Trang Chủ BIỆN GIÁO Vui hưởng ân điển trong lúc tuổi đã về chiều

Vui hưởng ân điển trong lúc tuổi đã về chiều

563
0
SHARE
Giáo sư Warren W. Wiersbe, khi đã vượt qua tuổi tám mươi ông chia sẻ những điều này:
Chúa đừng bỏ con trong tuổi già,
Đừng lìa con khi tóc bạc răng long.
Thi thiên 71:9
Ogden Nash, một nhà thơ người Mỹ nói rằng khi con cháu của chúng ta đông hơn bạn hữu thì đó là lúc tuổi già đến. Đối với một số người thì đây là một thực tế. Có một điều chắc chắn: Ngày mai rồi mình cũng già, nhưng với sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời chúng ta có thể vui hưởng ân điển trong lúc tuổi đã về chiều. Điều này có nghĩa gì?
🙂
Chúng ta tránh sự dại dột. Sứ đồ Phao-lô nhắc nhở Tít và chúng ta, “Hãy khuyên người có tuổi nên điềm đạm, đứng đắn, khôn khéo, vững vàng trong đức tin, làm mọi việc với lòng yêu thương, nhẫn nại” (Tít 2:2). Xuyên suốt Kinh thánh sự khôn ngoan gắn liền với những người cao tuổi. “Già cả thêm khôn ngoan. Sống lâu thêm hiểu biết” (Gióp 12:12). Vua Rô-bô-am đã nghe theo lời tư vấn của những người trẻ tuổi, và điều này làm cho ông sa bại, đất nước bị chia cắt thành Israel và Giu-đa. Trước đó cha của Rô-bô-am là Sa-lô-môn đã viết về “một ông vua giàu mà dại, chẳng biết nghe lời khuyên can” (Truyền đạo 4:13).
🙂
Chúng ta đối lập với sự cáu gắt. Trong Truyền đạo 12:1-7, Sa-lô-môn mô tả tình trạng của con người lúc tuổi già, và đưa ra lời khuyên cho những người sẽ trở nên già:
“Phải nghĩ đến Tạo Hóa trong những ngày còn niên thiếu, trước thời kỳ khó khăn, khi những năm nặng nề đến trong đời mình, là thời gian ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các tinh tú trở nên lu mờ trong mắt, bầu trời như đầy mây chằng đen kịt. Vì ai cũng vậy, sẽ đến lúc sức mạnh hao mòn với tuổi tác, chân tay run rẩy, lưng khòm cúp, răng rụng dần không còn đủ để nhai, mắt mờ đi; lúc ăn môi phải mím chặt vì răng không còn, giọng nói yếu ớt thều thào; trong giấc ngủ dễ bị đánh thức, dù chỉ bởi tiếng chim hót lúc rạng đông; sợ không dám lên cao, đi đứng dễ ngã, tóc bạc phơ, người khô héo cằn cỗi, tình dục tắt ngấm, và cứ thế đi dần vào cõi chết là nơi ở ngàn thu; rồi những người thân khóc thương khi đưa đám tang qua các đường phố.
Phải nghĩ đến Tạo Hóa khi còn trẻ, trước khi dây bạc sinh mệnh đứt, bát vàng vỡ bể, vò nước tan tành bên suối, bánh xe gãy vụn bên giếng, và tro bụi trở về cùng đất, còn linh hồn quay về với Đức Chúa Trời, Đấng đã ban nó.”
Khi đã già, những điều từng ưa thích trước đây không còn hấp dẫn chúng ta nữa và chúng ta có xu hướng chỉ trích chúng. Những phản ứng này có lẽ là triệu chứng của sự kháng cự của chúng ta đối với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới và nỗi sợ bị bỏ lại phía sau. Điều này không giúp ích gì cho bản thân. Nhưng Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta khi về già (Thi. 71:9, 18). Khi Chúa cho phép, chúng ta nên loại bỏ những lời càm ràm và làm những gì có thể để giúp đỡ và khuyến khích người khác.
🙂
Chúng ta chuyên lòng trung tín. Chúng ta đều quen thuộc với Lu-ca chương 1 và 2 ghi lại bốn tấm gương người cao tuổi trung tín: Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét (cha mẹ của Giăng Báp-tít), Si-mê-ôn và An-ne (những người thờ phượng trong đền thờ). Bởi vì họ là các thánh đồ trung tín cho nên những người khác được nghe tin Cứu Chúa đã đến trần gian thông qua họ. “Tóc bạc là vương miện hiển vinh, của con người theo đường công chính.” (Châm ngôn 16:31). Những người trẻ tuổi được dạy phải kính trọng các thánh đồ lớn tuổi. “Phải kính trọng người già cả, đầu râu tóc bạc. Phải tôn kính Đức Chúa Trời các ngươi. Ta là Chúa Hằng Hữu” (Lê-vi-ký 19:32). Và những người lớn tuổi cũng phải truyền lại cho những người trung tín trẻ tuổi khác các lẽ thật trong Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 2:2).
🙂
Chúng ta biểu hiện ra các thành quả. “Người công chính sẽ thịnh mậu như rừng dừa.
Xanh tốt như rừng hương bách núi Li-ban.
Như cây cối trồng trong nhà Đức Chúa Trời.
Mọc giữa sân Đền Đấng Chân Thần.
Đến tuổi già vẫn luôn sai trái.
Đầy nhựa sống và mãi mãi tươi xanh” (Thi. 92:12-14). Trong suốt những năm thi hành chức vụ, tôi thường gặp một số Cơ đốc nhân dù đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng họ vẫn hầu việc Chúa cho đến hơi thở cuối cùng. F. B. Meyer, nhà truyền đạo nổi tiếng Anh Quốc đã nói với một người bạn, “Tôi hy vọng dòng sông sự sống của Cha thiên thượng tiếp tục tuôn chảy trong tôi cho đến cuối cuộc đời, tôi không muốn điều này phải dừng lại.” Đó cũng là lời cầu nguyện của tôi. Tôi muốn được tươi mới, tiếp tục kết quả và tuôn chảy sự sống. Hiện tại tôi đã bước qua tuổi tám mươi khi viết những dòng này. Tôi không thể làm tất cả mọi điều mà tôi đã từng làm trước đây, nhưng bởi ân điển của Đức Chúa Trời tôi muốn tiếp tục làm những mục vụ mà Chúa đặt để trong lòng tôi.
Khi tuổi đã già chúng ta biết điều gì là quan trọng. Và điều này cũng làm cho chúng ta nắm lấy các cơ hội để hầu việc Chúa theo tuổi tác và sức khỏe của mình, đặc biệt là giúp đỡ cho những ai chưa từng có cơ hội nghe đến Phúc âm. Chúng ta tiếp tục bước đi với Chúa và để cho sông nước sự sống của Ngài tuôn chảy phước hạnh đến cho người khác (Giăng 7:37-39)? Hay là chúng ta dừng lại thu vén và sống trong ốc đảo của riêng mình? Các bạn và tôi phải đưa ra quyết định đúng.
Đến tuổi già vẫn luôn sai trái. Đầy nhựa sống và mãi mãi tươi xanh,
Thi thiên 92:14
Warren W. Wiersbe
Translated by Hon Pham
 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên