Người Theo Đạo Phật Tin Gì?
Siddhartha Gautama (563-483 trước Công nguyên) là người sáng lập ra Phật Giáo. Hầu hết người Mỹ biết đến Siddhartha Gautama là “Đức Phật” ngồi dưới gốc bồ đề trong trạng thái tĩnh lặng an nhiên.
Gautamala sinh ra trong một gia đình hoàng tộc theo đạo Hindu. Sau những năm tháng sống trong nhung lụa, ông rời bỏ gia đình để tìm kiếm sự soi sáng (sự giác ngộ). Truyền thuyết nói rằng ông ta đã tìm ra sự soi sáng này đang khi ngồi tĩnh tâm dưới một cây bồ đề.
Có hai nhánh chính của Phật Giáo:
- Phật Giáo Tiểu Thừa hay còn gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy, Phật Giáo Nam Tông. Đây là nhánh Phật Giáo có hệ thống kinh điển được coi là gần nhất với giáo lý nguyên thủy của đạo Phật.
- Phật Giáo Đại Thừa còn gọi là Phật Giáo Bắc Tông, Phật Giáo Đại Chúng, Phật Giáo Phát Triển.
Ngoài ra còn có Phật Giáo Chân Ngôn, còn gọi là Phật Giáo Tây Tạng, Phật Giáo Mật Tông.
Có bốn giáo lý căn bản của Phật Giáo:
Đây có thể gọi là tất cả tinh hoa của Phật Giáo nguyên thủy đã được Đức Phật thuyết pháp tại Benare.
1. Khổ Thánh Đế: Đời là bể khổ.
2. Tập Thánh Đế: Nguồn gốc sinh ra khổ là ước vọng, là thèm muốn.
3. Diệt Thánh Đế: Vậy thì muốn hết khổ, tiêu diệt cái khổ thì phải diệt lòng ham muốn, gọi là diệt khổ.
4. Đạo Thánh Đế: Con đường đưa đến diệt được khổ, dẫn đến giải thoát là con đường bát chánh đạo.
Có tám phương cách tu dưỡng (Bát Chánh Đạo) trong giáo lý nhà Phật, được chia làm ba lĩnh vực:
- Sự Khôn Ngoan: (1) Quan điểm đúng. (2) Ý định đúng.
- Hành vi đạo đức: (3) Phát biểu đúng. (4) Hành động đúng. (5) Phương cách sinh kế đúng.
- Kỷ luật tâm trí: (6) Nỗ lực đúng đắn. (7) Nhận thức đúng. (8) Suy gẫm đúng.
Phái Thiền Phật Giáo được xem là nổi tiếng nhất của Phật Giáo Phương Đông. Bản chất của Thiền là vô thần và có thể được hiểu cả hai phương diện tiêu cực và tích cực. Về phương diện tiêu cực Thiền không phải là một hệ thống triết học được xây dựng trên lô-gic và lý trí. Thiền Phật Giáo phản đối bất kỳ hình thức suy nghĩ nhị nguyên (thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần) tạo thành hai nguồn gốc của thế giới) và không nắm giữ bất kỳ tác phẩm thiêng liêng nào. Trong nghĩa tích cực, thiền là cuộc sống – nó bao hàm mọi thứ trong đó gồm: không khí, bầu trời, núi non, cây cỏ, con người, súc vật…
Về bản chất, thiền không dạy gì cả. Con người dạy cho chính mình khi ngồi thiền để tìm ra sự mặc khải. Trong thiền không có thần tượng để thờ phượng hay thực hành bất kỳ nghi lễ, rập khuôn truyền thống nào để đi theo. Tóm lại, Thiền Phật Giáo nghĩa là sống một cuộc sống tự kỷ luật và khước từ những lời cầu nguyện và ước muốn cá nhân. Định mệnh cuối cùng của Phật tử là đạt được niết bàn (trạng thái hư vô). Sự giác ngộ phúc lạc này chỉ có thể đến nếu Phật tử có thể vượt qua bản ngã ham muốn bên trong và trở nên tách rời hoàn toàn khỏi sự ích kỷ.
ÁP DỤNG
Phái Thiền Phật Giáo cho rằng thực hiện tám phương cách tu dưỡng trên đây thì có thể đạt tới sự giác ngộ và trải nghiệm sự bình an nội tâm. Nhưng lẽ thật từ Kinh Thánh là không có bất kỳ sự nỗ lực nào có thể làm cho con người thoát khỏi tội lỗi (Tít 3:5-6). Phao-lô viết, “vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.” (Rô-ma 3:23). Giê-rê-mi nói rõ hơn, “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được?” (17:9). Ê-sai cũng nói, “Chúng tôi hết thảy đã trở nên như vật ô uế, mọi việc công bình của chúng tôi như áo nhớp; chúng tôi thảy đều héo như lá, và tội ác chúng tôi như gió đùa mình đi.” (64:6). Vì vậy, cho rằng một người có thể tìm thấy sự bình an bên trong bằng nỗ lực cá nhân là sai lầm. Bản chất con người là phạm tội. Vì vậy chỉ nhờ Chúa Giê-su Christ mà con người mới có thể được Đức Chúa Trời tha thứ mọi tội lỗi và tìm thấy sự bình an thật và sự sống đời đời (1 Phi-e-rơ 2:24-25). Chúa Giê-su đã ban lời hứa: “Vì ta sống, thì các ngươi cũng sẽ sống.” (Giăng 14:19)
KINH THÁNH THAM KHẢO
Giê-rê-mi 17:9; Rô-ma 3:23; Ê-phê-sô 2:8-9; Tít 3:5-6; 1 Phi-e-rơ 2:24-25.
đọc thêm:
https://huongdionline.com/2015/05/26/tin-lanh-cho-nguoi-phat-giao/
admin