Trang Chủ TRANG CHỦ Một Tấm Lòng Cầu Nguyện

Một Tấm Lòng Cầu Nguyện

851
0
SHARE
Nguồn:

“When it seems as if God is far away, remind yourself that He is near. Nearness is not a matter of geography. God is everywhere. Nearness is likeness. The more we become like the Lord, the nearer He is to us.” Warren W. Wiersbe.

“Khi Ngài phán, “Tìm kiếm mặt ta” Lòng tôi thưa cùng Chúa rằng: “Đức Chúa Trời ôi! Tôi sẽ tìm mặt Ngài!” Thi Thiên 27:8

Khi đi du lịch trên một chiếc máy bay với hai cô con gái 4 và 2 tuổi, một người mẹ trẻ cố gắng tìm việc cho hai em làm để không làm phiền người khác. Khi nghe thông báo từ phi công qua hệ thống liên lạc, Catherine, em  bé nhỏ hơn, tạm dừng việc mình đang làm và cúi đầu xuống. Khi phi công thông báo xong, cô thì thầm, “Amen”. Có lẽ gần đây mới xảy ra một thảm họa thiên nhiên, cô bé đã nghĩ rằng người phi công đang cầu nguyện.

Như cô gái nhỏ, tôi muốn có một tấm lòng có thể biến những suy nghĩ của tôi thành lời cầu nguyện một cách nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng có thể nói tác giả Thi thiên Đa-vít có tấm lòng cầu nguyện như thế. Chúng ta có thể thấy điều đó trong Thi thiên 27 khi ông kể lại những lần phải đối mặt với kẻ thù khó khăn(câu 2). Ông nói, “Lạy Chúa, tôi sẽ tìm kiếm mặt Ngài” (câu 8). Có người cho rằng Đa-vít đã nhớ lại thời gian ông đã chạy trốn khỏi Sau-lơ (I Sa-mu-ên 21:10) hoặc con trai ông Áp-sa-lôm (II Sa-mê-ên 15:13-14) khi ông viết Thi Thiên này. Cầu nguyện và sự nương cậy nơi Đức Chúa Trời luôn là điều đầu tiên trong suy nghĩ của Đa-vít, và ông đã tìm thấy trong đền thánh Ngài (Thi Thiên 27:4-5).

Chúng ta cũng cần một nơi tôn nghiêm có sự hiện diện của Chúa. Có lẽ đọc hoặc cầu nguyện theo Thi Thiên này và bằng nhiều cách khác có thể giúp chúng ta gây dựng sự gần gũi với Cha – Đức Chúa Trời của chúng ta. Khi chúng ta ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ dễ dàng hướng tấm lòng của chúng ta tới Ngài trong lời cầu nguyện.

Lạy Cha, xin dạy con ý nghĩa của việc chạy đến với Ngài và có Ngài là đền thờ thánh của con. Xin giúp con không lo lắng về những từ ngữ con nói, nhưng chỉ tỏ bày tấm lòng của con đối với Ngài và nép mình gần bên Ngài.
Trong lời cầu nguyện, Đức Chúa Trời có thể làm yên tịnh tấm lòng và tâm trí chúng ta.

Đức Chúa Trời cai trị các nước.
Đức Chúa Trời ngự ngôi thánh Ngài.

Thi thiên 47:18

Nguồn:
http://huongdionline.com/2019/08/07/duc-chua-troi-cai-tri-cac-nuoc/

Các tổ phụ đức tin, tiên tri, sứ đồ trong Kinh Thánh chưa bao giờ nghe đến danh từ toàn cầu hóa, tuy nhiên mối quan tâm của họ cũng dành cho các dân tộc khác trên thế giới. Đức Giê-hô-va không chỉ là Chúa của người Do Thái mà Ngài còn là “Chúa của các vua trong thế gian!” (Khải. 1:5). Trong lăng kính của Đức Chúa Trời, “các dân tộc khác nào một giọt nước nhỏ trong thùng, và kể như là một mảy bụi rơi trên cân; nầy, Ngài giở các cù lao lên như đồ vật nhỏ” (Ê-sai 40:15). Các quốc gia trên thế giới cũng là cánh đồng truyền giáo mà Hội thánh có sứ mạng gieo hạt giống Lời Đức Chúa Trời vào đó. Các mục vụ khởi phát từ Đức Chúa Trời đến các quốc gia đóng một vai trò quan trọng, và mỗi Cơ đốc nhân phải cầu nguyện “xin Vương quốc Chúa được thể hiện trong thế gian.”

Đức Chúa Trời làm nên các quốc gia. “Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở” (Công vụ. 17:26). Các dân tộc bắt nguồn từ A-đam và Ê-va và phát triển sau trận đại hồng thủy (Sáng. 10-11) và rồi tản ra trên khắp mặt đất. Khi chúng ta đọc Cựu Ước, không chỉ tuyển dân Israel được đề cập nổi bật mà còn có nhiều dân tộc khác. Và đại mạng lệnh của Đấng Christ khích lệ chúng ta đem Phúc âm đến cho muôn dân (Lu-ca 24:46-49). Đức Chúa Trời tạo nên các dân tộc.

Đức Chúa Trời duy trì các quốc gia. “Vì tại trong Ngài, chúng ta được sống, động, và có” (Công vụ. 17:28). Trong khi các dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục và nhiều điều khác. Tuy nhiên họ vẫn phải lệ thuộc vào Đức Chúa Trời trong mọi phương diện như: thời tiết, thực phẩm, nguồn nước, không khí, môi trường sống….Và các dân tộc cũng lệ thuộc vào nhau. Tôi được biết rằng điện thoại mà chúng ta sử dụng được tổng hợp từ các nguyên liệu vật chất của trên hai mươi quốc gia khác nhau. Đây là một hình thái của toàn cầu hóa.

Đức Chúa Trời phân định thời gian và các đường biên giới của các dân tộc. “Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở” (Công vụ. 17:26). Các quốc gia và thể chế chính trị trên thế giới xuất hiện rồi suy tàn, các đường biên giới thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng lịch sử thế giới vẫn ở trong quyền tể trị của Đức Chúa Trời. Ngài cũng kiểm soát quyền lãnh đạo của các vua. “Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng” (Đa-ni-ên 2:21). Sự bày tỏ của Chúa là đây: “Đấng Rất Cao cai trị trong nước của loài người, và Ngài muốn ban cho ai tùy ý” (Đa-ni-ên 4:32). “Đức Chúa Trời đoán xét. Ngài hạ kẻ nầy xuống, nhắc kẻ kia lên” (Thi. 75:7). Điều này không có nghĩa là Đức Chúa Trời vui lòng ưng thuận về những điều ngu dại, ích kỷ mà các vua trên thế giới đã làm, vì mỗi người phải chịu trách nhiệm trước mặt Chúa về mỗi quyết định của chính mình. Đức Chúa Trời có thể dùng một chính phủ vô tín để hoàn thành mục đích của Ngài. Ngài sử dụng các dân ngoại bang và đế quốc Rô-ma để trừng phạt tuyển dân Israel. Và trong một thời điểm đã được tiên báo trước Chúa Giê-su đã đến thi hành sự cứu chuộc.

Đức Chúa Trời mong muốn các dân tộc được cứu. “hầu cho các dân tìm kiếm Đức Chúa Trời, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta” (Công vụ. 17:27). Trong Cựu Ước Israel được gọi là “ánh sáng cho dân ngoại” (Ê-sai 42:6, 49:6), nhưng họ đã thất bại làm chứng cớ cho Chúa. Bây giờ các chứng nhân của hội thánh ngày nay phải đem ánh sáng đó đến khắp cùng thế giới (Lu-ca 2:32; Công vụ. 13:42-47). Các dân tộc nổi loạn chống lại Chúa (Thi. 2:1-3), nhưng lời mời gọi của Ngài dành cho người Do thái và các dân ngoại bang là như nhau (Thi. 2:10-12).

Chúng ta là những người học biết về Đức Chúa Trời phải nhớ rằng, bởi ân điển của Ngài “đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ – ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu – và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Ê-phê-sô 2:5-6). Ngài cũng “làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha Ngài” (Khải 1:6), và chúng ta được “nhờ một mình Đức Chúa Jêsus Christ mà cai trị trong sự sống là dường nào!” (Rô-ma 5:17). Khi Đức Chúa Trời mở ra trời mới và đất mới, những người thuộc về Chúa sẽ đồng trị cùng Ngài mãi mãi (Khải. 22:3-5).

Đừng quên cầu thay cho những người hư mất trong tất cả các dân tộc, và làm tất cả những gì bạn có thể để chia sẻ Phúc âm với họ. Đức Chúa Trời muốn cứu rỗi mọi người. Chúa Giê-su đã “lấy huyết mình mà chuộc cho Đức Chúa Trời những người thuộc về mọi chi phái, mọi tiếng, mọi dân tộc, mọi nước” (Khải. 5:9). Đức Chúa Trời đang kiểm soát các quốc gia và Ngài cũng đang cai trị trên mỗi đời sống chúng ta.

Đức Chúa Trời cai trị các nước.
Đức Chúa Trời ngự ngôi thánh Ngài.

Thi thiên 47:8

Warren W. Wiersbe

Translated by Tuong Vi

Sinh ngày 16/5/1929 tại thành phố Chicago, Hoa Kỳ, Wiersbe nhận biết Chúa kêu gọi mình hầu việc Ngài khi chỉ mới 16 tuổi qua tổ chức Tuổi trẻ vì Đấng Christ (Youth for Christ) và sau khi nghe bài giảng của nhà truyền giáo Billy Graham.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Indiana ở Indianapolis và Đại học Roosevelt ở Chicago, ông bắt đầu chức vụ hầu việc Chúa trọn thời gian bằng việc ghi danh vào Chủng viện Thần học Báp-tít phương Bắc (Northern Baptist Theological Seminary) ở Lombard và tốt nghiệp Cử nhân Thần học vào năm 1953.

Trước đó, khi đang còn là sinh viên thần học, ông đã được tấn phong Mục sư và hầu việc Chúa tại Hội Thánh Báp-tít Trung Tâm (Central Baptist Church) ở Đông Chicago vào năm 1951. Sau này, ông làm Mục sư Quản nhiệm của Hội Thánh danh tiếng Moody. Ngoài vai trò Mục sư, ông cũng có thời gian hầu việc Chúa với Mục vụ Tuổi trẻ vì Đấng Christ, với các tổ chức văn phẩm Cơ Đốc (như Back to the Bible). Bên cạnh đó ông còn giảng dạy Kinh Thánh trên các đài phát thanh, là Giáo sư môn nghiên cứu Kinh Thánh, thần học, tuyên đạo pháp cũng như biên soạn giáo trình giảng dạy cho các Viện Thần học.

Ông là tác giả của nhiều bộ sách giải kinh, thần học và bồi linh. Ông bắt đầu sự nghiệp viết lách vào những năm 1950 khi chỉ mới hơn 20 tuổi. Trong suốt cuộc đời và chức vụ của mình, ông viết trên 150 bộ/đầu sách, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là Bộ giải nghĩa Kinh Thánh “hãy” (BE SERIES), giải nghĩa gần như toàn bộ các sách trong Kinh Thánh từ Sáng Thế Ký đến Khải Huyền.

Tiến sĩ Warren W. Wierbe nổi tiếng trên các làn sống phát thanh. Ông từng làm Mục sư Quản nhiệm tại Hội thánh Moody, Chicago, và là giáo sư về môn giảng luận tại Chủng viện Grand Rapids Baptist Seminary tại Michigan.

Mục sư, Giáo sư Kinh Thánh Warren Wendel Wiersbe qua đời vào thứ Năm, ngày 2/5/2019, hưởng thọ 89 tuổi.

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên