Trang Chủ BIỆN GIÁO Làm Thay Đổi Ý Định Của Chúa?

Làm Thay Đổi Ý Định Của Chúa?

672
0
SHARE

ĐỨC THÁNH LINH CẦU THAY CHO CHÚNG TA.

Trong Rô-ma 8:26-27, Phao-Lô đề cập đến một công việc kỳ diệu khác của Đức Thánh Linh:

Cũng một lẽ ấy Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta. Vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng, nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta. Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy. 

 

Sự yếu đuối ở đây, là  yếu đuối về  nhận biết ý muốn Đức Chúa Trời. Chúng ta không phải lúc nào cũng biết được mình phải cầu nguyện như thế nào cho xứng đáng với Chúa. Khi chúng ta phân tích và đánh giá một tình huống, rất dễ chúng ta rơi vào sự chủ quan và cầu nguyện đối nghịch với ý muốn Đức Chúa Trời.

Giả định là bạn gặp một  người bất cẩn trong việc quản lý tài chánh, và rồi anh ta rơi vào sự khó khăn. Mặc dù anh ta không có tiền, nhưng anh ta dám gọi một cuộc điện thoại ra nước ngoài, và kết  quả là anh ta phải trả tiền cho hoá đơn điện thoại đó hết 127 USD. Anh ta đã không thanh toán được hoá đơn đó và cuối cùng điện thoại của anh ta bị khoá. Bây giờ tôi phải cầu nguyện như thế nào đây! Tôi có nên cầu nguyện: Lạy Chúa xin gởi cho anh ấy tiền bạc để trả hoá đơn nầy? Nhưng trong việc nầy có thể là Chúa muốn dạy anh ta một bài học về sự quản lý tài chánh? Nếu tôi chỉ cầu nguyện để hoá đơn anh ta được thanh toán, có lẽ tôi đã bỏ qua bài học mà Chúa muốn dạy dỗ anh ta.

Thật là nguy hiểm khi chúng ta cứ khăng khăng nài nỉ Đức Chúa Trời phải làm một điều gì đó cho chúng ta. Những lời vầu nguyện sai trật đó đại loại như thế nầy: Chúa ôi, nếu Ngài không trả lời sự cầu nguyện nầy, con sẽ không tin Ngài và không phục vụ Ngài nữa. Nếu Ngài chống  lại sự ao ước của con, con sẽ ra đi.  Thật là lố bịch! Đức Chúa Trời phán: Đường lối các ngươi chẳng phải đường lối Ta (Ê-sai 55:8-9). 

Trải qua nhiều năm, tôi nhận biết rằng có nhiều lời  cầu nguyện nằm ngoài ý muốn Đức Chúa Trời. Có những điều mà hầu như tôi nài nỉ Đức Chúa Trời làm, nhưng trong tình yêu và trong sự nhân từ của Ngài, Ngài đã không làm điều đó. Ngày hôm nay tôi tạ ơn Chúa về những lời cầu nguyện Ngài đã không trả lời, cũng như những lời cầu nguyện mà Ngài đã trả lời.

CHÚNG TA CÓ THỂ THAY ĐỔI TÂM TRÍ CỦA CHÚA?

Điều quan trọng chúng ta cần nhận biết là: Chúng ta không thể thay đổi được ý muốn của Chúa hay thuyết phục Ngài nhìn vấn đề theo nhãn quan của chúng ta. Nhiều người phạm sai lầm khi nghĩ rằng sự cầu nguyện của họ có thể thay đổi được tâm trí của Chúa. Điều  nầy không phải là mục đích của sự cầu nguyện. Bạn không cần thay đổi tâm trí của Chúa. Ngài phán: Ý tưởng Ta đối cùng các ngươi là ý tưởng bình an, không phải tai họa, để các ngươi được sự trông cậy trong lúc cuối cùng (Giê-rê-mi 29:11). Kế hoạch của Ngài dành cho chúng ta thì tốt hơn những gì chúng ta đòi hỏi Ngài làm theo  cách của chúng ta. Vì vậy thật là nực cười nếu bạn muốn điều chỉnh  kế hoạch của Đức Chúa Trời. Sự cầu nguyện không được thiết kế để thay đổi tâm trí  của Đức Chúa Trời.

Có thể bạn sẽ đặt  câu hỏi: Nếu sự cầu nguyện không thể thay đổi tâm trí của Chúa. Vậy tại sao chúng ta phải cầu nguyện? Mục đích của sự cầu nguyện là gì? Mục  đích của cầu nguyện là mở tấm lòng của bạn ra, cho phép Ngài làm điều Ngài muốn. Ngài muốn làm điều mà Ngài biết là tốt nhất cho bạn.

Tôi được thuyết phục là trước khi Chúa ban cho chúng ta điều tốt nhất, chúng ta phải là những con người đầu phục ý muốn Chúa. Bạn phải khuất phục trước ý muốn Ngài. Chúa Jesus dạy rằng Cha thiên thượng biết trước những gì chúng ta cầu xin Ngài (Ma-thi-ơ 6:31-32). Lời cầu nguyện là giao nộp ý muốn của chúng ta cho Chúa, và chờ đợi  Ngài thực hiện điều tốt nhất cho chúng ta.

CHU KỲ CỦA LỜI CẦU NGUYỆN

Lời cầu nguyện thật di chuyển theo một chu trình. Nó bắt đầu trong tấm lòng của Đức Chúa Trời, ở đó có mục đích và sự khao khát của Chúa. Sau đó Đức Chúa Trời sẽ đặt những khao khát nầy trong tấm lòng bạn. Chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài (Phi-líp 2:13). Và tác giả Thi Thiên viết: Hãy khoái lạc nơi Đức Giê hô va thì Ngài sẽ ban cho ngươi điều lòng mình ao ước (Thi 37:3). Đức Chúa Trời đặt ý muốn Ngài trong lòng bạn, và rồi bạn diễn tả lại qua sự cầu nguyện. Lời cầu nguyện  bắt đầu trong tấm lòng của Đức Chúa Trời, nó di chuyển xuống tấm lòng của bạn, đụng chạm đến bạn và rồi nó trở về với Đức Chúa Trời. Theo cách đó vòng tròn nầy đã hoàn tất, và cánh cửa bây giờ đang mở. Đức Chúa Trời đã có cơ hội để thực hiện trong bạn điều Ngài muốn.

2 Sử  ký 16:9 viết: Con mắt của Đức Giê-hô-va soi xét khắp thế gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài. Chúa đang tìm kiếm những con người mà tấm lòng họ hoà hợp với Chúa. Đó là tất cả những gì Ngài muốn – lòng chúng ta phải hoà hợp  với chính lòng Ngài. Đức Chúa Trời đang tìm kiếm những chiếc bình,  qua đó Ngài có thể đổ đầy công việc và nguồn sự sống của Ngài cho thế giới đói khát nầy.

Chìa khoá của điều nầy là khám phá ý muốn của Chúa. Hãy để tấm lòng bạn cùng một tần số với tấm lòng của Chúa. Giăng đã viết: Nầy là điều chúng ta dạn dĩ trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin điều gì, thì Ngài nghe chúng ta. Và nếu chúng ta biết Đức Chúa Trời nghe chúng ta, bất cứ điều gì chúng ta xin, chúng ta biết được rằng chúng ta có được điều chúng ta đã xin Ngài (1 Giăng 5:14-15). Nếu chúng ta cầu nguyện theo ý muốn của Chúa, chúng ta tin chắc răng lời cầu nguyện của chúng ta được Chúa vui nhậm lời, vì tấm lòng chúng ta đã mở ra cho nỗi ao ước của Chúa. Chìa khoá là cầu nguyện theo ý Chúa, và tiếp tục bước đi cùng Đức Thánh Linh để hiểu biết ý muốn  Ngài.

PastorChuckSmith_Carousel

Dr. Chuck Smith

Translated by Hon Pham 

know

Đức Giê-hô-va… khiến mưu các dân tộc ra hư không. Ý tưởng của lòng Ngài còn đời này sang đời kia.

Thi Thiên 33:10-11

Nếu cuộc đời bạn có điểm giống tôi, thì đó là ở chỗ được sắp xếp khá đều đặn. Tôi có lịch nhắc nhớ những cuộc hẹn, những buổi nhóm, cùng những mục “phải làm” khác. Bất khả kháng, những gián đoạn vẫn làm đảo lộn tận gốc, nguyên cả một ngày của tôi; và tuy có gây chán nản, nhưng cũng có thể là hữu ích.
Một số bước tiến thật dài trong kế hoạch của Đức Chúa Trời, có được là nhờ những “gián đoạn” trong cuộc sống thường ngày. Lấy thí dụ trường hợp Ma-ri. Một thiên sứ đã làm gián đoạn cuộc sống của cô, với tin báo cô sẽ có một con trai đặt tên là Giê-xu. Vì là trinh nữ đã đính hôn, nên tin này chắc chắn gây sốc và vô cùng bối rối cho cô (Lu-ca 1:26-31). Còn Sau-lơ, người Do Thái cuồng tín từng bắt bớ Cơ Đốc nhân thời đầu, trong khi đang trên đường tới Đa-mách để bắt giữ thêm người theo “Đường Đi” thì bị chính Chúa Giê-xu làm cho mù mắt (Công Vụ 9:1-9). Sự gián đoạn đổi đời này, đã gây ảnh hưởng tối quan trọng trên Cơ Đốc giáo về sau. 
Tác giả Thi Thiên nhắc chúng ta rằng Chúa có thể khiến “mưu các dân tộc ra hư không” (Thi Thiên 33:10). Thế nhưng chúng ta quá thường phản ứng trước những gián đoạn trong cuộc sống sắp xếp thứ tự của mình, với thái độ như là chán nản, bực dọc, lo sợ và nghi ngờ. Những bất ngờ của Đức Chúa Trời trong cuộc sống chúng ta toàn là những cơ hội. Chúng ta hãy hân hoan đón nhận như là “bảng liệt kê việc phải làm” do Ngài trao cho. – Joe Stowell

Hãy tìm kiếm mục đích của Đức Chúa Trời trong lần gián đoạn kế tiếp của bạn. 

odb.org

Kinh thánh có ý gì khi nói, “Đức Chúa Trời đã thay đổi ý định của Ngài” (Xuất Ê-díp-tô ký 32:14 )?

Khi dân Y-sơ-ra-ên xoay khỏi Chúa sang thờ con bê vàng trên núi Si-nai, Đức Chúa Trời đã cảnh cáo Môi-se, “Bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi” (Xuất Ê-díp-tô ký 32:10). Nhưng Môi-se đã cầu thay cho dân sự mà rằng, “Cầu xin Chúa hãy nguôi cơn giận và bỏ qua điều tai họa mà Ngài muốn giáng cho dân Ngài” (32:12). Bấy giờ Đức Chúa Trời bèn nguôi giận và “đổi ý không giáng tai hoạ trên dân của Ngài như Ngài đã đe dọa” (32:14). Câu này phù hợp với lời dạy trong Kinh thánh về sự không thay đổi của Đức Chúa Trời như thế nào? Tiên tri Ma-la-chi đã chép lời Đức Chúa Trời phán rằng: “Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi” (Ma-la-chi 3:6). Gia-cơ chép rằng Đức Chúa Trời “chẳng có bóng của sự biến cải nào” (Gia-cơ 1:17;  xem 1 Sa-mu-ên. 15:29; Thi thiên 110:4). Đức Chúa Trời có thay đổi chăng?

Sự không thay đổi của Đức Chúa Trời có nghĩa là không có sự biến đổi về số lượng hoặc chất lượng trong đặc tính hoặc thuộc tính của Ngài. “Bản chất của Đức Chúa Trời không thay đổi. Vì vậy, Đức Chúa Trời không thay đổi ý định, kế hoạch hoặc hành động của Ngài, vì những điều này dựa vào bản chất của Ngài, vốn không thay đổi.”6 Thật khích lệ khi biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng đáng tin cậy. Ngài sẽ không hề thay đổi theo thời gian.

Khi nói đến bản chất của Đức Chúa Trời, các lời hứa của Ngài, hoặc các luật lệ cụ thể của Ngài, Đức Chúa Trời không thay đổi. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời có thể và thường rút lại các cáo thị dựa trên sự ăn năn của con người hoặc sự thay đổi trong hành vi họ. Việc Giô-na tuyên bố phán xét trên Ni-ni-ve như một lời kêu gọi dân chúng ăn năn. Khi dân thành Ni-ni-ve đã ăn năn, “Bấy giờ Đức Chúa Trời thấy việc họ làm đều đã xây bỏ đường lối xấu của mình; Đức Chúa Trời bèn ăn năn sự họa mà Ngài đã phán sẽ giáng trên họ, và Ngài không làm sự đó” (Giô-na 3:10). Trong bài viết của mình, “Đức Chúa Trời có thay đổi ý định chăng?” Robert Chisholm kết luận rằng, “Nếu Đức Chúa Trời chưa ban sắc lệnh cho một hành động, thì Ngài rất có thể rút lại một tuyên bố về phước lành hay phán xét?” Trong tình huống này, không phải Đức Chúa Trời thay đổi, mà là con người đã thay đổi.

Thông báo về sự phán xét được phụ thuộc vào việc ăn năn. Nếu người ta ăn năn, Đức Chúa Trời sẽ không phán xét vì lòng trắc ẩn và ân điển của Ngài không hề thay đổi, “không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (2 Phi-e-rơ 3:9). (Để biết thêm, xem Erickson, Introducing Christian Doctrine, 86-87, và Chisholm, “Does God ‘Change His Mind?”)

Translated by Vy Vo

 Trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY của Charles R. Swindoll 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên