Trang Chủ BIỆN GIÁO Tại Sao Không Một Ai Đi Thẳng Xuống Địa Ngục?

Tại Sao Không Một Ai Đi Thẳng Xuống Địa Ngục?

508
0
SHARE

SÁNG THẾ KÝ: QUYỀN TỂ TRỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Chủ đề thần học của Sáng thế ký là quyền tể trị của Đức Chúa Trời, tức là quyền lực tối cao và tuyệt đối của Ngài với tư cách là Đấng cai trị trên tất cả mọi tạo vật của Ngài. Giê-rê-mi khẳng định, “Nhưng CHÚA là Đức Chúa Trời chân thật; Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống, là Vua đời đời” (Giê-rê-mi 10:10). Trong khi các vị vua trên đất cai trị bằng một quyền thống trị cá nhân trong khoảng thời gian giới hạn, thì Đức Chúa Trời cai trị trên cả hoàn vũ và đời đời. Đa-vít đã tuyên bố, “Ðức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật.” (Thi 103:19) Và một tác giả Thi thiên khác nói rằng: “Ðức Giê-hô-va làm Vua đến đời đời vô cùng” (10:16). Trong khi Sáng thế ký không có tuyên bố, “Đức Chúa Trời là Đấng tể trị”, sự thật này được nêu bật trong suốt cuốn sách.

Bằng chứng đầu tiên về quyền tể trị của Đức Chúa Trời trong Sáng thế ký là sự sáng tạo của Ngài về vũ trụ vật chất, “các tầng trời và trái đất” (Sáng thế ký 1:1). Đức Chúa Trời không cần phải hỏi bất cứ ai xem việc sáng tạo vũ trụ có được không. Ngài không cần phải báo cáo cho bất cứ ai khi Ngài đã hoàn thành. Ngài không cần phải phụ thuộc vào bất cứ ai để cung cấp các vật liệu cần thiết. Đức Chúa Trời chỉ đơn giản là phán và vũ trụ đã hình thành! Sự sáng, bầu trời, đất khô, cây cỏ, các vì sao, các loài động vật và loài người đều hiện hữu để đáp ứng cho lời phán toàn năng, uy quyền của Ngài.

Quyền tể trị của Đức Chúa Trời cũng được chứng minh trong Sáng thế ký bằng sự sắp đặt của Ngài đối với con người. Ngài truyền lệnh cho A-đam và Ê-va: “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến” (2:16-17). Ngài cũng thực thi quyền tể trị của Ngài bằng cách lên án và phán xét tội lỗi của họ (3:14–19). Quyền tể trị của Đức Chúa Trời đối với sự sáng tạo của Ngài càng được chứng minh bằng sự phán xét của Ngài đối với thế giới gian ác vào thời Nô-ê. Chỉ một Đức Chúa Trời tối cao mới có thể phán, “Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên” (6:7).

Quyền tể trị của Đức Chúa Trời được minh họa một cách mạnh mẽ trong việc Ngài chọn Áp-ra-ham làm tổ phụ cho một dân tộc sẽ mang lại phước hạnh cho các quốc gia trên thế giới (12:1-3). Đức Chúa Trời không chỉ chọn Áp-ra-ham cách uy quyền, mà Ngài còn thể hiện quyền tể trị của Ngài bằng cách lập giao ước vô điều kiện với Áp-ra-ham và con cháu của ông—những lời hứa sẽ ảnh hưởng đến mọi dân tộc mãi mãi. Quyền tể trị của Đức Chúa Trời đã được bày  tỏ trên Núi Mô-ri-a, nơi vào thời điểm quan trọng, Đức Chúa Trời đã cung ứng một con chiên đực để thế chỗ của Y-sác (22:8, 13-14), để minh họa việc Ngài cung ứng Chiên Con, là Chúa Giê-su Christ, để thế chỗ cho chúng ta.

Một trong những minh họa lớn nhất về quyền tể trị của Đức Chúa Trời là câu chuyện về Giô-sép. Việc bán Giô-sép sang Ai Cập, rồi bị cầm tù, cuối cùng được thăng chức lên vị trí rất cao trong triều đình Ai Cập, và việc cung ứng cho gia đình Gia-cốp trong nạn đói khủng khiếp, đều nằm trong kế hoạch và mục đích tối cao của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã làm cho Giô-sép trở nên thịnh vượng trong bất cứ việc gì ông làm (39:23), và Giô-sép thừa nhận rằng chính Đức Chúa Trời đã sai ông đến Ai Cập để  bảo toàn sự sống (45:5).

Một trong những tuyên bố quan trọng nhất trong Kinh thánh về quyền tể trị của Đức Chúa Trời xuất hiện trong Sáng thế ký 50 sau cái chết của Gia-cốp. Các anh của Giô-sép sợ rằng ông sẽ trừng phạt họ vì đã làm sai trái với ông. Giô-sép đáp: “Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Ðức Chúa Trời sao? Các anh toan hại tôi, nhưng Ðức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo” (50:19-20). Giô-sép thừa nhận những gì anh em mình làm là xấu xa, nhưng ông sẽ không hành động như một quan tòa phán xử của họ. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng những hành động xấu xa của họ để hoàn thành điều tốt lành! Thật ngạc nhiên, Đức Chúa Trời có thể hoàn thành các mục đích tối cao của Ngài thông qua các hành động tội lỗi của con người.

Điều này không có nghĩa là mọi người không chịu trách nhiệm về hành động của họ. Quyền tể trị của Đức Chúa Trời không loại bỏ trách nhiệm của chúng ta trong việc làm điều đúng đắn. Nói cách khác, khi chúng ta làm sai, chúng ta không thể đổ lỗi cho Đức Chúa Trời. Nhưng Ngài có thể sử dụng một điều sai trái để hoàn thành một điều gì đó tốt đẹp. Một minh họa hữu ích về sự kiện này là sự đóng đinh của Chúa Giê-su Christ. Khi rao giảng cho người dân thành Giê-ru-sa-lem về cái chết của Chúa Giê-su, Phi-e-rơ tuyên bố: “Người đó bị nộp, theo ý định trước [‘kế hoạch định trước,’ NASB] và sự biết trước của Ðức Chúa Trời, các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên thật tự giá và giết đi” (Công vụ 2:23). Việc đóng đinh là theo kế hoạch đã định trước của Đức Chúa Trời, nhưng đó là một việc làm xấu xa của những người không tin kính. Trong sự đóng đinh của Đấng Christ, điều ác đã hoàn thành điều tốt, nhưng những người đóng đinh Ngài phải chịu trách nhiệm về điều đó. Đức Chúa Trời có quyền tể trị trên điều ác, nhưng Ngài không phải bị đổ lỗi cho điều đó.

Sự thật về quyền tể trị của Đức Chúa Trời được nhấn mạnh trong suốt Kinh Thánh. Có lẽ văn bản kinh điển của Tân Ước là Rô-ma 8:28, “Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Ðức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định.” Và Phao-lô gọi Đức Chúa Trời là Đấng “theo mạng của Ðấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán” (Ê-phê-sô 1:11). Cả hai câu đều chỉ ra rằng quyền tể trị của Ngài trải dài trên “mọi sự.” Không có gì nằm ngoài quyền tối cao và sự kiểm soát tuyệt đối của Đức Chúa Trời.

Quyền tể trị của Đức Chúa Trời là một tín lý rất thực tế, mang lại cho các tín đồ sự an ủi và khích lệ to lớn khi đối diện với những hoàn cảnh khó khăn hoặc thậm chí là bi kịch. Khi anh trai tôi bị giết trong một vụ tai nạn ô tô ở tuổi mười lăm, lẽ thật về quyền tối cao của Đức Chúa Trời đã nâng đỡ gia đình chúng tôi qua nỗi buồn và sự thương tiếc. Đây không phải là một “tai nạn” hay trường hợp không may mắn mà trong đó Đức Chúa Trời mất quyền kiểm soát và anh trai tôi ở ngoài sự gìn giữ của Ngài. Không phải vậy! Nhưng cái chết của anh trai tôi là một phần trong kế hoạch tối cao và yêu thương của Đức Chúa Trời—một kế hoạch mà tôi không hiểu, nhưng một kế hoạch mà tôi có thể tin cậy vào một Đức Chúa Trời tối cao, Đấng biết rõ và làm điều tốt nhất.

admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên