Trang Chủ BIỆN GIÁO Pascal Đánh Cược

Pascal Đánh Cược

682
0
SHARE

https://www.gotquestions.org/Viet/

Thuyết đánh cược của Pascal được đặt theo tên của nhà triết học và toán học người Pháp thế kỷ 17, Blaise Pascal. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Pascal là tác phẩm Penées (“Suy tư”), được xuất bản sau năm 1670. Trong tác phẩm này, chúng ta tìm có thể tìm thấy cái được gọi là thuyết đánh cược của Pascal.

Ý chính của thuyết đánh cược này là, theo Pascal, người ta không thể biết đến sự tồn tại của Chúa chỉ bằng lý trí không thôi thế nên cần phải sống một cuộc đời như thể Chúa thực sự tồn tại là điều khôn ngoan, vì sống như thế mới có thể đạt được mọi thứ mà không mất mát gì cả. Nếu chúng ta sống như thể Chúa tồn tại, và Ngài thực sự tồn tại, chúng ta sẽ được lên thiên đàng. Nếu Ngài không tồn tại, chúng ta cũng chẳng có gì để mất. Mặt khác, nếu chúng ta sống như thể Chúa không tồn tại mà Ngài lại thực sự tồn tại, chúng ta phải xuống địa ngục và bị hình phạt, khi đó sẽ chẳng nhận được thiên đàng và niềm vui thỏa. Nếu một người cân nhắc các lựa chọn trên, rõ ràng sự lựa chọn hợp lý để sống như thể Chúa tồn tại là lựa chọn là tốt hơn cả. Pascal thậm chí còn cho rằng một vài người có lúc không có khả năng tin vào Đức Chúa Trời. Trong trường hợp như vậy, người đó nên sống như thể dù sao anh ta cũng có niềm tin. Có lẽ sống như thể người ta có đức tin có thể khiến người ta thực sự đến với niềm tin.

Thế nhưng, đã có những lời chỉ trích từ các hệ phái khác nhau trong suốt những năm qua. Chẳng hạn, đã có tranh luận từ những mặc khải không nhất quán. Lập luận này chỉ trích Đánh cược của Pascal trên cơ sở cho rằng không có lý do gì để giới hạn các lựa chọn như vậy chỉ dành cho Đức Chúa Trời của Cơ Đốc giáo mà thôi. Những tôn giáo khác trong suốt lịch sử loại người cũng có những vị thần tiềm năng để mà cũng có thể lập luận tương tự. Một bài phê bình khác đến từ giới vô thần, Richard Dawkins mặc nhiên công nhận khả năng của một vị thần có thể thưởng cho sự hoài nghi trung thực và trừng phạt niềm tin mù quáng hay giả vờ.

Hoặc giả có như thế, thì điều khiến chúng ta quan tâm chính là liệu Cuộc đánh cược của Pascal có thể tương thích với Kinh thánh hay không. Thuyết đánh cược thất bại dựa trên một vài điều như sau. Đầu tiên và quan trọng nhất, nó đã không tính đến lập luận của sứ đồ Phao-lô trong Rô-ma 1 khi ông cho rằng điều chi biết về Đức Chúa Trời thì đã bày tỏ ra cho họ rồi, nên họ không thể bào chữa cho mình về điều này được(Rô-ma 1:19-20). Tự lý trí có thể đưa chúng ta đến nhận biết về sự tồn tại của Đức Chúa Trời. Nó sẽ là một hiểu biết không đầy đủ về Đức Chúa Trời, nhưng dù sao đó cũng sự cảm biết về Đức Chúa Trời. Hơn nữa, sự hiểu biết về Chúa là đủ để khiến tất cả chúng ta không có lý do gì để bào chữa trước sự phán xét của Chúa. Tất cả chúng ta đều dưới cơn thạnh nộ của Chúa vì đã đàn áp sự thật của Chúa trong sự bất chính.

Thứ hai, thuyết này không có đề cập đến cái giá của việc theo Chúa Giê-xu. Trong phúc âm của Luca, Chúa Giê-xu hai lần cảnh báo chúng ta phải trả giá trở thành môn đệ của Ngài (Lu-ca 9:57-62; 14: 25-33), phải trả giá để theo Chúa, và đó không phải là một cái giá dễ dàng. Chúa Giêu đã nói với các môn đệ của Ngài rằng họ sẽ phải mất mạng sống thì sẽ tìm lại được (Ma-thi-ơ 10:39). Theo Chúa Giê-xu có thể làm cho thế gian ghen ghét mình (Giăng 15:19). Thuyết đánh cược của Pascal không hề đề cập đến bất kỳ điều gì như vậy. Vì thể, nó làm niềm tin vào Chúa Giê-xu bị giảm đi mà chỉ còn đơn thuần là sự nhẹ dạ.

Thứ ba, nó hoàn toàn xuyên tạc tình trạng hư mất của bản chất con người. Một con người tự nhiên – nếu không được sinh lại bởi Đức Thánh Linh (Giăng 3:3) – không thể nào được thuyết phục để đặt niềm tin cứu rỗi vào Đấng Christ bằng cách phân tích lợi ích như thuyết đánh cược của Pascal. Đức tin là kết quả của việc được tái sinh và đó là công tác thánh của Đức Thánh Linh. Điều này không có nghĩa là người đó không chấp nhận các sự kiện của Phúc Âm, hoặc thậm họ còn có thể tuân theo luật pháp của Đức Chúa Trời. Một trong những ý nghĩa từ ví dụ của Chúa Giê-xu về các loại đất (Ma-thi-ơ 13) chính là việc trở lại đạo theo cách sai trật là thực tế của cuộc sống cho đến ngày Đấng Christ trở lại. Tuy nhiên, dấu hiệu của một niềm tin cứu rỗi thực sự là xem quả của nó (Ma-thi-ơ 7:16-20). Phao-lô đã lập luận rằng một con người xác thịt không thể hiểu được công việc của Đức Chúa Trời (I Cô-rinh-tô 2:14). Tại sao? Bởi vì họ không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh. Thuyết đánh cược Pascal không hề đề cập đến công tác quan trọng của Đức Thánh Linh để mang người đó sự nhận biết về niềm tin cứu rỗi.

Thứ tư và cũng là điều cuối cùng, thuyết này giống như cách để biện hộ hoặc dùng để truyền giáo (đó là những gì mà thuyết đánh cược này nhắm đến), quan điểm của thuyết này dường như tập trung vào sự rủi ro hoặc phần thưởng, mà không hề tương thích với mối quan hệ niềm tin cứu rỗi thực sự trong Cứu Chúa Giê-xu Christ. Đức Chúa Giê-xu xem những ai vâng theo các điều răn Ngài chính là minh chứng cho thấy người đó yêu Đấng Christ (Giăng 14:23).

Theo thuyết đánh cược của Pascal, một người lựa chọn để tin và vâng lời Đức Chúa Trời dựa trên việc họ được nhận phần thưởng là nước thiên đàng. Điều này không làm giảm đi thực tế rằng thiên đàng là phần thưởng mà chúng ta nên hy vọng hoặc mong ước. Nhưng nếu động cơ của chúng ta chỉ là hoặc chủ yếu dựa trên việc muốn lên thiên đàng để tránh phải xuống địa ngục thì đức tin và sự vâng phục chỉ là phương tiện để giúp chúng ta đạt được những gì mình muốn hơn là kết quả của một tấm lòng được tái sinh bởi Đấng Christ và tình yêu với Ngài bày tỏ qua niềm tin và sự vâng phục.

Tóm lại, dù thuyết đánh cược của Pascal là một mảng tư tưởng thú vị trong triết học, thì các Cơ Đốc nhân cũng không nên dùng để biện hộ hoặc truyền giảng. Cơ Đốc nhân nên chia sẻ và tuyên bố rằng chỉ có Tin Lành của Đức Chúa Giê-xu Christ mà thôi mới có “… quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin” (Rô-ma 1:16)

English

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên