Trang Chủ BIỆN GIÁO Glorify God, Enjoy Him

Glorify God, Enjoy Him

702
0
SHARE

KT;

1 Bây giờ, hỡi Gia-cốp! Đức Giê-hô-va là Đấng đã dựng nên ngươi, hỡi Y-sơ-ra-ên! Ngài là Đấng đã tạo thành ngươi, phán như vầy: Đừng sợ, vì ta đã chuộc ngươi. Ta đã lấy tên ngươi gọi ngươi; ngươi thuộc về ta. 2 Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi (vượt qua biển đỏ, qua sông Giô-đanh, ba người bạn của Đa-ni-ên trong lò lửa hực). 3 Vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, Cứu Chúa ngươi. Ta ban Ê-díp-tô làm giá chuộc ngươi, Ê-thi-ô-bi và Sê-ba làm của thay ngươi. 4 Vì ta đã coi ngươi là quí báu, đáng chuộng, và đã yêu ngươi, nên ta sẽ ban những người thế ngươi, và các dân tộc thay mạng sống ngươi. 5 Đừng sợ, vì ta ở cùng ngươi: ta sẽ khiến dòng dõi ngươi đến từ phương đông, và nhóm họp ngươi từ phương tây. 6 Ta sẽ bảo phương bắc rằng: Hãy buông ra! và bảo phương nam rằng: Chớ cầm lại làm chi! Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, đem các con gái ta về từ nơi đầu cùng đất (năm 1948 dân Israel trở về từ khắp nơi trên thế giới để tái lập quốc gia), 7 tức là những kẻ xưng bằng tên ta, ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ.

Câu gốc: ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ. Ê-sai 43:7b
Đề tài: Sự Vinh Hiển Của Đức Chúa Trời

Theo Kinh Thánh, tôn vinh/hay làm vinh hiển Đức Chúa Trời có nghĩa là đem vinh quang hay sự rạng ngời của Đấng Christ ra ánh sáng (to glorify God means to bring Christ’s glory), biểu lộ hoặc phản chiếu nó. Khi tôn vinh Chúa, chúng ta đang phản ánh Ngài tuyệt vời và đáng kinh ngạc như thế nào qua hành động và thái độ của chúng ta. Tôn vinh Chúa có nghĩa là chúng ta tôn vinh Ngài qua lời nói, hành động và suy nghĩ của chúng ta.

Tôn vinh/dâng vinh hiển về Đức Chúa Trời có nghĩa là nhận biết về sự vĩ đại của Ngài và dâng lên Ngài sự tôn trọng bởi tấm lòng tôn cao và thờ phượng Ngài, bởi vì chính Ngài, và chỉ duy Ngài, xứng đáng được chúc tôn, ngợi khen và thờ phượng. Sự vinh hiển của Chúa chính là bản chất/thuộc tánh của Ngài, và khi chúng ta tôn vinh Ngài nghĩa là chúng ta nhận ra bản chất đó.

1.Chúa đã có mọi sự vinh hiển rồi, thì tại sao/làm thế nào chúng ta có thể dâng lên Ngài sự vinh hiển (là điều vốn dĩ đã thuộc về Ngài)?

Chìa khóa được tìm thấy trong 1 Sử ký 16:28-29, “Hỡi dòng giống các dân tộc, hãy chúc tôn Đức Giê-hô-va, Hãy quy vinh quang và quyền năng về Đức Giê-hô-va; Hãy quy vinh quang về Đức Giê-hô-va xứng đáng với danh Ngài, Hãy đem lễ vật dâng lên trước mặt Ngài; Hãy trang sức bằng sự thánh khiết mà thờ phượng Đức Giê-hô-va.” Trong câu này, chúng ta thấy có hai hành động của chúng ta cùng tạo nên hành động tôn vinh Chúa. Đầu tiên, chúng ta “quy” hoặc dâng sự vinh hiển lên Ngài bởi vì Ngài xứng đáng được điều đó. Không ai khác xứng đáng nhận được sự ngợi khen và tôn thờ mà chúng ta dâng lên Ngài. Ê-sai 42:8 quả quyết rằng: “Ta là Đức Giê-hô-va, đó chính là danh Ta. Ta không nhường vinh quang Ta cho ai khác, Cũng không nhường sự ca ngợi Ta cho các tượng thần!” Thứ hai, chúng ta “đem lễ vật” đến trước Ngài như là một phần trong sự thờ phượng để tôn vinh Ngài. Chúng ta đem đến lễ vật nào để dâng vinh hiển cho Ngài?

Rô-ma 12:1-2, “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ(l) của anh em. 2 Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.”

2. Chúng ta cũng tôn vinh Đức Chúa Trời bằng cách nhắc lại những đặc tính và việc làm của Ngài.

Trong bài giảng cuối cùng trước khi chịu tử đạo, Ê-tiên đã kể lại câu chuyện về những điều Đức Chúa Trời đã làm cho dân Y-sơ-ra-ên từ khi Áp-ra-ham vâng theo mạng lệnh của Chúa rời khỏi quê hương và bằng mọi cách để con người đến với Đấng Christ, là “Đấng Công chính” mà Y-sơ-ra-ên đã phản bội và giết Ngài. Khi chúng ta kể về những điều Chúa làm cho đời sống chúng ta, về cách Chúa đã cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi, và những việc diệu kỳ mà Ngài đã làm trong tấm lòng và tâm trí của chúng ta mỗi ngày là chúng ta tôn cao Chúa trước mặt tất cả mọi người. Ngay cả khi những người khác không muốn nghe chúng ta tôn vinh Chúa, thì Chúa vẫn rất vui lòng khi chúng ta làm điều đó. Đám đông lắng nghe Ê-tiên căm ghét những gì ông nói, bịt tai họ lại và ném đá ông. “Nhưng Ê-tiên, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, nhìn chăm lên trời, thấy vinh quang của Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jêsus đứng bên phải Đức Chúa Trời” (Công vụ 7:55).

3. Vui hưởng Đức Chúa Trời hay vui mừng trong Chúa là một mạng lệnh.

Nếu chúng ta muốn vui hưởng Ngài mãi mãi, tại sao không bắt đầu ngay bây giờ?

Tất nhiên, chúng ta không thể vui hưởng Đức Chúa Trời nếu không tôn vinh Ngài. Và bây giờ chúng ta có câu hỏi: “Chúa đã ban cho chúng ta quy tắc nào để hướng dẫn chúng ta cách chúng ta có thể tôn vinh và vui hưởng Ngài?”

Vui hưởng Chúa là một mệnh lệnh, không phải là một điều tùy chọn: “Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn; tôi nhắc lại, hãy vui mừng” (Phi-líp 4:4). Nhưng bằng cách nào? Chúng ta không thể “vui mừng khi gặp nghịch cảnh”, phải không?

Kinh Thánh cho thấy những tín hữu nghiên cứu Kinh Thánh và trưởng thành qua sự thực hành, áp dụng sẽ luôn vui mừng. Họ sẽ vui mừng trong Chúa. Ha-ba-cúc đã minh họa điều này trong những ngày khó khăn. Đọc Ha-ba-cúc 3:17–19.

Vì dầu cây vả sẽ không nứt lộc nữa, Và sẽ không có trái trên những cây nho;

Cây ô-li-ve không sanh sản, Và chẳng có ruộng nào sanh ra đồ ăn;

Bầy chiên sẽ bị dứt khỏi ràn, Và không có bầy bò trong chuồng nữa.

18 Dầu vậy,tôi sẽ vui mừng trong Đức Giê-hô-va, Tôi sẽ hớn hở trong Đức Chúa Trời của sự cứu rỗi tôi. 19 Đức Giê-hô-va là Chúa, là sức mạnh của tôi,

Ông đã thực hành điều mà tổ phụ đức tin Áp-ra-ham gọi là “đức tin hành động”—một quyết tâm mạnh mẽ để trải nghiệm bất cứ điều gì Chúa truyền lệnh, kể cả niềm vui, và sử dụng những phương tiện Chúa ban để làm điều đó. Dưới đây là bốn trong số những phương tiện này – cần lưu ý rằng chúng ta cũng tôn vinh Chúa khi vui mừng trong Chúa.

3 a. Niềm vui trong sự cứu rỗi

Vui hưởng Đức Chúa Trời có nghĩa là vui hưởng sự cứu rỗi mà Ngài ban cho chúng ta trong Chúa Giê-xu Christ. Ê-phê-sô 1:3–14 cung cấp một bản mô tả tuyệt vời về sự cứu rỗi này trong Đấng Christ. Đó là một bữa tiệc phúc âm mà chúng ta nên thường xuyên tận hưởng, là những bậc thang mà chúng ta phải thường xuyên trèo lên, để trải nghiệm niềm vui của Chúa là sức mạnh của chúng ta. “Ngợi khen Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời (câu 3).

“Chớ buồn thảm, vì sự vui vẻ của Đức Giê-hô-va là sức lực của các ngươi” (Nê-hê-mi 8:10). Mặc dù chúng ta được lệnh phải có niềm vui, nhưng nguồn lực để làm điều đó lại nằm ở bên ngoài chúng ta, chỉ được biết đến qua sự nối kết với Chúa Giê-su.

Niềm vui trong sự mặc khải

. Hãy nghĩ đến những lời của Chúa Giê-su: “Ta đã nói với các con những điều này, để niềm vui của Ta ở trong các con và niềm vui của các con được trọn vẹn”

“Nầy, Cha ta sẽ được sáng danh là thể nào: Ấy là các ngươi được kết nhiều quả, thì sẽ làm môn đồ của ta vậy. 9 Như Cha đã yêu thương ta thể nào, ta cũng yêu thương các ngươi thể ấy; hãy cứ ở trong sự yêu thương của ta. 10 Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài.11 Ta nói cùng các ngươi những điều đó, hầu cho sự vui mừng của ta ở trong các ngươi, và sự vui mừng các ngươi được trọn vẹn” (Giăng 15:8-11).

Niềm Vui Hiệp Thông Với Đức Chúa Trời

Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ở giữa ngươi; Ngài là Đấng quyền năng sẽ giải cứu ngươi:Ngài sẽ vui mừng cả thể vì cớ ngươi; vì lòng yêu thương mình, Ngài sẽ nín lặng; và vì cớ ngươi Ngài sẽ ca hát mừng rỡ. (Sô-phô-va 3:17). Tấm lòng của chúng ta hát vì niềm vui đáp lại).

3 b. Niềm vui trong hoạn nạn

Quả thực đây là một nghịch lý thần thánh. Có niềm vui được biết đến giữa và qua đau khổ. Theo quan điểm của Kinh Thánh, hoạn nạn là bàn tay trừng phạt của Đức Chúa Cha dùng nỗi đau và bóng tối của cuộc đời để uốn nắn chúng ta theo hình ảnh của Đấng đã chịu đựng vì niềm vui đặt trước mặt Ngài (Hê-bơ-rơ 12: 1–2, 5–11; xem Rô-ma 12:1). 8:29). Phao-lô nói, chúng ta vui mừng trong sự đau khổ của mình bởi vì “sự đau khổ tạo ra… niềm hy vọng” trong chúng ta

“chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời. 3 Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, 4 sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy” (Rô-ma 5:2–4). Thư tín của Phi-e-rơ và Gia-cơ cũng lặp lại nguyên tắc tương tự (1 Phi-e-rơ 1:3–8; Gia-cơ 1:2–4). Việc nhận biết bàn tay chắc chắn của Chúa trong sự quan phòng không chỉ mang lại sự ổn định; nó cũng là tác nhân tạo ra niềm vui.

Người không tin Chúa thấy điều này thật khó tin, bởi vì họ đã bị mù quáng bởi lời nói dối của Sa-tan rằng tôn vinh Đức Chúa Trời là con đường dẫn đến nỗi buồn. May mắn thay, Đấng Christ tiết lộ rằng điều ngược lại diễn ra ở trong Ngài—vì sự cứu rỗi của chúng ta, qua sự mặc khải của Ngài, qua sự hiệp thông đầy phước hạnh trong sự thờ phượng, và qua hoạn nạn.

Dân mà Đức Giê-hô-va đã chuộc sẽ trở về, sẽ hát mà đến Si-ôn. Sự hỉ lạc vô cùng sẽ đội trên đầu họ, họ sẽ được vui vẻ mừng rỡ; sự buồn bực than vãn sẽ tránh đi. (Ê-sai 51:11).

CÂU CHUYỆN MINH HỌA

Vào thời Trung cổ, một tín hữu lên đường đi hành hương đến một nhà thờ được xem là cổ kính nhất trong nước mình. Sau vài ngày đi đường, ông lạc vào một vùng núi đá nắng cháy khô cằn và hiểm trở. Ông thấy có những người thợ đục đá đang đổ mồ hôi đục đẽo và vác trên vai từng viên đá vuông vắn xếp lại từng khối.

Ông đi mon men đến gần một người thợ. Mồ hôi chảy đầm đìa trên tấm thân gầy người thợ làm ông cảm động. Nhưng khi hỏi chuyện đục đá để làm gì, người thợ trả lời có vẻ bực mình. “Ông không thấy tôi đang cực nhọc vất vả hay sao mà còn hỏi?”

Ông đến với người thứ hai. Người nầy nói: “Người ta thuê tôi làm việc. Tôi cố gắng làm để có cơm ăn áo mặc cho vợ con tôi, còn đục đá để làm gì thì tôi không cần biết.”

Ông khách tiếp tục lên đến đỉnh đồi và gặp một người thợ đục đá khác. Người nầy cũng rất mệt nhọc nhưng vẻ mặt có vẻ thanh thản nhẹ nhàng pha chút vui tươi. Tiến đến gần, ông khách hỏi: “Ông đang làm gì đó?” Người thợ mĩm cười dừng tay chào khách và nói: “Tôi đang dự phần xây cất ngôi đại thánh đường.” Người thợ vừa nói vừa chỉ tay xuống vùng thung lũng đang tiến hành công trình xây cất ngôi đại thánh đường. Bạn đang làm gì trên thế giới nầy?

tham khảo:

https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cuoc-chien-quyet-dinh-chong-lai-de-che-la-ma-khien-nguoi-do-thai-vong-quoc-gan-2000-nam-c415a1255827.html

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên