Trang Chủ BIỆN GIÁO Làm Gì Giữa Khủng Hoảng Covid-19?

Làm Gì Giữa Khủng Hoảng Covid-19?

1054
0
SHARE

Covid-19 là cơ hội có 1 không 2 trong lịch sử và nó chia đều cho tất cả mọi người.

Thomas Frey là diễn giả người Mỹ, người theo thuyết vị lai, tác giả các cuốn sách “Communicating with the Future” (2011) và “Epiphany Z: Eight Radical Visions for Transforming Your Future” (2017). 

Nguồn: http://ins.tapchihoaky.com

Dưới đây là bài viết thể hiện quan điểm của ông về 19 xu hướng và 19 cơ hội giữa khủng hoảng Covid-19.

Đừng để đại dịch có 1 không 2 trong lịch sử qua đi một cách vô nghĩa: Covid-19 tạo ra kỷ nguyên vàng của những cơ hội, nếu nắm bắt được bạn sẽ trở thành người dẫn đầu.

Như Thị trưởng thành phố Chicago, Mỹ Rahm Emanuel từng nói: “Đừng để một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trôi qua một cách vô nghĩa”.

Hiện tại, thế giới đang tiến vào khoảng thời gian chưa từng có. Rồi sắp tới đây, các cuốn sách về lịch sử chắc chắn sẽ ghi nhận Covid-19 là cuộc khủng hoảng đắt đỏ nhất từng xuất hiện.

Nói đến đây nhiều người có thể phản biện rằng Chiến tranh thế giới thứ I và thứ II còn đắt đỏ hơn nhiều, nhưng, hãy nhớ rằng, đại dịch bệnh lần này vẫn chưa kết thúc.

Chúng ta đang chứng kiến thảm họa Thiên nga đen (hiện tượng kinh tế cực kì hiếm khi xảy ra và không thể dự đoán trước, mang lại những hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế) tồi tệ nhất trong số những thảm họa Thiên nga đen từng xảy ra.

Với tư cách là người theo thuyết vị lai, tôi coi mình là một người quan sát hết sức tỉ mỉ, một nhà phân tích các xu hướng và là nhà nghiên cứu những dấu hiệu của những thay đổi vô cùng quan trọng giữa bối cảnh hoảng loạn.

Tôi bắt đầu theo dõi về dịch Covid-19 kể từ khi nó bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới. Thời điểm đó, các quan chức y tế mới chỉ thực hiện một vài biện pháp cách ly, cấm đi lại và không tụ tập đông người theo kiểu chắp vá. Cho đến bây giờ, nhiều chuỗi sự kiện, hoạt động sản xuất bị hủy bỏ hoặc gián đoạn, các biện pháp cấm di chuyển được áp dụng. Tất cả những điều đó tạo ra chuỗi hệ quả không ai có thể ngờ đến. Không phải tất cả đều xấu nhưng cũng chẳng phải đều tốt đẹp.

Trớ trêu thay, thời gian này chúng ta đang nhận ra mình được kết nối nhiều hơn với nhau về mặt cảm xúc dù thể xác có thể xa cách.

19 xu hướng xã hội giữa bão dịch Covid-19

Cuộc khủng hoảng đắt đỏ nhất trong lịch sử

Dĩ nhiên, đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa thể đo đếm được hết những thiệt hại mà Covid-19 gây ra nhưng có một điều chắc chắn là sẽ rất đắt đỏ. Đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu, làm suy yếu ồ ạt khiến rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa cùng một lúc.

Định hình lại cách thế giới đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai

Hiện tại thế giới đã có một “cuốn cẩm nang” để xử lý các bệnh truyền nhiễm trong tương lai. Song song với đó, chúng ta cũng thiết lập được các giai đoạn cho những vấn đề trong tương lai. Mặc dù 887.000 người chết vì Viêm gan B, 773.000 người chết vì bệnh sốt rét và 450.000 người thiệt mạng vì virus rota mỗi năm. Tuy nhiên, những virus mới vẫn sẽ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Nhấn nút “reset” khổng lồ cho Trái Đất

Hiện tại, chúng ta đang ở trong trạng thái “tạm dừng” của việc “reset” lại hiệu quả cuộc sống trên toàn Hành tinh. Những tác động của việc tái thiết lập này sẽ được cảm nhận trong nhiều năm tới cho đến khi mọi người bắt đầu hỏi: Những gì đã thay đổi và những gì vẫn còn giữ nguyên?

“Đại dịch kinh tế” sẽ gây ra thảm họa lớn hơn nhiều so với “Đại dịch bệnh”

Để mà nói, dịch Covid-19 đang lây lan nhanh hơn về mặt kinh tế so với khía cạnh y tế. Hậu quả đối với những nền kinh tế cuối cùng có thể sẽ vượt qua tỷ lệ chết vì dịch bệnh. Phá sản, vô gia cư, tự sát, trộm cắp và hàng loạt các hành động trái pháp luật khác sẽ tăng chóng mặt.

Đừng để đại dịch có 1 không 2 trong lịch sử qua đi một cách vô nghĩa: Covid-19 tạo ra kỷ nguyên vàng của những cơ hội, nếu nắm bắt được bạn sẽ trở thành người dẫn đầu - Ảnh 2.

Nền kinh tế toàn cầu trị giá 87 nghìn tỷ USD của chúng ta trước nay vận hành vốn dựa trên hoạt động chi tiêu của người này, trở thành thu nhập của người kia. Sự sụp đổ theo hiệu ứng domino sẽ xảy ra khi mà một phần trong xã hội ngừng chi tiêu. Nó sẽ lan ra rất nhanh chóng và gây ảnh hưởng đến từng người ở từng quốc gia.

Bắt tay đột nhiên trở thành biểu hiện chứng tỏ “bạn là kẻ ngốc”

Vì Covid-19, một trong những biểu tượng giao tiếp trong kinh doanh là bắt tay bỗng chốc trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết.

Gia tăng quyền lực mới

Sẽ có nhiều người chưa để ý, quyền tự do với tư cách là những người công nhân và các các doanh nghiệp đã bị tạm thời gạt bỏ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp tư nhân phải đóng cửa. Tất cả các nhà lãnh đạo quốc gia đang sử dụng quyền lực và sự kiểm soát nhiều hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử.

Cuộc chuyển đổi nghề nghiệp lớn nhất trong lịch sử

Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đang bị xáo trộn chưa từng có dẫn đến hậu quả sa thải hàng loạt. Một số người sẽ xem đây là thời điểm tuyệt vời để chuyển việc nhưng một số có thể sẽ bắt đầu nghĩ đến việc kinh doanh riêng.

Nhìn chung, các công ty ra đời trong giai đoạn suy thoái sẽ có xu hướng bền và dẻo dai hơn nhiều so với những công ty khởi đầu trong thời kỳ kinh tế thịnh vượng. Tôi cam đoan là lượng mất việc theo xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp lần này sẽ khác xa so với bất kỳ lần nào xảy ra trong quá khứ.

Quy trình tuyển dụng gặp bất lợi

Trong thời điểm mà các phòng nhân sự mọc lên như nấm, vô số luật tuyển dụng mới có hiệu lực trong thập kỷ qua, hầu hết các doanh nghiệp đều “ngại” hợp lý hóa quy trình tuyển dụng. Chính điều đó sẽ tạo ra trở lại vô cùng lớn trong thời điểm họ phải phục hồi lại sau khủng hoảng.

Khi mà nhận thức về thế giới tăng, chúng ta sẽ phải chơi theo luật của người khác

Trong quá trình tập hợp nguồn lực đối phó với dịch Covid-19, Trung Quốc đã vô tình xây dựng nên một kế hoạch mà nhiều khả năng các quốc gia khác sẽ áp dụng theo. Rõ ràng nếu như virus corona bắt nguồn ở Nhật Bản, Brazil hoặc Ấn Độ, chúng ta có thể đã có những cách tiếp cận hoàn toàn khác.

Bộ mặt mới của lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ

Giống như bệnh dịch hạch đã mở ra một kỷ nguyên cải cách lao động và cải tiến y học trong thời trung cổ thì Covid-19 sẽ tạo ra một cuộc cách mạng to lớn với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Dẫu vậy, vẫn còn quá sớm để dự đoán về việc hệ thống y tế sẽ thay đổi như thế nào sau đại dịch.

Ngành hàng không tái sinh

Với hầu hết các doanh nghiệp trụ lại được, chi phí dành cho việc đi công tác thời gian tới đây sẽ thấp hơn đáng kể. Lý do là bởi một khi các công ty nhận ra rằng họ vẫn có thể tồn tại dù ít các cuộc gặp mặt trực tiếp, các đề xuất chi phí đi lại sẽ bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Hãy nhớ rằng, động cơ để những ứng dụng họp video trực tuyến ra đời chủ yếu dựa trên nhu cầu tiết kiệm chi phí đi lại.

Giáo dục sẽ trải qua những thay đổi căn bản

Như chúng ta đang chứng kiến, các lớp học trực tuyến đang được triển khai trên quy mô toàn cầu. Những giáo viên trước đây vẫn phản đối phương pháp này thì hiện tại đều phải nỗ lực thực hiện bởi họ không còn lựa chọn nào khác. Giáo dục từ xa và kỹ thuật số chắc chắn không phải là mới nhưng đây sẽ là thời điểm hoàn hảo để số hoá, dân chủ hóa ngành giáo dục.

Ngành bán lẻ chuyển mình

Các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart, Target và Costco trở thành tâm điểm trong hoảng loạn khi những kệ hàng của họ đều trở nên trống trơn. Trái lại hoàn toàn là quang cảnh đóng cửa im lìm của những cửa hàng vật lý, tạp hóa nhỏ lẻ. Trong tương lai, các cửa hàng bán lẻ truyền thống sẽ còn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc đua cạnh tranh với thương mại điện tử.

Các dịch vụ giao hàng tỏa sáng

Chỉ vài tuần lễ qua, tôi chắc chắn là hầu như tất cả mọi người đều đã phải học cách sử dụng một vài ứng dụng giao hàng mới. Các công ty ở Mỹ như DoorDash, Grubhub, Instacart, và Uber Eats đều đang bị quá tải đơn hàng. Nhu cầu tuyển dụng với nhân viên giao hàng cũng rất lớn. Có thể nói dịch vụ giao hàng là điểm sáng hiếm hoi trong giai đoạn ảm đạm này.

Sự thay đổi trong những bài viết, câu chuyện

Kể từ bây giờ, mọi bộ phim của Hollywood và các chương trình truyền hình sẽ được chia làm hai nhóm chính: Trước và sau đại dịch Covid-19. Những cái bắt tay, những cái ôm, những cuộc gặp mặt trực tiếp sẽ không còn xuất hiện nhiều nữa. Thay vào đó là hành động rửa tay, đeo khẩu trang và mua giấy vệ sinh.

Một vài từ ngữ mới sẽ xuất hiện gồm “xa cách xã hội”, “tự cách ly” và “ở yên một chỗ”.

Thời đại của sự thích ứng, linh hoạt và khả năng phục hồi

Khi buộc phải rơi vào chế độ sinh tồn, tất cả chúng ta đều cần phải trau dồi những kỹ năng trong lĩnh vực của mình, biến nó trở nên linh hoạt, dễ thích ứng và có khả năng phục hồi tốt hơn. Dĩ nhiên đây đều là những thứ không dễ để dạy và cũng không dễ học nhưng chắc chắn nó là thứ mà các nhà tuyển dụng trong tương lai sẽ ưu tiên hơn.

Bùng nổ dân số

Hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận sự bùng nổ về lượng em bé ra đời trong dịp Giáng sinh và Năm mới tới đây. Rất có thể chúng sẽ được gọi là Thế hệ corona.

“Dịch bệnh cô đơn”

Dẫu biết rằng các biện pháp cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn Covid-19 lây lan nhưng thực tế nó sẽ gây ra suy thoái xã hội, ảnh hưởng lớn tới tiếp xúc xã hội, đặc biệt là những người dễ cảm thấy cô đơn và cô lập nhất. Điều này đặc biệt gây khó khăn với những người cao tuổi.

Đừng để đại dịch có 1 không 2 trong lịch sử qua đi một cách vô nghĩa: Covid-19 tạo ra kỷ nguyên vàng của những cơ hội, nếu nắm bắt được bạn sẽ trở thành người dẫn đầu - Ảnh 3.

Những hậu quả không lường trước của Covid-19 sẽ trở thành thiên sử thi

Chúng ta đang tiến vào thời kỳ đổi mới nhất trong tất cả lịch sử. Khi mọi người có thời gian để suy nghĩ và suy ngẫm, họ bắt đầu có thời gian để đưa ra những ý tưởng mới. Hàng triệu doanh nghiệp mới sẽ được tạo ra, hàng triệu sản phẩm mới được ra mắt, hàng triệu dịch vụ mới được chuyển đổi.

Nhưng với những người không thể thích nghi với thực tế mới của cuộc sống, nhược điểm của Covid-19 sẽ thể hiện theo nhiều cách liên quan đến căng thẳng bao gồm tăng cường các vấn đề như bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em, tự tử, ma túy, rượu… Chúng ta cũng có thể thấy các cuộc biểu tình, bạo loạn…

Kỷ nguyên mới của những cơ hội

Hãy hít thở thật sâu rồi thở ra. Làm đi làm lại khoảng 200 lần.

Tôi đánh giá Covid-19 là cơ hội có 1 không 2 trong lịch sử và nó chia đều cho tất cả mọi người. Cả thế giới đều đang bị chững lại vì vậy hãy dừng ngay việc nghĩ về những điều bạn không thể làm. Thay vào đó, giờ hãy cứ coi như cuộc sống của bạn đang là một tờ giấy trắng và bắt đầu tưởng tượng ra cách mà bạn có thể tạo ra cuộc sống như mình vẫn mong muốn.

1. Không làm gì cả. Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như chẳng làm gì cả?

2. Hãy ngủ một giấc thật sâu.

3. Làm mới bản thân mình với các thành viên trong gia đình.

4. Hãy học cách để trở thành một vị phụ huynh tốt. Lắng nghe con cái. Kìm nén sự sợ hãi của chúng. Nếu có thể thành thật lắng nghe những gì con cái nói, chúng sẽ dành tình yêu trọn vẹn cho chúng ta. Nhưng để tạo được những cuộc nói chuyện thân thiện, cởi mở là cả một nghệ thuật. Bạn chắc chắn phải chăm chỉ rèn luyện mới làm được.

5. Hãy học nấu ăn. Ngừng phàn nàn về những nhà hàng khi mà bạn không thể đi tới đó và tự bắt tay vào làm.

6. Lên kế hoạch cho kỳ nghỉ sắp tới. Thử quay quả địa cầu xem địa điểm sắp tới của bạn sẽ nằm ở đâu.

7. Dành thời gian đánh giá lại nội tâm. Hãy học cách ngồi thiền, tập yoga hoặc đơn giản là chỉ ngồi trong yên lặng và lắng nghe những thanh âm của cuộc sống.

8. Thử đi bộ. Khi mà phần lớn các phòng tập đều đóng cửa, đây là quãng thời gian tốt nhất để có thể duy trì được sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần của bản thân.

9. Tình nguyện giúp đỡ những người bạn, hoặc một tổ chức phi lợi nhuận hay một nhóm người.

10. Hãy tham gia 1, 2 hoặc thậm chí là 12 khóa học trực tuyến.

11. Hãy thử làm vườn.

12. Thử bán hàng trực tuyến.

13. Hãy tự thiết lập các hoạt động, nêu rõ động cơ và học cách thực hiện.

14. Hãy thử một thói quen mới.

15. Thử viết một cuốn sách mà bạn luôn muốn xem.

16. Hãy thử viết một kịch bản phim, một vở kịch, lời bài hát, một kế hoạch kinh doanh, thậm chí là cuốn tự truyện của riêng bạn. Dù là gì thì cứ thử viết xem sao.

17. Tạo một kênh riêng, có thể là YouTube, TikTok, Instagram, Patreon hay gì đi chăng nữa.

18. Tiến hành những nỗ lực thật sự nghiêm túc để trở thành mẫu người mà bạn hằng mong muốn.

19. Hãy lên một kế hoạch thật lớn. Đùng để bức tường giam giữ bạn trong quá khứ xác định sự tự do mà bạn có trong tương lai.

Lời cuối

Những ai sinh ra trong khoảng những năm 60, 70 đều biết về cát lún. Với các nhà làm phim đây là công thức hoàn hảo để lôi kéo sự chú ý của khán giả. Người xem sẽ ngay lập tức cảm thấy sợ hãi khi tưởng tượng bản thân mình đang dần chìm xuống. Liệu những anh hùng của chúng ta có thể thoát khỏi tình huống nguy hiểm này trước khi quá muộn?

Đa phần những bộ phim tôi xem khi còn bé thơ đều có cảnh một nhân vật quan trọng nào đó sa vào hố cát lún và ai cũng hiểu rõ quy luật sống sót khi đối mặt với tình huống này.

Nhưng, về bản chất, cát lún không nguy hiểm như chúng ta nghĩ. Các nghiên cứu cho thấy chúng ta không thể bị chôn vùi trong các hố cát lún mà chỉ bị lún đến hông hoặc ngực mà thôi.

Đừng để đại dịch có 1 không 2 trong lịch sử qua đi một cách vô nghĩa: Covid-19 tạo ra kỷ nguyên vàng của những cơ hội, nếu nắm bắt được bạn sẽ trở thành người dẫn đầu - Ảnh 4.

Thomas Frey.

Nhưng vì những sai lệch ngay từ ban đầu, với phần lớn những đứa trẻ, cát lún thực sự đáng sợ.

Cát lún rất tương đồng với sự hoảng loạn về Covid-19 thời điểm hiện tại. Cúng giống như cát lún, Covid-19 nhìn theo một góc độ khác có thể giúp chúng ta đang bước vào kỷ nguyên vàng của những cơ hội. Nó sẽ trở thành bước ngoặt cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

Covid-19 sẽ đẩy nhanh “cuộc sống số” và vì vậy chúng ta nên bắt đầu nghĩ về thuật ngữ khả năng không giới hạn. Dịch bệnh cho ta thời gian để làm mới từng khía cạnh của cuộc sống hiện đại.

Đây cũng là lúc chúng ta giúp đỡ những người gặp khó khăn, kết nối với những người bạn cũ, xây dựng những mối quan hệ mới và làm mới danh sách những thứ phải làm.

Đọc được tất cả những điều kể trên, bạn sẽ sử dụng những cơ hội này để thay đổi cuộc sống của mình và của những người khác như thế nào?

 

Vân Đàm

Theo Trí Thức Trẻ/Futuristspeaker

Là Cơ đốc nhân, sự tập chú của chúng ta là Kinh Thánh và Đức Thánh Linh. “Điều gì bắt đầu với Đức Thánh Linh sẽ dẫn đến Đấng Christ.”

KINH THÁNH NÓI GÌ VỀ THỜI KỲ CUỐI CÙNG?

Kinh Thánh dự báo về một thời kỳ cuối cùng như thế nào?

“26 Việc đã xảy đến trong đời Nô-ê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người: 27 Người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết. 28 Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng; 29 đến ngày Lót ra khỏi thành Sô-đôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. 30 Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy. 31 Trong ngày đó, ai ở trên mái nhà, có của để trong nhà, đừng xuống mà chuyên đi; ai ở ngoài đồng, cũng đừng trở về nữa. 32 Hãy nhớ lại vợ của Lót. 33 Ai kiếm cách cứu sự sống mình, thì sẽ mất; ai mất sự sống mình, thì sẽ được lại. 34 Ta phán cùng các ngươi, trong đêm đó, hai người nằm chung giường, một người sẽ được rước đi, còn một bị để lại. 35 Hai người đàn bà xay chung cối, một người được rước đi, còn một bị để lại. (Có mấy bản thêm câu 36 rằng: Hai người ở ngoài đồng, một người được rước đi, còn một bị để lại.}

37 Các môn đồ bèn thưa Ngài rằng: Thưa Chúa, sự ấy sẽ ở tại đâu? Ngài đáp rằng: Xác chết ở đâu, chim ó nhóm tại đó.” (Lu-ca 17)

Phao-lô viết cho Ti-mô-thê:

“Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. 2 Vì người ta đều tư kỷ, tham tiền, khoe khoang, xấc xược, hay nói xấu, nghịch cha mẹ, bội bạc, không tin kính, 3 vô tình, khó hòa thuận, hay phao vu, không tiết độ, dữ tợn, thù người lành, 4 lường thầy phản bạn, hay nóng giận, lên mình kiêu ngạo, ưa thích sự vui chơi hơn là yêu mến Đức Chúa Trời, 5 bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi.” (2 Ti-mô-thê 3)

Một lời khuyên khôn ngoan: “Hy vọng điều tốt nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho điều tệ hại nhất.”

Điều gì là tốt, tốt nhất cho Cơ đốc nhân?
“Tôi bị ép giữa hai bề muốn đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn.”  (Phi-líp 1:23)
Điều gì tệ hại nhất?

“Khá coi chừng kẻo có kẻ trật phần ân điển của Đức Chúa Trời, kẻo rễ đắng châm ra, có thể ngăn trở và làm ô uế phần nhiều trong anh em chăng.” (Hê-bơ-rơ 12:15) 

Thầy giảng Tin Lành D. L. Moody cầu nguyện, “Use me, then, My Savior, for whatever purpose and in  whatever way You may require. Here is my poor heart, an empty vessel. Fill it with Your grace.” (Lạy Cứu Chúa của tôi, hãy sử dụng tôi cho bất kỳ mục đích nào và bằng bất cứ cách nào Ngài yêu cầu. Đây là tấm lòng nghèo khó của tôi – một chiếc bình trống rỗng. Xin hãy lấp đầy nó bằng ân điển của Ngài)

Jon Courson đã viết, “The purpose of prayer is not primarily to move the hand of God but rather to hold the hand of God.” (Mục đích của sự cầu nguyện, chính yếu không phải là di chuyển cánh tay của Chúa mà là nắm lấy Ngài).

Có thể nghe ở đây:

Randy and Rozanne Frazee chia sẻ bài học về sự cầu nguyện:

“Anh em cầu nguyện mà không nhận lãnh được, vì cầu nguyện với một động cơ sai trật.”
(Gia-cơ 4:3)

Tại sao Chúa Giê-su cầu nguyện? Ngài bình đẳng với Đức Chúa Trời thì cần gì phải cầu nguyện? Ngài đã từng phán dạy rằng Ngài với Cha là một?
Khi Chúa Giê-su chọn con đường thập tự, sinh ra để làm Người, Ngài tạm thời từ bỏ vinh quang, quyền năng, trở nên trống không để sống một đời sống giống như chúng ta.
Ngài cầu nguyện vì một lý do giống như chúng ta: nối kết với Cha thiên thượng và tìm kiếm sự hướng dẫn trong bước kế tiếp. Tuy nhiên nhiều lần trong lời cầu nguyện, chúng ta thường xin Đức Chúa Trời phê chuẩn cho ý muốn của chúng ta thay vì đi theo ý muốn của Ngài. Cầu nguyện như thế là sai trật. Chúa Giê-su luôn cầu nguyện theo ý muốn của TRỜI, cho dù điều đó có nghĩa là Ngài phải chết.
Một nhà thần học viết, “Cầu nguyện là đầu hàng trước ý muốn của TRỜI và hợp tác với ý muốn ấy.” Nếu tôi quăng một chiếc neo từ thuyền cắm vào bờ và kéo, tôi sẽ kéo bờ biển đến chỗ tôi, hay tôi kéo chính mình xuống bờ? Cầu nguyện không phải là kéo TRỜI về phía mình, nhưng là kéo thẳng chính tôi về với ý muốn của Ngài.
Hãy ném ra chiếc neo của sự cầu nguyện, nhưng nhớ rằng hãy để chiếc neo đó kéo bạn đến với tấm lòng của Đức Chúa Trời.

Tôi cầu nguyện để biết ý muốn của Đức Chúa Trời, để Ngài hướng dẫn đời sống tôi, và tôi đặt nhu cầu của tôi trước mặt Ngài.

Randy and Rozanne Frazee


Bây giờ hãy nhìn vào Kinh Thánh và suy ngẫm lẽ thật này:

Giu-đe dạy về sự cầu nguyện, “Hỡi kẻ rất yêu dấu, về phần anh em, hãy tự lập lấy trên nền đức tin rất thánh của mình, và nhân Đức Thánh Linh mà cầu nguyện” (câu 20)
 But you, beloved, building yourselves up on your most holy faith, praying in the Holy Spirit (NIV)

“Cầu nguyện nhân Đức Thánh Linh” hay  “cầu nguyện trong Đức Thánh Linh” hiển nhiên khác biệt với sự cầu nguyện bằng tâm trí xác thịt con người. Và nếu bạn là một Cơ đốc nhân trưởng thành, bạn sẽ phân biệt được điều này.
Sứ đồ Giăng viết, “”Này là điều chúng ta dạn dĩ ở trước mặt Chúa, nếu chúng ta theo ý muốn Ngài mà cầu xin việc gì, thì Ngài nghe chúng ta.” (1 Giăng 5:14). Vì vậy hãy đọc Lời Chúa để biết ý muốn của Chúa và cầu nguyện theo ý của Chúa.

Và khi, không biết phải cầu nguyện như thế nào, hãy để Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta:
“Đức Thánh Linh giúp cho sự yếu đuối chúng ta, vì chúng ta chẳng biết sự mình phải xin đặng cầu nguyện cho xứng đáng; nhưng chính Đức Thánh Linh lấy sự thở than không thể nói ra được mà cầu khẩn thay cho chúng ta.” (Rô-ma 8:26). Bạn đã trải nghiệm như thế nào về Rô-ma 8:26? Xin Chúa Thánh Linh dạy dỗ mỗi người chúng ta!
Nếu bạn là người có ân tứ cầu nguyện trong tiếng mới, thì hãy tiếp tục nói chuyện với Chúa trong tiếng mới: “người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu (ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm)…mình nói với mình và với Đức Chúa Trời. (1 Cô-rin-tô 14:2, 28). Cầu nguyện bằng tiếng mới là một chủ đề rộng lớn – và chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu trong nhiều bài viết khác.

  • Điều gì là tốt cho Hoa Kỳ và thế giới vào lúc này?
    Covid-19  nhanh chóng đi qua. Hoa Kỳ và các quốc gia khác sẽ trỗi dậy cách mạnh mẽ sau đại dịch. Đặc biệt là Hoa Kỳ trở thành “người khổng lồ bị đánh thức.”
    –  Điều tệ hại nhất?
    Số người chết sẽ gia tăng – theo như dự báo trong những ngày tới.
    Sau Covid-19 kinh tế thế giới sẽ đi vào một thời kỳ suy thoái, đạo đức xuống cấp trầm trọng và nhiều khó khăn khác. Sau Covid-19, trái đất chúng ta ở sẽ không trở nên tốt hơn, mà nó sẽ bị “để dành cho lửa”.  Kinh Thánh nói, “Chúng nó có ý quên lửng đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ nước và làm nên ở giữa nước, 6 thế gian bấy giờ cũng bị hủy phá như vậy, là bị chìm đắm bởi nước lụt. 7 Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác” (2 Phi-e-rơ 3: 5-7)
  • Cơ đốc nhân nên có thái độ nào?

Hỡi Y-sơ-ra-ên, vậy nên ta sẽ đãi ngươi dường ấy; hỡi Y-sơ-ra-ên, vì ta sẽ đãi ngươi dường ấy, nên ngươi khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi.” (A-mốt 4:12)

Admin

Bài viết này đồng thời được đăng tại:

Kinh Thánh Nói Gì Về Thời Kỳ Cuối Cùng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên