Trang Chủ TRANG CHỦ Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo?

Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo?

842
0
SHARE

Lâm Ngữ Đường (1895-1976) là một học giả, một nhà văn, và là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Trung Hoa.  Sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo, đông con, Lâm Ngữ Đường  may mắn hơn các anh em trong gia đình được theo học đại học. Sau khi tốt nghiệp tại St. John College, một trường đại học Tin Lành tại Thượng Hải, Lâm Ngữ Đường được một học bổng bán phần theo học tiến sĩ tại Đại Học Harvard (Hoa Kỳ). Sau một thời gian tại Harvard, vì không có khả năng trả nổi phần học phí còn lại, Lâm Ngữ Đường đã nghỉ học, làm việc cho Hiệp Hội Thanh Niên Cơ Đốc (Young Men’s Christian Association  – YMCA), và được cử sang Pháp giúp những người Trung Hoa đang lao động tại đó. Năm 1921, nhờ tiền Đức mất giá, học phí rẻ hơn những nước khác, Lâm Ngữ Đường sang Đức hoàn thành việc học và tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại Học Leipzig (Đức).

Sau khi tốt nghiệp, Lâm Ngữ Đường trở về nước.  Ông từng làm giáo sư tại Đại Học Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ tại Đại Học Hạ Môn, Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Quốc Gia Nanyang (Singapore) và là Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật (UNESCO) của Liên Hiệp Quốc.

Là một học giả lỗi lạc của Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường viết rất nhiều sách phân tích, phê bình, giới thiệu nghệ thuật, văn hóa và triết học Trung Hoa.  Hơn 30 tác phẩm của ông đã được xuất bản trong tiếng Anh; một số ít đã được dịch sang tiếng Việt, trong đó có Sống Đẹp (1964), Tình Sử Võ Tắc Thiên (1981), Trung Hoa Đất Nước Con Người (2001), Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Vĩ Nhân Và Danh Họa (2005). Lâm Ngữ Đường cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng.  Ông là một trong số ít người hiểu rất rõ triết học của Đông Phương lẫn Tây Phương và có thể phân tích quan niệm của Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật tới Rene Descartes, Emmanuel Kant, Blaise Pascal, Baruch Spinoza một cách sâu sắc.

Mặc dầu được sinh ra trong một gia đình theo Cơ Đốc giáo và cha là mục sư, khi lớn lên, Lâm Ngữ Đường chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản và tinh thần quốc gia dân tộc nên ông đã từ bỏ niềm tin Cơ Đốc, tìm đến với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo.  Trong thời gian đó, Lâm Ngữ Đường đã viết rất nhiều sách phổ biến những tư tưởng triết học Á Đông. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích, cổ vũ tư tưởng của những tôn giáo này, Lâm Ngữ Đường cho biết ông không tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình. Sau đó Lâm Ngữ Đường đã trở lại với Kinh Thánh, quay lại với Cơ Đốc giáo, và đặt niềm tin của ông nơi Đức Chúa Giê-xu.

Lâm Ngữ Đường thuật lại kinh nghiệm trở về với Chúa của mình trong bài viết Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo, được đăng trong tờ Presbyterian Life xuất bản ngày 15-4-1959.  Thư Viện Tin Lành xin giới thiệu cùng bạn đọc.

LamNguDuong

Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo

Nhiều người đã hỏi tôi – có người hỏi với giọng vui sướng, có người với vẻ thất vọng – rằng, tại sao một người từng kể mình là người vô đạo như tôi lại trở về với Cơ Đốc giáo? Tôi trở về với đức tin Cơ Đốc và gia nhập Hội Thánh của Chúa là vì tôi muốn quay về với ý thức về Thượng Đế và tình yêu của Ngài mà Chúa Giê-xu đã mặc khải cho tôi cách đơn giản và rõ ràng.

Câu hỏi quan trọng nhất trong đời sống là: Con người có thể sống mà không cần đến tôn giáo hay không? Trong hơn ba mươi năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân bản (humanism), hay nói đúng hơn là quan niệm của Khổng giáo về cuộc đời. Quan niệm này cho rằng nhờ giáo dục, con người có thể làm cho mình trở nên người toàn thiện. Đây cũng là quan niệm chủ trương rằng con người thừa sức để giải quyết những vấn đề của chính mình.

Bây giờ thì tôi tin rằng nếu không có tôn giáo, con người không thể nào sống còn. Con người không thể nào, và sẽ chẳng bao giờ có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình, và tôn giáo nào dựa vào khả năng tự trở thành toàn thiện để cứu giúp người thì chưa thể kể là tôn giáo.

Con người cần được nối kết với một Sức Mạnh ở bên ngoài và lớn hơn chính mình. Tôi tin rằng đức tin Cơ Đốc, qua sự mặc khải của Chúa Cứu Thế, đã cung ứng cho con người con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Và tôi cũng phải công nhận rằng, khi tinh thần vô tôn giáo và chủ nghĩa vật chất gia tăng, thì tinh thần của con người cũng băng hoại và yếu mòn. Chính tôi đã chứng kiến những hành động tệ hại của một quốc gia sống mà không kể gì đến Thượng Đế.

Đến đây có lẽ tôi cũng nên nói qua về chính mình tôi để quý vị rõ. Gia đình tôi theo Cơ Đốc giáo đã ba đời. Cha tôi là mục sư của Hội Trưởng Lão. Ông làm mục sư tại một làng nằm trong miền núi hẻo lánh, gần cửa khẩu Hạ Môn, thuộc vùng biển Đông Nam của Trung Quốc. Nơi chúng tôi sống là một thung lũng có núi bao bọc chung quanh, cũng chính vì thế mà người ta gọi làng tôi là “cái hồ.”

Thời thơ ấu của tôi thật tươi đẹp, tôi được sống gần với Chúa, bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ mà Ngài đã tạo dựng. Tôi được thưởng thức vẻ đẹp của những đám mây phủ trên các đỉnh núi cao, đồng cỏ xanh ngát dưới ánh hoàng hôn, tiếng róc rách của dòng suối nhỏ. Những kỷ niệm này ảnh hưởng đến niềm tin của tôi rất nhiều, nó làm tôi chán ghét tất cả những gì giả tạo, phiền toái và nhỏ bé.

Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống đơn sơ, nhưng đầy tình thương. Anh chị em chúng tôi không được phép cãi nhau, và thật vậy, chúng tôi chẳng bao giờ cãi nhau. Trong nhà ai cũng ham học, ai cũng muốn học hành đến nơi đến chốn. Nhưng lúc đó, mới đầu thế kỷ hai mươi, Từ Hi Thái Hậu còn cầm quyền tại Trung Quốc. Cha tôi nói với chúng tôi giọng nửa đùa nửa thật rằng, ông hy vọng một ngày kia tôi sẽ được du học ở Đại Học Berlin hoặc Oxford. Gia đình chúng tôi thường hay mơ ước những chuyện viển vông như thế.

Sau đó ít lâu, một biến cố xảy ra trong gia đình đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trong đời tôi. Người chị thứ hai của tôi, rất thông minh và hiền hậu, muốn đi học đại học, nhưng ở Trung Hoa lúc đó việc học hành là của con trai chứ ít ai nghĩ đến cho con gái. Hơn nữa, cha tôi chỉ có thể lo cho một người ăn học mà thôi. Vì thế, năm 21 tuổi, chị tôi đi lấy chồng. Tôi còn nhớ ngày hôm đó, tôi và chị tôi cùng xuôi một chuyến đò: chị đi về nhà chồng, còn tôi lên Thượng Hải để vào đại học. Lúc chia tay, chị tôi lấy trong túi chiếc áo cưới bốn mươi đồng bạc, giúi vào tay tôi, vừa khóc vừa nói: “Chị là con gái, không được đi học, còn em, được đi học đại học, đừng lãng phí cơ hội. Em ráng học để mai kia trở nên một người tốt, hữu dụng và nổi tiếng.”

Hai năm sau, chị tôi chết vì bệnh dịch hạch. Bốn mươi đồng chị cho tôi đã tiêu hết, nhưng những lời chị nhắn nhủ, tôi chẳng bao giờ quên! Lên Thượng Hải, tôi chọn ngành thần học để ra làm mục sư, nhưng chẳng biết vì sao, tôi cảm thấy môn thần học thật là vô nghĩa, và tôi đâm ra chán, không muốn học nữa. Nghĩ rằng nên thành thật với chính mình là hơn, nên tôi bỏ ý định làm mục sư. Và dù vẫn còn lòng tin nơi Chúa, tôi cũng bỏ, không đi nhà thờ nữa! Từ đó những ảnh hưởng chung quanh tôi đã khiến tôi trở thành người ngoại đạo.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lên Bắc Kinh để đi dạy. Cũng như bao nhiêu sinh viên khác ở trường thần học ra, tiếng Trung Hoa của tôi rất kém. Tôi cũng không biết nhiều về văn học dân gian, và là tín đồ Tin Lành lúc đó, tôi không được phép nghe nhạc đời. Mỗi khi đi ngang qua rạp hát, chúng tôi phải nhìn thẳng phía trước mà đi, không được lảng vảng gần những nơi ấy. Hồi nhỏ, tôi biết chuyện Giô-suê thổi kèn làm cho tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, nhưng chẳng ai kể cho tôi nghe chuyện nước mắt của nàng Mạnh Khương làm trôi một góc Vạn Lý Trường Thành!

Tiếp xúc với một xã hội Trung Hoa thật sự với tất cả những hào nhoáng của Bắc Kinh, tôi thấy xấu hổ trước sự dốt nát của mình nên tôi đã lao đầu vào việc nghiên cứu văn chương và triết học Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với người được trưởng dưỡng trong một gia đình “đạo dòng” như tôi, đó không phải là chuyện dễ. Tôi lo sợ khi phải bước ra khỏi thế giới có Chúa bao bọc để bước vào một thế giới hoàn toàn ngoại giáo.

Nhưng rồi một người bạn của tôi, một nhà trí thức theo đường lối giáo dục mới đã thu hút tôi với chủ trương “nhân chi sơ tính bản thiện” của Nho giáo! Tôi biết rằng, Đức Khổng Tử đã dạy con người thà chết lành hơn sống dữ! Mạnh Tử cũng đã nói: “Tôi yêu đời sống nhưng cũng yêu lẽ phải, nếu không thể có cả hai, tôi sẽ sẵn sàng hy sinh đời sống để được lẽ phải.” Đó là căn bản của chủ nghĩa nhân bản: cậy vào sức mạnh và lý trí để nâng cao và cải thiện chính mình, rồi sau đó cải thiện cả thế giới! Đây cũng là chủ trương của những nhà duy lý trong thế kỷ 18 (theo tôi, chủ trương nầy cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo) như Voltaire, Diderot, Leibnitz. Đây là thời đại mệnh danh là Thời Đại Khai Sáng. Chủ thuyết nầy đã làm thỏa mãn tâm hồn tôi suốt nhiều năm.

Nhưng rồi qua kinh nghiệm và những phút suy tư, tôi thấy hình như có một cái gì bất an bắt đầu xâm chiếm tâm hồn. Tôi nhận thấy rằng Thời Đại Khai Sáng theo chủ nghĩa nhân bản đã nảy sinh ra chủ nghĩa vật chất. Niềm tin tưởng vào chính mình gia tăng, nhưng niềm tin đó không làm con người trở nên thánh thiện hơn. Con người có thể tài giỏi hơn, nhưng càng ngày con người càng mất đi tính mềm mại, khiêm tốn của một người đứng trước sự hiện diện của Thượng Đế. Lịch sử hiện đại chỉ cho tôi thấy rõ rằng, thiếu đức khiêm tốn ấy, con người dù rất tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, đã trở nên những con người dã man và tàn ác.

Vì càng ngày càng không thỏa lòng với chủ nghĩa nhân bản, tôi luôn luôn tự hỏi: “Có tôn giáo nào trên đời này có thể đáp ứng được niềm khao khát của những người văn minh học thức không?” Cũng giống như chủ nghĩa nhân bản, Nho giáo với tất cả những giáo huấn đạo đức cao siêu, vẫn không đủ để cải thiện con người vì đã nhiều lần, nhiều cách, con người chứng tỏ rằng mình không tốt đẹp chút nào. Phật giáo, là đạo từ bi, đặt căn bản trên triết lý cho rằng tất cả những gì có thể cảm biết được trên đời này chỉ là ảo ảnh. Điều hay nhất và điều duy nhất mà Phật giáo có thể cống hiến cho đời là cho con người biết rằng: “Đời là bể khổ!” Triết lý của Lão giáo thì rất gần với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, chủ trương trở về với thiên nhiên và chữ “nhàn” của Lão giáo chẳng những không thích hợp với đời sống văn minh mà cũng không giải quyết được vấn đề của con người hiện đại.

Có lẽ trong thời gian này, đức tin của thời thơ ấu đã sống lại trong tiềm thức tôi. Trong những năm đó, mỗi lần chúng tôi di chuyển đến nơi nào, vợ tôi cũng tìm đến nhà thờ để đi lễ. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Dầu vậy, mỗi lần ở nhà thờ về, tôi cảm thấy thất vọng hơn là phấn khởi. Tôi không thể nào chịu nổi khi phải nghe một bài giảng quá dở. Tôi khó chịu mỗi khi nghe vị mục sư nói về tội lỗi, địa ngục và diêm sinh trong hồ lửa. Cuối cùng tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ trở lại nhà thờ nữa!

Nhưng  rồi một Chúa Nhật nọ, khi đang ở New York, vợ tôi lại rủ tôi đi nhà thờ. Vợ tôi thuyết phục tôi bằng cách nói rằng “Anh có thể không đồng ý với nội dung bài giảng, nhưng thế nào cũng phải cảm phục văn chương và tài hùng biện của vị mục sư này!” Lúc đầu tôi ngần ngừ nhưng cuối cùng tôi quyết định đi. Đó là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đường Madison, và vị mục sư là Tiến sĩ David Read.

Văn chương của Tiến sĩ Read thật hay và cách ông trình bày bài giảng thật khéo, nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi thích bài thuyết giảng hôm ấy. Sáng hôm đó ông nói về sự sống vĩnh cửu và tôi chăm chú theo dõi từng lời từng tiếng. Đối với tôi, thiên đàng không có gì hấp dẫn nếu đó chỉ là nơi mà ta sẽ sống đời đời để ca tụng Chúa, là nơi mà mọi sự đều an lành, không còn đói khát, than khóc, và cứ như thế hết ngày này sang ngày khác. Hình ảnh cổng thiên đàng đầy ngọc quý đối với tôi chỉ là nơi mà các ông chủ tiệm cầm đồ mơ ước được đặt chân đến. Chỉ những người chưa được đặt chân đến Tiffanys (một tiệm bán nữ trang đắt tiền ở New York) trên đời này thì mới mơ ước được vào một nơi sang trọng như thế ở đời sau!

Trong bài giảng, vị mục sư hỏi “Sống đời đời nghĩa là gì?” Và ông trả lời: “Sống đời đời không phải chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Sống đời đời là sống cao hơn đời sống thân xác: ăn, ngủ, sinh sản; có ý nghĩa hơn đời sống thế tục: đi làm, trả nợ, nuôi con ăn học.” Vị mục sư nói tiếp, “Có một sự sống cao quý hơn, trong đó con người hướng đến những giá trị tâm linh, đưa con người đến chỗ vị tha, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Cuộc sống cao quý ấy liên quan đến những giá trị tâm linh, ý thức về huyền nhiệm của những giá trị đạo đức trong tâm hồn và thiên đàng chỉ là một phần của đời sống ấy. Đây là sự sống kéo dài mãi mãi và trên bình diện đó, đời đời nghĩa là đời đời thỏa mãn!”

Tôi tiếp tục trở lại nhà thờ đó mỗi tuần. Tôi trở lại để nghiên cứu, để học những điều đẹp đẽ và đơn thuần nhưng tuyệt vời cao siêu trong lời dạy của Đức Chúa Giê-xu. Cũng như sứ đồ Phao-lô ngày xưa, những chiếc vảy cá bắt đầu rớt ra khỏi mắt tôi. Tôi khám phá nhiều điều mới lạ trong Kinh Thánh như thể là tôi chưa được đọc Kinh Thánh bao giờ.

Tôi khám phá ra rằng, từ xưa đến giờ chưa có ai dám nói những lời như Chúa Giê-xu đã nói. Ngài nói Thượng Đế tức là Đức Chúa Cha, là Đấng biết rõ chính Ngài và hòa làm một với Ngài trong tình yêu và trong sự hiểu biết. Không một bậc thầy nào ở đời này hiểu biết và có mối quan hệ đặc biệt như thế đối với Thượng Đế. Chính vì sự hiểu biết và mối quan hệ mật thiết đó mà Chúa Giê-xu đã dám tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng: “Ai thấy Ta là đã thấy Cha!”

Một điều khác cũng làm tôi ngạc nhiên vô cùng, đó là Thượng Đế mà Chúa Giê-xu mặc khải khác hẳn với Thượng Đế trong ý niệm sai lầm của con người. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên cây thập tự cho tôi thấy một tình yêu mới: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì!” Lời đó trong cả lịch sử loài người chưa có ai dám nói, và nó đã bày tỏ Thượng Đế là Đấng tha thứ, không phải trên lý thuyết, nhưng tha thứ qua sự hy sinh cụ thể, rõ ràng của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Không một bậc thánh hiền nào có thể tuyên bố một câu đầy ý nghĩa như câu: “Nếu các ngươi làm việc này cho một người hèn mọn nhất của anh em ta, là đã làm cho chính mình Ta.” Chữ “Ta” trong câu này là hình ảnh của Thượng Đế ngồi ghế chánh án trong phiên tòa chung thẩm, nhưng lại đặc biệt lưu tâm đến những người nghèo đói, những góa phụ đáng thương và những trẻ mồ côi tàn tật. Tôi thầm nghĩ, Chúa Giê-xu nói câu này với tư cách của một bậc Thầy, một người có toàn quyền trên cõi sống và cõi chết. Bài học tình yêu, nhân từ, thương xót đã được cụ thể hóa trong chính cuộc đời của Ngài. Cũng vì thế bao nhiêu người đã đến với Ngài, không chỉ vì kính phục nhưng vì muốn tôn thờ Chúa. Cũng chính vì thế mà ánh sáng làm cho Thánh Phao-lô bị mù lòa trên đường đến thành Đa-mách đã tiếp tục soi đường dẫn lối cho con người qua bao nhiêu thế kỷ.

Dĩ nhiên tôi biết rằng, khi nói Thượng Đế là tình thương và tình thương đó sẽ biến thế giới con người trở nên tốt đẹp, thì những người theo chủ nghĩa duy vật ngày nay sẽ chế nhạo, vì họ cho rằng thế giới này chẳng qua chỉ là một mớ những hạt nhân nguyên tử, chạy theo những định luật vật lý mù quáng. Phúc Âm và tình thương của Thượng Đế cũng bị những người theo chủ nghĩa Mác-xít coi thường, xen lẫn sợ hãi, vì họ luôn chủ trương hận thù và bạo động.

Thật ra tôi nghĩ rằng, không có một lý thuyết nào trên đời này, kể cả thuyết nhân bản, có thể giúp con người chừa bỏ được tính thù ghét, bạo động, thủ đoạn và gian dối, ngoại trừ những lời dạy mạnh mẽ của Chúa Giê-xu. Cũng vì thế, nếu người Cộng Sản muốn tiến đến chỗ thành lập một xã hội vật chất vô thần, điều đầu tiên họ phải làm là phải tiêu diệt cho được lòng kính sợ Thượng Đế nơi con người! Do đó, Cơ Đốc nhân chân chính không thể là một người Cộng Sản, và ngược lại, một đảng viên Cộng Sản cũng không thể nào là môn đồ của Chúa Giê-xu được. Cho nên, tranh chấp giữa một xã hội vô thần với một xã hội đặt Thượng Đế làm chủ trong lòng người, là điều chắc chắn và dĩ nhiên.

Tôi không còn đặt câu hỏi: “Có tôn giáo nào có thể làm thỏa mãn tâm hồn con người của thời đại tân tiến này không?” bởi vì tôi biết là có. Trở về với Thánh Kinh, tôi thấy Thánh Kinh không chỉ là quyển sách ghi lại những dữ kiện lịch sử, nhưng cũng ghi lại sự mặc khải chính xác, qua Chúa Giê-xu; chính sự mặc khải đó đã đem Thượng Đế xuống ngang tầm mắt của tôi, để tôi có thể biết Ngài.

Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ không phải vì chúng ta là người có tội; cũng không phải vì chúng ta là người đạo đức mẫu mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản thiêng liêng của mình, vì nhận thức rõ giá trị cao quý của con người; cũng như vì biết rõ những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của con người. Nếu không nhờ vào một quyền lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở lại vào cái hố tự cao tự mãn ấy một cách dễ dàng. Người nào muốn thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và muốn kinh nghiệm được sức mạnh tinh thần trong lời dạy của Chúa Giê-xu, người ấy phải loại bỏ những sáo ngữ tôn giáo, là điều thường làm cho lời dạy của Chúa bị lu mờ.

Chính Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa và đã cô đọng tất cả tinh hoa của Cơ Đốc giáo trong hai điều luật: kính Chúa, yêu người. Hai điều luật này đầy đủ hơn tất cả những niềm tin khác và bao gồm đầy đủ tất cả luật pháp và lời tiên tri, tức là cả bộ Thánh Kinh. Cuộc đời của Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài đã đem lại thỏa mãn cho tâm hồn tôi, sự thỏa mãn ấy cứ được tươi mới hơn mỗi ngày. Cả thế giới này cũng sẽ không tìm được sự thỏa mãn hoàn toàn cho tâm hồn nếu thiếu Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài.

Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống trên đời nầy như một trẻ mồ côi, nhưng bây giờ tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã lâu, nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ. Buổi sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ, cũng là ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu.

Lâm Ngữ Đường

Tài liệu tham khảo:
Kerr, Hugh T.; Mulder, John M. Conversions: The Christian Experience, William B. Eerdmans Publisher, 1985.
Lin, Yutang, From Pagan to Christian, World Publishing Company, 1959.

Lâm Ngữ Đường (1895-1976) là một học giả, một nhà văn, và là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Trung Hoa.  Sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo, đông con, Lâm Ngữ Đường  may mắn hơn các anh em trong gia đình được theo học đại học. Sau khi tốt nghiệp tại St. John College, một trường đại học Tin Lành tại Thượng Hải, Lâm Ngữ Đường được một học bổng bán phần theo học tiến sĩ tại Đại Học Harvard (Hoa Kỳ). Sau một thời gian tại Harvard, vì không có khả năng trả nổi phần học phí còn lại, Lâm Ngữ Đường đã nghỉ học, làm việc cho Hiệp Hội Thanh Niên Cơ Đốc (Young Men’s Christian Association  – YMCA), và được cử sang Pháp giúp những người Trung Hoa đang lao động tại đó. Năm 1921, nhờ tiền Đức mất giá, học phí rẻ hơn những nước khác, Lâm Ngữ Đường sang Đức hoàn thành việc học và tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại Học Leipzig (Đức).

Sau khi tốt nghiệp, Lâm Ngữ Đường trở về nước.  Ông từng làm giáo sư tại Đại Học Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ tại Đại Học Hạ Môn, Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Quốc Gia Nanyang (Singapore) và là Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật (UNESCO) của Liên Hiệp Quốc.

Là một học giả lỗi lạc của Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường viết rất nhiều sách phân tích, phê bình, giới thiệu nghệ thuật, văn hóa và triết học Trung Hoa.  Hơn 30 tác phẩm của ông đã được xuất bản trong tiếng Anh; một số ít đã được dịch sang tiếng Việt, trong đó có Sống Đẹp (1964), Tình Sử Võ Tắc Thiên (1981), Trung Hoa Đất Nước Con Người (2001), Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Vĩ Nhân Và Danh Họa (2005). Lâm Ngữ Đường cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng.  Ông là một trong số ít người hiểu rất rõ triết học của Đông Phương lẫn Tây Phương và có thể phân tích quan niệm của Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật tới Rene Descartes, Emmanuel Kant, Blaise Pascal, Baruch Spinoza một cách sâu sắc.

Mặc dầu được sinh ra trong một gia đình theo Cơ Đốc giáo và cha là mục sư, khi lớn lên, Lâm Ngữ Đường chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản và tinh thần quốc gia dân tộc nên ông đã từ bỏ niềm tin Cơ Đốc, tìm đến với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo.  Trong thời gian đó, Lâm Ngữ Đường đã viết rất nhiều sách phổ biến những tư tưởng triết học Á Đông. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích, cổ vũ tư tưởng của những tôn giáo này, Lâm Ngữ Đường cho biết ông không tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình. Sau đó Lâm Ngữ Đường đã trở lại với Kinh Thánh, quay lại với Cơ Đốc giáo, và đặt niềm tin của ông nơi Đức Chúa Giê-xu.

Lâm Ngữ Đường thuật lại kinh nghiệm trở về với Chúa của mình trong bài viết Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo, được đăng trong tờ Presbyterian Life xuất bản ngày 15-4-1959.  Thư Viện Tin Lành xin giới thiệu cùng bạn đọc.

LamNguDuong

Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo

Nhiều người đã hỏi tôi – có người hỏi với giọng vui sướng, có người với vẻ thất vọng – rằng, tại sao một người từng kể mình là người vô đạo như tôi lại trở về với Cơ Đốc giáo? Tôi trở về với đức tin Cơ Đốc và gia nhập Hội Thánh của Chúa là vì tôi muốn quay về với ý thức về Thượng Đế và tình yêu của Ngài mà Chúa Giê-xu đã mặc khải cho tôi cách đơn giản và rõ ràng.

Câu hỏi quan trọng nhất trong đời sống là: Con người có thể sống mà không cần đến tôn giáo hay không? Trong hơn ba mươi năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân bản (humanism), hay nói đúng hơn là quan niệm của Khổng giáo về cuộc đời. Quan niệm này cho rằng nhờ giáo dục, con người có thể làm cho mình trở nên người toàn thiện. Đây cũng là quan niệm chủ trương rằng con người thừa sức để giải quyết những vấn đề của chính mình.

Bây giờ thì tôi tin rằng nếu không có tôn giáo, con người không thể nào sống còn. Con người không thể nào, và sẽ chẳng bao giờ có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình, và tôn giáo nào dựa vào khả năng tự trở thành toàn thiện để cứu giúp người thì chưa thể kể là tôn giáo.

Con người cần được nối kết với một Sức Mạnh ở bên ngoài và lớn hơn chính mình. Tôi tin rằng đức tin Cơ Đốc, qua sự mặc khải của Chúa Cứu Thế, đã cung ứng cho con người con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Và tôi cũng phải công nhận rằng, khi tinh thần vô tôn giáo và chủ nghĩa vật chất gia tăng, thì tinh thần của con người cũng băng hoại và yếu mòn. Chính tôi đã chứng kiến những hành động tệ hại của một quốc gia sống mà không kể gì đến Thượng Đế.

Đến đây có lẽ tôi cũng nên nói qua về chính mình tôi để quý vị rõ. Gia đình tôi theo Cơ Đốc giáo đã ba đời. Cha tôi là mục sư của Hội Trưởng Lão. Ông làm mục sư tại một làng nằm trong miền núi hẻo lánh, gần cửa khẩu Hạ Môn, thuộc vùng biển Đông Nam của Trung Quốc. Nơi chúng tôi sống là một thung lũng có núi bao bọc chung quanh, cũng chính vì thế mà người ta gọi làng tôi là “cái hồ.”

Thời thơ ấu của tôi thật tươi đẹp, tôi được sống gần với Chúa, bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ mà Ngài đã tạo dựng. Tôi được thưởng thức vẻ đẹp của những đám mây phủ trên các đỉnh núi cao, đồng cỏ xanh ngát dưới ánh hoàng hôn, tiếng róc rách của dòng suối nhỏ. Những kỷ niệm này ảnh hưởng đến niềm tin của tôi rất nhiều, nó làm tôi chán ghét tất cả những gì giả tạo, phiền toái và nhỏ bé.

Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống đơn sơ, nhưng đầy tình thương. Anh chị em chúng tôi không được phép cãi nhau, và thật vậy, chúng tôi chẳng bao giờ cãi nhau. Trong nhà ai cũng ham học, ai cũng muốn học hành đến nơi đến chốn. Nhưng lúc đó, mới đầu thế kỷ hai mươi, Từ Hi Thái Hậu còn cầm quyền tại Trung Quốc. Cha tôi nói với chúng tôi giọng nửa đùa nửa thật rằng, ông hy vọng một ngày kia tôi sẽ được du học ở Đại Học Berlin hoặc Oxford. Gia đình chúng tôi thường hay mơ ước những chuyện viển vông như thế.

Sau đó ít lâu, một biến cố xảy ra trong gia đình đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trong đời tôi. Người chị thứ hai của tôi, rất thông minh và hiền hậu, muốn đi học đại học, nhưng ở Trung Hoa lúc đó việc học hành là của con trai chứ ít ai nghĩ đến cho con gái. Hơn nữa, cha tôi chỉ có thể lo cho một người ăn học mà thôi. Vì thế, năm 21 tuổi, chị tôi đi lấy chồng. Tôi còn nhớ ngày hôm đó, tôi và chị tôi cùng xuôi một chuyến đò: chị đi về nhà chồng, còn tôi lên Thượng Hải để vào đại học. Lúc chia tay, chị tôi lấy trong túi chiếc áo cưới bốn mươi đồng bạc, giúi vào tay tôi, vừa khóc vừa nói: “Chị là con gái, không được đi học, còn em, được đi học đại học, đừng lãng phí cơ hội. Em ráng học để mai kia trở nên một người tốt, hữu dụng và nổi tiếng.”

Hai năm sau, chị tôi chết vì bệnh dịch hạch. Bốn mươi đồng chị cho tôi đã tiêu hết, nhưng những lời chị nhắn nhủ, tôi chẳng bao giờ quên! Lên Thượng Hải, tôi chọn ngành thần học để ra làm mục sư, nhưng chẳng biết vì sao, tôi cảm thấy môn thần học thật là vô nghĩa, và tôi đâm ra chán, không muốn học nữa. Nghĩ rằng nên thành thật với chính mình là hơn, nên tôi bỏ ý định làm mục sư. Và dù vẫn còn lòng tin nơi Chúa, tôi cũng bỏ, không đi nhà thờ nữa! Từ đó những ảnh hưởng chung quanh tôi đã khiến tôi trở thành người ngoại đạo.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lên Bắc Kinh để đi dạy. Cũng như bao nhiêu sinh viên khác ở trường thần học ra, tiếng Trung Hoa của tôi rất kém. Tôi cũng không biết nhiều về văn học dân gian, và là tín đồ Tin Lành lúc đó, tôi không được phép nghe nhạc đời. Mỗi khi đi ngang qua rạp hát, chúng tôi phải nhìn thẳng phía trước mà đi, không được lảng vảng gần những nơi ấy. Hồi nhỏ, tôi biết chuyện Giô-suê thổi kèn làm cho tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, nhưng chẳng ai kể cho tôi nghe chuyện nước mắt của nàng Mạnh Khương làm trôi một góc Vạn Lý Trường Thành!

Tiếp xúc với một xã hội Trung Hoa thật sự với tất cả những hào nhoáng của Bắc Kinh, tôi thấy xấu hổ trước sự dốt nát của mình nên tôi đã lao đầu vào việc nghiên cứu văn chương và triết học Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với người được trưởng dưỡng trong một gia đình “đạo dòng” như tôi, đó không phải là chuyện dễ. Tôi lo sợ khi phải bước ra khỏi thế giới có Chúa bao bọc để bước vào một thế giới hoàn toàn ngoại giáo.

Nhưng rồi một người bạn của tôi, một nhà trí thức theo đường lối giáo dục mới đã thu hút tôi với chủ trương “nhân chi sơ tính bản thiện” của Nho giáo! Tôi biết rằng, Đức Khổng Tử đã dạy con người thà chết lành hơn sống dữ! Mạnh Tử cũng đã nói: “Tôi yêu đời sống nhưng cũng yêu lẽ phải, nếu không thể có cả hai, tôi sẽ sẵn sàng hy sinh đời sống để được lẽ phải.” Đó là căn bản của chủ nghĩa nhân bản: cậy vào sức mạnh và lý trí để nâng cao và cải thiện chính mình, rồi sau đó cải thiện cả thế giới! Đây cũng là chủ trương của những nhà duy lý trong thế kỷ 18 (theo tôi, chủ trương nầy cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo) như Voltaire, Diderot, Leibnitz. Đây là thời đại mệnh danh là Thời Đại Khai Sáng. Chủ thuyết nầy đã làm thỏa mãn tâm hồn tôi suốt nhiều năm.

Nhưng rồi qua kinh nghiệm và những phút suy tư, tôi thấy hình như có một cái gì bất an bắt đầu xâm chiếm tâm hồn. Tôi nhận thấy rằng Thời Đại Khai Sáng theo chủ nghĩa nhân bản đã nảy sinh ra chủ nghĩa vật chất. Niềm tin tưởng vào chính mình gia tăng, nhưng niềm tin đó không làm con người trở nên thánh thiện hơn. Con người có thể tài giỏi hơn, nhưng càng ngày con người càng mất đi tính mềm mại, khiêm tốn của một người đứng trước sự hiện diện của Thượng Đế. Lịch sử hiện đại chỉ cho tôi thấy rõ rằng, thiếu đức khiêm tốn ấy, con người dù rất tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, đã trở nên những con người dã man và tàn ác.

Vì càng ngày càng không thỏa lòng với chủ nghĩa nhân bản, tôi luôn luôn tự hỏi: “Có tôn giáo nào trên đời này có thể đáp ứng được niềm khao khát của những người văn minh học thức không?” Cũng giống như chủ nghĩa nhân bản, Nho giáo với tất cả những giáo huấn đạo đức cao siêu, vẫn không đủ để cải thiện con người vì đã nhiều lần, nhiều cách, con người chứng tỏ rằng mình không tốt đẹp chút nào. Phật giáo, là đạo từ bi, đặt căn bản trên triết lý cho rằng tất cả những gì có thể cảm biết được trên đời này chỉ là ảo ảnh. Điều hay nhất và điều duy nhất mà Phật giáo có thể cống hiến cho đời là cho con người biết rằng: “Đời là bể khổ!” Triết lý của Lão giáo thì rất gần với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, chủ trương trở về với thiên nhiên và chữ “nhàn” của Lão giáo chẳng những không thích hợp với đời sống văn minh mà cũng không giải quyết được vấn đề của con người hiện đại.

Có lẽ trong thời gian này, đức tin của thời thơ ấu đã sống lại trong tiềm thức tôi. Trong những năm đó, mỗi lần chúng tôi di chuyển đến nơi nào, vợ tôi cũng tìm đến nhà thờ để đi lễ. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Dầu vậy, mỗi lần ở nhà thờ về, tôi cảm thấy thất vọng hơn là phấn khởi. Tôi không thể nào chịu nổi khi phải nghe một bài giảng quá dở. Tôi khó chịu mỗi khi nghe vị mục sư nói về tội lỗi, địa ngục và diêm sinh trong hồ lửa. Cuối cùng tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ trở lại nhà thờ nữa!

Nhưng  rồi một Chúa Nhật nọ, khi đang ở New York, vợ tôi lại rủ tôi đi nhà thờ. Vợ tôi thuyết phục tôi bằng cách nói rằng “Anh có thể không đồng ý với nội dung bài giảng, nhưng thế nào cũng phải cảm phục văn chương và tài hùng biện của vị mục sư này!” Lúc đầu tôi ngần ngừ nhưng cuối cùng tôi quyết định đi. Đó là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đường Madison, và vị mục sư là Tiến sĩ David Read.

Văn chương của Tiến sĩ Read thật hay và cách ông trình bày bài giảng thật khéo, nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi thích bài thuyết giảng hôm ấy. Sáng hôm đó ông nói về sự sống vĩnh cửu và tôi chăm chú theo dõi từng lời từng tiếng. Đối với tôi, thiên đàng không có gì hấp dẫn nếu đó chỉ là nơi mà ta sẽ sống đời đời để ca tụng Chúa, là nơi mà mọi sự đều an lành, không còn đói khát, than khóc, và cứ như thế hết ngày này sang ngày khác. Hình ảnh cổng thiên đàng đầy ngọc quý đối với tôi chỉ là nơi mà các ông chủ tiệm cầm đồ mơ ước được đặt chân đến. Chỉ những người chưa được đặt chân đến Tiffanys (một tiệm bán nữ trang đắt tiền ở New York) trên đời này thì mới mơ ước được vào một nơi sang trọng như thế ở đời sau!

Trong bài giảng, vị mục sư hỏi “Sống đời đời nghĩa là gì?” Và ông trả lời: “Sống đời đời không phải chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Sống đời đời là sống cao hơn đời sống thân xác: ăn, ngủ, sinh sản; có ý nghĩa hơn đời sống thế tục: đi làm, trả nợ, nuôi con ăn học.” Vị mục sư nói tiếp, “Có một sự sống cao quý hơn, trong đó con người hướng đến những giá trị tâm linh, đưa con người đến chỗ vị tha, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Cuộc sống cao quý ấy liên quan đến những giá trị tâm linh, ý thức về huyền nhiệm của những giá trị đạo đức trong tâm hồn và thiên đàng chỉ là một phần của đời sống ấy. Đây là sự sống kéo dài mãi mãi và trên bình diện đó, đời đời nghĩa là đời đời thỏa mãn!”

Tôi tiếp tục trở lại nhà thờ đó mỗi tuần. Tôi trở lại để nghiên cứu, để học những điều đẹp đẽ và đơn thuần nhưng tuyệt vời cao siêu trong lời dạy của Đức Chúa Giê-xu. Cũng như sứ đồ Phao-lô ngày xưa, những chiếc vảy cá bắt đầu rớt ra khỏi mắt tôi. Tôi khám phá nhiều điều mới lạ trong Kinh Thánh như thể là tôi chưa được đọc Kinh Thánh bao giờ.

Tôi khám phá ra rằng, từ xưa đến giờ chưa có ai dám nói những lời như Chúa Giê-xu đã nói. Ngài nói Thượng Đế tức là Đức Chúa Cha, là Đấng biết rõ chính Ngài và hòa làm một với Ngài trong tình yêu và trong sự hiểu biết. Không một bậc thầy nào ở đời này hiểu biết và có mối quan hệ đặc biệt như thế đối với Thượng Đế. Chính vì sự hiểu biết và mối quan hệ mật thiết đó mà Chúa Giê-xu đã dám tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng: “Ai thấy Ta là đã thấy Cha!”

Một điều khác cũng làm tôi ngạc nhiên vô cùng, đó là Thượng Đế mà Chúa Giê-xu mặc khải khác hẳn với Thượng Đế trong ý niệm sai lầm của con người. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên cây thập tự cho tôi thấy một tình yêu mới: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì!” Lời đó trong cả lịch sử loài người chưa có ai dám nói, và nó đã bày tỏ Thượng Đế là Đấng tha thứ, không phải trên lý thuyết, nhưng tha thứ qua sự hy sinh cụ thể, rõ ràng của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Không một bậc thánh hiền nào có thể tuyên bố một câu đầy ý nghĩa như câu: “Nếu các ngươi làm việc này cho một người hèn mọn nhất của anh em ta, là đã làm cho chính mình Ta.” Chữ “Ta” trong câu này là hình ảnh của Thượng Đế ngồi ghế chánh án trong phiên tòa chung thẩm, nhưng lại đặc biệt lưu tâm đến những người nghèo đói, những góa phụ đáng thương và những trẻ mồ côi tàn tật. Tôi thầm nghĩ, Chúa Giê-xu nói câu này với tư cách của một bậc Thầy, một người có toàn quyền trên cõi sống và cõi chết. Bài học tình yêu, nhân từ, thương xót đã được cụ thể hóa trong chính cuộc đời của Ngài. Cũng vì thế bao nhiêu người đã đến với Ngài, không chỉ vì kính phục nhưng vì muốn tôn thờ Chúa. Cũng chính vì thế mà ánh sáng làm cho Thánh Phao-lô bị mù lòa trên đường đến thành Đa-mách đã tiếp tục soi đường dẫn lối cho con người qua bao nhiêu thế kỷ.

Dĩ nhiên tôi biết rằng, khi nói Thượng Đế là tình thương và tình thương đó sẽ biến thế giới con người trở nên tốt đẹp, thì những người theo chủ nghĩa duy vật ngày nay sẽ chế nhạo, vì họ cho rằng thế giới này chẳng qua chỉ là một mớ những hạt nhân nguyên tử, chạy theo những định luật vật lý mù quáng. Phúc Âm và tình thương của Thượng Đế cũng bị những người theo chủ nghĩa Mác-xít coi thường, xen lẫn sợ hãi, vì họ luôn chủ trương hận thù và bạo động.

Thật ra tôi nghĩ rằng, không có một lý thuyết nào trên đời này, kể cả thuyết nhân bản, có thể giúp con người chừa bỏ được tính thù ghét, bạo động, thủ đoạn và gian dối, ngoại trừ những lời dạy mạnh mẽ của Chúa Giê-xu. Cũng vì thế, nếu người Cộng Sản muốn tiến đến chỗ thành lập một xã hội vật chất vô thần, điều đầu tiên họ phải làm là phải tiêu diệt cho được lòng kính sợ Thượng Đế nơi con người! Do đó, Cơ Đốc nhân chân chính không thể là một người Cộng Sản, và ngược lại, một đảng viên Cộng Sản cũng không thể nào là môn đồ của Chúa Giê-xu được. Cho nên, tranh chấp giữa một xã hội vô thần với một xã hội đặt Thượng Đế làm chủ trong lòng người, là điều chắc chắn và dĩ nhiên.

Tôi không còn đặt câu hỏi: “Có tôn giáo nào có thể làm thỏa mãn tâm hồn con người của thời đại tân tiến này không?” bởi vì tôi biết là có. Trở về với Thánh Kinh, tôi thấy Thánh Kinh không chỉ là quyển sách ghi lại những dữ kiện lịch sử, nhưng cũng ghi lại sự mặc khải chính xác, qua Chúa Giê-xu; chính sự mặc khải đó đã đem Thượng Đế xuống ngang tầm mắt của tôi, để tôi có thể biết Ngài.

Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ không phải vì chúng ta là người có tội; cũng không phải vì chúng ta là người đạo đức mẫu mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản thiêng liêng của mình, vì nhận thức rõ giá trị cao quý của con người; cũng như vì biết rõ những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của con người. Nếu không nhờ vào một quyền lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở lại vào cái hố tự cao tự mãn ấy một cách dễ dàng. Người nào muốn thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và muốn kinh nghiệm được sức mạnh tinh thần trong lời dạy của Chúa Giê-xu, người ấy phải loại bỏ những sáo ngữ tôn giáo, là điều thường làm cho lời dạy của Chúa bị lu mờ.

Chính Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa và đã cô đọng tất cả tinh hoa của Cơ Đốc giáo trong hai điều luật: kính Chúa, yêu người. Hai điều luật này đầy đủ hơn tất cả những niềm tin khác và bao gồm đầy đủ tất cả luật pháp và lời tiên tri, tức là cả bộ Thánh Kinh. Cuộc đời của Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài đã đem lại thỏa mãn cho tâm hồn tôi, sự thỏa mãn ấy cứ được tươi mới hơn mỗi ngày. Cả thế giới này cũng sẽ không tìm được sự thỏa mãn hoàn toàn cho tâm hồn nếu thiếu Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài.

Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống trên đời nầy như một trẻ mồ côi, nhưng bây giờ tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã lâu, nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ. Buổi sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ, cũng là ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu.

Lâm Ngữ Đường

Tài liệu tham khảo:
Kerr, Hugh T.; Mulder, John M. Conversions: The Christian Experience, William B. Eerdmans Publisher, 1985.
Lin, Yutang, From Pagan to Christian, World Publishing Company, 1959.

Lâm Ngữ Đường (1895-1976) là một học giả, một nhà văn, và là một nhà tư tưởng nổi tiếng người Trung Hoa.  Sinh ra trong một gia đình mục sư nghèo, đông con, Lâm Ngữ Đường  may mắn hơn các anh em trong gia đình được theo học đại học. Sau khi tốt nghiệp tại St. John College, một trường đại học Tin Lành tại Thượng Hải, Lâm Ngữ Đường được một học bổng bán phần theo học tiến sĩ tại Đại Học Harvard (Hoa Kỳ). Sau một thời gian tại Harvard, vì không có khả năng trả nổi phần học phí còn lại, Lâm Ngữ Đường đã nghỉ học, làm việc cho Hiệp Hội Thanh Niên Cơ Đốc (Young Men’s Christian Association  – YMCA), và được cử sang Pháp giúp những người Trung Hoa đang lao động tại đó. Năm 1921, nhờ tiền Đức mất giá, học phí rẻ hơn những nước khác, Lâm Ngữ Đường sang Đức hoàn thành việc học và tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại Học Leipzig (Đức).

Sau khi tốt nghiệp, Lâm Ngữ Đường trở về nước.  Ông từng làm giáo sư tại Đại Học Bắc Kinh, Giám Đốc Học Vụ tại Đại Học Hạ Môn, Viện Trưởng đầu tiên của Viện Đại Học Quốc Gia Nanyang (Singapore) và là Giám Đốc Phân Bộ Văn Hóa Nghệ Thuật (UNESCO) của Liên Hiệp Quốc.

Là một học giả lỗi lạc của Trung Hoa, Lâm Ngữ Đường viết rất nhiều sách phân tích, phê bình, giới thiệu nghệ thuật, văn hóa và triết học Trung Hoa.  Hơn 30 tác phẩm của ông đã được xuất bản trong tiếng Anh; một số ít đã được dịch sang tiếng Việt, trong đó có Sống Đẹp (1964), Tình Sử Võ Tắc Thiên (1981), Trung Hoa Đất Nước Con Người (2001), Hội Họa Trung Hoa Qua Lời Các Vĩ Nhân Và Danh Họa (2005). Lâm Ngữ Đường cũng là một nhà tư tưởng nổi tiếng.  Ông là một trong số ít người hiểu rất rõ triết học của Đông Phương lẫn Tây Phương và có thể phân tích quan niệm của Lão Tử, Khổng Tử, Đức Phật tới Rene Descartes, Emmanuel Kant, Blaise Pascal, Baruch Spinoza một cách sâu sắc.

Mặc dầu được sinh ra trong một gia đình theo Cơ Đốc giáo và cha là mục sư, khi lớn lên, Lâm Ngữ Đường chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân bản và tinh thần quốc gia dân tộc nên ông đã từ bỏ niềm tin Cơ Đốc, tìm đến với Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo.  Trong thời gian đó, Lâm Ngữ Đường đã viết rất nhiều sách phổ biến những tư tưởng triết học Á Đông. Sau nhiều năm nghiên cứu, phân tích, cổ vũ tư tưởng của những tôn giáo này, Lâm Ngữ Đường cho biết ông không tìm thấy hướng đi cho cuộc đời mình. Sau đó Lâm Ngữ Đường đã trở lại với Kinh Thánh, quay lại với Cơ Đốc giáo, và đặt niềm tin của ông nơi Đức Chúa Giê-xu.

Lâm Ngữ Đường thuật lại kinh nghiệm trở về với Chúa của mình trong bài viết Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo, được đăng trong tờ Presbyterian Life xuất bản ngày 15-4-1959.  Thư Viện Tin Lành xin giới thiệu cùng bạn đọc.

LamNguDuong

Vì Sao Tôi Trở Lại Với Cơ Đốc Giáo

Nhiều người đã hỏi tôi – có người hỏi với giọng vui sướng, có người với vẻ thất vọng – rằng, tại sao một người từng kể mình là người vô đạo như tôi lại trở về với Cơ Đốc giáo? Tôi trở về với đức tin Cơ Đốc và gia nhập Hội Thánh của Chúa là vì tôi muốn quay về với ý thức về Thượng Đế và tình yêu của Ngài mà Chúa Giê-xu đã mặc khải cho tôi cách đơn giản và rõ ràng.

Câu hỏi quan trọng nhất trong đời sống là: Con người có thể sống mà không cần đến tôn giáo hay không? Trong hơn ba mươi năm, tôn giáo duy nhất của tôi là chủ nghĩa nhân bản (humanism), hay nói đúng hơn là quan niệm của Khổng giáo về cuộc đời. Quan niệm này cho rằng nhờ giáo dục, con người có thể làm cho mình trở nên người toàn thiện. Đây cũng là quan niệm chủ trương rằng con người thừa sức để giải quyết những vấn đề của chính mình.

Bây giờ thì tôi tin rằng nếu không có tôn giáo, con người không thể nào sống còn. Con người không thể nào, và sẽ chẳng bao giờ có thể tự giải quyết vấn đề của chính mình, và tôn giáo nào dựa vào khả năng tự trở thành toàn thiện để cứu giúp người thì chưa thể kể là tôn giáo.

Con người cần được nối kết với một Sức Mạnh ở bên ngoài và lớn hơn chính mình. Tôi tin rằng đức tin Cơ Đốc, qua sự mặc khải của Chúa Cứu Thế, đã cung ứng cho con người con đường duy nhất dẫn đến Thượng Đế. Và tôi cũng phải công nhận rằng, khi tinh thần vô tôn giáo và chủ nghĩa vật chất gia tăng, thì tinh thần của con người cũng băng hoại và yếu mòn. Chính tôi đã chứng kiến những hành động tệ hại của một quốc gia sống mà không kể gì đến Thượng Đế.

Đến đây có lẽ tôi cũng nên nói qua về chính mình tôi để quý vị rõ. Gia đình tôi theo Cơ Đốc giáo đã ba đời. Cha tôi là mục sư của Hội Trưởng Lão. Ông làm mục sư tại một làng nằm trong miền núi hẻo lánh, gần cửa khẩu Hạ Môn, thuộc vùng biển Đông Nam của Trung Quốc. Nơi chúng tôi sống là một thung lũng có núi bao bọc chung quanh, cũng chính vì thế mà người ta gọi làng tôi là “cái hồ.”

Thời thơ ấu của tôi thật tươi đẹp, tôi được sống gần với Chúa, bên cạnh thiên nhiên hùng vĩ mà Ngài đã tạo dựng. Tôi được thưởng thức vẻ đẹp của những đám mây phủ trên các đỉnh núi cao, đồng cỏ xanh ngát dưới ánh hoàng hôn, tiếng róc rách của dòng suối nhỏ. Những kỷ niệm này ảnh hưởng đến niềm tin của tôi rất nhiều, nó làm tôi chán ghét tất cả những gì giả tạo, phiền toái và nhỏ bé.

Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống đơn sơ, nhưng đầy tình thương. Anh chị em chúng tôi không được phép cãi nhau, và thật vậy, chúng tôi chẳng bao giờ cãi nhau. Trong nhà ai cũng ham học, ai cũng muốn học hành đến nơi đến chốn. Nhưng lúc đó, mới đầu thế kỷ hai mươi, Từ Hi Thái Hậu còn cầm quyền tại Trung Quốc. Cha tôi nói với chúng tôi giọng nửa đùa nửa thật rằng, ông hy vọng một ngày kia tôi sẽ được du học ở Đại Học Berlin hoặc Oxford. Gia đình chúng tôi thường hay mơ ước những chuyện viển vông như thế.

Sau đó ít lâu, một biến cố xảy ra trong gia đình đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trong đời tôi. Người chị thứ hai của tôi, rất thông minh và hiền hậu, muốn đi học đại học, nhưng ở Trung Hoa lúc đó việc học hành là của con trai chứ ít ai nghĩ đến cho con gái. Hơn nữa, cha tôi chỉ có thể lo cho một người ăn học mà thôi. Vì thế, năm 21 tuổi, chị tôi đi lấy chồng. Tôi còn nhớ ngày hôm đó, tôi và chị tôi cùng xuôi một chuyến đò: chị đi về nhà chồng, còn tôi lên Thượng Hải để vào đại học. Lúc chia tay, chị tôi lấy trong túi chiếc áo cưới bốn mươi đồng bạc, giúi vào tay tôi, vừa khóc vừa nói: “Chị là con gái, không được đi học, còn em, được đi học đại học, đừng lãng phí cơ hội. Em ráng học để mai kia trở nên một người tốt, hữu dụng và nổi tiếng.”

Hai năm sau, chị tôi chết vì bệnh dịch hạch. Bốn mươi đồng chị cho tôi đã tiêu hết, nhưng những lời chị nhắn nhủ, tôi chẳng bao giờ quên! Lên Thượng Hải, tôi chọn ngành thần học để ra làm mục sư, nhưng chẳng biết vì sao, tôi cảm thấy môn thần học thật là vô nghĩa, và tôi đâm ra chán, không muốn học nữa. Nghĩ rằng nên thành thật với chính mình là hơn, nên tôi bỏ ý định làm mục sư. Và dù vẫn còn lòng tin nơi Chúa, tôi cũng bỏ, không đi nhà thờ nữa! Từ đó những ảnh hưởng chung quanh tôi đã khiến tôi trở thành người ngoại đạo.

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lên Bắc Kinh để đi dạy. Cũng như bao nhiêu sinh viên khác ở trường thần học ra, tiếng Trung Hoa của tôi rất kém. Tôi cũng không biết nhiều về văn học dân gian, và là tín đồ Tin Lành lúc đó, tôi không được phép nghe nhạc đời. Mỗi khi đi ngang qua rạp hát, chúng tôi phải nhìn thẳng phía trước mà đi, không được lảng vảng gần những nơi ấy. Hồi nhỏ, tôi biết chuyện Giô-suê thổi kèn làm cho tường thành Giê-ri-cô sụp đổ, nhưng chẳng ai kể cho tôi nghe chuyện nước mắt của nàng Mạnh Khương làm trôi một góc Vạn Lý Trường Thành!

Tiếp xúc với một xã hội Trung Hoa thật sự với tất cả những hào nhoáng của Bắc Kinh, tôi thấy xấu hổ trước sự dốt nát của mình nên tôi đã lao đầu vào việc nghiên cứu văn chương và triết học Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với người được trưởng dưỡng trong một gia đình “đạo dòng” như tôi, đó không phải là chuyện dễ. Tôi lo sợ khi phải bước ra khỏi thế giới có Chúa bao bọc để bước vào một thế giới hoàn toàn ngoại giáo.

Nhưng rồi một người bạn của tôi, một nhà trí thức theo đường lối giáo dục mới đã thu hút tôi với chủ trương “nhân chi sơ tính bản thiện” của Nho giáo! Tôi biết rằng, Đức Khổng Tử đã dạy con người thà chết lành hơn sống dữ! Mạnh Tử cũng đã nói: “Tôi yêu đời sống nhưng cũng yêu lẽ phải, nếu không thể có cả hai, tôi sẽ sẵn sàng hy sinh đời sống để được lẽ phải.” Đó là căn bản của chủ nghĩa nhân bản: cậy vào sức mạnh và lý trí để nâng cao và cải thiện chính mình, rồi sau đó cải thiện cả thế giới! Đây cũng là chủ trương của những nhà duy lý trong thế kỷ 18 (theo tôi, chủ trương nầy cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo) như Voltaire, Diderot, Leibnitz. Đây là thời đại mệnh danh là Thời Đại Khai Sáng. Chủ thuyết nầy đã làm thỏa mãn tâm hồn tôi suốt nhiều năm.

Nhưng rồi qua kinh nghiệm và những phút suy tư, tôi thấy hình như có một cái gì bất an bắt đầu xâm chiếm tâm hồn. Tôi nhận thấy rằng Thời Đại Khai Sáng theo chủ nghĩa nhân bản đã nảy sinh ra chủ nghĩa vật chất. Niềm tin tưởng vào chính mình gia tăng, nhưng niềm tin đó không làm con người trở nên thánh thiện hơn. Con người có thể tài giỏi hơn, nhưng càng ngày con người càng mất đi tính mềm mại, khiêm tốn của một người đứng trước sự hiện diện của Thượng Đế. Lịch sử hiện đại chỉ cho tôi thấy rõ rằng, thiếu đức khiêm tốn ấy, con người dù rất tiến bộ về kỹ thuật và vật chất, đã trở nên những con người dã man và tàn ác.

Vì càng ngày càng không thỏa lòng với chủ nghĩa nhân bản, tôi luôn luôn tự hỏi: “Có tôn giáo nào trên đời này có thể đáp ứng được niềm khao khát của những người văn minh học thức không?” Cũng giống như chủ nghĩa nhân bản, Nho giáo với tất cả những giáo huấn đạo đức cao siêu, vẫn không đủ để cải thiện con người vì đã nhiều lần, nhiều cách, con người chứng tỏ rằng mình không tốt đẹp chút nào. Phật giáo, là đạo từ bi, đặt căn bản trên triết lý cho rằng tất cả những gì có thể cảm biết được trên đời này chỉ là ảo ảnh. Điều hay nhất và điều duy nhất mà Phật giáo có thể cống hiến cho đời là cho con người biết rằng: “Đời là bể khổ!” Triết lý của Lão giáo thì rất gần với Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giê-xu. Tuy nhiên, chủ trương trở về với thiên nhiên và chữ “nhàn” của Lão giáo chẳng những không thích hợp với đời sống văn minh mà cũng không giải quyết được vấn đề của con người hiện đại.

Có lẽ trong thời gian này, đức tin của thời thơ ấu đã sống lại trong tiềm thức tôi. Trong những năm đó, mỗi lần chúng tôi di chuyển đến nơi nào, vợ tôi cũng tìm đến nhà thờ để đi lễ. Thỉnh thoảng tôi cũng đi theo. Dầu vậy, mỗi lần ở nhà thờ về, tôi cảm thấy thất vọng hơn là phấn khởi. Tôi không thể nào chịu nổi khi phải nghe một bài giảng quá dở. Tôi khó chịu mỗi khi nghe vị mục sư nói về tội lỗi, địa ngục và diêm sinh trong hồ lửa. Cuối cùng tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ trở lại nhà thờ nữa!

Nhưng  rồi một Chúa Nhật nọ, khi đang ở New York, vợ tôi lại rủ tôi đi nhà thờ. Vợ tôi thuyết phục tôi bằng cách nói rằng “Anh có thể không đồng ý với nội dung bài giảng, nhưng thế nào cũng phải cảm phục văn chương và tài hùng biện của vị mục sư này!” Lúc đầu tôi ngần ngừ nhưng cuối cùng tôi quyết định đi. Đó là nhà thờ Hội Trưởng Lão ở đường Madison, và vị mục sư là Tiến sĩ David Read.

Văn chương của Tiến sĩ Read thật hay và cách ông trình bày bài giảng thật khéo, nhưng đó không phải là lý do chính khiến tôi thích bài thuyết giảng hôm ấy. Sáng hôm đó ông nói về sự sống vĩnh cửu và tôi chăm chú theo dõi từng lời từng tiếng. Đối với tôi, thiên đàng không có gì hấp dẫn nếu đó chỉ là nơi mà ta sẽ sống đời đời để ca tụng Chúa, là nơi mà mọi sự đều an lành, không còn đói khát, than khóc, và cứ như thế hết ngày này sang ngày khác. Hình ảnh cổng thiên đàng đầy ngọc quý đối với tôi chỉ là nơi mà các ông chủ tiệm cầm đồ mơ ước được đặt chân đến. Chỉ những người chưa được đặt chân đến Tiffanys (một tiệm bán nữ trang đắt tiền ở New York) trên đời này thì mới mơ ước được vào một nơi sang trọng như thế ở đời sau!

Trong bài giảng, vị mục sư hỏi “Sống đời đời nghĩa là gì?” Và ông trả lời: “Sống đời đời không phải chỉ có nghĩa là sống mãi mãi. Sống đời đời là sống cao hơn đời sống thân xác: ăn, ngủ, sinh sản; có ý nghĩa hơn đời sống thế tục: đi làm, trả nợ, nuôi con ăn học.” Vị mục sư nói tiếp, “Có một sự sống cao quý hơn, trong đó con người hướng đến những giá trị tâm linh, đưa con người đến chỗ vị tha, sẵn sàng hy sinh cho người khác. Cuộc sống cao quý ấy liên quan đến những giá trị tâm linh, ý thức về huyền nhiệm của những giá trị đạo đức trong tâm hồn và thiên đàng chỉ là một phần của đời sống ấy. Đây là sự sống kéo dài mãi mãi và trên bình diện đó, đời đời nghĩa là đời đời thỏa mãn!”

Tôi tiếp tục trở lại nhà thờ đó mỗi tuần. Tôi trở lại để nghiên cứu, để học những điều đẹp đẽ và đơn thuần nhưng tuyệt vời cao siêu trong lời dạy của Đức Chúa Giê-xu. Cũng như sứ đồ Phao-lô ngày xưa, những chiếc vảy cá bắt đầu rớt ra khỏi mắt tôi. Tôi khám phá nhiều điều mới lạ trong Kinh Thánh như thể là tôi chưa được đọc Kinh Thánh bao giờ.

Tôi khám phá ra rằng, từ xưa đến giờ chưa có ai dám nói những lời như Chúa Giê-xu đã nói. Ngài nói Thượng Đế tức là Đức Chúa Cha, là Đấng biết rõ chính Ngài và hòa làm một với Ngài trong tình yêu và trong sự hiểu biết. Không một bậc thầy nào ở đời này hiểu biết và có mối quan hệ đặc biệt như thế đối với Thượng Đế. Chính vì sự hiểu biết và mối quan hệ mật thiết đó mà Chúa Giê-xu đã dám tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng: “Ai thấy Ta là đã thấy Cha!”

Một điều khác cũng làm tôi ngạc nhiên vô cùng, đó là Thượng Đế mà Chúa Giê-xu mặc khải khác hẳn với Thượng Đế trong ý niệm sai lầm của con người. Lời cầu nguyện của Chúa Giê-xu trên cây thập tự cho tôi thấy một tình yêu mới: “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì!” Lời đó trong cả lịch sử loài người chưa có ai dám nói, và nó đã bày tỏ Thượng Đế là Đấng tha thứ, không phải trên lý thuyết, nhưng tha thứ qua sự hy sinh cụ thể, rõ ràng của Chúa Cứu Thế Giê-xu.

Không một bậc thánh hiền nào có thể tuyên bố một câu đầy ý nghĩa như câu: “Nếu các ngươi làm việc này cho một người hèn mọn nhất của anh em ta, là đã làm cho chính mình Ta.” Chữ “Ta” trong câu này là hình ảnh của Thượng Đế ngồi ghế chánh án trong phiên tòa chung thẩm, nhưng lại đặc biệt lưu tâm đến những người nghèo đói, những góa phụ đáng thương và những trẻ mồ côi tàn tật. Tôi thầm nghĩ, Chúa Giê-xu nói câu này với tư cách của một bậc Thầy, một người có toàn quyền trên cõi sống và cõi chết. Bài học tình yêu, nhân từ, thương xót đã được cụ thể hóa trong chính cuộc đời của Ngài. Cũng vì thế bao nhiêu người đã đến với Ngài, không chỉ vì kính phục nhưng vì muốn tôn thờ Chúa. Cũng chính vì thế mà ánh sáng làm cho Thánh Phao-lô bị mù lòa trên đường đến thành Đa-mách đã tiếp tục soi đường dẫn lối cho con người qua bao nhiêu thế kỷ.

Dĩ nhiên tôi biết rằng, khi nói Thượng Đế là tình thương và tình thương đó sẽ biến thế giới con người trở nên tốt đẹp, thì những người theo chủ nghĩa duy vật ngày nay sẽ chế nhạo, vì họ cho rằng thế giới này chẳng qua chỉ là một mớ những hạt nhân nguyên tử, chạy theo những định luật vật lý mù quáng. Phúc Âm và tình thương của Thượng Đế cũng bị những người theo chủ nghĩa Mác-xít coi thường, xen lẫn sợ hãi, vì họ luôn chủ trương hận thù và bạo động.

Thật ra tôi nghĩ rằng, không có một lý thuyết nào trên đời này, kể cả thuyết nhân bản, có thể giúp con người chừa bỏ được tính thù ghét, bạo động, thủ đoạn và gian dối, ngoại trừ những lời dạy mạnh mẽ của Chúa Giê-xu. Cũng vì thế, nếu người Cộng Sản muốn tiến đến chỗ thành lập một xã hội vật chất vô thần, điều đầu tiên họ phải làm là phải tiêu diệt cho được lòng kính sợ Thượng Đế nơi con người! Do đó, Cơ Đốc nhân chân chính không thể là một người Cộng Sản, và ngược lại, một đảng viên Cộng Sản cũng không thể nào là môn đồ của Chúa Giê-xu được. Cho nên, tranh chấp giữa một xã hội vô thần với một xã hội đặt Thượng Đế làm chủ trong lòng người, là điều chắc chắn và dĩ nhiên.

Tôi không còn đặt câu hỏi: “Có tôn giáo nào có thể làm thỏa mãn tâm hồn con người của thời đại tân tiến này không?” bởi vì tôi biết là có. Trở về với Thánh Kinh, tôi thấy Thánh Kinh không chỉ là quyển sách ghi lại những dữ kiện lịch sử, nhưng cũng ghi lại sự mặc khải chính xác, qua Chúa Giê-xu; chính sự mặc khải đó đã đem Thượng Đế xuống ngang tầm mắt của tôi, để tôi có thể biết Ngài.

Tôi đi nhà thờ trở lại, và sung sướng được ngồi ở hàng ghế quen thuộc mỗi sáng Chúa Nhật. Tôi tin rằng chúng ta đi nhà thờ không phải vì chúng ta là người có tội; cũng không phải vì chúng ta là người đạo đức mẫu mực. Chúng ta đi nhà thờ vì ý thức được gia sản thiêng liêng của mình, vì nhận thức rõ giá trị cao quý của con người; cũng như vì biết rõ những thất bại và tính tự cao tự mãn cố hữu của con người. Nếu không nhờ vào một quyền lực mạnh mẽ từ bên ngoài, chúng ta có thể ngã trở lại vào cái hố tự cao tự mãn ấy một cách dễ dàng. Người nào muốn thấy được vẻ đẹp tuyệt vời và muốn kinh nghiệm được sức mạnh tinh thần trong lời dạy của Chúa Giê-xu, người ấy phải loại bỏ những sáo ngữ tôn giáo, là điều thường làm cho lời dạy của Chúa bị lu mờ.

Chính Chúa Giê-xu đã đơn giản hóa và đã cô đọng tất cả tinh hoa của Cơ Đốc giáo trong hai điều luật: kính Chúa, yêu người. Hai điều luật này đầy đủ hơn tất cả những niềm tin khác và bao gồm đầy đủ tất cả luật pháp và lời tiên tri, tức là cả bộ Thánh Kinh. Cuộc đời của Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài đã đem lại thỏa mãn cho tâm hồn tôi, sự thỏa mãn ấy cứ được tươi mới hơn mỗi ngày. Cả thế giới này cũng sẽ không tìm được sự thỏa mãn hoàn toàn cho tâm hồn nếu thiếu Chúa Giê-xu và Phúc Âm của Ngài.

Nhìn lại, tôi thấy suốt ba mươi năm qua tôi sống trên đời nầy như một trẻ mồ côi, nhưng bây giờ tôi không còn mồ côi nữa! Tôi bị trôi giạt đã lâu, nhưng nay tôi đã tìm được bến bờ. Buổi sáng Chúa Nhật tôi trở lại nhà thờ, cũng là ngày tôi trở về với mái nhà thân yêu.

Lâm Ngữ Đường

Tài liệu tham khảo:
Kerr, Hugh T.; Mulder, John M. Conversions: The Christian Experience, William B. Eerdmans Publisher, 1985.
Lin, Yutang, From Pagan to Christian, World Publishing Company, 1959.   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên