Trang Chủ TRANG CHỦ Tuyên Ngôn Đức Tin Baptist – Phần 2

Tuyên Ngôn Đức Tin Baptist – Phần 2

503
0
SHARE
  1. LUẬT PHÁP CHÚA

Đức Chúa Trời ban cho A-đam luật vâng phục toàn diện được viết trong tấm lòng của ông và một mệnh lệnh cụ thể đó là không được ăn trái của cây biết điều thiện điều ác.1 Tức là Chúa đòi hỏi ông và tất cả con cháu về sau vâng phục nguyên chỉ này cách hoàn toàn và mãi mãi.2 Chúa hứa ban sự sống nếu A-đam giữ trọn mệnh lệnh và đe dọa sự chết nếu ông phạm phải, và Ngài cũng ban A-đam sức mạnh và khả năng để giữ lấy luật pháp.3

1Sáng thế ký 1:27; Truyền đạo 7:29. 2Rô-ma 10:5. 3Ga-la-ti 3:10, 12.

Cùng một luật pháp được viết lần đầu tiên trong tấm lòng con người, tiếp tục là một luật công chính hoàn hảo sau khi sa ngã.4 Luật pháp được Chúa trao cho trên núi Si-nai trong mười điều răn và được viết trên hai tảng đá. Bốn điều răn đầu tiên nói về trách nhiệm của chúng ta với Chúa và sáu điều tiếp theo nói về trách nhiệm của chúng ta với con người.5

4Rô-ma 2:14-15. 5Phục truyền luật lệ ký 10:4.

Ngoài luật pháp này_thường được gọi là luật đạo đức _ Chúa ban cho tuyển dân Israel luật cụ thể về các nghi lễ. Có thể nói là các luật này đề cập đến sự thờ phượng, bằng cách khắc hoạ Đấng Christ, ân điển, hành động, sự chịu khổ và lợi ích của Ngài.6 Tức là các luật này bày tỏ những chỉ dẫn khác nhau về trách nhiệm đạo đức.7 Tất cả những luật nghi lễ này phải tuân theo cho đến khi luật mới được cập nhật. Hiện nay chúng đã bị loại bỏ bởi Chúa Giê-su. Là Đấng Mê-si  và là Đấng ban luật pháp duy nhất, Ngài được Cha ban cho uy quyền để làm điều này.8

6Hê-bơ-rơ 10:1; Cô-lô-se 2:17. 71 Cô-rinh-tô 5:7. 8Cô-lô-se 2:14, 16-17; Ê-phê-sô 2:14, 16.

J Với dân Y-sơ-ra-ên, Ngài cũng ban cho các luật liên quan khác. Luật pháp này không còn bắt buộc bất cứ ai phải theo như một phần của thể chế đó. Chỉ những nguyên tắc chung về sự công chính  là tiếp tục có giá trị đạo đức.9

91 Cô-rinh-tô 9:8-10.

Luật đạo đức mãi mãi yêu cầu sự vâng phục của mọi người, kể cả người được xưng công chính cũng như những người khác.10 Có điều bắt buộc này không chỉ bởi vì nội dung trong đó nhưng cũng bởi vì thẩm quyền của Đức Chúa Trời, Đấng Sáng Tạo đã ban cho.11 Ngay cả Đấng Christ cũng không hủy bỏ điều bắt buộc này trong phúc âm, mà trái lại Ngài còn nhấn mạnh thêm.12

10Rô-ma 13:8-10; Gia-cơ 2:8, 10-12. 11Gia-cơ 2:10-11. 12Ma-thi-ơ 5:17-19; Rô-ma 3:31.

Tín hữu chân thật không ở dưới luật pháp theo như giao ước cũ, để được xưng công chính hay bị kết án bởi luật pháp.13 Nhưng luật pháp này hữu dụng cho họ và người khác như một luật  của cuộc sống, cho họ biết ý muốn của Chúa và trách nhiệm của họ. Luật pháp chỉ dẫn và khiến họ sống đúng. Luật pháp cũng tỏ ra sự băng hoại của tội lỗi trong bản chất con người sa ngã. Khi  kiểm tra chính mình trong ánh sáng luật pháp, người ta có thể bị cáo trách, hổ thẹn, và ghét tội lỗi.14  Họ cũng thấy  nhu cầu cần có Đấng Christ và sự hoàn hảo của sự vâng phục Ngài. Luật pháp cũng mang lại lợi ích  ngăn trở sự tha hóa, vì luật pháp cấm tội lỗi. Sự trừng phạt mà luật pháp cảnh báo cho họ thấy tội lỗi của họ xứng đáng nhận điều gì. Và những nan đề họ có thể nhận được trong đời này vì cớ tội lỗi, mặc dù họ được giải phóng khỏi sự rủa sả và sự nghiêm nhặt của luật pháp. Lời hứa của luật pháp cũng chỉ cho họ sự công nhận của Chúa khi họ vâng lời và phước hạnh họ nhận được khi tuân giữ luật pháp. Nếu mọi người làm lành và kiềm chế làm ác bởi vì luật pháp khích lệ làm lành và cấm làm ác thì điều này không có nghĩa là họ thuộc dưới luật pháp. Họ thuộc dưới ân điển.15

13Rô-ma 6:14; Ga-la-ti 2:16; Rô-ma 8:1; 10:4. 14Rô-ma 3:20; 7:7, v.v..; 15Rô-ma 6:12-14; 1 Phi-e-rơ 3:8-13.

Các cách sử dụng luật pháp này không trái ngược với ân điển phúc âm mà còn hoà hợp,16 bởi Thánh Linh của Đấng Christ tể trị và khiến cho ý muốn của con người được tự do và vui mừng làm theo ý muốn Chúa như đã bày tỏ trong những gì luật pháp yêu cầu.17

16Ga-la-ti 3:21. 17Ê-xê-chi-ên 36:27.

 

 

 

  1. PHÚC ÂM VÀ ÂN ĐIỂN MỞ RỘNG

Vì giao ước việc làm bị phá bỏ bởi tội lỗi và không thể mang đến sự sống, Đức Chúa Trời tuyên bố lời hứa về Đấng Christ thuộc dòng dõi của người nữ, là phương cách để kêu gọi những người được chọn và sản sinh trong họ đức tin và sự ăn năn.1 Trong lời hứa này, phúc âm được bày tỏ và kết quả là sự cải đạo và cứu rỗi tội nhân.2

1Sáng thế ký 3:15. 2Khải huyền 13:8.

Lời hứa này về Đấng Christ và về sự cứu rỗi thông qua Ngài chỉ được bày tỏ trong Lời Chúa.3  Công tác của sự sáng tạo và sự chu cấp của Đức Chúa Trời chỉ được thấy rõ khi nhận được sự sáng. Công tác truyền giảng phúc âm sẽ chuyển tải đức tin đến cho người nghe 4 Chỉ những người có được sự mặc khải về Ngài trong lời hứa có thể nhận được đức tin cứu rỗi hay sự ăn năn bằng cách nhìn thấy những công tác này của Đức Chúa Trời.5

3Rô-ma 1:17. 4Rô-ma 10:14-15, 17. 5Châm ngôn 29:18; Ê-sai 25:7; Ê-sai 60:2-3.

 

 

Phúc âm bày tỏ cho tội nhân trong các thời điểm và nơi chốn khác nhau, kèm theo lời hứa và quan điểm về sự vâng phục phải có. J Các quốc gia và những cá nhân cụ thể được trao cho mặc khải này theo ý muốn tốt lành của Chúa.6 Sự lựa chọn này không phụ thuộc vào bất cứ lời hứa nào cho những người mà chứng minh họ làm công tác quản lý tốt các khả năng tự nhiên.  Không có ai từng làm điều này và cũng không ai có thể làm vậy. Do đó,  sự rao giảng phúc âm cho các cá nhân và quốc gia được trao cho mọi tín nhân trong nhiều mức độ mở rộng hay thu hẹp khác nhau, phụ thuộc vào ý muốn Chúa.7

6Thi thiên 147:20; Công vụ 16:7. 7Rô-ma 1:18-32.

Phúc âm chỉ là phương pháp bên ngoài để bày tỏ Đấng Christ và ân điển cứu rỗi, và đủ cho mục đích đó. J Nhưng để được tái sinh  là công tác của Thánh Linh trong mọi phần của linh hồn tội nhân  để sản sinh một cuộc đời thuộc linh mới.8 Ngoài cách này thì không có cách nào có thể mang lại cho họ sự cải đạo đúng nghĩa.9

8Thi thiên 110:3; 1 Cô-rinh-tô 2:14; Ê-phê-sô 1:19-20. 9Giăng 6:44; 2 Cô-rinh-tô 4:4, 6.

 

  1. SỰ TỰ DO CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

VÀ SỰ TỰ DO CỦA LƯƠNG TÂM

Phúc âm của Đấng Christ đã chuộc mua các tín hữu. Họ được hưởng sự tự do  khỏi tội lỗi, thoát khỏi sự  kết án của Đức Chúa Trời cùng sự nghiêm ngặt và lời nguyền của luật pháp.1 Sự tự do của tín nhân cũng bao gồm sự giải cứu: thời kỳ đen tối hiện tại,2 gông cùm của Sa-tan,3 sự cai trị của tội lỗi,4 các hoạn nạn,5 sự sợ hãi và nọc độc của sự chết. Họ cũng chiến thắng sự chết6 và sự rủa sả đời đời.7 Thêm vào đó còn có cả sự tự do được đến gần Đức Chúa Trời và vâng phục Ngài, không phải bởi sợ hãi khuất phục8 mà bởi tình yêu và tâm trí sẵn lòng như con trẻ.9

Tín hữu ở dưới luật pháp ưa thích tất cả mọi mặt của sự tự do này.10 Nhưng trong thời Tân Ước, sự tự do của Cơ đốc nhân được mở rộng hơn thế. Họ được giải phóng khỏi gánh nặng của luật pháp về các của tế lễ mà hội chúng Israel phải gánh lấy; họ có sự tự tin lớn hơn để đến gần ngai ân điển; và họ có sự chu cấp đầy đủ của Thánh Linh; họ được tự do hơn những tín hữu ở dưới luật pháp.11

1Ga-la-ti 3:13. 2Ga-la-ti 1:4. 3Công vụ 26:18. 4Rô-ma 8:3. 5Rô-ma 8:28. 61 Cô-rinh-tô 15:54-57. 72 Tê-sa-lô-ni-ca 1:10. 8Rô-ma 8:15. 9Lu-ca 1:73-75; 1 Giăng 4:18. 10Ga-la-ti 3:9, 14. 11Giăng 7:38-39; Hê-bơ-rơ 10:19-21.

Đức Chúa Trời là Chúa của lương tâm,12 và Ngài đã để lương tâm tự do khỏi những giáo lý và điều răn của con người theo cách trái ngược với Lời Ngài hoặc không ở trong lời Ngài.13 Bởi vậy, tin vào những giáo lý này hay vâng theo những điều răn không có trong lương tâm là phản bội sự tự do của lương tâm thật.14 Yêu cầu đức tin tuyệt đối hay vâng phục mù quáng vào tín lý sai lầm là hoàn toàn phá hủy sự tự do của lương tâm và cả lý trí.15

12Gia-cơ 4:12; Rô-ma 14:4. 13Công vụ 4:19, 29; 1 Cô-rinh-tô 7:23; Ma-thi-ơ 15:9. 13Cô-lô-se 2:20, 22-23. 151 Cô-rinh-tô 3:5; 2 Cô-rinh-tô 1:24.

Những ai sử dụng sự tự do của Cơ đốc nhân làm lý do để thực hiện bất kỳ tội lỗi nào hay nuôi dưỡng những tham vọng trái ngược với mục đích phúc âm sẽ đi tới sự hư hoại chính bản thân,15 và họ hoàn toàn phá huỷ mục đích của sự tự do Cơ đốc. Mục đích này  là chúng ta, đã được giải cứu khỏi bàn tay mọi kẻ thù nghịch để có thể hầu việc Chúa cách không sợ hãi, trong sự thánh khiết và công chính trước mặt Ngài  trọn cả đời sống chúng ta.17

16Rô-ma 6:1-2. 17Ga-la-ti 5:13; 2 Phi-e-rơ 2:18, 21.

(còn nữa)

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên