Trang Chủ TRANG CHỦ Học cao quá mất đức tin

Học cao quá mất đức tin

119
0
SHARE

Bài viết này trông đợi các bình luận và phản biện.

-Hỏi:

Học cao quá sẽ mất đức tin phải không?

Đáp:

“Những sai lầm nghiêm trọng nhất không phải do trả lời sai.Điều nguy hiểm thực sự là đặt câu hỏi sai.” “The most serious mistakes are not being made as a result of wrong answers. The true dangerous thing is asking the wrong question.” Peter Ferdinand Drucker đã nói. Peter Ferdinand Drucker (19 tháng 11 năm 1909 – 11 tháng 11 năm 2005) là chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị. Ông được coi là cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại, là tác giả nhiều cuốn sách quản lý nổi tiếng, trong đó có cuốn Những thách thức của quản lý trong thế kỷ 21. Những đóng góp của ông được đánh giá rất cao, tạp chí Financial Times (Thời báo Tài chính) đã bình chọn ông là một trong 4 nhà Quản lý bậc thầy của mọi thời đại (cùng với Jack Welch, Philip Kotler và Bill Gates)Ông sinh tại thủ đô Viên của Áo, lấy bằng tiến sĩ luật quốc tế tại Đại học Frankfurt (Đức). Trong thời gian từ năm 1931 đến 1939, ông cùng gia đình phải chạy trốn khỏi Đức Quốc xã. Peter Drucker làm rất nhiều nghề và từng là nhà báo tại Luân Đôn, sau đó nhập cư vào Mỹ năm 1940. Là một bậc thầy về kinh tế học, ông còn nghiên cứu về các khoa học khác. Trong quá trình truyền đạt kinh nghiệm quản lý của mình, ông áp dụng cách truyền đạt những bài học qua những phương pháp thuật học khác nhau như sử học, tâm lý học, xã hội học, vật lý học, văn hóa, tôn giáo… Ông nắm giữ 25 chứng chỉ học vị tiến sĩ các loại của các trường Đại học từ Hoa Kỳ, Bỉ, Czech, Anh, Tây Ban Nha cho đến Thụy Sĩ.

KINH THÁNH NÓI GÌ?

Quyền phép Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta mọi điều thuộc về sự sống và sự tin kính, khiến chúng ta biết Đấng lấy vinh hiển và nhân đức mà gọi chúng ta, và bởi vinh hiển nhân đức ấy, Ngài lại ban lời hứa rất quí rất lớn cho chúng ta, hầu cho nhờ đó anh em được lánh khỏi sự hư nát của thế gian bởi tư dục đến, mà trở nên người dự phần bổn tánh Đức Chúa Trời. Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến. Vì nếu các điều đó có đủ trong anh em và đầy dẫy nữa, thì ắt chẳng để cho anh em ở dưng hoặc không kết quả trong sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đâu. Nhưng ai thiếu những điều đó, thì thành ra người cận thị, người mù;quên hẳn sự làm sạch tội mình ngày trước. Vậy, hỡi anh em, hãy chú ý cho chắc chắn về sự Chúa kêu gọi và chọn lựa mình. Làm điều đó anh em sẽ không hề vấp ngã; dường ấy, anh em sẽ được cho vào cách rộng rãi trong nước đời đời của Đức Chúa Jêsus Christ là Chúa và Cứu Chúa của chúng ta.

Đọc 2 Phi-e-rơ 1:3-11.

Trích dẫn từ câu 5 đến 7.

Vậy nên, về phần anh em, phải gắng hết sức thêm cho đức tin mình sự nhân đức, thêm cho nhân đức sự học thức, thêm cho học thức sự tiết độ, thêm cho tiết độ sự nhịn nhục, thêm cho nhịn nhục sự tin kính, thêm cho tin kính tình yêu thương anh em, thêm cho tình yêu thương anh em lòng yêu mến.

Cụm từ “Vậy nên về phần anh em” có nghĩa là vì Đấng Christ đã ban cho các tín hữu mọi thứ họ cần cho sự sống và sự tin kính (1:3-4), các tín nhân nên sống theo cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời (1:5-7). Có lẽ chúng ta không nên đọc nhiều về số lượng hay thứ tự của danh sách tám đức tính vì đây là những nấc thang đi lên từng bậc. Lưu ý cho quy tắc này là yếu tố đầu tiên (đức tin) và cuối cùng (lòng yêu mến) trong danh sách.Đức tin Cơ đốc là gốc rễ mà từ đó tất cả các nhân đức này phải phát triển, và tình yêu của Đấng Christ tuôn chảy bên trong tín nhân là mỹ đức cao quý nhất mà tất cả những mỹ đức khác phải góp phần vào. Trong danh sách loại này, mục cuối cùng có ý nghĩa đặc biệt (lòng yêu mến). Đó không chỉ là đức tính quan trọng nhất mà còn là đức tính bao hàm.“Học cao quá sẽ mất đức tin?” Vấn đề là anh/chị học cái gì? (học về Phật giáo hay chủ nghĩa vô thần). Còn nếu chân thành học về Kinh Thánh mà sẽ mất đức tin thì đó là một câu hỏi sai.

Nếu bạn có bằng tiến sĩ về Kinh Thánh – nhưng không có mối liên hệ với Chúa Giê-su Christ, thì học vấn của bạn không đem bạn tới đức tin nơi Đấng Christ. Trong trường hợp này thì câu nói: Học cao quá sẽ mất đức tin – có thể đúng đối với bạn.

Nếu phương pháp/cách bạn học Kinh Thánh không khiến bạn đến gần Đức Chúa Trời và giống Chúa Giê-su càng hơn – thì hãy từ bỏ phương pháp đó và ghi danh vào một Trường Kinh Thánh có tiếng tốt để học.

Một Trường Kinh Thánh tốt phải đào tạo ra những người phục vụ Chúa tốt, hiệu quả. Xem trái thì biết cây.

Mục sư Phạm Hơn.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên