Trang Chủ TRANG CHỦ NÓI TIÊN TRI

NÓI TIÊN TRI

1091
0
SHARE

NÓI TIÊN TRI

Là được Đức Thánh Linh cảm động, nói tiên tri về việc tương lai, khác với những lối suy luận, đoán phỏng hoặc ba phải. Lời tiên tri chân thật là chứng cớ lớn của đạo thật.  Đấng Christ xuống thế gian chịu chết là lời của các đấng tiên tri xưa (2 Phi-e-rơ 1:11). Có lời tiên tri chưa ứng nghiệm, nhưng khi kỳ hạn đã trọn thì sẽ được tỏ ra, như Mat. 25:31-46 nói tiên tri Đấng Christ sẽ phán xét con người. Bốn sách Tin-lành thường nói việc được trọn làm ứng nghiệm lời Chúa cậy miệng tiên tri phán ra (Mat. 2:17; 2:23; 3:3; 4:14; 24:15; Lu. 24:25).

Ơn nói tiên tri (Rô. 12:6; I Côr 12:10, 28, 29) cũng gồm ý khuyên bảo (Rô. 12:8; so I Côr. 14:3). Ơn đó được ban xuống trong ngày Lễ Ngũ tuần trên Hội Thánh (Công 2:16), song cũng có trường hợp đặc biệt cho vài người kia được công nhận là tiên tri. Chỉ trưng dẫn trực tiếp một số ít tín đồ Đấng Christ nói tiên tri, như Giu-đa và Si-la (Công. 15:32), và những tiên tri tại thành An-ti-ốt (13:1), A-ga-bút và các tiên tri từ Giê-ru-sa-lem (11:27), bốn con gái Phi-líp người giảng Tin-lành (câu 9). Trong I Côr. tỏ ra có mấy tiên tri trong hội thánh đó, và có lẽ mỗi hội đều có. Có người tiên tri đi từ hội nầy qua hội kia (Công 11:27; 21:10).

Chức vụ tiên tri cũng có khi sáp nhập với chức vụ Sứ đồ, ví dụ như Phao-lô (Công 13:1). Dầu vậy, vẫn có sự phân biệt cốt yếu. Như Sứ đồ là người được “sai đi” đến cùng người chưa tin; còn tiên tri là một người có chức trong Hội Thánh (I Côr 14:4, 22). Thường sứ mạng là giảng  để “gây dựng, dạy dỗ và yên ủi” (I Côr 14:3). Thỉnh thoảng, tiên tri được quyền báo cáo ý chỉ Đức Chúa Trời trong cơ hội đặc biệt (Công 13:1), ít khi thấy nói dự ngôn về một biến động tương lai (Công 11:28; 21:10).

Theo I Côr. 12:10,  Tiên tri trong Tân Ước thường không phải là người nói trước, song thà là người nói ra lời của Chúa, một người có ơn Chúa khiến cho lời nói mình có thể “gây dựng, khuyên bảo và yên ủi” (I Côr. 14:3).

http://www.nhulieuthanhkinh.com/index.php/tham-kho-c-c/996-noi-tien-tri.html

 

Câu gốc: “Ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin.” (Rô-ma 12:6 ).

Câu hỏi suy gẫm: Ơn nói tiên tri có nghĩa gì? Ơn nói tiên tri có cần cho mọi con cái Chúa không? Tại sao? Làm thế nào thử nghiệm để biết lời tiên tri nào thật sự đến từ Chúa?

Khi nói đến tiên tri, chúng ta nghĩ ngay đến khả năng tiên đoán những việc sẽ xảy đến trong tương lai. Tuy nhiên, tiên đoán tương lai chỉ là một phần trong chức vụ của những người Chúa cho ơn nói tiên tri. Tiên tri của Chúa là những người nhận trực tiếp tiếng phán của Chúa để truyền lại cho người khác. Chúa có thể cho những người ấy biết trước những việc tương lai. Và quan trọng hơn là Chúa cho họ biết tình trạng thuộc linh hiện tại của con dân Ngài cùng những lời khích lệ hay cảnh cáo. Vì vậy, chúng ta có thể nói tiên tri là những phát ngôn viên của Chúa.

Những người tiên tri có thể sai lầm. Không phải vì Chúa nói sai, nhưng vì người đó có thể lầm lẫn tiếng Chúa với tiếng nói của lòng mình hay của ma quỷ. Do đó, những người nói tiên tri phải được thử nghiệm bởi Hội thánh. Là tiên tri thật thì lời họ phải ứng nghiệm, phù hợp với Kinh thánh. Chúa không bao giờ dạy điều gì mâu thuẫn với Lời Ngài. Lời tiên tri có thể là lời an ủi, chỉ dẫn, cảnh cáo, khích lệ, phán xét, gây dựng, vv… Có lời tiên tri Chúa dành cho cá nhân, có lời dành cho Hội thánh địa phương, Hội thánh chung hay cho cả đất nước, thế giới. Chúng ta không thể tin hết mọi tiên tri, Hội thánh cần phải thử nghiệm họ. Nếu họ là tiên tri thật, chúng ta phải lắng nghe lời Chúa phán qua họ để biết ý chỉ của Chúa và làm theo.

Ơn nói tiên tri là một trong những ơn mà sứ đồ Phao-lô khuyến khích con cái Chúa tìm kiếm (1 Cô-rinh-tô 14:5). Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho nhiều con cái Ngài ân tứ quý báu này để gây dựng Hội thánh của Ngài

https://vietchristian.com/bhkt/reader.asp?vcid=1,1127

Lưu ý: Nói tiên tri trong hội thánh nên theo hướng dẫn này: “Người nói tiên tri cũng chỉ nên có hai hoặc ba người nói mà thôi, còn những kẻ khác thì suy xét.” (1 Côr. 14:19). Còn nếu như tất cả mọi người đều nói tiên tri như trong các câu:

“Song nếu ai nấy đều nói tiên tri, mà có người chẳng tin hoặc kẻ tầm thường vào nghe, thì họ sẽ bị mọi người bắt phục, và bị mọi người xét đoán.” (C. 24)

“Bởi vì anh em đều cứ lần lượt mà nói tiên tri được cả, để ai nấy đều được dạy bảo, ai nấy đều được khuyên lơn.” (C. 31) thì nên tổ chức một buổi nhóm khác (trong trường hợp hội thánh có 50 người trở lên muốn nói tiên tri) với chủ đề là nhóm lại để nói tiên tri. Còn buổi sáng Chủ nhật là buổi nhóm chính trong tuần thì nói tiên tri chính là ban phát sứ điệp, chia sẻ bài giảng đến từ Lời Chúa. (Quý vị có đồng ý rằng trong một buổi nhóm chính vào sáng Chủ nhật chỉ cần một bài giảng hay cần có hai hoặc nhiều hơn các bài giảng?)

 

Nói tiên tri không có nghĩa là trong tuần đọc một bài học Kinh Thánh rồi nói lại bài học Kinh Thánh đó. Việc này thực ra giống như thực hành bài học của Trường Chủ nhật, mỗi người đều học trước trong tuần rồi đến sáng Chủ nhật sẽ nói lại những gì mình học. Điều này là tốt nhưng đó không phải là nói tiên tri.
HÃY NÓI LỜI SÁNG TẠO

 “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ  và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin;  cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài,  mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết.” (Phi-líp 3: 8-11)

Cùng với sự tự do rao giảng Tin lành và bắt đầu các trường Kinh Thánh có một mối nguy hiểm cũng đến. Có một xu hướng (gây ảnh hưởng ám thị) cho mọi người để cho họ cũng nghĩ giống như bạn, thay vào chuyện dạy cho họ biết suy nghĩ độc lập. Không có một điều gì đem lại sự thoả mãn lớn hơn là việc một người có thể nói: “Tôi đã khám phá ra nó. Tôi đã am hiểu rõ ràng trong việc này.”

Tôn giáo nói với người ta những gì mà người ta được phép nghĩ, nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta mở quyển sách của Ngài ra và bắt đầu suy nghĩ. Nhà thờ truyền thống đã chống đối Martin Luther vì sợ hãi rằng Kinh Thánh sẽ được dịch ra ngôn ngữ hiện đại và rơi vào tay những con người bình thường, và vì thế người ta sẽ biết suy xét về những điều mà nhà thờ dạy dỗ. Sự nhồi nhét giáo lý hay giáo điều không để chỗ nào còn lại cho những tư tưởng mới.

Phao-lô đã bảo chúng ta rằng chúng ta cần học tập để trở nên những người làm công xứng đáng cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không tán dương chúng ta khi nào chúng ta suy nghĩ giống hệt nhau, mà là khi những tư tưởng của chúng ta nhận cảm hứng từ Ngài. Phao-lô muốn chúng ta biết giáo lý Kinh Thánh, nhưng không ngừng suy nghĩ và áp dụng nó vào cuộc sống hiện đại mà chúng ta đang sống. Cuộc sống là sự tìm kiếm, chứ không phải là một vị trí cố định. Đừng dừng lại nửa chừng giữa đường của mình để xây một “túp lều chân lý” mà những thế hệ sau sẽ phá bỏ.

T.L. Osborne

(Trích từ sách “Vàng của Đức Chúa Trời” do Kevin McNulty biên soạn– ND – T.Q.H. Tinlanh.Ru )

Câu hỏi:

Tôi có nên nói tiên tri rập khuôn theo những gì người khác viết?

Trả lời:
Hãy nói lời sáng tạo theo ngôn ngữ của bạn, tuy nhiên lời sáng tạo đó phải lấy cảm hứng từ Thánh Linh của Đức Chúa Trời và Lời Chúa. Bạn chịu trách nhiệm về những gì bạn nói ra. Còn nói rập khuôn theo những gì người khác viết có một nguy hiểm là bạn sẽ đi theo quan điểm của người đó, và quan điểm của con người thì không phải lúc nào cũng đúng.

Chúng ta sống theo Lời Chúa, chứ không phải là theo những gì người khác giải thích về Lời Chúa.
Vậy chúng ta nhận Lời Chúa thể nào thì hãy bước đi theo Ngài thể ấy.

Chúng ta tôn trọng các sự khác biệt trong sinh hoạt hội thánh. Và chắc chắn là ở nơi nào chúng ta cảm nhận Đức Chúa Trời được vinh hiển, Lời Chúa được tôn cao, Đấng Christ là trung tâm, Đức Thánh Linh được tự do vận hành, nơi ấy có sự bình an, gây dựng, yêu thương, được trưởng thành trong đời sống thuộc linh và những lợi ích tâm linh khác… thì nơi ấy là phù hợp với chúng ta.

THẢO LUẬN

-Bạn nói tiên tri trong hội thánh như thế nào?

-Khi người khác nói tiên tri bạn có được gây dựng, phấn khích trong đức tin?

-Bạn có bao giờ suy xét các lời nói tiên tri, và nhận thấy đó là một lời nói theo khuôn mẫu, nói đúng nhưng nhàm chán?

-Bạn thường nhận thấy một số bài giảng không mang tính gây dựng?Thái độ của bạn lúc đó?

    

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên