- Gia Đình Là Gì? là một nhóm người bao gồm cha mẹ và con cái của họ (theo từ điển Oxford)
“Loài người ở một mình thì không tốt.” (Sáng. 2:18)Và Chúa đã sáng tạo thêm người nữ sau khi A-đam được tạo dựng, rồi Chúa lập gia đình cho loài người. Ngài ban phước cho gia đình và giao phó nhiệm vụ cho gia đình sinh sôi nẩy nở. Ngài còn giao cho loài người trách nhiệm và thẩm quyền quản trị thế giới tươi đẹp Chúa đã dựng nên.
Vì vậy gia đình rất quan trọng trước mắt Chúa và dĩ nhiên cũng rất quan trọng cho chúng ta. Gia đình có thể tồn tại không cần quốc gia, nhưng quốc gia sẽ không tồn tại nếu không có gia đình. Hội Thánh cũng vậy. Hội Thánh không thể sống còn nếu không có gia đình. Gia đình mạnh thì Hội Thánh mạnh, gia đình yếu thì Hội Thánh yếu. Qua lịch sử của dân Do Thái trong Kinh Thánh ta có thể thấy ý muốn của Chúa về gia đình.
Có một câu nói rất hay mà tôi thấy giống như một tuyên ngôn bao gồm mục đích của mỗi người và mỗi gia đình chúng ta. Đó là: Đức Chúa Trời đang xây dựng một cộng đồng gồm những người liên hệ với Chúa bằng đức tin và liên hệ với nhau bằng tình yêu thương, để Chúa có thể ban phước cho họ và qua họ Chúa ban phước cho người khác trên thế giới.” Mỗi gia đình phải sống thế nào để Chúa có thể ban phước và qua gia đình chúng ta Chúa sẽ ban phước cho người khác. Giống như chén tôi đầy tràn… Giống như cả nhà thơm nức mùi dầu…Trước hết gia đình được xây dựng để giao thông liên lạc với Chúa. Một câu phương ngôn của người Mỹ: “Not religion but relationship.” (không phải tôn giáo, nhưng là mối liên hệ)
“ta và nhà ta sẽ phục sự Đức Giê-hô-va.” (Giô-suê 24:15)
- Ý Muốn Của Chúa Về Gia Đình? Gia đình được xây dựng để đồng công với Chúa. Công việc chính Chúa ưa thích gia đình thực hiện là truyền thụ lại đức tin cho con cháu và dòng dõi tiếp theo. Giô-suê, lãnh tụ nổi tiếng đưa dân Do Thái vào đất hứa đã trung tín theo Chúa và kêu gọi dân chúng chọn theo Chúa. Ông nói: “Nhưng ta và nhà ta phục sự Đức Chúa Trời.” (Giô-suê 24:15) Ông Gióp cũng là một người cha gương mẫu. Ông quan tâm đến đời sống tâm linh của các con cái trai và gái của ông. Ông có truyền thống mở bữa ăn thông công và xưng tội cho con cháu thường xuyên. Xem Gióp 1:5, “Xảy khi các ngày tiệc yến xong rồi, Gióp sai người đi dọn các con cái mình cho thanh sạch, thức dậy sớm, dâng của lễ thiêu tùy số chúng nó; vì người nói rằng: Dễ thường các con ta có phạm tội, và trong lòng từ chối Đức Chúa Trời chăng.Gióp hằng làm như vậy.”Trong Tân Uớc tôi thích hình ảnh hai người ngoại đạo đã tin Chúa và đưa cả nhà thờ Chúa. Đó là ông Cọt-nây và người đề lao thành Phi-líp. Khi đã tin Chúa họ đưa cả gia đình tin theo Chúa. Họ mở tiệc ăn mừng vì theo Chúa. Chúa thích cả gia đình tin thờ Chúa với nhau. Cần biết Chúa ban phước cho cả gia đình và Ngài cũng trừng phạt cả gia đình. Gia đình là một đơn vị trước mắt Chúa. Công vụ 10:1-2, “Trong thành Sê-sa-rê, có một người tên là Cọt-nây, làm đội trưởng của đội binh gọi là Y-ta-li. Người vẫn là đạo đức, cùng cả nhà mình đều kính sợ Ðức Chúa Trời, người hay bố thí cho dân, và cầu nguyện Ðức Chúa Trời luôn không thôi.” Công vụ 16:33-34, “Trong ban đêm, chính giờ đó, người đề lao đem hai người ra rửa các thương tích cho; rồi tức thì người và mọi kẻ thuộc về mình đều chịu phép báp-têm. Đoạn, người đề lao mời hai người lên nhà mình, đặt bàn, và người với cả nhà mình đều mừng rỡ vì đã tin Đức Chúa Trời.”Chúng ta thấy hình ảnh gia đình truyền thụ đức tin lại cho con, cho cháu. Nhờ đó những con cháu như Ti-mô-thê được trở nên người hầu việc Chúa. Công khó chuẩn bị nầy là do ông bà cha mẹ. Trường hợp của Ti-mô-thê thì công khó nầy là từ hai người phụ nữ, một người làm bà và một người làm mẹ. Họ hầu việc Chúa cách âm thầm, trung tín nhưng kết quả xứng đáng. Gương Ti-mô-thê là trường hợp của rất nhiều người. “Ta cũng nhớ đến đức-tin thành-thật của con, là đức-tin trước đã ở trong Lô-ít, bà-ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (2 Ti-mô-thê 1:5). Lịch sử Hội Thánh thế giới có một người nổi tiếng là thánh Augustine. Chính mẹ ông là người ơn của ông và của chúng ta. Bà đã cầu nguyện cho ông cho đến khi ông gặp Chúa sau một cuộc đời sa đoạ.Người nào trong chúng ta cũng để lại ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu cho con cháu trong gia đình chúng ta. Xã hội đau buồn khi có những tên tội phạm làm hại xã hội và người khác. Người ta khám phá hầu hết những phạm nhân nầy đều phát xuất từ những gia đình đổ vỡ bất hạnh. Đó là lý do mà người Việt thường nói: “Cha nào, con nấy. Rau nào, sâu nấy.” Hoặc “Con hơn cha là nhà có phước.” Tôi nghĩ con hơn cha ở đây là con chiến thắng thói hư tật xấu của cha, con biết xây dựng một truyền thống mới tốt đẹp cho gia đình, một việc tốt mà cha mẹ chưa làm được 🙂 “Một hoàn cảnh – Hai cuộc đời” là câu chuyện rất ngắn đầy ý nghĩa sau đây: Hai đứa trẻ nọ có một người cha tối ngày say xỉn. Tuổi thơ của chúng trôi qua với hình ảnh một người cha rất đáng sợ mỗi khi nhậu say về. Năm tháng qua đi, hai cậu đã lớn và mỗi người có một cuộc sống của riêng mình. Một nhà tâm lý học đi tìm thực tế cho bài nghiên cứu “Tác động của sự say xỉn” đã tìm đến hai người. Một người giờ đây đã trở thành phiên bản mới của cha cậu ngày xưa: tay bợm nhậu suốt ngày chìm trong bia rượu. Còn người kia lại là một trong những người đi đầu trong việc phòng chống bia rượu.Nhà tâm lý học hỏi người đầu tiên: “Tại sao anh trở thành bợm nhậu?”Và hỏi người thứ hai: “Tại sao anh lại tham gia phong trào bài trừ rượu bia?”Thật là bất ngờ, cả hai cùng đưa ra một câu trả lời: “Có một người cha như vậy đương nhiên là tôi phải trở thành người như thế này rồi.” :)Có ai đó đã từng nói: “Cảnh khổ là một nấc thang cho bậc anh tài, một kho tàng cho kẻ khôn khéo, một vực thẳm cho kẻ yếu đuối”. Hoàn cảnh không bao giờ là nguyên nhân cho những hành động không đúng mực, tiêu cực hoặc sai trái. Nó chỉ là lý do để những kẻ lười biếng, không có ý chí và tâm hồn hẹp hòi vịn vào đó tự bào chữa cho mình mà thôi.Trong cuộc sống lẫn công việc, không có trở ngại nào lớn bằng việc bạn cho bản thân mình cái quyền được vấp ngã. Chính suy nghĩ của bạn, chứ không phải hoàn cảnh, viết nên cuộc đời mỗi người. 🙂
- Làm Thế Nào Để Gia Đình Hoàn Thành Ý Muốn Của Chúa? Gia đình được Chúa giao nhiệm vụ giáo dục từ đời nầy sang đời khác. Chúa nhấn mạnh nhiệm vụ giáo dục trong gia đình là chính. Xem Phục truyền 4:9-10, “Chỉ hãy giữ lấy ngươi, lo canh cẩn thận linh hồn mình, e ngươi quên những điều mà mắt mình đã thấy, hầu cho chẳng một ngày nào của đời ngươi những điều đó lìa khỏi lòng ngươi: phải dạy cho các con và cháu ngươi. Hãy nhớ ngày ngươi chầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi tại Hô-rếp, khi Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy nhóm hiệp dân sự để ta khiến chúng nghe lời ta, hầu cho tập kính sợ ta đương lúc họ còn sống nơi thế thượng, và dạy lời đó cho con cái mình.” 🙂 Gia đình được Chúa trông mong thờ phượng Chúa chung với nhau. 1 Cô 16:19, “A-qui-la và Bê-rít-sin gởi lời chào anh em trong Chúa, Hội thánh hiệp trong nhà hai người ấy cũng vậy.” Hãy xem trách nhiệm chính Chúa giao cho người cha trong một gia đình, cũng như cho Mục Sư trong một Hội Thánh. “Phải khéo cai trị nhà riêng mình, giữ con cái mình cho vâng phục và ngay thật trọn vẹn; vì nếu có ai không biết cai trị nhà riêng mình, thì làm sao cai trị được Hội thánh của Đức Chúa Trời?” (1 Ti-mô-thê 3:4-5). “Các chấp sự chỉ nên làm chồng của một vợ mà thôi, phải khéo cai trị con cái và nhà riêng mình.” (câu12). Ý Chúa là phải dạy cho gia đình biết sống hoà hợp nhau, kính nhường nhau. Xem Sáng. 45:24, “Giô-sép đưa anh em mình lên đường. Lại dặn họ rằng: Xin anh em đừng cãi lẫy nhau dọc đường.” Thi thiên 133:1, “Kìa, anh em ăn ở hòa thuận nhauThật tốt đẹp thay!”Anh em tha thứ cho nhau. Xem Sáng. 50:17-21, “Hãy nói lại cho Giô-sép như vầy: Ôi! xin hãy tha điều ác, tội phạm của các anh con đi, vì chúng nó đã lỗi cùng con đó; nhưng bây giờ cha xin con hãy tha tội kẻ tôi tớ của Đức Chúa Trời cha. Nghe qua mấy lời nầy, Giô-sép bèn khóc. 18 Chánh các anh người đến sấp mình xuống dưới chân mà nói rằng: Các anh đây thật là kẻ tôi tớ của em đó. 19 Giô-sép đáp rằng: Các anh đừng sợ chi, vì tôi há thay mặt Đức Chúa Trời sao? 20 Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo. 21 Vậy,đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng các anh và con cái các anh. Đoạn, Giô-sép an ủi các anh, và lấy lời êm dịu mà nói cùng họ.” Ma-thi-ơ 18:21-22, “Phi-e-rơ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus mà hỏi rằng: Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?(j) 22 Ngài đáp rằng: Ta không nói cùng ngươi rằng đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy.” Ý Chúa muốn toàn thể gia đình đều đi theo Chúa, không quay lưng với Chúa. Xem Phục. 29:18, “Trong các ngươi, chớ có người nam, người nữ, họ hàng hay là chi phái nào ngày nay trở lòng bỏ Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, đặng đi hầu việc các thần của những dân tộc ấy; trong các ngươi cũng chớ có rễ sanh ra vật độc và ngải cứu.” 🙂 Gương một gia đình có truyền thống tốt , Hãy xem Chúa đã dùng gia đình của Giô-na-đáp (Dân Ra-cáp) làm một gương để giáo dục cho dân Y-sơ-ra-ên trong thời Giê-rê-mi. Xem Giê-rê-mi 35:6-7, “Nhưng họ đáp rằng: Chúng tôi không uống rượu nào; vì tổ chúng tôi là Giô-na-đáp, con trai Rê-cáp, có truyền dạy chúng tôi rằng: Các ngươi cho đến con cháu các ngươi đời đời chớ khá uống rượu. Các ngươi chớ xây nhà, chớ gieo giống, chớ trồng và chớ có vườn nho; nhưng các ngươi khá ở nhà tạm suốt đời, hầu cho được sống lâu trong đất mà mình kiều ngụ.” Ông Giô-na-đáp quyết định không uống rượu (giống như người Na-xi-rê) và lấy đức tin sống du mục, không xây nhà ở. Ông đã truyền dạy lại quyết tâm nầy cho gia đình. Gia đình ông cũng đã dạy lại cho các con cháu. Họ sống tin cậy và vâng lời. Kết quả lối sống nầy trở thành truyền thống gia đình. Cả dòng dõi của ông Giô-na-đáp không uống rượu, và tiếp tục ở lều trại, không xây nhà… Chúa đã hứa ban cho dòng dõi của ông Giô-na-đáp tồn tại theo thời gian. Tôi nghĩ đây cũng phải là gương đức tin cho chúng ta. Dĩ nhiên không phải gia đình nào cũng noi gương trở thành người du mục, không cày cấy, không làm vườn như con cháu Giô-na-đáp, nhưng quyết định không uống say rượu, không dùng cần sa, ma tuý… không bao giờ sa vào cờ bạc… là truyền thống tốt của mọi gia đình. Tin đạo và sống đạo là truyền thống tốt. Đây là quyết định của yêu thương và kính trọng những người thân yêu ruột thịt. Đây là truyền thống tin cậy vâng lời Chúa. Tôi cảm thấy buồn khi thấy có mấy gia đình tín hữu đã đổ vỡ vì sa mê cờ bạc. Gia đình tan vỡ thật rất thương tâm. Con cái lãnh đủ mọi nỗi buồn. Không một bất hạnh nào lớn bằng sự bất hạnh của gia đình tan vỡ.
-
4. Kết luận: Gia đình là quý. Địa vị và nhiệm vụ của gia đình thật lớn lao. Nhưng bảo vệ gia đình không phải là việc dễ dàng. Gần 40 năm có gia đình, tôi càng thấy sống với gia đình không dễ. Vợ chồng có bản tính khác nhau và nhu cầu khác nhau. Không dễ để người chồng yêu vợ mãi, không dễ để vợ phục tùng mãi. Không dễ để hai người chịu đựng mãi. Để tiếp tục sống chung, mỗi người phải biết kính sợ Chúa và vâng phục nhau. Vợ phải biết kính trọng và ngưỡng mộ chồng. Chống phải biết yêu thương cưng chiều vợ. Mỗi người phải học lời Chúa, “Coi người khác như tôn trọng hơn mình.” Cả hai phải biết tha thứ nhau như Chúa đã tha cho mình. Cả hai cũng phải mau nghe, chậm nói và chậm giận. Hãy lấy lẽ kính nhường nhau. Hãy giữ sự hiệp nhất của gia đình. Hãy tập sống khiêm nhường. Đức tin nhận được nhiều nhất. Yêu thương làm được nhiều nhất. Khiêm nhường giữ được nhiều nhất.
Ma quỷ đang ra sức phá hủy gia đình, hãy lập hàng rào bảo vệ gia đình. “Hãy chống cự ma quỷ thì nó sẽ lánh xa anh em.” Hãy đến gần Chúa, nhờ cậy Chúa mỗi ngày. Truyền thống tốt của gia đình không phải tự nhiên đến. Đó là sự hiệp tác của mọi người trong gia đình. Chúa Giê-su đã từng làm nghề thợ mộc. Công việc của thợ mộc là xây nhà và sửa chữa nhà cửa. Chúng ta hãy noi gương của Chúa Giê-su, người thợ mộc phi thường. Truyền thống tốt phải được giữ gìn trải qua tháng năm. Có vui có buồn. Có thành công có thất bại. Lặp đi lặp lại việc lành. Công việc lâu dài. Hãy cứ bền lòng tin cậy Chúa trước sự thử thách của thời gian. Đó là lý do Chúa dạy chúng ta “khá giữ trung tín cho đến chết rồi Ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” (Khải. 2:10)
Tôi không quên một câu nói của người Mỹ về gia đình: “A family pray together stay together.” (tạm dịch: Một gia đình cầu nguyện chung với nhau sẽ gắn bó với nhau.) Đây là truyền thống tốt và là bí quyết tốt của một gia đình vững mạnh. Nếu bạn chưa có truyền thống nầy thì phải chăng hôm nay hay tuần nầy là một cơ hội để quyết định. Hãy quyết định ngay cho gia đình và hãy giữ gìn quyết định khôn ngoan của bạn.
Mục sư Nguyễn Văn Huệ
Viện Đào Tạo Môn Đồ Việt Nam
Mục Đích Của Đời Người?
Kinh Thánh trả lời:
Ê-sai 43:5, “Ta đã dựng nên họ vì vinh quang ta; ta đã tạo thành và đã làm nên họ.”
Mục đích của đời người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời.
“Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm.” (1 Côr. 10:31)
và:
“Hỡi anh em, sau hết, anh em hãy vui mừng trong Chúa!” (Phi-líp 3:1)
“Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi.” (Phi-líp 4:4)
“Tôi được rất vui mừng trong Chúa.” (Phi-líp 4:10)
“Ngày sau cùng, là ngày trọng thể trong kỳ lễ, Đức Chúa Jêsus ở đó, đứng kêu lên rằng: Nếu người nào khát, hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh thánh đã chép vậy. Ngài phán điều đó chỉ về Đức Thánh Linh mà người nào tin Ngài sẽ nhận lấy.” (Giăng 7:37-39)
“Ta là bánh hằng sống từ trên trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy, thì sẽ sống vô cùng….” (Giăng 6:51)
Như vậy, mục đích của đời người là làm vinh hiển Đức Chúa Trời và vui hưởng chính mình Ngài mãi mãi.
Admin