Trang Chủ TRANG CHỦ SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG

973
0
SHARE

 

Người xưa có câu: Sức khỏe quí hơn vàng. Vậy thì “sức khỏe” là gì? Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội mà không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. (Health is a state of complete physical, mental and social well-being and not merely the absence of disease or infirmity).

Đời sống theo một phương diện giới hạn có nghĩa là cách sống của mỗi người sẽ góp phần quyết định đến sức khỏe của người đó.

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần. Điều này không có nghĩa là cơ thể bạn hoàn toàn tráng kiện, khỏe mạnh 100% thì bạn sẽ trải nghiệm sự thoải mái toàn diện. Có thể bạn bị một căn bệnh mãn tính nào đó mà vẫn duy trì được trong một mức độ tương đối trạng thái thoải mái về thể chất và tinh thần thì xem như sức khỏe bạn khá ổn định. Có ai sống trên đời này dám nói rằng tôi không có bệnh gì cả? Trong Trường Y Khoa các sinh viên được dạy: có những bệnh không cần chữa cũng tự lành, có những bệnh có chữa cũng không lành hẳn, có những bệnh phải chung sống với nó suốt đời. Vậy thì điều mà chúng ta cần quan tâm là làm thế nào để có thể sống vui, sống khỏe và giới hạn đến mức thấp nhất các rủi ro của bệnh tật?

Bạn đang ở lứa tuổi bốn mươi, năm mươi, sáu mươi hay lớn hơn? Thông thường sau tuổi năm mươi chúng ta khó tránh khỏi các bệnh thường gặp của người cao tuổi. Có những bạn từ tuổi bốn mươi trở lên cũng có thể đã có các dấu hiệu của bệnh tật. Người Nhật được xem như dẫn đầu khu vực Châu Á về thu nhập cao tính trên đầu người ý thức rất rõ việc phòng bệnh từ xa. Người Việt Nam của chúng ta thì sao? Hầu hết khi phát hiện ra bệnh mới bắt đầu chữa trị, đôi khi đã quá muộn khi biết mình có bệnh! Vậy nên phòng bệnh chính là chữa bệnh. Phòng bệnh bằng cách nào? Khám sức khỏe định kỳ có làm cho bạn an tâm? Những câu hỏi như thế sẽ được chúng tôi đưa ra những lời tư vấn về sức khỏe thích hợp cho bạn.

Sức khỏe và đời sống sẽ lần lượt giới thiệu các bài viết liên quan đến chủ đề này và gợi ý cho mọi người lối sống phù hợp để duy trì một tình trạng sức khỏe tốt. Còn nếu bạn đang điều trị một căn bệnh nào đó thì những gợi ý sau cũng rất hữu ích cho bạn.

Chúng tôi mạn phép đưa ra các câu hỏi sau liên quan đến sức khỏe để bạn đọc tham khảo:

1. Bạn có ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý không?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách ăn uống và thức ăn của bạn phải phù hợp với thể trạng của bạn. Một thầy thuốc chuyên môn cao, hiểu rõ tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn sẽ cho bạn một hướng dẫn thích hợp. Hãy nhớ là một món ăn hay một phác đồ điều trị có thể tốt cho người này, nhưng chưa chắc đã tốt cho người kia.

2. Bạn có vận động hay tập thể dục thường xuyên không?

Những bài tập thể dục của bạn phải phù hợp với tình trạng sức khỏe và bệnh lý của bạn. Có những căn bệnh như đau cột sống thì phải điều trị đồng thời với việc tập vật lý trị liệu hay tập một số động tác thể dục theo sự hướng dẫn của một chuyên viên.

3. Bạn có đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên 6 tháng một lần?

Một phiếu xét nghiệm sinh hóa về máu sẽ cho ra các chỉ số thông thường về tình trạng của bạn, X quang, MR hay CT cũng rất cần thiết để thầy thuốc căn cứ vào đó mà hướng dẫn bạn một phác đồ điều trị thích hợp.

4. Nếu bạn đang điều trị một chứng bệnh, bạn có tuân thủ theo các hướng dẫn của thầy thuốc.

Đừng bỏ qua các hướng dẫn này nếu bạn đang điều trị bệnh. Một vài căn bệnh thông thường đôi khi chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt thì cơ thể đã tự chữa lành. Rượu bia, cà phê, thuốc lá, nước đá, các món thịt nướng….. có phù hợp với sức khỏe hiện tại của bạn?

Nếu câu trả lời của bạn là có trong những câu hỏi trên thì xem như bạn đang ở trong một tình trạng sức khỏe quân bình. Hãy nhớ rằng sức khỏe tốt không đồng nghĩa là không có bệnh. Nhưng sức khỏe tốt phải quân bình cả về sức khỏe thể chất và một tinh thần lạc quan vui sống. “Một tinh thần vui vẻ trong một thân thể ổn định” – sẽ là phương châm của chúng ta?

Đến đây có một câu hỏi khác: Làm thế nào để duy trì một tình trạng tinh thần thoải mái?

Có rất nhiều bài nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này. Bạn có thể tìm kiếm nó trên Google. Còn theo quan điểm của tôi? Tôi chỉ đơn giản nói lên điều mình suy nghĩ, tôi không trông đợi là bạn sẽ đồng ý với tôi:

• Để duy trì một tinh thần thoải mái bạn phải có một lý tưởng sống – mục đích sống rõ ràng. Nếu bạn chưa có một mục đích cho cuộc sống của mình thì những điều tôi viết tiếp theo sẽ không dành cho bạn.
• Có một nhà văn viết rằng: Cuộc sống vốn vô nghĩa, vì vậy mỗi người phải tìm ra ý nghĩa và mục đích của cuộc sống cho riêng mình. Bạn đã tìm ra ý nghĩa và mục đích cuộc sống của bạn chưa?

Bất luận ý nghĩa và mục đích cuộc sống của bạn là gì, nhưng nếu nó không làm cho bạn vui sống, lạc quan, yêu đời, hướng thiện, có những cảm xúc tích cực về cuộc sống… thì bạn nên tìm kiếm một lời khuyên của các chuyên gia trong vấn đề này.

Ai là chuyên gia?

Hãy nghĩ xem trên thế giới này có ai dám nói câu này: “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng.”

Nếu bạn chưa đến với Người tuyên bố những lời này, thì mọi giải pháp cho cuộc sống sẽ trở nên rất hạn chế.

 

 

 

Tường Vi 


 

Bài viết sau đây có thể giúp ích cho bạn?

🙂

Các nhà khoa học tin rằng, thường xuyên kích thích vào năm khu vực này có thể hỗ trợ giúp bạn phòng tránh, điều trị bệnh tật, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

1. Nách – Giảm đau ngực, bảo vệ tim

Nách là khu vực có chứa các mạch máu, hạch bạch huyết và hệ thống dây thần kinh phong phú nhất của cơ thể. Nó cũng là khu vực có tác dụng bảo vệ sức khỏe một cách thần kỳ.

Huyệt. Cực tuyền
Vùng nách chứa nhiều huyệt vị quan trọng (Ảnh: Internet)

Nách có huyệt Cực Tuyền liên hệ trực tiếp với tim nhau, ở đây tập trung rất nhiều mạch máu và thần kinh liên quan đến tim. Kích thích vùng nách đối với người suy tim, thường hay hồi hộp, tim đập nhanh, đau tim mà nói thì đây đúng là biện pháp bảo vệ sức khỏe đơn giản mà hiệu quả.

Nằm ngửa trên giường, 4 ngón tay trái khép lại (ngoại trừ ngón cái) đưa vào trong nách bên phải, day thuận chiều kim đồng hồ và nghịch chiều kim đồng hồ, mỗi 20 vòng thì đổi chiều, tổng cộng 200 vòng, sau đó đổi tay lấy tay phải xoa nách trái tương tự như xoa bên phải.

2. Rốn – “Pháo đài” bảo vệ sức khỏe

Rốn thường được các nhà dưỡng sinh học mệnh danh là “pháo đài” bảo vệ sức khỏe. Huyệt vị ở rốn là huyệt Thần Khuyết, nó liên kết với 12 tĩnh mạch, lục phủ ngũ tạng, tứ chi, ngũ quan, da thịt gân cốt của cơ thể. Các bác sĩ y học cổ truyền thường dùng thuốc đắp vào rốn để điều trị các loại bệnh như đau thắt cơ tim, tiêu hóa kém.

Thường xuyên massage rốn có công dụng kiện não, hỗ trợ tiêu hoá, an thần, lợi đại tiểu tiện, tăng cường quá trình trao đổi chất của gan và thận, giúp khí huyết lưu thông, tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.

Mỗi tối trước khi ngủ, nằm ngửa, hai chân chống lên. Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau cho ấm. Đầu tiên úp tay phải ấn nhẹ vào rốn, tay trái đặt trên tay phải. Sau đó nhẹ nhàng ấn theo chiều kim đồng hồ 20 – 30 lần. Cuối cùng đổi tay trái xuống dưới, rồi lại nhẹ nhàng ấn ngược chiều kim đồng hồ 20 – 30 lần.

3. Lòng bàn chân – “Trái tim thứ hai” 

Lòng bàn chân của con người có hơn bảy mươi loại huyệt vị, sáu đường kinh lạc đều bắt đầu và kết thúc ở chân.

Các nhà khoa học còn cho rằng, lòng bàn chân có hàng ngàn hàng vạn đầu mút dây thần kinh liên hệ mật thiết với não bộ, tim và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể, ví đây như là “Trái tim thứ hai” của con người.

Thường xuyên gập ngón chân, đi bộ, dẫm lên đá cuội để massage chân, ngâm chân bằng nước nóng… đều có thể thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu, giúp máu lưu thông đi những nơi cách xa tim và khắp toàn thân. Ngoài ra còn có công dụng giúp cân bằng âm dương, phòng và chữa trị bệnh tật, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

4. Lồng ngực – “Trường đào tạo miễn dịch” 

Các nhà khoa học phát hiện rằng, tuyến ức nằm trong lồng ngực là một trong những cơ quan quan trọng để tạo ra hệ miễn dịch của cơ thể. Tuyến ức có chức năng làm biến đổi tế bào miễn dịch lympho T từ dạng tế bào non thành tế bào trưởng thành và có chức năng miễn dịch.

Mỗi ngày chỉ cần dùng tay massage lồng ngực (từ trên xuống dưới khoảng từ 100 tới 200 lần), có thể kích thích tuyến ức của lồng ngực, có tác dụng phòng bệnh ung thư, chống viêm và tăng cường sức khỏe.

5. Cột sống – Trụ cột của cơ thể

Cột sống là một khu vực được các nhà dưỡng sinh học rất quan tâm. Nó chính là nơi có hai đường kinh của Đốc Mạch chạy ngang qua. Kinh lạc ở hai bên cột sống có mối liên quan mật thiết với lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Ngoài việc chống đỡ cho toàn cơ thể, liên kết với xương sườn, xương chậu để bảo vệ toàn bộ các tạng.

Thường xuyên massage kích thích ở cột sống có thể giúp lưu thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, thông mạch máu và tốt cho các cơ quan trong toàn cơ thể. Có nhiều cách để làm việc này như massage, tẩm quất lưng, đập lưng vào tường…

Theo secretchina
Kiên Định biên dịch 

http://www.daikynguyenvn.com

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên