Trang Chủ TRANG CHỦ Tìm hiểu cụm từ “Thành Kính Phân Ưu”

Tìm hiểu cụm từ “Thành Kính Phân Ưu”

1223
0
SHARE

Ban Biên Tập lethat.net chia buồn cùng gia đình Kim Cương Quang  khi có người thân ra đi về nước Chúa. Chúng ta cũng sẽ sớm gặp lại người thân trong một tương lai gần. 

 

 

Nếu không gặp lại ở thế gian

Thì xin hẹn ước tìm nhau bên kia đời
(Vũ Thành An)

“Lạy Chúa Jesus, vinh hiển bên kia đời quá lớn nên con vui mừng đón nhận sự chết Ngài ban vì tin cậy và biết rằng chính Ngài đã dành cho con một chỗ trong nhà của Ngài.” Amen.

Bùi Giáng viết trong tập Mưa Nguồn cách ngày ông qua đời mười năm mấy câu này:

Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian này mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu
🙂 

Blaise Pascal, một thiên tài của nước Pháp ở thế kỷ 17 viết trong sổ ghi chép cá nhân: “Tin vào Trời thì khôn ngoan hơn là không tin.” Nêú một người tin vào Trời, và sau khi chết linh hồn anh ta nhận ra là không có Ngài, người đó không mất điều gì. Còn một người khác nhận được nhiều may mắn, thành công, giàu có trong cuộc sống trên đất nhưng không tin vào Trời, khi chết đi linh hồn người này nhận biết có một Đức Chúa Trời, lúc đó anh ta sẽ mất tất cả.”

Bây giờ đọc bài này:

“Sự chết của các người thánh.
Là quí báu trước mặt Đức Giê-hô-va.”  (Thi. 116:15)

Cách đây vài hôm, tôi nhìn thấy Bob, một người bạn cũ, đang ra sức đạp xe đạp trong một phòng tập ở khu chúng tôi ở và nhìn vào chiếc máy đo huyết áp đeo trên tay.

Tôi hỏi: “Anh đang làm gì vậy?”

Anh nhỏ nhẹ đáp: “Nhìn xem tôi còn sống không.”

Tôi hỏi vặn lại:“Anh sẽ làm gì nếu thấy mình đã chết?”

Anh cười rạng rỡ trả lời: “Kêu vang Ha-lê-lu-gia!”

Trải qua nhiều năm tháng, tôi đã thấy năng lực mạnh mẽ bên trong của Bob: kiên nhẫn đối diện với sự xuống dốc và mệt mỏi về thể chất với đức tin và hy vọng khi anh tiến gần hơn đến đoạn kết của cuộc đời. Quả thực, anh ấy không chỉ tìm được hy vọng, mà sự chết cũng mất quyền cai trị trên anh.

Ai có thể tìm được sự bình an và hy vọng, thậm chí là vui mừng khi cận kề cái chết? Chỉ  những người bởi đức tin được kết nối với Đức Chúa Trời đời đời và những ai biết rằng họ có sự sống đời đời mà thôi (1 Côr. 15:52,54). Với những người có sự bảo đảm ấy, giống như Bob bạn tôi, thì sự chết không còn khiến họ sợ hãi. Họ có thể nói về niềm vui lớn lao khi gặp Đấng Christ mặt đối mặt!

Sao phải sợ chết? Sao không vui mừng? Như lời nhà thơ John Donne (1572-1631) đã nói, “Sau một giấc ngủ ngắn, chúng ta sẽ thức mãi mãi.” – David Roper

Đối với người tin Chúa, sự chết là bóng đêm cuối cùng của trần gian trước bình minh của thiên đàng.
odb.org

SAO LẠI “THÀNH KÍNH PHÂN ƯU”?

 HOÀNG TUẤN CÔNG 

THANH

Trên mạng xã hội, mỗi khi gửi lời chia buồn tới bạn bè có người thân mới mất, nhiều người thường viết: “Thành kính phân ưu!”; hay “Thành kính chia buồn!”. Ngoài đời, những dòng chữ này còn được viết lên các dải băng gắn trên vòng hoa viếng người đã khuất.

          “Phân ưu” 分憂 là từ Việt gốc Hán [分 = chia; 憂 = lo, buồn], đối dịch là “chia buồn”, cũng là nghĩa từ vựng của từ này. Tuy nhiên, các nhà biên soạn từ điển vẫn có sự khác nhau trong cách giải nghĩa: 

          – Từ điển tiếng Việt (Vietlex) giải thích: phân ưu • 分憂 đg. [trang trọng] chia buồn với gia đình có tang : “Quan phủ và quan Bố xin cáo thoái ra về, sau khi có vài lời phân ưu theo thói quen.” (Vũ Trọng Phụng)”.

          – Từ điển từ và ngữ Việt Nam (GS Nguyễn Lân): “phân ưu đgt (H. ưu: lo buồn) Chia buồn với gia đình mới có tang: Phân ưu cùng người bạn mới mất vợ”.

          Tuy nhiên, “phân ưu” vốn không được dùng (và thực tế không chỉ dùng) với nghĩa cụ thể là “chia buồn với gia đình có tang”.  Sau đây là cách giải nghĩa chính xác của một số từ điển:

          -“Hán điển” (zidic.net) giải thích “phân ưu” 分憂 là: “chia sẻ nỗi lo buồn với người khác, giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, hoạn nạn; như “Vị quốc phân ưu”. (分憂: 分擔別人的憂慮,幫助別人解決困難; 為國分憂).

          “Từ điển Hán-Việt” (Phan Văn Các chủ biên-2014): “[分憂] fēn// yōu Chia sẻ nỗi lo lắng/giúp giải quyết khó khăn: 分憂解愁 – phân ưu giải sầu – Chia lo, giải sầu/chia sẻ nỗi lo âu. 為國分憂 – vị quốc phân ưu – Chia sẻ nỗi lo vì đất nước”.

          – Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính): “phân ưu • đt. Chia sớt sự buồn rầu với người ta, lời xã-giao : Tỏ lời phân-ưu”.

            – Từ điển Việt Nam phổ thông (Đào Văn Tập): “phân-ưu • Chia buồn <> gởi lời phân-ưu cùng tang-quyến”.

           – Từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên): phân ưu • Chia buồn (cũ) <> Phân ưu cùng gia đình có tang”.

          Vì “phân ưu”, hay “chia buồn” không chỉ dùng cho chuyện tang ma, nên người ta vẫn nói xin chia buồn với ông (bà, anh, chị…) trước một tai nạn, hay tổn thất về tài sản nào đó. Bởi vậy, Việt Nam tự điển (Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ hiệu đính) mới giải nghĩa “chia buồn” với nghĩa khái quát là: “Chịu một phần buồn-rầu với người có việc buồn. Xin chia buồn cùng tang-quyến”.

          Trở lên là chuyện của từ điển.

           Về phương diện ngôn ngữ và đời sống, cách nói “Thành kính phân ưu”; “Thành kính chia buồn”, là không đúng. Dường như có sự nhầm lẫn giữa “thành kính” (thành tâm và kính cẩn) với “chân thành” (thành thật, xuất phát tự đáy lòng).

          Người xưa có câu “tử giả vi thần” 死者為神, (người chết thành thần).  Ví dụ trong “Thiên Nam ngữ lục” (khuyết danh), chữ “kính” được gắn với “kính điếu” (kính viếng): “Trạnh lòng kính điếu anh hùng, Ngâm thơ đường luật dòng dòng tám câu.” Hay sự “thành kính” dành cho thần phật: “Thấy đền phủ nào thiêng, anh chị cũng đến tận nơi để lễ vái, thành kính kêu cầu.” (Lá ngọc cành vàng, Nguyễn Công Hoan )”. [dẫn theo Vietlex].

          Đáng chú ý, hiện nay nhiều người còn nhầm lẫn (hoặc đánh đồng) giữa “phân ưu” (hay “chia buồn”) với “viếng” hoặc “kính viếng”. Bởi vậy, hai chữ “kính viếng” ở dải băng gắn trên vòng hoa đám ma trước đây, đã bị thay bằng “thành kính phân ưu”, “thành kính chia buồn”. Nhưng, “phân ưu”, hay “chia buồn” là sự chia sẻ đau thương, mất mát, an ủi, động viên đối với người còn sống; còn vòng hoa là để viếng người chết, đó là điều không thể khác được. Vì nhầm lẫn, “phân ưu” với “kính viếng”, nên có người còn viết, nói rằng: “Xin thành kính phân ưu và chia buồn cùng gia đình”(!)

          Chúng ta thấy rằng, ví dụ “Quan phủ và quan Bố xin cáo thoái ra về, sau khi có vài lời phân ưu theo thói quen” mà Từ điển Vietlex trích từ tác phẩm “Người tù được tha” của Vũ Trọng Phụng, thì “vài lời phân ưu” đó là nói với người sống, chứ đâu phải với người chết? Người còn sống (gọi chung là “tang quyến”), gồm cả già trẻ, gái trai…thì chia buồn với tấm lòng chân thành là được, sao lại phải “thành kính chia buồn”?

Có thể lấy thêm ví dụ, bài điếu văn của Quốc trưởng Bảo Đại viếng Nguyên thủ tướng Trần Trọng Kim. Đoạn đầu bài điếu tỏ lòng thương tiếc, tình cảm của Quốc trưởng Bảo Đại đối với cụ Trần Trọng Kim; phần hai (phần cuối) là tỏ “lời phân ưu” cùng bà phu nhân và toàn gia:

Bà nguyên Thủ tướng,

Tôi đề lời phân ưu cùng bà và toàn gia. Tôi mong rằng lòng tiếc thương của hết thảy quốc dân đối với cố Thủ tướng sẽ làm cho bà nhẹ bớt một phần nào nỗi đau đớn về dịp này và sự nghiệp lâu dài của cố Thủ tướng sẽ làm cho bà được cái an ủi rằng sự nghiệp ấy còn cũng như là người chí sỹ khuất núi vẫn còn!”.(*)

          Đành rằng, việc “phân ưu”, “chia buồn” và “viếng”, “điếu tang” thường diễn ra cùng lúc. Đến “viếng” người chết, hay có mặt trong đám tang, đã là một cách chia buồn với người sống. Ngược lại, nói lời “phân ưu”, “chia buồn” với người sống, cũng là thể hiện lòng thương cảm đối với người chết. Tuy nhiên, khi nói và viết, tuỳ từng tình huống, phải phân biệt rạch ròi “chia buồn” (an ủi, chia sẻ nỗi đau với người sống) và “điếu”, “viếng” (dâng hương, bái lạy, thể hiện lòng thành kính, xót thương người đã chết). Ví như “Điện chia buồn” của Nhà nước Việt Nam là gửi Nhà nước và nhân dân Cuba, còn vòng hoa để viếng ông Fidel, chứ không thể có chuyện ngược lại).

          Như vậy, dù đã có từ “chia buồn” rất thông dụng, chính xác, giản dị, dễ hiểu, nhưng có người lại thích dùng “phân ưu”, “thành kính phân ưu” để thay thế (theo nghĩa “trang trọng” mà Từ điển Vietlex đã chú thích); đang viết “viếng”, “kính viếng” rất chính xác, bỗng dưng lại thay bằng “phân ưu”, “thành kính phân ưu”, vừa xa lạ, vừa khó hiểu và tối nghĩa đến vô nghĩa, thậm chí sai hoàn toàn.

NGUỒN:

http://tuancongthuphong.blogspot.com/2016/12/sao-lai-thanh-kinh-phan-uu.html

Lời giải thích của thầy Nguyễn Ngọc Quận, trưởng Khoa Hán Nôm của Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities.

Tôi đã đọc bài của anh Hoàng Tuấn Công, người mà tôi rất ái mộ về tinh thần và thái độ khoa học. Bài viết trên tôi không phản đối, vì anh nói rất có lý. Anh ấy nói “Thành kính phân ưu là sai” để chỉ dòng chữ gắn trên giải băng ở vòng hoa gởi viếng người vừa mất, mà lẽ ra nên ghi là “Kính viếng” (vì vòng hoa là gởi cho người đã thành ma, thành thần, vậy chả lẽ đi phân ưu với hồn ma sao?) Chúng ta lâu nay hầu hết theo quán tính, ghi trên vòng hoa dòng chữ ấy với ý là HAI trong MỘT luôn cho tiện, hiểu ngầm là vòng hoa gởi cho hồn ma, tức người chết, còn dòng chữ là cho người thân còn sống cùng đọc luôn. Điều này phân tích chi li thì đúng như anh Công nói. Chúng ta khi đã rõ thì nên thực hiện như anh ấy nói; còn ai cứ việc “Thành kính phân ưu” mà gắn trên vòng hoa thì có lẽ cũng thông cảm mà giải thích là 2 trong 1 như tôi nói ở trên!

Giảng Viên Nguyễn Ngọc Quận

Admin:

Hãy sử dụng từ ngữ chính xác và cẩn trọng.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên