Trang Chủ TRANG CHỦ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

1559
0
SHARE

“Hãy chuẩn bị đứa trẻ cho con đường phía trước, chớ không phải dọn đường cho nó đi.”

“Có thể dẫn con nai tới suối nước, nhưng không thể ép nó uống nước.”

 

Có một câu thường được thấy trên các trang mạng nuôi dạy con như sau: “Hãy chuẩn bị đứa trẻ cho con đường phía trước, chớ không phải dọn đường cho nó đi.” Thay vì cố gắng dẹp bỏ tất cả những trở ngại và dọn đường cho đứa trẻ, chúng ta nên trang bị cho con trẻ khả năng giải quyết những khó khăn mà nó sẽ gặp phải trên con đường phía trước.

Trước giả Thi Thiên viết: “Chúng ta sẽ… thuật lại cho thế hệ tương lai vinh quang của ĐỨC GIÊ-HÔ-VA cùng quyền năng Ngài, và các phép mầu mà Ngài đã làm. Ngài đã lập chứng ước… và truyền lệnh cho tổ phụ chúng ta phải dạy lại cho con cháu mình, để thế hệ tương lai… biết những điều đó và đến lượt họ, họ sẽ truyền lại cho con cháu mình” (Thi. 78:4–6). Mục đích của việc này là “hầu cho con cháu họ để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, không quên các công việc Ngài, nhưng gìn giữ các điều răn của Ngài” (c.7).

Hãy nghĩ về những ảnh hưởng thuộc linh mạnh mẽ mà người khác đã để lại trên chúng ta qua những điều họ nói và cách họ sống. Lời nói và đời sống của họ đã làm chúng ta chú ý và đã khơi dậy ngọn lửa khát khao trong chúng ta để bước đi theo Chúa Jêsus giống như họ.

Việc chia sẻ Lời Chúa và chương trình của Ngài trên đời sống chúng ta cho thế hệ tương lai vừa là một đặc ân tuyệt vời nhưng cũng là một trách nhiệm được ủy thác cho chúng ta. Dù cho phía trước con đường đời của chúng có là gì đi chăng nữa, thì chúng ta luôn muốn chúng sẵn sàng và được trang bị đầy đủ để đối diện với điều đó bởi sức của Chúa.

Lạy Cha Thiên Thượng, xin ban cho chúng con sự khôn ngoan và hướng dẫn của Ngài để chuẩn bị cho những đứa trẻ mà chúng con biết và yêu thương sẽ bước đi với Ngài trong đức tin.
Bằng lời nói và đời sống, hãy chuẩn bị cho con trẻ bước theo Chúa trên con đường phía trước.

“Prepare the child for the road, not the road for the child.”

We will tell the next generation the praiseworthy deeds of the Lord, his power, and the wonders he has done. Psalm 78:4
odb.org

http://tuongvi.xyz/hello-world/

🙂

TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

Năm 1999, tôi 23 tuổi vừa tốt nghiệp đại học thì được ở lại trường làm giảng viên của một đại học lớn.

Lứa của tôi được đào tạo ra để đón nhà máy lọc dầu Dung Quất. Nhưng nhà máy lại khánh thành những 10 năm sau khi chúng tôi ra trường. Nên trong suốt quá trình học, chúng tôi toàn học chay. Nếu có thực tập, thì cũng chỉ là cưỡi ngựa xem hoa một cơ sở sản xuất nào đó.

Tình cảnh đó cũng góp phần làm cho tôi thay vì trở thành một kỹ sư chế biến dầu, lại thành một giảng viên đại học.

Công việc ở trường cứ thế mà chạy, coi như ổn định. Lương tuy thấp, nhưng không đến nỗi chết đói ngay. Nếu chịu khó dạy thêm bên ngoài thì vẫn có thể sống được. Trong các câu chuyện thường ngày, nếu có lúc nào đó chạm đến chữ lương, thì ngay sau đó sẽ có người an ủi: Lương vậy, nhưng có thầy nào chết đói đâu. Thậm chí có thầy còn giàu.

Tôi coi đó như một sự động viên, dù tôi không biết làm thế nào để có thể sống, chứ chưa nói là giàu, với hệ số lương khởi điểm là 1.92 và sẽ tăng thêm 0.24 sau mỗi ba năm làm việc. Nhưng tôi yêu công việc tôi đã chọn. Bên cạnh việc giảng dạy, tôi cũng bập vào làm nghiên cứu, như bao giảng viên trẻ khác.

Mọi việc sẽ cứ diễn ra như vậy, nếu như tôi không nhận ra rằng: Tôi không có đủ vốn sống để dạy học. Tôi ở đây, các em sinh viên ở kia, tin tưởng và chờ đợi. Nhưng ngoài chuyện bài vở, những thứ mà tôi cũng học lại từ sách vở hoặc thầy của mình, thì gần như tôi không còn gì khác để hướng dẫn các em. Những trải nghiệm sâu xa về nghề nghiệp gần như không có.

Lúc ấy, tôi bỗng nhận thấy, giảng dạy đúng nghĩa thực ra là vô cùng khó. Thuộc giáo trình, tinh thông bài tập, tuân thủ đúng quy trình, cũng không có nghĩa là sẽ làm tốt công việc này. Người dạy học đúng nghĩa cần nhiều hơn như thế rất nhiều.

Ngẫm nghĩ kỹ hơn, tôi nhận thấy, nền giáo dục hiện thời hóa ra là một dây chuyền sản xuất hàng loạt. Nếu không có một góc cho riêng mình, sản phẩm sẽ là những con người giống hệt nhau, như được đúc ra từ một khuôn vậy.

Tôi cũng khám phá ra rằng, công việc của tôi thực ra là một bộ phận của một hệ thống được thiết kế rất chặt chẽ. Nhưng mục đích của cái hệ thống đó là gì thì chưa bao giờ được phát biểu tường minh.

Học để làm gì, chúng tôi không hề rõ. Dạy để làm gì, chúng tôi cũng không hề chắc chắn. Chúng tôi chỉ biết rằng, đã bước chân vào cỗ máy giáo dục, thì cứ thế mà thực hiện. Người dạy cứ dạy, người học cứ học. Đến ngày đến giờ thì thi. Thi xong thì tốt nghiệp. Tốt nghiệp xong thì ra trường. Ra trường xong thì đi xin việc. Nhiều người sẵn sàng chi trả cả mấy trăm triệu chỉ để có một chỗ làm, với mục tiêu vào biên chế để ổn định cho đến ngày nhận sổ hưu.

Nhưng trong suốt quá trình dạy và học, những câu hỏi rất cơ bản như: “Học để làm gì? Dạy để làm gì? Dạy và học như vậy có phải là đúng cách? Nếu không thì có cách nào tốt hơn không?…” thì cả thầy và trò rất hiếm khi đặt ra.

Tất cả bị phủ kín bởi những nhận định rất chung chung: Học để làm người. Học để trở thành người có ích cho xã hội. Còn nghề dạy học là nghề cao quý. Nhưng gần như không có một ai đi xa thêm một bước, chẳng hạn: Người là gì? Hay con người mà hệ thống giáo dục hướng đến là gì?

Vậy là tôi quyết định đi du học. Ban đầu tôi chỉ tính đi một nước châu Á và một nước châu Âu, trong vài năm để hiểu rõ ngọn ngành. Nhưng cái hiểu rõ ngọn ngành đó hóa ra không dễ chút nào. Thế giới mà tôi khám phá ra quá khác so với hình dung của tôi lúc ban đầu. Bên cạnh những câu hỏi về chuyên môn thì những câu hỏi về nhân sinh và xã hội, xem ra khó trả lời hơn rất nhiều.

Để có thể tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đó, tôi đã phải tập quên đi tất cả những gì mình đã được học để tìm hiểu và đón nhận những quan điểm mới. Tôi mất chẵn 10 năm để làm việc này. Đó là lúc, khi tôi nhận ra rằng, à thì ra, hệ thống giáo dục mà tôi đã trải qua là một hệ thống đào tạo con người công cụ, nặng về tuân thủ mà yếu về sáng tạo.

Quan sát và tìm hiểu sâu hơn, tôi bàng hoàng nhận ra rằng: Mọi bế tắc của hệ thống giáo dục hiện thời đều bắt nguồn từ bế tắc về triết lý giáo dục, mà cụ thể là bế tắc trong việc phát biểu tường minh về con người mà hệ thống giáo dục đang hướng tới.

Nói cách khác, hệ thống giáo dục cần một triết lý xuyên suốt để vận hành. Nhưng các cơ quan quản lý giáo dục đã không thể phát biểu tường minh triết lý đó để làm kim chỉ nam cho việc xây dựng và điều phối mọi hoạt động của hệ thống giáo dục. Vậy nên dù cải cách nhiều lần thì vẫn rơi vào vá víu sự vụ, và do đó thất bại.

Nhưng cái nguyên tắc xuyên suốt đó, tức cái triết lý giáo dục đó là gì, mà không ai dám gọi tên và phát biểu một cách tường minh? Tôi quan sát dưới các bài viết về triết lý giáo dục tại mục ‘Góc nhìn’, có rất nhiều độc giả tự hỏi điều đó. Thì đây, một cách ngắn gọn: Triết lý giáo dục của hệ thống hiện thời là đào tạo con người công cụ.

Cách thức thiết kế và triển khai chương trình giáo dục hiện thời cho thấy, đào tạo con người công cụ là điểm hội tụ của tất cả các hoạt động này. Đó là lý do vì sao thầy thì không dám chệch khỏi chương trình định sẵn, trò thì thụ động, nhân lực thì kém sáng tạo. Doanh nghiệp thì kém cạnh tranh. Nền kinh tế thì  kém phát triển.

Nhưng nay cách mạng công nghiệp 4.0 đang lừng lững tới, những con người công cụ sẽ không có cách nào để cạnh tranh được với máy tính, robot và trí tuệ nhân tạo. Những con người không thể sáng tạo sẽ đi đâu về đâu? Họ sẽ sống thế nào? Và ai chịu trách nhiệm vì đã tạo ra những con người như thế?

Tất cả đã và sẽ còn được lý giải trong một mệnh đề tiêu biểu: “Có ai chết đói đâu”.

Giáp Văn Dương 

http://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/giao-duc-be-tac-3587494.html

CƠ ĐỐC GIÁO DỤC

 

Triết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử ) được phát biểu ngắn gọn, súc tích – Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.

Những Triết lý thường hay dựa trên và tiệm cận đến những phạm trù thuộc:  Chân lý / Đạo đức / Sức mạnh / Trí tuệ / Tiền tài / Địa vị / Sống Chết … xoay quanh sự Bảo tồn / Thể hiện / Tranh đấu / Mưu cầu….Nhưng tựu lại, nói chung đi đến tính giáo dục bởi tính đúng đắn, tính hệ quả của nó mà khích lệ các Cá nhân / Cộng đồng đều có thể tham khảo tích cực.

Bởi vậy, Triết lý sống thực sự là kho tàng văn hóa sống của Cá nhân hay Cộng đồng vậy. Hậu quả Sống vinh hay chết nhục cũng bởi người ta có trong túi những Triết lý sống đó như thế nào?

Thực ra ai, tổ chức nào cũng có Triết lý sống của riêng họ. Phát biểu ra được hay không là do họ cảm nhận về mức độ được chấp nhận đến đâu bởi Cộng đồng (tính chính thống, minh sáng, uy tín, sự ảnh hưởng, sự thành đạt…) Bởi vậy sự trải nghiệm và thành tựu của một Cá nhân hay Cộng đồng cũng có thể đo được bằng số các Triết lý của họ có được trong hành trình cuộc sống. Những Triết lý đó dựa trên Phạm trù nào, hướng tới điều gì, mạnh hay yếu mà có thể biết được Cá nhân / Cộng đồng đó ra sao

Tôi thử ví dụ một vài Triết lý Sống điển hình:

1. Người Daghetxtan: Người đàn ông chỉ rút gươm ra chiến đấu trong hai trường hợp : Một là vì Tình yêu, hai là vì Danh dự.

2. Napoleon: Tôi là người sau cùng rút gươm, nhưng sẽ là người cuối cùng tra gươm vào vỏ. Nhưng tôi chỉ sử dụng nó với những Cái Đầu minh mẫn và có đủ tư cách để thừa nhận tôi.

3. Dân Cowboys Texas: Đừng bao giờ để súng của Bạn hết đạn. Cuộc sống là khẳng định chủ quyền.

4. MI 5 (Cục Tình báo trung ương Anh): Bạn có thể tin hay không từng điều của Người, nhưng đừng tin vào bản thân họ.

5. Nguyễn Tất Thịnh: Khi trong túi Bạn không có tiền Bạn đừng mong nói đến Đạo đức mà hãy cố gắng kiếm ra nó một cách lương thiện, bản thân Bạn là Đạo đức.

6. Nguyễn Tất Thịnh: Có thể đo được Thiên Hà, đo được biển sâu, nhưng không đo được lòng Người, vậy thì đừng để lòng Người sinh biến. Làm việc với Người cần phải tin, nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì đó là điều rủi ro lớn nhất

7. Mục sư Luther King: Khi Bạn có thể tự chi trả cho bữa ăn của mình thì Bạn mới thoải mái ngồi dự bữa ăn mà người khác mời bạn.

8. Người Ai Cập Cổ đại: Một người không chứng minh được cái / điều mà anh ta sở hữu thì anh ta phải bị làm nô lệ. Nền chính trị tiến bộ phải giúp cho mỗi người chứng minh được quyền sở hữu chính đáng

9. Người Trung Quốc: Đến Con chó ốm cũng biết tự kiếm ăn cho mình. Là Con người không bao giờ được ngồi chờ chết. Và hãy nhớ sống không phải là đi đến chỗ chết

10. Của nhiều người Việt Nam bây giờ thì phải? Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.

Và đây là của Năm Cam thì phải? Những gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.

https://vi.wikibooks.org

    

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên