Trang Chủ BIỆN GIÁO Trở Thành Người Bạn Của Chúa

Trở Thành Người Bạn Của Chúa

516
0
SHARE

Danh phận Của Cơ đốc nhân

Vào đêm cuối cùng Ngài ở với các môn đồ trước khi bị đóng đinh, Chúa Giê-su đã chỉ dạy họ về nhiều chủ đề quan trọng. Bài giảng nơi Phòng Cao của Ngài (Giăng 13-16) chứa đựng sự giảng dạy về cầu nguyện, thiên đàng, Đức Thánh Linh, bình an, sự bắt bớ và làm chứng. Nhưng một trong những bài học quan trọng nhất của bài giảng luận này là về chủ đề tình bạn.

Trong Giăng 15:14–15 Chúa Giê-su gọi các môn đồ là “bạn” của Ngài: “Ví thử các ngươi làm theo điều ta dạy, thì các ngươi là bạn hữu ta. Ta chẳng gọi các ngươi là đầy tớ nữa, vì đầy tớ chẳng biết điều chủ mình làm nhưng ta đã gọi các ngươi là bạn hữu ta, vì ta từng tỏ cho các ngươi biết mọi điều ta đã nghe nơi Cha ta.” Tôi tin rằng chúng ta tìm thấy trong đoạn văn này cách sử dụng kỹ thuật của thuật ngữ “bạn” (philos). Như vậy, chúng ta thấy hai điều đó đặc trưng cho một “người bạn” của Đấng Christ.

Sẵn lòng vâng lời Chúa. Trước tiên, bạn của Đấng Christ là người sẵn lòng vâng lời Ngài. Như Chúa Giê-su đã nói, chúng ta là bạn của Ngài nếu chúng ta tuân theo mệnh lệnh của Ngài (Giăng 15:14). Tình bạn mà Chúa Giê-su nói đến không chỉ đơn thuần là một mối quan hệ bình thường là bạn bè. Mối quan hệ mà Ngài đang đề cập liên quan đến sự cam kết và sự vâng lời. Chúa Giê-su đưa ra điều kiện, “nếu các ngươi làm theo điều ta truyền.” Sự thử nghiệm về tình bạn thực sự của một môn đồ với Đấng Christ là sự tuân theo các mệnh lệnh của Chúa Giê-su.

Điều thú vị là nhiều Cơ đốc nhân tìm ra lý do để không vâng lời Đấng Christ. Chúng ta biện luận rằng, “Điều đó thì thuộc về văn hóa của ngày xưa và không áp dụng cho tôi.” Chúng ta lại nói, “Điều răn đó không có ý nghĩa đối với tôi, vì vậy tôi không cần phải tuân theo điều đó.” Một Cơ đốc nhân suy ngẫm về việc vi phạm rõ ràng Lời của Đức Chúa Trời đã phát biểu, “Tôi biết rõ Kinh Thánh dạy gì, nhưng tôi tin chắc rằng Đức Chúa Trời sẽ tha thứ cho tôi.” Các Cơ đốc nhân khác thì không quá trắng trợn như vậy trong việc không vâng lời. Họ chỉ đơn giản là bỏ bê trách nhiệm của một môn đồ vì họ quá bận rộn với những việc khác trong cuộc sống.

Nhưng đối với những người muốn trở thành bạn của Đức Chúa Trời, sự vâng lời sẽ tạo nên sự khác biệt. Sự vâng lời là đặc điểm phân biệt của những người có sự chia sẻ tình bạn với Đấng Christ. Chúa Giê-su cũng nói rằng tình yêu thương của chúng ta dành cho Ngài được đo bằng sự vâng lời của chúng ta đối với Lời Ngài. “Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta” (Giăng 14:15). Thì hiện tại được dùng trong cả hai động từ và có thể được cho là “Nếu các ngươi cứ yêu Ta, thì các ngươi sẽ cứ vâng giữ các điều răn Ta.” Tình yêu thương liên tục dành cho Đấng Christ đóng vai trò như một sự ngăn ngừa chống lại sự bất tuân và đảm bảo một tình bạn liên tục với Ngài.

Sứ đồ Phao-lô đủ tiêu chuẩn là “bạn” của Đấng Christ. Vào cuối đời, ông đã có thể nói rằng: “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin” (2 Ti. 4:7). Phao-lô đã vâng theo đức tin và tôn vinh Đức Chúa Trời. Tôi tin rằng có hai điều đã giúp Phao-lô vâng lời. Trước tiên, ông có tình yêu sâu đậm và bền chặt đối với Đấng Christ (Giăng 14:15; Phil. 1:21). Thứ hai, ông có thái độ khiêm tốn đối với bản thân (Công vụ 20:24). Phao-lô không coi cuộc sống của mình là của riêng mình, không theo đuổi mục tiêu và làm việc cho cá nhân mình. Đúng hơn, Phao-lô thấy mình là người có thể hy sinh—cuộc đời để phục vụ và sống cho Đức Chúa Trời. Giống như Giăng Báp-tít, Phao-lô xem mình không phải là nhân vật trung tâm mà là một người đầy tớ khiêm tốn được giao nhiệm vụ rao truyền phúc âm của ân điển.

Garcia luiguez là một nhà yêu nước Cuba và một nhà lãnh đạo quân sự kiệt xuất, người đã phải chịu đựng những vết thương, tù đày và xa cách gia đình trong cuộc đấu tranh ba mươi năm giành độc lập cho Cuba từ Tây Ban Nha (1868–1898). Trong khi Garcia đang lẩn trốn trong rừng rậm Cuba, việc liên lạc với các thủ lĩnh quân khởi nghĩa hoạt động công khai là điều cấp thiết đối với ông. Vấn đề là họ không biết Garcia đang ở đâu hoặc làm cách nào để liên lạc với ông.

Ba người lính dày dạn kinh nghiệm được chọn làm ứng cử viên để đưa thông điệp đến Garcia. Họ đã được phỏng vấn cá nhân và riêng tư về thể lực cho nhiệm vụ. Sau đó, mỗi người được hỏi câu hỏi, “Bạn đã sẵn sàng chuyển tin cho Garcia chưa?”

Người lính đầu tiên trả lời anh ta đã sẵn sàng nhưng cần thời gian để lập kế hoạch và chuẩn bị cho nhiệm vụ. Người lính thứ hai cho biết anh ta đã sẵn sàng, nhưng cần tuyển thêm người khác để hỗ trợ nhiệm vụ. Khi người lính thứ ba được hỏi, “Anh đã sẵn sàng chuyển thông điệp cho Garcia chưa?”, Anh ta hít một hơi thật sâu, dừng lại và sau đó trả lời, “Tôi đã sẵn sàng.” Sự sẵn sàng phục vụ và vâng lời này thực sự làm vui lòng Đức Chúa Trời!

Biết Đức Chúa Trời cách thân mật. Biết Đức Chúa Trời cách thân mật là đặc điểm thứ hai của người bạn Đấng Christ. Như chúng ta đã được biết trong Giăng 15:15, Chúa Giê-su gọi chúng ta là bạn vì chúng ta không còn là tôi tớ nữa. Mối quan hệ của nô lệ với chủ của mình bao gồm nghĩa vụ và trách nhiệm. Nhưng đây không phải là tình bạn, vì nô lệ phải tuân theo chủ của mình ngay cả khi không hiểu hoặc không đồng ý với mệnh lệnh. Trái ngược với cách cư xử của một người với các tôi tớ, Chúa Giê-su đã chia sẻ sự thân mật với bạn của Ngài. Ngài không giấu họ điều gì họ có thể nhận biết được (16:12). Ngài đã bày tỏ cho các môn đồ “mọi điều” mà Chúa Cha đã cho Ngài biết.

Trở thành bạn của Đấng Christ không chỉ đơn giản là biết một số sự kiện nhất định về Ngài. Bạn có thể biết các thuộc tính của Đức Chúa Trời nhưng không biết Ngài một cách cá nhân. Nhưng trở thành bạn của Đấng Christ có nghĩa là bạn có một mối quan hệ đang phát triển, sống động và năng động, được vun đắp bằng việc học Lời Đức Chúa Trời và sự cầu nguyện.

Tôi tin rằng hầu hết mọi người đều giống như Ma-thê trong câu chuyện được chép ở Lu-ca 10:38-42. Trong khi đi ngang qua xứ Giu-đê, Chúa Giê-su và các môn đồ đã đến thăm nhà của Ma-ri và Ma-thê ở Bê-tha-ni. Ma-thê ra đón Chúa Giê-su và ngay lập tức bắt tay vào chuẩn bị bữa ăn cho mọi người. Trái lại, Ma-ri ngồi dưới chân Chúa Giê-su, sốt sắng lắng nghe từng lời của Ngài. Có rất nhiều việc phải làm, nhưng Mary không phụ giúp, liền sau đó Ma-thê đã tự trở nên bực bội. Cô ta ngắt lời Chúa Giê-su để nói: “Lạy Chúa, em tôi để một mình tôi hầu việc, Chúa há không nghĩ đến sao? Xin biểu nó giúp tôi!” (10:40).

Chúa Giê-su đáp: “Hỡi Ma-thê, ngươi chịu khó và bối rối về nhiều việc; nhưng có một việc cần mà thôi. Ma-ri đã lựa phần tốt, là phần không có ai cất lấy được” (10:41-42). Ma-thê tập trung vào việc chuẩn bị một bữa ăn, một nhu cầu quan trọng nhưng mang tính tạm thời. Ngược lại, Ma-ri thì nhận ra rằng việc ưu tiên là phát triển sự hiểu biết về người Thầy. Cô ấy nhận thức mối quan hệ với Đức Chúa Trời đôi khi quan trọng hơn cả việc phục vụ dân sự của Ngài.

Nhiều người trong chúng ta rất giống Ma-thê. Chúng ta bận rộn với các mục vụ. Dạy trường Chúa nhật, phục vụ các ban trong nhà thờ, và cố vấn cho thanh niên. Chúng ta không bao giờ bỏ lỡ một ngày phục vụ tại nhà thờ, một buổi nhóm cầu nguyện, hoặc một buổi sinh hoạt nào. Chúng ta đang dạy con cái về Chúa, đang viết thư cho các giáo sĩ và đang ủng hộ hết lòng các mục vụ của hội thánh. Chúng ta quá mệt mỏi với chức vụ đến nỗi không còn sức lực để đầu tư vào sự trưởng thành và phát triển thuộc linh của chính mình. Và Chúa Giê-su thì luôn luôn nói rằng, “Ta luôn sẵn sàng, con của Ta. Ta rất muốn con ngồi lại với Ta để thăm hỏi nhau một chút. Sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta có được một chút thời gian riêng tư với nhau. Ta muốn con hiểu rõ hơn về Ta.”

Phao-lô là một Cơ đốc nhân trưởng thành, một thánh đồ dày dạn kinh nghiệm, Từ nhà tù La Mã Phao-lô đã viết thư muốn biết rõ hơn về Chúa Giê-su Christ. “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Ðức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Ðấng Christ….  cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài” (Phi-líp 3: 8, 10). Khi Phao-lô viết những lời này, ông biết rất nhiều về Đức Chúa Trời, nhưng ông vẫn ao ước biết Ngài rõ hơn!

Là một người cha, một trong những mong muốn lớn nhất của tôi trong cuộc đời là phát triển mối quan hệ cá nhân sâu sắc với các con của mình—John, Elisabeth, Laura và David. Tôi muốn biết về những mong muốn, mơ ước và khát khao của chúng. Và tôi cũng muốn chúng biết về tôi. Tôi muốn chúng biết động cơ thúc đẩy tôi, điều gì thách thức tôi, điều gì liên quan đến tôi. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời cũng có mong muốn tương tự đối với dân sự của Ngài. Ngài biết họ, là một người chăn chiên Ngài biết rõ bày chiên mình (Giăng 10:14). Và Ngài muốn họ biết Ngài.

 

admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên