Trang Chủ TRANG CHỦ Nói Dối Là Hành Động Đúng?

Nói Dối Là Hành Động Đúng?

736
0
SHARE

Có Bao Giờ Nói Dối Là Điều Phải Làm?

Chiến dịch tàn sát người Do Thái của Đức Quốc Xã trong những năm 1940 là một trong những sự kiện đau thương của lịch sử thế giới. Trùm Phát-xít Hitler đã ra lệnh giết chết tất cả những người Do Thái trong phạm vi kiểm soát của ông. Nhiều người đã chống lại điều này và tìm cách che giấu những người Do Thái, trong số đó có Corrie ten Boom và gia đình của bà tại Hà-lan đã che giấu và giúp đỡ cho những người Do Thái trốn thoát. Cuối cùng bà và cả gia đình đã bị cầm tù vì đã nói dối chính quyền Phát-xít, khi dám đứng ra bênh vực những người Do Thái trước bạo quyền. Có phải Corrie ten Boom và gia đình của bà đã làm điều đúng?

Câu hỏi này gây rắc rối cho nhiều Cơ-đốc nhân, bởi vì Kinh Thánh dạy rằng: “Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình.” (Xuất Ê-díp-tô ký 20:16). Và lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật (Giăng 17:7)

Như vậy nói dối sẽ bị phán xét?

Trước hết chúng ta cần phân biệt hai tình huống: 1. Nói dối tức là nói điều sai với sự thật. 2. Nói dối như một hành động của lòng thương xót.

Khi đọc qua các trường hợp trong Kinh Thánh, chúng ta thấy câu chuyện về kỵ nữ Ra-háp trong Giô-suê 2:1-11. Người phụ nữ này đã nói dối để cứu sống các thám tử của tuyển dân Israel, và rồi tên của bà được liệt kê chung với các anh hùng đức tin (xem Hê-bơ-rơ 11: 31 và Gia-cơ 2:25). Ra-háp không chỉ được cứu nhưng còn là anh hùng đức tin mặc dù bà nói sai sự thật về các thám tử Israel.

Một trường hợp nữa trong Xuất Ê-díp-tô ký chương 1. “Vua xứ Ê-díp-tô cũng phán cùng các bà mụ của dân Hê-bơ-rơ, một người tên Siếp-ra và một người tên Phu-a,  mà rằng: Khi các ngươi đi rước thai cho người đàn bà Hê-bơ-rơ, hễ thấy sanh con trai, thì hãy làm cho chết đi; còn con gái, thì hãy để cho sống.  Nhưng các bà mụ kính sợ Đức Chúa Trời, chẳng làm theo lời vua Ê-díp-tô phán dặn, đều để cho các con trai sống hết.  Vua xứ Ê-díp-tô bèn đòi những bà mụ mà phán rằng: Sao các ngươi làm như vậy, để cho những con trai sống?  Các bà mụ tâu rằng: Ấy tại người đàn bà Hê-bơ-rơ chẳng phải như người đàn bà Ê-díp-tô; vì họ mạnh khoẻ hơn, đã sanh nở trước khi mụ đến.  Đức Chúa Trời ban ơn cho những bà mụ; dân sự gia thêm và trở nên đông đúc. Ấy vậy, vì bà mụ có lòng kính sợ Đức Chúa Trời, nên Ngài làm cho nhà họ được thạnh vượng.” (câu 15-21) Các bà mụ trong câu chuyện này không những không bị phán xét vì lời nói sai sự thật mà còn được Đức Chúa Trời ban thưởng!

Điều quan trọng là chúng ta phải biết phân biệt giữa hai bổn phận đạo đức: vâng lời với Đức Chúa Trời là uy quyền cao nhất, rồi sau đó mới nói đến uy quyền thấp hơn. Bây giờ giả định là chúng ta luôn vâng lời cha mẹ, nhưng nếu vì một lý do nào đó cha mẹ của chúng ta xung đột với hàng xóm và rồi yêu cầu chúng ta phải đi ra giết đứa con của người láng giềng đó. Khi ấy chúng ta sẽ không vâng lời họ, chúng ta phải tìm cách cứu sinh mạng vô tội của đứa trẻ ấy. Đây là một bổn phận đạo đức cao hơn hành động vâng lời cha mẹ trong tình huống này.

Đức Chúa Giê-su lên án người Pha-ri-si: “Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia.” (Ma-thi-ơ 23:23). Tình yêu thương là một phẩm chất đạo đức tốt nhất (1 Cô-rin-tô 13:13). Chúa chúng ta cũng dạy, “Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. PhuDnl 6:5

 Ấy là điều răn thứ nhứt và lớn hơn hết.  Còn điều răn thứ hai đây, cũng như vậy: Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình.” (Ma-thi-ơ 22:37-39)

Khi phải lựa chọn vâng lời giữa uy quyền cao nhất và uy quyền của con người, nhiều trường hợp trong Kinh Thánh cho chúng ta biết: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta. Hãy đọc Xuất Ê-díp-tô ký chương 1, Đa-ni-ên chương 3, 6 hay Công vụ chương 4, 5. Chúng ta thấy rằng đôi khi các tín nhân đã từ chối mệnh lệnh của con người để chọn vâng lời một uy quyền cao hơn – uy quyền của Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, sẽ luôn luôn sai khi nói dối. Nói dối chỉ đúng khi bạn làm điều đó trong tình huống phải lựa chọn để vâng phục uy quyền cao hơn. Cũng giống như các biển báo giao thông thiết lập quyền ưu tiên cho các xe được thiết kế để tránh hỗn loạn giao thông, vì vậy luật ưu tiên đạo đức cho phép miễn trừ các bổn phận với uy quyền thấp hơn để vâng phục uy quyền cao hơn. Do đó nếu phải lựa chọn giữa luật của Đức Chúa Trời và quyết định phi đạo đức của cha mẹ, chúng ta phải chọn luật Đức Chúa Trời. Tương tự, kỵ nữ Ra-háp đã nói dối với uy quyền của con người để cứu các thám tử Israel. Bà đã vâng phục một uy quyền cao hơn – đã thực hiện một nghĩa vụ cao hơn trong tình huống ấy.

ÁP DỤNG

Sa-lô-môn đã viết, “Môi miệng nói dối giả lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va. Song ai ăn ở trung thành được đẹp lòng Ngài.” (Châm ngôn 12:22). Tuy nhiên những trường hợp như Ra-háp, các bà mụ Hê-bơ-rơ trong Xuất Ê-díp-tô-ký chương một, hay Corrie ten Boom là hiếm hoi. Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng sự vâng lời đối với Đức Chúa Trời thì cao hơn các sắc lệnh do con người đưa ra.

KINH THÁNH THAM KHẢO

Xuất Ê-díp-tô ký 1; Giô-suê 2:1-11; Châm ngôn 12:22; 19:9; Ma-thi-ơ 23:23; Giăng 19:11; 1 Cô-rin-tô 13:13

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên