Trang Chủ TRANG CHỦ Thẩm Quyền Của Tân Ước

Thẩm Quyền Của Tân Ước

701
0
SHARE
Thẩm quyền: quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật hiện hành

Ví dụ: dự án đã trình lên một ủy ban có thẩm quyền để đưa ra quyết định cuối cùng

Thẩm quyền: tư cách, quyền hạn về mặt chuyên môn được thừa nhận để có ý kiến có tính chất quyết định về một vấn đề nào đó

Ví dụ: vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Ban thanh niên nhà thờ

Thẩm quyền của Tân Ước được đánh giá như thế nào?

Nghiên cứu của Tiến sĩ Wamble tóm lược một lĩnh vực quan tâm thứ hai đối với chúng ta: thẩm quyền Kinh Thánh trước hết là ở Tân Ước. Không phải người Baptist xem thường Cựu Ước. Thay vào đó, Kinh Thánh được trọn vẹn và ứng nghiệm trong Tân Ước. Vậy nên chúng ta sẽ đọc và diễn giải Cựu Ước dựa trên sự bày tỏ của Tân Ước. Chúng ta sẽ tìm những nguyên tắc trong Cựu Ước được lặp lại hoặc được mở rộng trong Tân Ước, và chúng ta sẽ quyết định sống với những lẽ thật Kinh Thánh. Thẩm quyền chính đối với sự cứu rỗi và niềm tin của chúng ta đó là Tân Ước.

Wamble phát biểu:

Thẩm quyền chính phụ thuộc vào Tân Ước. Tuyên xưng Baptist đầu tiên (1610) nói rằng giáo lý Cơ Đốc đúng đắn cho sự cai trị của vương quốc thuộc linh của Đấng Christ, để chúng ta đạt đến sự cứu rỗi, được viết: “trong Kinh Thánh Tân Ước, nơi mà chúng ta áp dụng những gì thấy được trong Cựu Ước.” Bằng chứng người Baptist thừa nhận thẩm quyền cao hơn của Tân Ước có thể tìm thấy tại các dấu chỉ dẫn đoạn tham khảo Kinh Thánh, được lồng vào văn mạch, mà nhờ đó các lời tuyên xưng được củng cố.17

Chính vì vậy, chúng ta là những tín hữu Tân Ước. Chúng ta đánh giá điều chưa rõ trong ánh sáng của điều đã rõ, và chúng ta đánh giá lẽ thật Kinh Thánh khi trước dưới ánh sáng của sự bày tỏ về sau. Chúng ta tin vào sự bày tỏ tiệm tiến, là cách Đức Chúa Trời dần dần bày tỏ chính Ngài cho chúng ta. Giống như một học sinh học môn Đại số trước khi học Hình học, và học Lượng giác trước khi học Vi phân Tích phân, cũng vậy Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho chúng ta đầu tiên là qua luật pháp và lịch sử, sau là qua các tiên tri, và cuối cùng là trong Đấng Christ và Tân Ước.
Nguồn:

Mục sư James C. Denison 

Trích từ “THE BIBLE – YOU CAN BELIEVE IT”


Đọc đầy dủ quyển sách trên đây:
https://huongdionline.com/2018/08/10/kinh-thanh-quyen-sach-ban-co-tin/

Cơ Đốc nhân có phải tuân theo luật pháp Cựu Ước không?

Để hiểu vấn đề này, chúng ta cần phải biết luật pháp Cựu Ước được ban cho quốc gia Y-sơ-ra-ên, không phải Cơ Đốc nhân. Một số điều luật là để bày tỏ cho người Y-sơ-ra-ên biết làm thế nào để vâng lời và làm vui lòng Đức Chúa Trời (Thí dụ như Mười điều răn), một số điều khác chỉ cách làm thế nào để thờ phượng Đức Chúa Trời và chuộc tội lỗi (hệ thống dâng tế lễ). Một số điều luật để phân biệt người Y-sơ-ra-ên với các quốc gia khác (luật về thực phẩm và y phục). Luật pháp Cựu Ước không áp dụng cho chúng ta ngày nay. Khi Chúa Giê Xu chết trên thập tự giá, Ngài đã đặt dấu chấm hết cho luật pháp Cựu Ước (Rô-ma 10:4; Ga-la-ti 3:23-25; Ê-phê-sô 2:15).

Thay vì ở dưới luật pháp Cựu Ước, chúng ta ở dưới luật pháp của Đấng Christ (Ga-la-ti 6:2), đó là: “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Ấy là điều răn thứ nhất và lớn hơn hết. Còn điều răn thứ hai đây cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” (Ma-thi-ơ 22:37-39). Nếu chúng ta làm hai điều này, thì chúng ta sẽ hoàn thành tất cả những gì Chúa muốn chúng ta làm: “Hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.” (Ma-thi-ơ 22:40). Điều đó không có nghĩa là luật pháp Cựu Ước không thích hợp với chúng ta hôm nay. Rất nhiều điều răn trong Cựu Ước nằm trong hai điều sau, “yếu Chúa” và “yêu người lân cận.” Luật pháp Cựu Ước có thể trở thành những chỉ dẫn tốt để chúng ta biết cách yêu Chúa và biết cách yêu người lận cận mình như thế nào. Nhưng mặt khác, nếu nói rằng luật pháp Cựu Ước được áp dụng với Cơ Đốc nhân ngày hôm nay là không đúng. Luật pháp Cựu Ước là một đơn vị (Gia-cơ 2:10). Hoặc là áp dụng tất cả, hoặc là không áp dụng. Ví dụ như hệ thống dâng lễ, nếu Chúa Giê-xu làm trọn một vài điều, Ngài đã làm trọn tất cả.

“Vì này là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài. Điều răn của Ngài chẳng phải là nặng nề.” (I Giăng 5:3). Về cơ bản, Mười Điều Răn là bản tóm lược toàn bộ luật pháp Cưu Ước. Chín trong mười điều được lặp lại nhiều lần trong Tân Ước (ngoại trừ điều răn giữ ngày Sa-bát). Lẽ đương nhiên nếu chúng ta yêu Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ không thờ phượng thần nào khác hay quỳ gối trước chúng. Nếu chúng ta yêu mến những người xung quanh, chúng ta sẽ không giết họ, nói dối họ, phạm tội ngoại tình với họ, hay thèm muốn những gì thuộc về họ. Mục đích của luật pháp Cựu Ước là để cáo trách về sự bất lực của chúng ta trong việc tuân giữ luật pháp và hướng chúng ta đến việc cần Chúa Giê-xu làm Đấng Cứu Rỗi của mình (Rô-ma 7:7-9; Ga-la-ti 3:24). Chúa không có ý định đặt luật pháp Cựu Ước làm luật toàn cầu cho tất cả mọi người ở mọi thời kỳ. Chúng ta yêu Đức Chúa Trời và yêu mến người lân cận chúng ta. Nếu chúng ta thành tín tuân giữ hai luật đó, chúng ta đã giữ trọn tất cả những gì mà Chúa mong muốn ở chúng ta.
Nguồn: gotquestions.org
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ SUY NGẪM:
– “Thẩm quyền chính đối với sự cứu rỗi và niềm tin của chúng ta đó là Tân Ước.” Bạn có thể phản biện điều này như thế nào?


Tại sao chúng ta cần phải nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước?

Có rất nhiều lý do để chúng ta cần phải nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước. Trước hết, Cựu Ước đặt nền tảng cho việc giảng dạy và cho những sự kiện đã được tìm thấy trong Tân Ước. Kinh Thánh là một sự mạc khải tiệm tiến (liên tục). Nếu bạn bỏ qua nửa đầu của bất cứ quyển sách hay nào và cố gắng đọc cho xong nó, bạn sẽ gặp khó khăn để hiểu các nhân vật, cốt truyện, và phần kết thúc. Cũng như vậy, Kinh Thánh Tân Ước chỉ hiểu được trọn vẹn khi chúng ta nhìn thấy nền tảng của nó qua những sự kiện, nhân vật, luật pháp, hệ thống nghi thức tế lễ, các giao ước, và những lời hứa trong Thánh Kinh Cựu Ước.

Nếu chúng ta chỉ có Kinh Thánh Tân Ước, chúng ta sẽ đến với các sách Phúc Âm và không biết lý do tại sao người Do Thái đang tìm kiếm một Đấng Mê-si (Đấng Cứu Thế). Chúng ta sẽ không hiểu được tại sao Đấng Mê-si này đã đến (đọc Ê-sai 53), và chúng ta sẽ không thể xác định được Giê-su người Na-xa-rét là Đấng Mê-si qua những lời tiên tri một cách chi tiết đã báo trước về Ngài [ví dụ: nơi sinh của Ngài (Mi-ca 5:2), sự chết của Ngài (Thi Thiên 22, đặc biệt trong các câu 1, 7, 8, 14 & 18; 69:21), sự phục sinh (Thi Thiên 16:10), và nhiều chi tiết liên quan đến chức vụ của Ngài (Ê-sai 9:2; 52:3)].

Việc nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước cũng rất quan trọng, nhằm để hiểu những phong tục tập quán của người Do Thái được đề cập đến trong Kinh Thánh Tân Ước. Chúng ta sẽ không hiểu được cách người Pha-ri-si đã hiểu sai luật pháp của Đức Chúa Trời bằng cách thêm những lời truyền khẩu của họ vào luật pháp hoặc tại sao Chúa Giêsu đã giận dữ khi Ngài dẹp sạch sân trong đền thờ, hoặc những lời phán từ đâu của Chúa Giê-xu mà Ngài đã dùng trong nhiều lần đối đáp với những kẻ chống đối.

Kinh Thánh Cựu ước ghi lại chi tiết nhiều lời tiên tri mà nó chỉ có thể trở thành sự thật nếu Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, không phải của con người (ví dụ, Đa-ni-ên 7 và những phân đoạn tiếp theo). Những lời tiên tri của Đa-ni-ên cho biết chi tiết sự thăng trầm của các dân tộc. Các lời tiên tri này rất chính xác, thật vậy, điều đó đã làm cho những kẻ hoài nghi phải chọn cách tin rằng chúng đã được viết ra sau những sự kiện.

Chúng ta cần phải nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước vì sách chứa đựng vô số bài học cho chúng ta. Bằng cách quan sát cuộc đời của các nhân vật trong Cựu Ước, chúng ta tìm thấy được những hướng dẫn cho chính cuộc đời của mình. Chúng ta đã được khích lệ để đặt niềm tin vào Đức Chúa Trời trong mọi hoàn cảnh (Đa-ni-ên 3). Chúng ta học cách giữ vững niềm tin của mình (Đa-ni-ên 1) và chờ đợi phần thưởng cho sự trung tín (Đa-ni-ên 6). Chúng ta học được điều tốt nhất là cần xưng nhận tội lỗi sớm với lòng ăn năn thống hối thay vì đổ lỗi (I Samuel 15). Chúng ta học biết rằng không nên đùa giỡn với tội lỗi, bởi vì nó sẽ tìm ra chúng ta (Các Quan Xét 13 & 16). Chúng ta nhận biết rằng tội lỗi không những để lại hậu quả cho chính mình mà nó còn để lại hậu quả cho những người thân yêu của chúng ta (Sáng Thế Ký 3); và ngược lại, với việc làm tốt chúng ta sẽ nhận được phần thưởng và điều đó cũng cho những người thân chúng ta nữa (Xuất Ê-díp-tô ký 20:5 & 6).

Việc nghiên cứu Kinh Thánh Cựu Ước cũng giúp chúng ta thấu hiểu lời tiên tri. Kinh Thánh Cựu Ước chứa đựng nhiều lời hứa mà Đức Chúa Trời chưa làm ứng nghiệm hoàn toàn cho dân tộc Do Thái. Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy nhiều yếu tố như thời gian của Cơn Đại Nạn, Đấng Christ trở lại sẽ hoàn thành lời hứa của Ngài cho dân tộc Do Thái trong triều đại một ngàn năm ra sao, và phần kết thúc của Kinh Thánh được làm trọn như thế nào khi mà nó đã được mạc khải từ lúc ban đầu.

Tóm lại, Kinh Thánh Cựu Ước dạy chúng ta học cách yêu và thờ phượng Chúa như thế nào, cũng như hiểu rõ hơn về bản tánh của Đức Chúa Trời. Nó được bày tỏ qua những lời tiên tri đã ứng nghiệm nhiều lần, chứng tỏ được tại sao Kinh Thánh là một quyển sách độc đáo nhất ở giữa các sách thánh; tự Kinh Thánh có thể chứng minh rằng: Lời Chúa đã được Linh hứng. Tóm lại, nếu bạn chưa mạo hiểm vào các trang sách của Thánh Kinh Cựu Ước, bạn đang bỏ lỡ nhiều điều mà Đức Chúa Trời dành sẵn cho bạn.
Đọc bản Tiếng Anh tại đây:

English


ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên