đạo với tinh thần tôi tớ. Hơn thế nữa, họ dạy về hai loại lãnh đạo trong thân thể của Đấng Christ – Chấp sự và Trưởng lão. Từ trưởng lão được dịch thành hai từ trong tiếng Hy Lạp, episkopospresbuteros. Hai từ này có thể được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ về các nhà lãnh đạo Hội Thánh.

 

Chấp sự

 

Giống như Đức Chúa Giê-su, họ là những người phục vụ trong Hội Thánh đầu tiên.

 

Trưởng lão

 

 

Họ là những mục sư và những người dạy đạo, những người tập trung vào việc chăm sóc nhu cầu của các tân tín hữu trong Đấng Christ. Đây không phải là một hình thái lãnh đạo mang tính địa vị. Giống như Đức Chúa Giê-su, họ là những người phục vụ và lãnh đạo bằng cách:

 

  1. Nêu tấm gương tin kính của bản thân
  1. Đưa ra các lời dạy thuộc linh giúp nuôi dưỡng tân tín hữu
  1. Bảo vệ người tin Chúa khỏi những lỗi lầm của người không tin kính
  1. Khích lệ tín hữu sống đời sống tin kính
  1. Giúp cho tín hữu những lời khuyên về sự kính sợ Chúa
  1. Khuyên nhủ tín hữu trở nên những tay đánh lưới người
  1. Khuyên nhủ tín hữu trở nên những môn đồ khiêm nhường của Đấng Christ

Lãnh đạo thế tục – lãnh đạo có vị trí

 

Ba trước giả sách Phúc Âm, cùng với Phao-lô và Phi-e-rơ, đều nhắc chúng ta về lời dạy của Đức Chúa Giê-su về sự lãnh đạo thế tục – lãnh đạo có vị trí như cách lãnh đạo của người Lê-vi trong thời đó. Những lời lẽ mạnh mẽ nhất của Đức Chúa Giê-su trong các sách Phúc Âm được dùng để lên án những hành động lãnh đạo sai trái của họ. Nếu chúng ta bị lôi cuốn vào mô hình lãnh đạo thế tục thay vì mô hình lãnh đạo theo Kinh Thánh thì chúng ta cần phải xem lại lời chỉ trích và khiển trách nghiêm khắc của Đức Chúa Giê-su về sự lãnh đạo của những kẻ giả hình trong Ma-thi-ơ 23:1-39. Đây không chỉ là một lời nhận xét thoáng qua, nhưng là một sự đánh giá đầy đủ về sự lựa chọn phương cách lãnh đạo của họ. Tiếc thay, sau khi các sứ đồ của Đức Chúa Giê-su qua đời, rất nhiều các giáo phụ đã chọn sự lãnh đạo thế tục thay vì lãnh đạo với tinh thần tôi tớ, và chính vì thế đã ảnh hưởng đến Hội Thánh một cách tiêu cực trong suốt nhiều thế kỷ sau đó.

 

Tân Ước mô tả mô hình dành cho Hội Thánh

 

Chúng ta hãy quay về với Tân Ước, nơi sứ đồ Phao-lô đã nói một cách chắc chắn rằng những gì ông học được không đến từ con người, nhưng đến từ Đức Chúa Trời.

 

Hỡi anh em, tôi nói cho anh em rằng, Tin lành mà tôi đã truyền, chẳng phải đến từ loài người đâu; vì tôi không nhận và cũng không học Tin lành đó với một người nào, nhưng đã nhận lấy bởi sự tỏ ra của Đức Chúa Giê-su Christ.

 

Ga-la-ti 1:11-12

 

Có những người đã tự hỏi rằng tại sao Đức Chúa Giê-su dành hơn ba năm trong đời sống của Ngài để huấn luyên mười hai con người, và rồi ban cho chúng ta Kinh Thánh Tân Ước chủ yếu được viết về mục vụ của Phao-lô, người không thuộc nhóm mười hai sứ đồ của Chúa. Tuy nhiên Kinh Thánh Tân Ước nhìn chung là nói về vấn đề mở rộng Hội Thánh. Có lẽ cần phải có một người Pha-ri-si thù địch như Phao-lô để có thể nhìn thấy sự sai trái, bởi vì ông đã được sai đi đến nơi đồng vắng để học từ chính Đức Chúa Giê-su trong ba năm. Sau đó ông đã trung tín dẫn dắt Hội Thánh Tân Ước tránh vi phạm Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời. Phao-lô đã cho chúng ta một mô hình của Hội Thánh Tân Ước trong thư tín gửi cho người Ê-phê-sô.

 

Ấy chính Ngài đã cho người nầy làm sứ đồ, kẻ kia làm tiên tri, người khác làm thầy giảng Tin lành, kẻ khác nữa làm mục sư và giáo sư, để các thánh đồ được trọn vẹn về công việc của chức dịch và sự gây dựng thân thể Đấng Christ.

 

Ê-phê-sô 4:11, 12

 

Những con người có ân tứ trong mô hình Hội Thánh

 

Khi Đức Thánh Linh ngự trị trong đời sống một con người, Ngài luôn luôn ban cho người đó có một hoặc nhiều ân tứ thuộc linh. Những ân tứ thuộc linh này sẽ giúp người tin Chúa được xức dầu làm những công việc trong năng quyền thiên thượng mà những người khác không thể làm.

 

Những người có ân tứ có nhiệm vụ giúp đỡ các thánh đồ khác không có ân tứ đó trong lĩnh vực mà mình có. Một số ân tứ và vai trò đi kèm theo ân tứ đó được liệt kê trong sách Ê-phê-sô. Họ thực hiện nhiệm vụ của mình theo cách sau:

 

  • Sứ đồ – Đem Phúc Âm đến những nơi chưa từng đến.
  • Tiên tri – Lắng nghe một cách tuyệt đối những thông điệp từ Đức Chúa Trời và bênh vực cho lẽ thật một cách không lay động – dù phải trả giá bằng cái chết.
  • Thầy giảng Tin Lành – trình bày rõ ràng Phúc Âm cho những ai chưa nghe sứ điệp Cứu Rỗi.
  • Mục sư – Người chăn bầy dân sự của Đức Chúa Trời bằng tình yêu thương và tìm thấy sự vui mừng lớn khi họ chăm nom cho nhu cầu của người khác.
  • Giáo sư – Truyền đạt lẽ thật cách rõ ràng, thậm chí là những điều phức tạp, thể hiện chúng một cách đơn giản để đa số mọi người đều có thể hiểu.

Tất cả các ân tứ trên đều cần thiết để thâm nhập vào thế giới bằng thông điệp tình yêu của Đức Chúa Trời, và để gây dựng chức vụ thầy tế lễ trong những tín hữu trưởng thành để họ được trang bị đại diện cho Đức Chúa Trời trong thế giới mất phương hướng này.

 

Năm ân tứ được liệt kê trong Ê-phê-sô chương 4 mang tính nhiệm vụ và không phải là địa vị của người có thẩm quyền. Mỗi một người đều có một ân tứ, nhưng không ai có tất cả mọi ân tứ. Điều này đảm bảo mỗi một người đều có thể đóng góp vào trong Thân thể Christ, và bởi vì không cá nhân nào có mọi ân tứ, mỗi một người trong chúng ta đều có những điều mà chúng ta có thể học được từ những người có ân tứ khác.

 

Tất cả người lãnh đạo có ân tứ đều có một công việc như nhau

 

Hãy lưu ý cẩn thận: Các lãnh đạo có ân tứ này – sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin Lành, mục sư và giáo sư – đều có một công việc như nhau. Họ đều phải huấn luyện các thánh đồ – là các thầy tế lễ đồng cấp với họ trong lĩnh vực mà mình có ân tứ. Chẳng hạn như, mặc dù một người không có ân tứ trong lĩnh vực truyền giáo, người đó vẫn có trách nhiệm là một tay đánh lưới người. Chính vì thế, Chúa ban cho một số người có ân tứ truyền giáo và khiến họ trang bị và huấn luyện các thánh đồ khác để họ trình bày Phúc Âm cho những người chưa từng nghe về Phúc âm cứu rỗi.

 

Những ai có ân tứ truyền giáo phải chia sẻ ân tứ của họ cho người khác. Những người khác đó sẽ sớm có thể mở Kinh Thánh và giúp cho những người khác nữa nhìn thấy hiện thực tội lỗi, cái giá

 

của tội lỗi và làm thế nào sự chết của Đức Chúa Giê-su đã trả giá cho tội lỗi của họ, và họ cần phải tiếp nhận Ngài. Những môn đồ khi được các thầy giảng Tin Lành huấn luyện về truyền giáo sẽ có thể trải nghiệm niềm vui khi nhìn thấy một người tiếp nhận Đấng Christ. Đây là kế hoạch của Đức Chúa Trời nhằm hoàn thành lời hứa của Ngài để khiến chúng ta trở nên những tay đánh lưới người. Không một người tin Chúa nào có thể viện cớ mình không có ân tứ truyền giáo, bởi vì chính lý do đó mà Đức Chúa Trời đã đặt để những người có ân tứ này xung quanh họ.

 

Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng một người giảng tin lành có ân tứ nếu chỉ sử dụng ân tứ của mình mà không huấn luyện người khác trong vấn đề truyền giáo thì vẫn chưa sử dụng hết ân tứ đó. Tiếc thay, đây là điều mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong vòng dân sự của Đức Chúa Trời ngày nay. Sự phụ thuộc lẫn nhau là điều không thể thiếu cho sự hiệp nhất của thân thể Đấng Christ. Mỗi một chúng ta đều cần những ân tứ của người khác để được trọn vẹn và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thích hợp.

 

Tất cả các thánh đồ đều có một công việc như nhau

 

Như chúng ta đã thấy, mỗi một thánh đồ hoặc mỗi một thầy tế lễ đều phải tham dự vào mục vụ và gây dựng thân thể Đấng Christ. Đây chính là lý do mà chúng ta còn ở lại trên đất trong một thời gian ngắn sau khi đã bước vào mối quan hệ cá nhân với Đức Chúa Trời: Ngài có một mục đích cho chúng ta. Ngài đã dùng một ai đó để đem sứ điệp tình yêu của Ngài đến cho chúng ta, và giờ đây, là những môn đệ của Ngài, chúng ta cũng đem sứ điệp tình yêu của Chúa đến với những người khác.

 

Không một ai bị loại trừ khỏi nhiệm vụ làm cho tấn tới Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta hiểu Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ hiểu rằng Đức Chúa Trời đặt để những con người có ân tứ trong cuộc đời của chúng ta và họ có nhiệm vụ huấn luyện cho chúng ta. Đức Chúa Trời không bao giờ định cho chúng ta thuê những người khác thực hiện sự ủy thác của Ngài thay cho chúng ta! Đức Chúa Trời cần một vương quốc của các thầy tế lễ để đến với thế giới. Đó chính là kế hoạch ban đầu của Ngài, và kế hoạch đó vẫn còn cho đến ngày nay. Kinh Thánh đã nói một cách đúng đắn rằng Đức Chúa Trời hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi! Ngài đã phán và Ngài sẽ không bao giờ thay đổi ý định của Ngài.

 

Một dấu phảy chết người – dấu phảy của Sa-tan

 

Sa-tan đã tung ra một đòn chết người trên Thân thể của Đấng Christ. Câu chuyện về một chuyến đi mua sắm sẽ minh họa cho điều này:

 

Một người phụ nữ đang đi mua sắm và gửi một tin nhắn cho chồng của cô rằng:

 

“Em tìm được một chiếc đầm 5 000 $ bán giảm giá còn 500 $. Em được mua nó không?” Chồng cô gửi tin nhắn trả lời rằng: “No price was too high.”

 

Sau khi đọc tin nhắn của chồng mình, người phụ nữ bèn mua chiếc váy. Tuy nhiên, người chồng khi biết rằng cô đã mua chiếc áo thì tỏ ra khó chịu. Người vợ nói rằng: “Nhưng anh đã nói không giá nào là quá cao.”

 

Người chồng đã không đặt một dấu phảy sau chữ “không” trong tin nhắn vắn tắt của anh: “No, price was too high.” Dấu phảy sẽ làm rõ nghĩa cho câu trả lời của anh, nhưng anh đã bỏ mất dấu phảy đó. Và điều này làm cho người vợ hiểu lầm tin nhắn của anh.

 

Trong Ê-phê-sô 4:12, chúng ta cũng nhìn thấy một lỗi chết người – một dấu phảy đã làm thay đổi cục diện vấn đề. Hãy nhìn lại một lần nữa câu Kinh Thánh này trong bản dịch King James:

 

And he gave some, apostles; and some, prophets; and some, evangelists; and some, pastors and teachers; For the perfecting of the saints, for the work of the ministry, for the edifying of the body of Christ.

 

Ephesians 4:11,12 (KJV)

 

Và Ngài ban một số người làm các sứ đồ; một số người làm tiên tri; một số người làm thầy giảng Tin Lành; một số người làm mục sư và giáo sư; Để làm trọn vẹn các thánh, để cho công tác mục vụ, để gây dựng thân thể của Đấng Christ.

 

Ê-phê-sô 4:11,12

 

Trong bản dịch này, một dấu phảy được đặt đằng sau từ “các thánh, để cho công tác mục vụ,” (“saints, and for the work of ministry”) dấu phảy khiến cho những con người có ân tứ chịu ba trách nhiệm:

 

  • Làm trọn vẹn các thánh đồ
  • Công tác mục vụ
  • Gây dựng Thân thể Đấng Christ

Những dấu phảy này đã được kẻ thù của chúng ta sử dụng một cách đầy hiệu quả để khiến Hội Thánh quay trở về với mô hình của giới tăng lữ, tại đó những ai thuộc hàng giáo phẩm sẽ làm tất cả mọi việc cho các thánh đồ. Nếu không có dấu phảy, những con người có ân tứ (gồm sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin lành, mục sư và giáo sư) chỉ có một nhiệm vụ: Trang bị (hoặc làm cho trọn vẹn) các thánh đồ. Hãy đọc phần Kinh Thánh một lần nữa mà không có dấu phảy sau chữ “saints”:

 

And he Himself gave some to be apostles, some prophets, some evangelists, and some pastors and teachers, for the equipping of the saints for the work of ministry, for the edifying of the body of Christ.

 

Ephesians 4:11,  (NKJV)

 

Và chính Ngài đã ban cho một số người làm sứ đồ, một số người làm tiên tri, một số người làm thầy giảng Tin Lành, một số người làm mục sư và giáo sư, để trang bị các thánh cho công tác mục vụ, để gây dựng thân thể của Đấng Christ.

 

Ê-phê-sô 4:11, 12

 

Như vậy các thánh đồ cũng có một trách nhiệm – công tác mục vụ và gây dựng thân thể Đấng Christ, khi họ thực hiện chức năng thầy tế lễ của họ.

 

Bản văn tiếng Hy Lạp không có dấu câu

 

Trong nguyên bản tiếng Hy Lạp không có dấu phảy tại câu Kinh Thánh này. Các dịch giả đã thêm dấu câu vào để giúp làm rõ ý nghĩa của Kinh Thánh. Một số dịch giả, dưới sự ảnh hưởng của mô hình giáo phẩm/người thường, đã hiểu sai bản văn và từ đó đã thêm dấu câu vào trong Kinh Thánh. Họ đã không biên dịch đúng như Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời. Một số bản dịch hiện đại đã không đặt dấu phảy tại đây (sau chữ saints) và đã dịch đúng với ý định bản văn (NKJV, NIV, NASB).

 

Khi nhìn về lịch sử Hội Thánh, chúng ta sẽ thấy vào cuối thế kỷ thứ nhất, Hội Thánh đã được cấu trúc thành một hệ thống cấp bậc giữa giáo phẩm và người thường. Điều này làm cho hội thánh loại bỏ chức vụ thầy tế lễ trong mỗi người tin Chúa.

 

Vào thế kỷ 16, cuộc Cải Chánh Giáo Hội xảy ra. Một thầy tế lễ Công Giáo đầy nhiệt thành có tên Martin Luther đã đối đầu với sự lãnh đạo của giáo hội Công Giáo La Mã bằng thần học thể chế tế lễ trong mỗi một người tin Chúa. Tuy nhiên, ông không giải quyết cấu trúc ủng hộ cho mô hình giáo phẩm/người thường mà tại đó chỉ có giới giáo phẩm chăm nom Hội Thánh từ trên bục giảng. Hội Thánh hiện đại thừa nhận chức tế lễ trong mỗi một người tin Chúa, nhưng không hành động để thay đổi cấu trúc mà tại đó hàng giáo phẩm đã làm tất cả mọi việc cho các thánh đồ. Kế hoạch của Đức Chúa Trời đó là để các sứ đồ, tiên tri, thầy giảng Tin Lành, mục sư và giáo sư huấn luyện các thánh đồ thực hiện nhiệm vụ của chức tế lễ phổ thông. Nếu chức tế lễ trong mỗi một người tin Chúa được dạy dỗ và áp dụng cách trung tín, Cơ Đốc Nhân sẽ trở nên các thầy tế lễ theo ý Chúa. Tuy nhiên, lẽ thật về thể chế tế lễ phổ thông trong mỗi người tin Chúa đang một lần nữa trôi dạt vào nơi xa xăm của lịch sử.

 

Cuộc Cải Chánh Vĩ Đại đã cho người tin Chúa/thầy Thánh, nhưng cuộc cách mạng ấy không đưa mục vụ lại, mục vụ vẫn được giữ chặt trong tay của giới giáo

tế lễ quyền được tiếp cận trực tiếp đến Kinh vào tay dân sự của Đức Chúa Trời. Ngược phẩm có chuyên môn.

 

Trong chương cuối cùng, chúng tôi sẽ nêu lên tổng quan về lịch sử Hội Thánh từ thời Luther cho đến ngày nay. Chủ đề của chương sách sẽ là Hội Thánh hiện đại, hay Hội Thánh thế kỷ 20 và 21.

 

Chương 5

 

Chức Tế Lễ Trong Thế Kỷ 21

 

Đến đây, độc giả có thể tự hỏi: “Tại sao nêu lên những thiếu sót nhưng không có giải pháp?” Trong chương cuối cùng này, chúng tôi sẽ cố gắng tổng hợp các ý tưởng và đưa ra một số đề xuất thay đổi.

 

Đầu tiên, chúng ta hãy tìm về lịch sử của giáo lý Chức tế lễ trong mỗi một người tin từ thế kỷ thứ mười sáu cho đến hiện tại. Năm 1517, Martin Luther đã đóng Chín Mươi Lăm Luận Đề rất nổi tiếng lên cánh cửa nhà thờ Wittenberg. Kết quả là Cuộc Cải Chánh Vĩ Đại được nổ ra. Giáo lý của cuộc cải chánh này đó là:

 

  • Người công bình sống bởi đức tin
  • Chức tế lễ trong mỗi một người tin Chúa
  • Sự ăn năn tội lỗi trực tiếp với Đức Chúa Trời
  • Học Kinh Thánh là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi một cá nhân
  • Mỗi một cá nhân đều tham gia vào công tác mục vụ
  • Mỗi một cá nhân đều có quyền thi hành thánh lễ

Từ đó trở đi, Các Hội Thánh Cải Chánh đều đồng ý với các giáo lý quan trọng nêu trên, tuy nhiên trên thực tế họ vẫn tiếp tục hoạt động theo cơ cấu giáo phẩm/người thường. Kết quả là dân sự của Đức Chúa Trời cảm thấy bối rối – họ không còn biết được họ là ai và họ phải tin vào điều gì.

 

Một cách giúp chúng ta làm rõ vấn đề này đó là chỉ cho dân sự của Chúa về phần sản nghiệp giàu có của họ, đó cũng là lý do của công cuộc Cải Chánh Giáo Hội, đồng thời chấm dứt sử dụng từ ngữ giáo phẩm/người thường và các khái niệm khác gắn liền với hai từ ngữ trên vốn không đúng với Kinh Thánh. Ngôn ngữ trong Kinh Thánh dạy về một mối quan hệ đồng đẳng giữa tất cả các môn đồ của Đấng Christ. Những từ ngữ trong Kinh Thánh như các thánh, môn đồ, người tin Chúa, v.v…, đều thể hiện chức năng nhiệm vụ, chứ không bày tỏ mối quan hệ giai cấp. Khi thay thế ngôn từ không thuộc về Kinh Thánh, giáo hội đã gây ra sự nhầm lẫn. Kết quả là họ đã duy trì một cơ cấu tổ chức không đúng với Kinh Thánh. Đây không phải là kế hoạch mà Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh Tân Ước.

 

Trong thời gian Đức Chúa Giê-su sống và thi hành chức vụ, Ngài đã tập trung vào công tác môn

 

đồ hóa. 269 lần Kinh Thánh Tân Ước gọi chúng ta là môn đồ. Ma-thi-ơ dạy cách rõ ràng rằng

 

mệnh lệnh trong Đại Mạng Lệnh đó là môn đồ hóa, chứ không chỉ là thay đổi tôn giáo của con

 

người. Mỗi một tín hữu (không chỉ riêng giới giáo phẩm có chuyên môn) đều được truyền lệnh

 

phải trở nên một môn đồ và phải môn đồ hóa. Nếu Hội Thánh tập trung vào lời dạy của Đức

 

Chúa Giê-su thì họ sẽ giải quyết được sự nhầm lẫn kéo dài này. Đức Chúa Giê-su không xây

 

dựng chức vụ của Ngài dựa trên sự phân biệt giai cấp giáo phẩm/người thường. Ngược lại, Ngài

 

đào tạo các môn đồ để họ hiểu sự kêu gọi bước vào chức vụ tế lễ và mục vụ, Ngài đã hướng dẫn

 

kỹ lưỡng để các môn đồ chinh phục người khác và khiến họ trở nên môn đồ. Trong khi Đức

 

Chúa Giê-su phán rằng: “Ta đã khiến các ngươi trở nên vương quốc và thầy tế lễ”, thì giá trị

 

nào để dạy các tín hữu rằng họ chỉ là người thường? Khi Hội Thánh viết lại kế hoạch ban đầu

 

của Đức Chúa Giê-su, họ đã củng cố một rào cản vững chắc, là điều tiếp tục cản trở sự tấn tới

 

của Hội Thánh cho đến khi nào chức vụ tế lễ trong mỗi một tín hữu chỉ được nhắc đến chứ

 

không được thực hành.

 

Đức Chúa Giê-su là Thầy Tế Lễ Cả và là Chúa chúng ta. Chính Ngài đã kêu gọi chúng ta trở nên một vương quốc tế lễ, Ngài khiến chúng ta quay trở về với Luật pháp theo Ý định ban đầu của Đức Chúa Trời. Đây chính là luật pháp làm sáng tỏ cho câu hỏi: Tôi là ai? Tại sao tôi có mặt tại đây? Và tôi sẽ phải làm điều gì? Sự dạy dỗ về Chức tế lễ trong mỗi một người tin làm sáng tỏ sự kêu gọi của chúng ta, cho chúng ta biết mục đích của mình và quản lý đời sống tạm của chúng ta trên đất này. Giáo lý chức tế lễ giải thoát chúng ta khỏi thế giới sống theo thuyết tương đối – là một thế giới tìm kiếm ý nghĩa và mục đích từ chính nó. Thay đổi kế hoạch của Đức Chúa Trời luôn khiến con người đi lạc hướng.

 

Tác Động Của Sự Dạy Dỗ Về Mô Hình Giáo Phẩm/Người Thường

 

 

Khi chúng ta tổ chức Hội Thánh Tân Ước theo mô hình Lê-vi thời Cựu Ước, chúng ta sẽ gây ra những vấn đề cả về mặt thần học lẫn thực tiễn:

 

  1. Cơ cấu tổ chức giáo phẩm/người thường mâu thuẫn lời dạy của Đức Chúa Giê-su trong Khải Huyền 1:4-6 về Chức tế lễ trong mỗi một người tin.

Giăng gởi cho bảy Hội thánh ở xứ A-si: Nguyền xin ân điển và sự bình an ban cho anh em từ nơi Đấng hiện có, đã có, và còn đến, cùng từ nơi bảy vì thần ở trước ngôi Ngài, lại từ nơi Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng thành tín, sinh đầu nhứt từ trong kẻ chết và làm Chúa của các vua trong thế gian! Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời

đời vô cùng! A-men.

 

Khải Huyền 1:4-6

 

  1. Sự phân biệt giữa giáo phẩm/người thường chống lại lời dạy trong Tân Ước về chức tế lễ trong mỗi một người tin Chúa và làm sống lại chính điều mà sự chết và phục sinh của Đức Chúa Giê-su đã khiến trở nên cũ xưa.

Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu

 

mất đi.

 

Hê-bơ-rơ 8:13

 

  1. Sự phân biệt giữa giáo phẩm/người thường phớt lờ tấm màn bị xé khiến mỗi một người tin Đấng Christ có quyền đến với sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chứ không chỉ một số ít người được chọn.
  1. Sự phân biệt giữa giáo phẩm/người thường chối bỏ mọi việc đã được trọn trong sự chết và phục sinh của Đấng Christ mà nhờ đó chức tế lễ trong mỗi một người tin được thiết lập. Mặc dù mỗi một chúng ta đều được ban cho những ân tứ và khả năng đặc biệt, những ân tứ và khả năng đó đem lại cho chúng ta trách nhiệm hơn là đặc quyền.

Giao Ước Mới nghĩa là không có một nhóm người đặc biệt nào ở trong thân thể Christ

 

được phú cho những đặc quyền độc nhất mà các tín hữu khác không thể có được.

 

Nhu Cầu Cho Công Tác Lãnh Đạo

 

Nếu thật sự trong Thân Thể Đấng Christ không có sự phân biệt – nghĩa là mọi tín hữu đều có đặc quyền và trách nhiệm như nhau – làm thế nào chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ của dân sự Đức Chúa Trời về điều này? Mặc dù cần phải có người lãnh đạo Hội Thánh, làm thế nào chúng ta có thể phục tùng người khác vì ích lợi của sự hiệp một và vì mục đích của việc môn đồ hóa muôn dân?

 

Sự lãnh đạo và thẩm quyền trong Hội Thánh Tân Ước ban đầu được giao phó cho Các Sứ Đồ. Sau đó, khi Phúc Âm lan rộng, các Hội Thánh được thành lập, sứ đồ Phao-lô bổ nhiệm các trưởng lão là những người đáp ứng các tiêu chuẩn về sự trưởng thành thuộc linh.

 

Một Hội Thánh được xây dựng trên nền tảng Chức tế lễ trong mỗi một người tin đòi hỏi phải có sự lãnh đạo thuộc linh, chứ không là sự lãnh đạo thế tục. Khi các giáo phụ tái cấu trúc các nhóm nhỏ trở thành một tổ chức lớn và đặt một người nào đó không phải là Đức Chúa Giê-su ở trên tổ chức đó, vấn đề bắt đầu xảy ra. Hình thức lãnh đạo tôi tớ được chuyển thành hình thức lãnh đạo

 

tổ chức. Với quy mô của Hội Thánh ngày nay chắc chắn cần phải có một hình thức lãnh đạo nào đó. Tuy nhiên, trong thế kỷ đầu tiên, Hội Thánh được tạo nên từ những nhóm tín hữu địa phương, những người đặt niềm tin nơi Đức Chúa Giê-su để nhận sự cứu rỗi. Phao-lô đã nêu tấm gương lãnh đạo tin kính và đưa ra những hướng dẫn thiết thực cho các nhóm tín hữu để họ làm theo. Những hướng dẫn này là đủ để dẫn dắt họ hòa hợp trong sự thờ phượng cũng như giúp họ giải quyết các khó khăn trên tinh thần tin kính Chúa. Đức Chúa Giê-su nhắc nhở con người trong thời đại của Ngài rằng người ngoại cai trị và cầm quyền bằng cách thi hành thẩm quyền trên người khác. Họ dạy dỗ bằng mệnh lệnh, không phải bằng cách nêu gương. Đức Chúa Giê-su truyền cho các môn đồ của Ngài phải vâng theo lời dạy của người Pha-ri-si, nhưng không làm theo việc làm của họ.

 

Vậy, hễ họ bảo các ngươi điều gì, thì hãy giữ và làm theo, nhưng đừng bắt chước việc làm của họ; vì họ nói mà không làm.

 

Ma-thi-ơ 23:3

 

Đức Chúa Giê-su rõ ràng nghiêm cấm hình thức lãnh đạo này giữa vòng các môn đồ của Ngài. Là môn đồ, chúng ta được kêu gọi phải đầu phục Đức Chúa Giê-su Christ bằng cách vâng theo mệnh lệnh của Ngài. Chỉ duy Ngài là Đấng cai trị đời sống và hành động của chúng ta. Đức Chúa Giê-su đã nêu tấm gương cho một hình thức lãnh đạo trái ngược với các bậc cầm quyền trong thời đại của Ngài, Ngài đã thiết lập một kiểu mẫu mà theo đó lãnh đạo chính là tôi tớ của những người đang được huấn luyện. Đức Chúa Giê-su dạy dỗ bằng cách làm gương cho nguyên tắc này. Khi con người được lãnh đạo của họ yêu thương và phục vụ, chính họ sẽ dễ dàng tiếp nối mô hình lãnh đạo này.

 

Khi Mười hai môn đồ tranh cãi về việc ai là lớn hơn, họ đang đề cập đến vấn đề địa vị, chứ không phải vấn đề chức năng nhiệm vụ. Vấn đề này được nhắc lại một lần nữa khi mẹ của Gia-cơ và Giăng xin Đức Chúa Giê-su cho con của bà một người ngồi bên phải, một người ngồi bên trái của Chúa. Khi mười môn đồ còn lại biết về yêu cầu của bà, họ đã nổi giận. Đức Chúa Giê-su đã nói rất rõ ràng về vấn đề này, quả thật là một bi kịch khi lời dạy dỗ của Ngài lại không được hiểu và áp dụng trong ngày hôm nay.

 

Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi đến mà phán rằng: Các ngươi biết rằng các vua dân ngoại thì ép dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế mà trị dân. Trong các ngươi thì không như vậy; trái lại, trong các ngươi, kẻ nào muốn làm lớn, thì sẽ làm đầy tớ các ngươi; còn kẻ nào muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi các ngươi. Ấy vậy, Con người đã đến, không phải để người ta hầu việc mình, song để mình hầu việc người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều người.

 

Ma-thi-ơ 20:25-28

 

Khá dễ để phục dưới sự lãnh đạo tôi tớ bởi vì người lãnh đạo trên tinh thần tôi tớ luôn hướng đến việc làm rõ ý muốn và kế hoạch của Đức Chúa Trời. Phong cách lãnh đạo này giúp chuẩn bị môn đồ cho việc thực hành chức năng của thầy tế lễ, đem lại sự tự do, ân phước và niềm vui cho cuộc sống của họ.

 

Đức Chúa Giê-su sẽ nói gì với các lãnh đạo Hội Thánh và hội chúng của họ khi mô hình của họ mâu thuẫn với kế hoạch của Ngài – một mô hình không sản sinh ra kết quả như Ngài mong muốn?

 

Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán? Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng ta, nghe lời ta, và làm theo, thì giống ai. Kẻ ấy giống như một người kia cất nhà, đào đất cho sâu, xây nền trên vầng đá: Nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, nhưng không xô động được, vì đã cất chắc chắn. Song kẻ nào nghe lời ta mà không làm theo, thì giống như một người kia cất nhà trên đất không xây nền: Dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, tức thì nhà sụp xuống, và sự hư hại lớn lao.

 

Lu-ca 6:46-49

 

Đức Chúa Giê-su phán rằng: “Ta sẽ xây Hội Thánh Ta trên đá nầy.” Trong quyển sách này,

 

chúng ta đã phác thảo những nền tảng mà Đức Chúa Giê-su xây dựng Hội Thánh của Ngài. Một

 

trong số những nền tảng lớn chính là Chức tế lễ trong mỗi một người tin. Một thầy tế lễ kỷ luật

 

sẽ dạy dỗ đúng với những gì Chúa đã dạy. Thầy tế lễ đó không có quyền điều chỉnh sự dạy dỗ

 

của Đức Chúa Giê-su để phù hợp với sở thích của mình. Có lẽ đây chính là điều khiến Đức Chúa

 

Giê-su đặt ra câu hỏi: “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?”

 

Điều khá lý thú khi nhắc đến bối cảnh mà Đức Chúa Giê-su đặt câu hỏi này. Đức Chúa Giê-su phán rằng: “Kẻ nào đến cùng ta, nghe lời ta, và làm theo, thì giống ai. Kẻ ấy giống như một người kia cất nhà, đào đất cho sâu, xây nền trên vầng đá: Nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, nhưng không xô động được, vì đã cất chắc chắn.” Nền móng bằng đá chính là khi chúng ta vâng lời Đức Chúa Giê-su. Khi chúng ta lắng nghe nhưng không vâng theo thì giống như một người cất nhà nhưng không có nền móng. Khi cơn bão nổi lên thì căn nhà bị sụp đổ. Nền móng trên cát chính là khi chúng ta không vâng lời Đức Chúa Giê-su. Một môn đồ có thể tham gia vào rất nhiều hoạt động, tuy nhiên sẽ không có hiệu quả kéo dài đối với công tác hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Đại bỏ sót là từ ngữ tiêu biểu nhất để mô tả đời sống và mục vụ của môn đồ này.

 

Chúng tôi đã tìm cách để thể hiện rằng lời dạy và mệnh của Đức Chúa Giê-su sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc. Khi chúng ta sửa đổi mệnh lệnh của Chúa, chúng ta đang xây nhà trên cát. Chúng ta có thể tự hỏi rằng, “Tôi đang sản sinh ra loại người nào? Cuộc sống tôi có được xây trên nền đá hay là trên cát?” Bảng sau có thể giúp trả lời câu hỏi trên.

 

NỀN ĐÁ hay NỀN CÁT

 

Thầy tế lễ

Người thường

   

Người làm việc

Người lắng nghe

   

Đại mạng lệnh

Đại bỏ sót

   

Vĩnh viễn

Tạm thời

   

Mối quan hệ

Tôn giáo

   

Shema – một thực tại

Shema – một triết lý

   

Đánh lưới người

Không đánh lưới người

   

Người môn đồ hóa

Không phải là người môn đồ

 

hóa

   

Bước đi trong Đức Thánh Linh

Bước đi trong xác thịt

   

Thầy tế lễ Tân Ước

Thầy tế lễ Cựu Ước

(Ê-phê-sô 4:11, 12)

(Chức tế lễ của người Lê-vi)

   

Chúng ta vẫn có thể viết tiếp bảng so sánh trên, tuy nhiên ý nghĩa đã rõ ràng. Nếu Đức Chúa Giê-su đánh giá đời sống và mục vụ của chúng ta, Ngài sẽ kết luận chúng ta đang xây nhà trên đá hay là trên cát? Sau khi lượng giá về thế hệ đương thời lúc đó, Đức Chúa Giê-su đã ban một thông điệp đơn giản và rõ ràng: Hãy ăn năn. Đây có phải là thông điệp của Chúa dành cho chúng ta ngày hôm nay?

 

Rất nhiều lần trong Cựu Ước, Đức Chúa Giê-su lượng giá dân sự của Ngài – tất cả họ đều ở dưới thẩm quyền của Chúa và chịu trách nhiệm trước Ngài. Sự lượng giá luôn luôn dựa trên điều răn của Đức Chúa Trời và sự vâng phục hay không vâng phục của dân sự. Kinh Thánh dạy rằng thế hệ của chúng ta sẽ chịu đoán xét giống như vậy.

 

Bởi vì chúng ta thảy đều phải ứng hầu trước tòa án Đấng Christ, hầu cho mỗi người nhận lãnh tùy theo điều thiện hay điều ác mình đã làm lúc còn trong xác thịt.

 

2 Cô-rinh-tô 5:10

 

Hê-bơ-rơ 9:27 nhắc nhở rằng chúng ta sẽ đối diện với Đức Chúa Trời để chịu đoán xét về đời sống và mục vụ của mình. Sứ đồ Giăng được Đức Chúa Giê-su truyền lệnh phải nhắc nhở bảy Hội Thánh tại vùng Tiểu Á rằng Chúa biết công việc của họ. Đức Chúa Giê-su phán rằng: “Ta biết công việc ngươi.” Sau khi xem xét công việc, Hội Thánh Si-miệc-nơ và Phi-la-đen-phi nhận được lời khen. Hội Thánh Ê-phê-sô, Bẹt-găm và Thi-a-ti-rơ cũng nhận được lời khen, nhưng cũng có lời quở trách nặng nề: “Nhưng điều Ta trách ngươi.” Có những lỗi lầm rõ ràng vẫn chưa được giải quyết tại các Hội Thánh này. Hội Thánh Sạt-đe và Lao-đi-xê không có lời khen nào, nhưng thay vào đó là một lời quở trách cứng rắn bởi vì họ không làm theo những mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Họ làm những gì mình muốn. Đức Chúa Giê-su dùng từ nhả họ ra khỏi miệng của Ngài. Trong thực tế, Hội Thánh này khiến Chúa thật sự giận dữ!

 

Tuy nhiên, hãy chú ý rằng lời quở trách này đi kèm sự đảm bảo về tình yêu dành cho họ. Ngài đầy lòng yêu thương và kiên nhẫn đứng gõ cửa, chờ đợi họ đắc thắng. Ngài kiểm tra họ để tìm ra lỗi lầm, sự sai lệch của họ khỏi kế Chúa. Mục đích sự lượng giá của Đức Chúa Trời luôn luôn đem lại sự sửa

mà Đức Chúa Trời họ ăn năn, và kêu gọi hoạch ban đầu của lỗi. Ân điển Chúa

 

luôn luôn vì lợi ích tốt nhất cho chúng ta – Đức Chúa Trời đứng về phía chúng ta, Ngài không chống lại chúng ta.

 

Như chúng ta đã thấy xuyên suốt trong quyển sách này, vấn đề chức tế lễ trong mỗi một người tin liên quan đến mô hình giáo phẩm/người thường là một vấn đề đã tồn tại từ lâu. Vấn đề này đã được tranh luận trong gần 500 năm. Chúng ta đã xác định rõ rằng mục đích của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh Tân Ước được xây dựng trên nền tảng lẽ thật vững chắc này. Khi một môn đồ đương đại sống ngoài cấu trúc lý tưởng này, liệu anh ta có còn là môn đồ của Đức Chúa Giê-su? Đó là vì anh ta hành động không có hiểu biết hoặc không vâng theo ý muốn của Chúa. Chính Đức Chúa Giê-su đã đặt ra câu hỏi: “Sao các ngươi gọi ta: Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán?”

 

Khi Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta, Ngài cho chúng ta có cảm xúc, tâm trí và ý chí. Khi chúng ta sử dụng ý chí của mình, chúng ta có thể đem lại sự tôn quý và vinh hiển cho Đức Chúa Trời bằng quyết định vâng phục Ngài. Một ngày trong tương lai, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm với những quyết định mà chúng ta đã đưa ra. Nếu chúng ta không lắng nghe điều này – một trong số rất nhiều điều mà chúng ta sẽ phải trả lời khi chúng ta đứng trước Đấng Chủ Tể – Kinh Thánh đảm bảo rằng chúng ta sẽ bị khiển trách vì không vâng lời Ngài. Môn đồ thật của Đức Chúa Giê-su Christ phải có niềm đam mê cháy bỏng để thực hành và truyền đạt đúng lời dạy của Đấng Cứu Rỗi và Chúa của mình. Chức tế lễ trong mỗi một người tin là một nền móng chính của Hội Thánh thế kỷ đầu tiên, và là một chìa khóa để hoàn thành Đại Mạng Lệnh trong thế hệ của họ. Khi dẫn dắt Hội Thánh Tân Ước quay trở về với mô hình giáo phẩm/người thường, là mô hình của người Lê-vi trong Cựu Ước, chúng ta sẽ không nhận được lời khen ngợi mà chúng ta mong muốn được nhận: “Hỡi đầy tớ ngay là và trung tín kia, được lắm!”

 

Tại một hội nghị dành cho Mục sư trong thời gian gần đây, mỗi một Mục sư được yêu cầu phải

 

viết xuống một đoạn văn gồm hai đến ba câu về mục đích mà vị Mục sư đó hiểu Đức Chúa Giê-

 

su đã ban cho mười một môn đồ để hướng dẫn mục vụ của họ sau khi Ngài trở về trời. Sau đó,

 

dựa trên mục đích này, họ phải viết xuống bảng mô tả công việc của họ. Mục đích của hoạt động

 

này đó là giúp các Mục sư nhận ra rằng Đức Chúa Giê-su đã ban cho họ một mục đích rõ ràng

 

trong Lời Ngài, để họ có thể đánh giá công tác của mình. Nếu họ vô tình cảm thấy bối rối về

 

công việc mà họ đang làm, mong rằng hoạt động này sẽ giúp làm rõ điều mà Chúa đã truyền cho

 

họ phải làm.

 

Có lẽ sẽ rất hữu ích nếu độc giả thực hiện bài tập này. Sau đó ta có thể so sánh đáp án với Kinh Thánh. Mỗi một trước giả sách Phúc Âm đều nói rõ ràng về mục đích này.

 

Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho Ta. Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà Ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, Ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế.

 

 

Ma-thi-ơ 28 :18-20

 

 

Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. Mác 16:15

 

“… và người ta sẽ nhân danh Ngài mà rao giảng cho dân các nước sự ăn năn để được tha tội, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem.”

 

Lu-ca 24:47

 

Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy.

 

Giăng 20:21

 

Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi, thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép, và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri, cho đến cùng trái đất.

 

Công vụ 1:8

 

Từ chính những câu Kinh Thánh trên mà chúng ta có được sự hiểu biết về Đại Mạng Lệnh. Đây chính là mệnh lệnh cuối cùng dành cho mười một môn đồ trước khi Đức Chúa Giê-su thăng thiên về trời. Không thể tưởng tượng được rằng Chúa đã hướng dẫn họ thực hiện điều mà họ không thể hoàn thành được! Họ được giao cho nhiệm vụ phải dạy dỗ mục đích của Đức Chúa Giê-su cho những thế hệ kế tiếp. Nghiên cứu về năm câu Kinh Thánh trên sẽ cho ta một sự hiểu biết thống nhất về Đại Mạng Lệnh.

 

Các yếu tố của Đại Mạng Lệnh

 

  • Ma-thi-ơ – Hãy ra đi, môn đồ hóa, làm phép báp-têm, dạy họ vâng theo những

điều Đấng Christ đã truyền

 

  • Mác – Giảng Phúc Âm cho cả thế giới và cho mọi dân tộc
  • Luca – Sự ăn năn và tha thứ tội lỗi được giảng dạy bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem
  • Giăng – Như Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Giê-su thể nào thì Ngài cũng sai chúng ta thể ấy
  • Công vụ – Đức Thánh Linh sẽ ban cho chúng ta năng quyền để làm chứng về Chúa, bắt đầu từ thành Giê-ru-sa-lem và truyền đến tận cùng trái đất

Mục đích / bảng mô tả công việc

 

 

Từ các mệnh lệnh trên, chúng ta có thể rút ra một bảng mô tả công việc / một tuyên ngôn về mục đích. Sau đây là một bài mẫu mà chúng tôi đã rút ra từ mệnh lệnh chính trong mỗi một câu Kinh Thánh bên trên để viết thành một tuyên ngôn đơn giản có tính định hướng cho chúng ta viết nên một bảng mô tả công việc:

 

“Đức Chúa Giê-su đã sai phái tôi ra đi trong năng quyền của Đức Thánh Linh từ thành Giê-ru-sa-lem của tôi cho đến mọi quốc gia trên thế giới. Ngài đã hướng dẫn tôi dạy Phúc Âm của sự ăn năn và tha thứ tội lỗi, và huấn luyện những người tin đạo trở nên những môn đồ được nhận phép báp-têm và vâng theo mọi điều Đức Chúa Giê-su đã truyền. Cuối cùng, Đức Chúa

 

Giê-su đã sai phái tôi để khơi dậy một nhóm môn đồ là những người đánh đổi cuộc sống của họ để hoàn thành Đại Mạng Lệnh.”

 

 

Trong một phương diện dân sự của Đức Chúa Trời không được sai phái để xây dựng Hội Thánh. Hãy nhớ lời Đức Chúa Giê-su phán rằng: “Ta sẽ xây Hội Thánh Ta.” Chúng ta được truyền lệnh phải môn đồ hóa những người mà Đức Chúa Giê-su có thể sử dụng để xây dựng Hội Thánh. Mười một môn đồ đã tạo nên một nhóm các môn đồ, họ là những người chinh phục thế giới vì Danh Chúa.

 

..vì cớ sự trông cậy để dành cho anh em ở trên trời, là sự trước kia anh em đã nhờ đạo Tin lành chân thật mà biết đến. Đạo Tin lành đó ở giữa anh em cũng như ở trong cả thế gian; lại kết quả và tấn bộ cũng như trong anh em, từ ngày mà anh em đã nghe rao truyền ơn Đức Chúa Trời và đã học cho thật biết ơn đó…

 

Cô-lô-se 1:5, 6

 

Là người được Đức Chúa Giê-su huấn luyện, Phao-lô đã phát biểu mục đích như sau:

 

Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ ra trước mặt Đức Chúa Trời. Ấy cũng là vì đó mà tôi làm việc, nhờ sức Ngài giúp đỡ mà chiến đấu, là sức hành động cách có quyền trong tôi.

 

Cô-lô-se 1:28, 29

 

Hãy lưu ý những nền tảng trong mục đích của Phao-lô:

 

  • Công bố Đấng Christ cho mọi người mà họ gặp gỡ – Truyền giáo
  • Dạy tất cả những điều mà họ biết về Đấng Christ – Môn đồ hóa
  • Giúp mọi người trở nên trưởng thành trọn vẹn trong Đấng Christ – Đào tạo môn đồ

Để nhấn mạnh: Một môn đồ trưởng thành hiểu sự kêu gọi trở nên thầy tế lễ và trách

 

nhiệm của mình. Điều Răn Lớn cùng với Đại Mạng Lệnh được thể hiện qua đời sống

 

của người ấy. Một môn đồ trưởng thành không sống theo lối sống Đại Bỏ Sót; người ấy

 

dẫn dắt một nhóm các môn đồ làm trọn Đại Mạng Lệnh. Đây phải là mục đích dẫn dắt

 

mỗi một người tin Chúa và mỗi một hội những người tin Chúa. Giăng đã làm rõ hơn

 

cho khái niệm môn đồ trưởng thành trong Thư Tín Đầu Tiên của ông:

 

Hỡi các phụ lão, tôi viết cho các ông, vì các ông đã biết Đấng có từ lúc ban đầu. Hỡi kẻ trẻ tuổi, ta viết cho các ngươi, vì các ngươi đã thắng được ma quỉ. Hỡi con trẻ, ta đã viết cho các con, vì các con đã biết Đức Chúa Cha.

 

I Giăng 2:13

 

Trong phần Kinh Thánh này, Giăng nêu lên ba giai đoạn của sự trưởng thành.

 

Phụ lão

Người trẻ tuổi

Con trẻ

 

 

Sau đó, sứ đồ Phao-lô thêm một giai đoạn trưởng thành thứ tư cho chúng ta:

 

  • Trưởng lão

Khi hai sứ đồ khiến lựa chọn những trưởng lão trong mỗi Hội thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì dâng các người đó cho Chúa là Đấng mình đã tin đến.

 

Công vụ 14:23

 

Như chúng ta đã nói trước đây, trưởng lão là những môn đồ được phong chức – được biệt riêng – để phục vụ và dẫn dắt các Hội Thánh mới được hình thành. Họ phải đảm bảo sự tăng trưởng và trưởng thành của các môn đồ, nhờ đó họ có thể chinh phục và môn đồ hóa thành phố của họ cho Đấng Christ.

 

Áp dụng các nguyên tắc: Một ví dụ cá nhân

 

Trong những năm thi hành chức vụ tại Singapore, tôi đã sử dụng bốn giai đoạn này để giúp người khác trưởng thành trọn vẹn. Bốn giai đoạn này đã giúp tôi đánh giá sự trưởng thành của mỗi một người mà Chúa đã giao phó cho tôi. Bảng dưới đây là những thuật ngữ mà tôi đã rút ra từ trong Kinh Thánh và được sử dụng cho quá trình đánh giá.

 

Con trẻ

 

Người trẻ tuổi

 

Phụ lão

 

Trưởng lão

Người tin đạo

 

Môn đồ

 

Người môn đồ hóa

 

Lãnh đạo của những người môn đồ hóa

 

Người tin đạo

 

 

Khi chúng ta dẫn dắt một người đến với Đấng Christ, chúng ta xem họ là người tin đạo hay con trẻ thuộc linh. Bởi vì Đức Chúa Giê-su phán rằng chúng ta phải đào tạo môn đồ, Ngài không truyền cho chúng ta phải tạo ra những người tin đạo, chính vì thế chúng ta phải giúp những người tin đạo này có mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Được dẫn dắt bởi Shema, những người tin đạo được dạy phải đọc, học và ghi nhớ Lời Chúa. Chúng ta không cảm thấy thỏa mãn khi những người tin đạo chỉ tham dự nhóm (mặc dù họ được khích lệ để làm điều đó). Là những cha mẹ thuộc linh, chúng ta phải nghiêm túc có trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo vệ và dạy dỗ những người tin đạo bước đi với Chúa mỗi ngày. Chúng ta giúp đỡ họ tìm được Hội Thánh vâng theo Kinh Thánh, ở nơi đó họ được thờ phượng Chúa cách đúng đắn và có mối thông công với các tín hữu khác.

 

Để hướng dẫn quá trình đào tạo môn đồ này, chúng tôi đã viết nên một bảng mô tả. Những mô tả này giúp định hướng cho chúng ta khi chúng ta giúp đỡ những người tin đạo trở nên trưởng thành và tiếp tục sản sinh môn đồ. Bộ mô tả chi tiết cho bốn cấp độ trưởng thành này có trong phần phụ lục của sách.

 

Môn đồ

 

Khi một người tin đạo trở thành môn đồ, chúng ta đi đến bảng mô tả thứ hai để giúp họ tăng trưởng. Chúng ta bắt đầu huấn luyện họ về Đại Mạng Lệnh. Chúng ta dạy họ mở Kinh Thánh và chia sẻ sứ điệp Phúc Âm của sự ăn năn và cách để giúp người khác tiếp nhận Đức Chúa Giê-su vào đời sống mình. Chúng ta cũng dạy họ làm thế nào để dẫn dắt những người mới tin đạo từ sự làm chứng của họ. Tại đây, trọng tâm là huấn luyện truyền giáo và các giai đoạn đầu tiên của tiến trình phát triển môn đồ.

 

Người đi ra môn đồ hóa

 

Khi một môn đồ đã có thể giúp đỡ hai người khác trở nên môn đồ, chúng ta sẽ gọi môn đồ đó là người đi ra môn đồ hóa. Với bảng mô tả thứ ba, chúng ta tiếp tục giúp họ trưởng thành và cho họ đảm nhiệm vai trò lãnh đạo một cách có giới hạn dưới sự lãnh đạo của một người trưởng thành khác. Người lãnh đạo này sẽ huấn luyện người ấy các kỹ năng lãnh đạo, phát triển tính cách và theo sát thúc đẩy. Mục tiêu là giúp người đi môn đồ hóa này trở nên hiệu quả hơn trong công tác nhân cấp thuộc linh.

 

Lãnh đạo của những người đi ra môn đồ hóa

 

Khi một người đã hoàn thành giai đoạn người đi ra môn đồ hóa, người ấy sẽ trở thành một người

 

lãnh đạo và là người đào tạo những người môn đồ hóa. Đến đây, người ấy đã đạt đến giai đoạn

 

trưởng lão và đã được huấn luyện suốt cả cuộc đời để tham gia vào công tác hoàn thành Đại

 

Mạng Lệnh. Trong mục vụ của chúng tôi, những con người này đã đủ trưởng thành để chúng tôi

 

ủy thác trách nhiệm Đại Mạng Lệnh cho sự lãnh đạo của họ. Chúng tôi tập trung vào việc giúp

 

họ nắm vững thông điệp của Kinh Thánh để họ được cung cấp những chỉ dẫn đúng đắn theo

 

Kinh Thánh cho các nhóm nhỏ mà họ phục vụ. Mỗi một người tham gia vào mục vụ này tại

 

Singapore đều được chỉ định phải hướng dẫn một người để đảm bảo rằng người được hướng dẫn

 

sẽ trưởng thành trọn vẹn trong Đấng Christ.

 

Mỗi năm, nhiều lãnh đạo nhóm nhỏ được yêu cầu phải dành thời gian cầu nguyện và đưa ra những kế hoạch sau:

 

  • Nhóm tin cậy Chúa rằng họ sẽ chinh phục bao nhiêu người trong năm mới
  • Bao nhiêu người tin đạo trong nhóm sẽ trưởng thành và trở nên môn đồ
  • Bao nhiêu môn đồ trong nhóm sẽ trở nên người đi ra môn đồ hóa
  • Bao nhiêu người đi ra môn đồ hóa trong nhóm sẽ đủ trưởng thành để trở thành lãnh đạo của những người môn đồ hóa khác

Cũng như Phao-lô, mục đích tại đây là giúp mọi người trưởng thành trọn vẹn trong Đấng Christ. Kế hoạch và các bảng mô tả không có nghĩa là đặt con người vào trong những chiếc hộp, nhưng giúp định hướng đào tạo môn đồ và đảm bảo các thành viên trong nhóm của họ có sự tăng trưởng trong Đấng Christ. Các công cụ này giúp chúng ta đánh giá được rằng có phải chúng ta đang hoàn thành mục điêu đã được định cho mình không – đó chính là huấn luyện các thánh đồ. Đây chính là sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su đã ban cho chúng ta để thực hiện.

 

Trưởng thành hay số lượng?

 

Rất nhiều lãnh đạo mục vụ ngày hôm nay đo lường sự thành công bằng số lượng hơn là sự trưởng thành. Chỉ vì một người đến nhà thờ hoặc tham gia vào một mục vụ nào đó trong 5 năm không có nghĩa là người đó trưởng thành trong 5 năm. Đo lường sự trưởng thành, dẫu rất khó thực hiện, nhưng đem lại kết quả là mục vụ được tăng trưởng và nhân cấp. Khi viết cho người con thuộc linh là Ti-mô-thê, sứ đồ Phao-lô đã mô tả bốn thế hệ môn đồ trong mục vụ của ông:

 

Những điều con đã nghe nơi ta ở trước mặt nhiều người chứng, hãy giao phó cho mấy người trung thành, cũng có tài dạy dỗ kẻ khác.

 

2 Ti-mô-thê 2:2

 

Trong bức thư này, Phao-lô giúp chúng ta hiểu tiến trình đào tạo môn đồ bằng cách cho chúng ta nhìn thấy chiến lược của ông. Sử dụng các mức độ trưởng thành mà chúng ta đã xem xét, chúng ta có thể thấy rằng Phao-lô thực hiện những điều mà ông đã giảng.

 

Khi hai sứ đồ khiến lựa chọn những trưởng lão trong mỗi Hội thánh, cầu nguyện và kiêng ăn xong, thì dâng các người đó cho Chúa là Đấng mình đã tin đến.

 

Công vụ 14:23

 

Phao-lô

Trưởng lão

Lãnh đạo của những người

   

môn đồ hóa

     

Ti-mô-thê

Phụ lão

Người môn đồ hóa

     

Những người trung tín

Người trẻ tuổi

Môn đồ

     

Những người khác

Con trẻ

Người tin đạo

     

Tại Singapore, chúng tôi thấy một nhóm nhỏ bao gồm mười lăm môn đồ trẻ, họ cam kết phục vụ Đấng Christ, và chỉ trong mười hai năm, họ đã phát triển thành một đội quân 1.000 người đảm nhiệm vai trò chức tế lễ. Vì mục vụ của chúng tôi, và bởi vì có quá nhiều người tham gia vào các Hội Thánh tại Singapore, tôi được yêu cầu soạn ra một số nguyên tắc. Đây chính là sản phẩm của một khóa huấn luyện với chủ đề: Trang bị các thánh đồ, và hiện được sử dụng cho hơn 80 quốc gia trên thế giới.

 

Rất nhiều Hội Thánh và lãnh đạo mục vụ dường như quan tâm đến:

 

  • Số người tham gia vào Trường Chúa Nhật hoặc các ban ngành trong Hội Thánh
  • Số người tham dự nhóm
  • Số người bước lên tin nhận Chúa trong buổi truyền giảng
  • Số người nhận phép báp-têm
  • Số người gia nhập vào Hội Thánh
  • Số giáo sĩ nước ngoài được hỗ trợ
  • Số lượng mục vụ đang được thực hiện trong Hội Thánh
  • Số người hứa dâng cho dự án xây dựng nhà thờ
  • Số tiền dâng hiến hằng tuần

Dĩ nhiên danh sách này vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên danh sách này đã phản ánh mối bận tâm của chúng ta với những điều mà Đức Chúa Giê-su không thực sự đánh giá cao. Kinh Thánh chưa bao giờ nhấn mạnh đến số lượng; tuy nhiên Kinh Thánh nhấn mạnh đến chất lượng đời sống! Số lượng đôi khi là điều vô nghĩa; chỉ có sự trưởng thành thuộc linh và tiếp tục sản sinh ra những thế hệ thuộc linh tiếp theo mới là trọng tâm mà Đức Chúa Trời nhắm đến. Hệ giá trị của Ngài phải là hệ giá trị của chúng ta. Nhưng làm thế nào để chúng ta hiểu sâu hơn về khái niệm này?

 

Sản sinh thế hệ tiếp theo là dấu hiệu của sự trưởng thành

 

  • Sự sinh sản vật lý

Mệnh lệnh đầu tiên của Đức Chúa Trời dành cho A-đam trong Sáng thế ký 1:28 đó là: “… Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.” Trong Sáng thế ký 1:11, chúng ta thấy Đức Chúa Trời tạo dựng mọi vật sống với hạt giống trong nó, để đến đúng điều kiện thì nó có thể sinh sản.

 

Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy.

 

Sáng thế ký 1:11

 

Không chỉ những tạo vật trên trái đất có khả năng sinh sản, Đức Chúa Trời cũng định cho tạo vật cao nhất của Ngài là con người phải sinh sản. Trong Sáng thế ký 2, Đức Chúa Trời tạo nên Ê-va từ xương sườn của A-đam. Đức Chúa Trời không muốn A-đam cô độc. Hai người hiệp nhất tạo nên sự sinh sản vật lý, chính vì thế A-đam và Ê-va có thể tuân theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên Đức Chúa Trời cũng dự định một loại sinh sản khác và về sau được mô tả trong Kinh Thánh.

 

Sự sinh sản thuộc linh

 

 

Trong Giăng 15, chúng ta biết được rằng Đức Chúa Trời cũng tạo dựng nên chúng ta để có thể sinh sản về mặt thuộc linh. Khi chúng ta ở trong Đấng Christ qua thời gian tĩnh nguyện và vâng phục Chúa, chúng ta trở nên kết quả và sinh sản thế hệ tiếp theo về mặt thuộc linh. Đức Chúa Giê-su khiến chúng ta là những tay đánh lưới người đầy kết quả, và sinh sản thông qua việc đào tạo môn đồ. Chúng ta được cứu khỏi sự khô cằn tâm linh. Những hoạt động sẽ trở nên hữu ích. Ở trong Đấng Christ làm vững chắc hiểu biết của chúng ta về việc Chúng ta là ai, Tại sao ta có mặt ở đây, và chúng ta phải làm gì – thực hiện thiên chức tế lễ.

 

Hoạt động hay năng suất?

 

Ngày nay trong các Hội Thánh, có rất nhiều cơ hội mục vụ đáng giá. Một số ví dụ điển hình như: tham gia vào ban hát, hướng dẫn ban hát, dạy Trường Chủ Nhật, học Kinh Thánh nhóm nhỏ và làm việc với giới trẻ. Tuy nhiên Kinh Thánh không bắt buộc chúng ta phải thực hiện các hoạt động trên. Điều chúng ta được truyền phải làm đó là môn đồ hóa (Ma-thi-ơ 28). Lý do chúng ta tham dự vào một hoạt động nào đó là vì giúp chúng ta có mối liên hệ với người đang tìm câu trả lời cho những câu hỏi đời người.

 

Các Hội Thánh ngày nay có đầy dẫy những con người lạc mất và những người đang tìm kiếm

 

một ai đó để môn đồ hóa họ. Nhiều người trong Hội Thánh có thể biết về Đức Chúa Trời song họ

 

không nhận biết Đấng Christ cách cá nhân. Họ là những người mới bắt đầu đi nhà thờ và tham

 

gia vào nhiều hoạt động với hy vọng tìm thấy Chúa. Người ta nói rằng chúng ta đang sống trong

 

một thế hệ mồ côi cha, điều đó có thể đúng với cả ý nghĩa thuộc linh lẫn thuộc thể. Những cha

 

mẹ thuộc linh, nếu họ sẵn lòng được Chúa sử dụng, đều sẽ có cơ hội để môn đồ hóa rất nhiều bạn

 

trẻ đang chờ ai đó quan tâm đến họ.

 

Sau khi đã tin Đức Chúa Giê-su, rất nhiều người tin đạo chỉ được dạy là phải quay trở lại nhà thờ. Khi họ đến nhà thờ, có thể họ chỉ nhìn thấy người ta đến nhà thờ hằng tuần, dâng hiến phần mười và nhường mục vụ lại cho những người có chuyên môn. Điều một tân tín hữu cần đó là một cố vấn biết quan tâm để chú ý đến cá nhân người đó và môn đồ hóa anh ta. Khi điểm khởi đầu này xảy ra, người tin đạo sẽ trở nên môn đồ; môn đồ trở nên người đi ra môn đồ hóa, và chu trình này cứ tiếp tục thông qua sự nhân cấp. Những Cơ Đốc Nhân/thầy tế lễ trong mô hình tổ chức hiện tại vẫn có thể nổi lên và thực hiện trách nhiệm như ý định của Đấng Christ.

 

Thay thế mục vụ đúng đắn bằng mục vụ sai lầm đó chính là mưu chước của Sa-tan. Chúng cướp đi dân sự của Đức Chúa Trời khỏi những mục vụ mà Ngài đang hành động. Hậu quả đó là mất đi tính hiệu quả do mục tiêu hoàn thành không đúng đắn. Kế hoạch của Đức Chúa Trời dành cho chúng ta luôn luôn là kết quả thuộc linh chứ không chỉ tham gia vào các hoạt động tôn giáo. Mỗi một người tin Chúa cần đánh giá theo thời gian để thấy rõ mình đang tham gia vào hoạt động vì lợi ích của hoạt động đó, hay bởi vì đó chính là nơi để đánh cá cho Đức Chúa Giê-su – nơi để kết nối với những người có nhu cầu.

 

Bên cạnh đó, ngoài tổ chức hiện hữu, có quá nhiều cơ hội đang chờ đợi các môn đồ/thầy tế lễ của Đấng Christ. Tại Hội Thánh không có rào cản này, chúng ta không chờ đợi ai đó đến với mình. Chúng ta vâng theo lệnh Chúa: “hãy đi và môn đồ hóa”. Trong ngôn ngữ Hy Lạp, động từ ‘đi’ có nghĩa giống như bạn đang bước đi. Khi chúng ta sống trong cuộc sống thực tại, chúng ta bước

 

đi trong Đức Thánh Linh, lắng nghe và chờ đợi cơ hội để phục vụ người khác, đáp ứng những nhu cầu, và cuối cùng là nhìn thấy Chúa mở các cánh cửa truyền giáo.

 

Đức Chúa Trời đặt chúng ta làm thầy tế lễ tại gia đình, tại khu vực sinh sống, tại trường học, tại cửa hàng, tại cơ sở sản xuất, tại bệnh viện và thậm chí tại trại tù để thực hiện chức năng đem lại kết quả cho Chúa. Chúng ta phải trở nên hương thơm cho Đấng Christ trong mọi nơi ta ở. Mỗi một người trong chúng ta đều được kêu gọi bước vào mục vụ trọn thời gian – khoác lên mình vẻ bề ngoài của một giáo viên, luật sư, nhân viên hay một nghề nghiệp nào đó. Hãy sử dụng nơi làm việc trở nên bục giảng, từ đó chúng ta loan truyền Tin Mừng của Phúc Âm.

 

Quyển sách này kêu gọi độc giả tái suy nghĩ một cách triệt để về một nền tảng mà chúng ta đang xây dựng Hội Thánh của Đức Chúa Giê-su Christ – và hạ tầng của Hội Thánh đó. Lịch sử xác nhận rằng chúng ta đã xây dựng Hội Thánh trên nền cát chứ không xây trên nền đá. Một số lãnh đạo Hội Thánh thời kỳ ban đầu đã tự ý dạy dỗ những điều thích hợp đối với họ. Họ xem nhẹ lời dạy và sự thực hành của Đức Chúa Giê-su trong thời gian Ngài thi hành chức vụ huấn luyện Mười hai môn đồ. Đáng buồn thay, chúng ta đang cảm thấy tác động của những quyết định sai lầm đó trong chính ngày hôm nay.

 

Điều đau buồn đó là rất nhiều nhà Thần học đã vờ như không nhìn thấy giáo lý Chức tế lễ trong mỗi một người tin. Từ chối đương đầu với cơ cấu sai lệch giữa giáo phẩm/người thường đang được thực hiện trong rất nhiều Hội Thánh, làm nghiêm trọng thêm sự bất lực của Hội Thánh để không hoàn thành Đại Mạng Lệnh. Giáo lý về giáo phẩm/người thường đã cho phép giáo phẩm có chuyên môn được bóp méo lời dạy và sự thực hành của Đức Chúa Giê-su để họ có được lợi thế cho mình. Hội Thánh đã dạy rằng chỉ có những giáo phẩm có chuyên môn mới được thực hiện chức năng của thầy tế lễ. Trong lịch sử, người thường không được phép thực hiện chức năng của thầy tế lễ bởi vì họ bị xem là không được giáo dục và không đủ phẩm chất để thực hiện các nhiệm vụ thánh. Lãnh đạo của họ đã bỏ mặc trách nhiệm mà họ được ủy thác đó chính là trang bị các thánh đồ làm công tác mục vụ.

 

Khi mô hình mục vụ bị tái cấu trúc, đội quân các thầy tế lễ đầy hùng mạnh – những người trong lịch sử trước đó đã làm đảo lộn thế giới – trở thành người bình thường không có tầm nhìn, họ đã đánh mất danh tính của chính mình và không còn biết được Họ là ai, Tại sao họ ở đây và Họ ở đây để làm gì.

 

Suốt dòng lịch sử, những môn đồ vâng theo Kinh Thánh đã cảm tạ Đức Chúa Trời vì Đức Thánh Linh làm cháy bỏng sự mặc khải này trong tấm lòng của một số ít người sót lại, họ đã gìn giữ sự mặc khải này và tiếp tục huấn luyện các thánh đồ cho công tác mục vụ như Chúa đã dạy dỗ họ.

 

Một lần nữa, đã đến lúc cho những tín hữu/ thầy tế lễ – những ai hiểu và nắm lấy khái niệm này – để họ trỗi dậy và thách thức mô hình giáo phẩm/người thường.

 

Đức Chúa Trời đang chờ đợi mệnh lệnh tối cao này được vâng phục một lần nữa. Khi chúng ta cầu nguyện cho sự phấn hưng – chắc chắn sự phấn hưng sẽ đến. Chúng ta có thể thúc đẩy ngày đó mau đến bằng cách chuẩn bị một đội quân tuôn đổ Thánh Linh của Đức Chúa Trời trên những người lạc mất giữa thế giới đầy khô cằn. Khi mùa gặt đã tới, ai sẽ sẵn sàng để theo sau và môn đồ hóa những người đáp ứng với thông điệp hy vọng nơi sự sống vĩnh hằng? Khi bạn lượng giá đời sống và mục vụ của mình, hãy đảm bảo rằng kết quả lượng giá phản ánh sứ mạng mà Đức

 

Chúa Giê-su đã giao phó trong các sách Phúc Âm và trong sách Công vụ các sứ đồ. Nếu bạn là một trong số những người còn sót lại của Đức Chúa Trời thì đời sống và mục vụ của bạn phải tiêu biểu cho công tác môn đồ hóa những người:

 

  • Hiểu họ là thầy tế lễ và không phải là người thường
  • Được huấn luyện để chinh phục người khác và đào tạo họ trở nên môn đồ
  • Tích cực tham gia vào mục vụ đào tạo môn đồ
  • Kết quả, sản sinh ra môn đồ
  • Đời sống và mục vụ cân bằng bởi Điều Răn Lớn là yêu kính Đức Chúa Trời và Đại Mạng Lệnh là yêu người khác qua việc chinh phục và khiến họ trở nên môn đồ.

Cầu xin Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mọi ân điển, tình yêu thương và sức lực để tham gia vào chiến trận tâm trí và chiến trận linh hồn của con người. Cầu xin Chúa ban cho chúng ta một nhóm các môn đồ để huấn luyện họ, cũng như Đức Chúa Trời đã ban Đức Chúa Giê-su Christ đến huấn luyện chúng ta.

 

Trong ba mươi ba năm qua, tôi đã huấn luyện các mục sư và các tổ chức truyền giáo, những người tìm nguồn giúp đỡ cho việc tái cấu trúc mục vụ của họ theo mô hình Tân Ước. Nếu không sẵn lòng đưa ra sự giúp đỡ, tôi sẽ không bao giờ viết về một vấn đề mang tính tranh cãi như thế này. Tôi đã viết nên một giáo trình huấn luyện có tựa đề: Trang bị các thánh đồ, giáo trình đã hệ thống lại công tác của tôi trong mục vụ tại Singapore. Giáo trình đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ và được sử dụng trên hơn 80 quốc gia khắp thế giới. Nếu bạn có nhu cầu được hỗ trợ nhưng không biết tìm kiếm tại đâu, bạn có thể gửi thư điện tử cho tôi (Dave Dawson) qua địa chỉ: [email protected], hoặc gọi đến văn phòng của tôi qua số: 903-455-3782. Văn phòng mục vụ Trang bị các thánh đồ tọa lạc tại 4006 Walnut Street, Greenville, TX 75401.

 

 

PHỤ LỤC

 

BẢNG HƯỚNG DẪN DÀNH CHO MỤC VỤ TRANG BỊ CÁC THÁNH ĐỒ

 

Bảng mô tả dành cho người tin đạo

 

Ngày bắt đầu: __________________

 

  1. Đã hoàn thành bốn bài học Kinh Thánh sách Giăng.
  1. Đã ghi nhớ năm câu Kinh Thánh đảm bảo niềm tin; Bài học dành cho tân tín hữu 1/1 – 1/5.
  1. Đã hoàn thành Bài học Kinh Thánh về sự đảm bảo niềm tin, bảng mô tả dành cho tân tín hữu 1/1 – 1/15.
  1. Nhận mình là Cơ Đốc Nhân:

Đi nhà thờ

 

Đã được báp-têm

Công bố: “Tôi là Cơ Đốc Nhân”

 

Ngày hoàn thành:

 

_______________

 

Bảng mô tả dành cho môn đồ

 

Ngày bắt đầu: ___________________________

 

  1. Đặt Đấng Christ lên trên hết những lĩnh vực quan trọng trong đời sống, thực hiện những bước đi để cách xa khỏi tội lỗi:

Danh tiếng Bạn bè Nghề nghiệp Vị trí

 

Thư giãn

 

Giáo dục Tiền/của

 

Bản thân (tính cách, tâm trí, thân thể) Mối quan hệ (người khác giới)

 

  1. Có thời gian tĩnh nguyện hằng ngày và phát triển đời sống cầu nguyện.
  1. Trung tín và khao khát học và áp dụng Lời Chúa thông qua việc học và ghi nhớ

Kinh Thánh thường xuyên

 

  1. Hoàn thành chương trình Trang Bị Các Thánh Đồ quyển 1 & 2
  1. Biểu lộ tấm lòng làm chứng và bày tỏ Chiếc Cầu Cứu Rỗi thường xuyên với kỹ năng ngày một tiến bộ
  1. Thể hiện tấm lòng phục vụ và chân thành quan tâm giúp đỡ người khác
  1. Đến với Hội Thánh và giữ mối liên hệ gắn bó với nhóm thông công Trang Bị Các Thánh, bày tỏ tình yêu thương và hiệp một
  1. Một người chịu học hỏi – cởi mở và chịu học hỏi từ người khác

Ngày hoàn thành:

 

______________________

 

Bảng mô tả dành cho người đào tạo môn đồ

 

Ngày bắt đầu:

 

_______________________

 

  1. Chứng minh sự tăng trưởng về đức tính và kỹ năng dựa trên bảng mô tả dành cho môn đồ
  1. Thể hiện khả năng dẫn dắt con người đến với Đấng Christ một cách cá nhân
  1. Là người ảnh hưởng chính trong việc phát triển nhiều hơn hai Cơ Đốc Nhân là những người đã đạt được các tiêu chí trong Bảng mô tả dành cho môn đồ.

Tên của Cơ Đốc Nhân trở nên Môn Đồ theo chương trình Trang Bị Các Thánh Đồ:

 

a)

 

b)

 

  1. Tham gia vào công tác đào tạo môn đồ
  1. Hoàn thành chương trình Trang Bị Các Thánh Đồ quyển 3

Ngày hoàn thành:

 

_________________________

 

Bảng mô tả dành cho lãnh đạo những người đào tạo môn đồ

 

Ngày bắt đầu:

 

________________________

 

  1. Chứng minh sự tăng trưởng về đức tính và kỹ năng dựa trên bảng mô tả dành cho người đào tạo môn đồ
  1. Thể hiện sự cam kết, khả năng, ân tứ và khởi xướng mục vụ dành cho cá nhân lẫn các nhóm nhỏ
  1. Tin rằng Đức Chúa Trời muốn mình là người trung tín, sẵn sàng và chịu học hỏi, một người lãnh đạo mục vụ đào tạo môn đồ
  1. Một trưởng nhóm, người có thể chiêu mộ, qui tụ, phát triển và lãnh đạo người khác hoàn thành mục tiêu Đại Mạng Lệnh
  1. Hoàn thành chương trình Trang Bị Các Thánh Đồ quyển 4
  1. Sản sinh ít nhất ba thế hệ thuộc linh

BẢNG MÔ TẢ HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC NGƯỜI TIN ĐẠO

 

  1. Tôi (người huấn luyện) đang cầu nguyện cho người tin đạo này
  1. Người tin đạo có sự đảm bảo về sự cứu rỗi.

Chúng tôi cùng đọc qua Minh Họa Chiếc Cầu và người đó hiểu Phúc Âm

được trình bày tại 1/7

 

Đã ghi nhớ 1 Giăng 5:11-13

 

Đã hoàn thành Bài Học Kinh Thánh Đảm Bảo Về Sự Cứu Rỗi ¼

 

Tôi đã kiểm tra bài học về Sự đảm bảo tại 1/9 để đảm bảo người tin đạo hiểu sự đảm bảo về sự cứu rỗi.

 

Bày tỏ Sự đảm bảo thật về sự cứu rỗi.

 

Ngày hoàn thành:

____________________

  1. Người tin đạo có Thời Gian Tĩnh Nguyện

Chúng tôi đã thảo luận về tầm quan trọng của Thời Gian Tĩnh Nguyện 1/10 và hoàn thành bài tập: Cuộc hẹn với Đức Chúa Trời

 

Đã hoàn thành tất cả bài tập: Cuộc hẹn với Đức Chúa Trời 1/10-1/14

 

Chúng tôi đã có, hoặc đã cùng nhau chia sẻ Thời Gian Tĩnh Nguyện ít nhất hai lần.

 

  1. Người tin đạo nhận thấy nhu cầu thông công Cơ Đốc

Chúng tôi đã thảo luận về nguyên tắc của sự thông công từ Hê-bơ-rơ 10:24, 25 và Ma-thi-ơ 18:20

 

Đã gặp gỡ các Cơ Đốc Nhân khác và nhận mình là Cơ Đốc Nhân Có một Hội Thánh tư gia hoặc đang cầu nguyện về điều này

 

  1. Người tin đạo ghi nhớ 5 câu Kinh Thánh về sự đảm bảo

Bài tập đọc Kinh Thánh ngoài giáo trình 1/4 – 1/8 Khởi đầu với Đấng Christ

 

Đã đọc trọn bộ Khởi đầu với Đấng Christ, 1/4 – 1/8, chúng tôi đã thảo luận với nhau về ý nghĩa của mỗi câu Kinh Thánh

 

Đã đọc thuộc lòng chính xác cả năm câu Kinh Thánh với sự gợi ý

 

  1. Người tin đạo đã hoàn thành Các Bài Học Nghiên Cứu Kinh Thánh Về Sự Đảm Bảo 1/4-1/8.

Chúng tôi đã thảo luận về nwam bài học.

 

  1. Người tin đạo bày tỏ đời sống mới trong Đấng Christ và thể hiện khao khát trưởng thành trong Đấng Christ. Điều này được chứng minh qua việc:

Sở hữu và đọc Kinh Thánh Tân Ước Thường xuyên có thời gian Tĩnh Nguyện Chia sẻ niềm tin với người khác.

 

  1. Người tin đạo khao khát tăng trưởng, thể hiện qua việc: Hoàn thành Quyển 1 sách Trang Bị Các Thánh Đồ
  1. Chúng tôi đã cùng tham gia ít nhất hai hoạt động thường kỳ. Tên hoạt động:

(1)

 

(2)

 

  1. Lãnh đạo trực tiếp của tôi biết người tin đạo này và đã kiểm tra bảng hướng dẫn này cùng với tôi. Lãnh đạo của tôi đồng ý rằng người tin đạo này đã đáp ứng các điều kiện của một người tin đạo.

Ngày hoàn thành:

 

___________________________

 

Nhận xét:

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

…………………………………………………………………………………………………………………………………………..

 

BẢNG MÔ TẢ HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC MÔN ĐỒ

 

  1. Tôi (người huấn luyện) đang cầu nguyện mỗi ngày cho người này

 

  1. Đã quyết định tôn Đức Chúa Giê-su làm Chúa, quyết định này có thể được đưa ra trong một buổi nhóm nhóm nhỏ hoặc bày tỏ một cách cá nhân với tôi sau khi thảo luận về những câu Kinh Thánh có liên quan (Ma-thi-ơ 6:33, Lu-ca 9:23).
  1. Nỗ lực đặt Đấng Christ lên trên hết trong những lĩnh vực của đời sống: Danh tiếng
  • Đã bày tỏ với gia đình rằng mình là một Cơ Đốc Nhân
  • Cầu nguyện trước khi ăn tại nơi công cộng

Tiền của

 

  • Tôi đã chia sẻ lời dạy trong Kinh Thánh về người quản gia và người mà tôi chăm sóc thường xuyên

Bản thân (tính cách, tâm trí, thân thể)

 

  • Nỗ lực thật sự để chiến thắng tội lỗi, những yếu đuối và đang có sự tiến bộ

Bạn bè

 

  • Đã bày tỏ với những bạn bè chưa tin Chúa rằng mình là một Cơ Đốc Nhân và sẵn lòng rời khỏi những người cám dỗ mình quay trở lại với tội lỗi

Giáo dục

 

  • Tìm kiếm ý muốn Chúa nhờ tâm vấn
  • Không để hệ thống giáo dục được ưu tiên hơn trong bước đi mỗi ngày với Chúa

Hẹn hò

 

  • Thực hành chuẩn mực Kinh Thánh về đức hạnh với người khác giới

Hôn Nhân

 

  • Đang làm việc để có một gia đình thuộc linh

Nghề nghiệp

 

  • Không để công việc ngăn cản sự phát triển thuộc linh cũng như trách nhiệm cá nhân hoàn thành Đại Mạng Lệnh.
  • Biết cách đặt mục tiêu, có khả năng lên kế hoạch và đặt thứ tự ưu tiên để đạt được mục tiêu

Thời gian thư giãn

 

  • Biết giá trị của việc lên kế hoạch thư giãn và thực hiện thời gian thư giãn cùng với Chúa hơn là không có Ngài
  1. Có thời gian tĩnh nguyện đều đặn hằng ngày
  • Chúng tôi đã cùng nhau thảo luận khái niệm trong Kinh Thánh về thời gian tĩnh nguyện từ bài học 1/10
  • Tôi (người huấn luyện) có ít nhất hai lần cùng tĩnh nguyện với người này
  • Không bỏ sót nhiều hơn năm lần trong ba mươi ngày
  1. Đang phát triển đời sống cầu nguyện

 

  • Chúng tôi đã thảo luận về nguyên tắc cầu nguyện từ bài học 1/11
  • Chúng tôi đã thảo luận về việc sử dụng một danh sách cầu nguyện và đã sử dụng một danh sách cầu nguyện từ bài học 1/11.
  • Hiện đang trải nghiệm sự cầu nguyện được đáp lời.
  1. Thể hiện sự trung tín và khao khát học hỏi và áp dụng Lời Chúa qua việc thường xuyên học và ghi nhớ Kinh Thánh

 

  • Đã hoàn thành các bài học về đời sống Cơ Đốc (Nghiên Cứu Kinh Thánh 1/9-1/16).
  • Đã hoàn thành Nghiên Cứu Kinh Thánh 2/1-3/13
  • Đã ghi nhớ các câu Kinh Thánh từ bài học 1/9-1/13
  1. Bày tỏ tấm lòng chứng đạo, thường xuyên làm chứng cá nhân và chia sẻ Phúc Âm với kỹ năng ngày một tiến bộ

 

  • Tôi đã chia sẻ khái niệm trong Kinh Thánh về việc làm chứng từ bài học 1/7
  • Đã nghiên cứu sách Làm thế nào để chia sẻ lời chứng của bạn cách hiệu quả (bài học 2/4) và đã chia sẻ lời chứng cá nhân trước sự chứng kiến của tôi
  • Có thể chia sẻ Minh Họa Chiếc Cầu một cách có kỹ năng
  • Đã một lần chia sẻ Phúc Âm và làm chứng cho người chưa tin Chúa trước sự chứng kiến của tôi, và sau đó chúng tôi đã lượng giá lại phần trình bày
  • Đã ít nhất ba lần chủ động làm chứng trong sáu tháng vừa qua
  1. Bày tỏ tấm lòng phục vụ quan tâm giúp đỡ người khác

 

  • Hiểu mệnh lệnh thuộc linh của sự phục vụ và nỗ lực xây dựng lĩnh vực này trong đời sống
  • Sẵn lòng phục vụ ở nơi nào có nhu cầu
  1. Thường xuyên đến với Hội Thánh, bày tỏ tình yêu và sự hiệp một

 

  • Đến với Hội Thánh trong ba phần tư thời gian thực hiện bảng liệt kê này
  1. Tôi đã đọc qua tài liệu Huấn Luyện Các Thánh Đồ về:

 

  • Đời sống Cơ Đốc căn bản (Bài học 1/9-1/15)
  • Quản lý đời sống cá nhân và đời sống thuộc linh (Bài học 1/4, 1/5, 2/1, 2/2, 2/5, 2/15 và 2/16)
  • Truyền giáo (Bài học 1/6, 1/7, 1/8, 2/3, 2/4, 2/6 và 2/7)
  1. Một người học hỏi – cởi mở và chịu học hỏi

 

  • Không tranh cãi và che giấu khuyết điểm khi tôi sửa lỗi
  • Có thể nhìn thấy quan điểm của người khác, chấp nhận và coi trọng những đóng góp hữu ích
  • Sẵn lòng chia sẻ về đời sống của tôi, không sống với một lớp mặt nạ sai trái
  1. Tôi (người huấn luyện) hiện đang gặp riêng môn đồ tiềm năng này một lần mỗi tháng (không bỏ sót hơn một lần trong bốn tháng)

 

  1. Người quản lý trực tiếp của tôi biết về người này, đã đọc qua bảng liệt kê này cùng với tôi, và đồng ý rằng người này đã đủ điều kiện của một môn đồ Huấn Luyện Các Thánh Đồ

Ngày hoàn thành:

 

_________________

 

Translated by Tuong Vi – Vinh Hien

 

 

The end

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên