Sự bội đạo (apostasy), xuất phát từ chữ Hy Lạp (apostasia) là từ bỏ hoặc bỏ đạo, nghĩa là “sự bất tuân một hệ thống hay thẩm quyền đã được thiết lập, một sự nổi loạn, một sự từ bỏ hay vi phạm đức tin”. Trong thế kỷ đầu tiên, sự bội đạo là một từ ngữ chuyên môn nói về một cuộc nổi dậy chính trị hay đào ngũ. Và cũng giống như ở thế kỷ đầu tiên, sự bội đạo đe dọa Thân thể của Đấng Christ ngày nay.
Kinh thánh cảnh báo về những người như Arius (sinh năm 250-336 sau Công Nguyên), một thầy tế lễ Cơ Đốc đến từ Alexandria, Ai Cập, là người đã được huấn luyện ở An-ti-ốt vào đầu thế kỷ thứ tư. Khoảng năm 318 sau Công Nguyên, Arius cáo buộc Giám mục Alexander xứ Alexadria vì tán thành chủ nghĩa Sabellian, một sự giảng dạy sai trật quả quyết rằng Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh chỉ là những vai trò hay những phương thức do Đức Chúa Trời đảm nhận vào những thời điểm khác nhau. Arius quyết tâm nhấn mạnh đến sự đồng nhất của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, ông đã đi quá xa trong sự giảng dạy của mình về bản chất của Đức Chúa Trời. Arius phủ nhận Ba ngôi Đức Chúa Trời và giới thiệu có vẻ giống như ngoài mặt là một sự khác biệt không quan trọng giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con.
Arius lập luận rằng Chúa Giê-xu không cùng thể yếu (cùng một bản thể, tiếng Hy lạp là “homoousios“) với Đức Chúa Cha mà đúng hơn là giống về thể yếu (giống về bản thể, tiếng Hy lạp là “homoiousios“). Chỉ có duy nhất một chữ cái Hy Lạp đó là chữ (i) tách thành hai. Arius mô tả lập trường của ông theo cách này: “Đức Chúa Cha tồn tại trước Đức Chúa Con. Có một khoảng thời gian Đức Chúa Con không tồn tại. Vì vậy, Đức Chúa Con được tạo nên bởi Đức Chúa Cha. Cho nên, mặc dù Đức Chúa Con là tạo vật cao cấp nhất trong mọi tạo vật, nhưng Ngài không có bản thể của Đức Chúa Trời.”
Arius rất mưu trí nên đã cố gắng hết sức mình để khiến mọi người đứng về phía mình, thậm chí đến mức là sáng tác những bài hát ngắn để dạy giáo lý của ông, là điều mà ông cố gắng dạy cho những ai lắng nghe. Bản chất lôi cuốn của ông và vị trí kính trọng như là một người thuyết giáo, cũng như là một người sống trong sự từ bỏ chính mình cũng góp phần cho sự nghiệp của ông.
Về việc bội đạo, thật quan trọng cho mọi Cơ Đốc nhân hiểu hai điều quan trọng là: (1) làm thế nào để nhận ra sự bội đạo và những người giảng dạy bội đạo, (2) lý do tại sao sự giảng dạy bỏ đạo là rất nguy hiểm.
Những hình thức của Sự bội đạo
Để nhận diện và chống lại sự bội đạo, thật quan trọng để cho Cơ Đốc nhân hiểu biết về những hình thức khác nhau của nó và những đặc điểm mô tả những giáo lý và những người giảng dạy của nó. Đối với những hình thức của sự bội đạo, thì có hai loại chính: (1) sự sa ngã khỏi những giáo lý chính yếu và thực sự của Kinh thánh để đi theo những sự giảng dạy dị giáo khẳng định là giáo lý Cơ Đốc “thật sự”, (2) một sự từ bỏ hoàn toàn niềm tin Cơ Đốc dẫn đến kết quả là hoàn toàn chối bỏ Đấng Christ.
Arius trình bày hình thức đầu tiên của sự bội đạo là sự chối bỏ những lẽ thật Cơ Đốc chính yếu (như là thần tánh của Đấng Christ) mà bắt đầu sự trượt dốc đến việc hoàn toàn từ bỏ niềm tin, là hình thức thứ hai của sự bội đạo. Thật quan trọng để hiểu rằng hình thức thứ hai hầu như luôn luôn bắt nguồn từ hình thức thứ nhất. Một niềm tin dị giáo trở thành một sự giảng dạy dị giáo phát sinh và phát triển cho đến khi nó làm ô nhiễm mọi khía cạnh niềm tin của một người, và khi đó mục tiêu cuối cùng của Sa-tan đã được hoàn thành, đó là sự sa ngã hoàn toàn khỏi Cơ Đốc giáo.
Một ví dụ gần đây của tiến trình này là một nghiên cứu năm 2010 có tên gọi là “Những người giảng dạy không phải là những người tin Chúa” được thực hiện bởi hai người theo thuyết vô thần nổi tiếng là Daniel Dennett và Linda LaScola. Công việc của Dennett và LaScola là ghi chép lại năm người giảng dạy khác nhau theo thời gian mà đã trình bày và chấp nhận những sự giảng dạy dị giáo về Cơ Đốc giáo và bây giờ đã hoàn toàn rời bỏ đức tin và cũng là những người theo thuyết phiếm thần hay những người theo thuyết vô thần bí mật. Một trong những sự thật đáng lo ngại nhất được nêu bật trong nghiên cứu này là những người giảng dạy này vẫn còn duy trì vị trí của họ như là những mục sư của những Hội thánh Cơ Đốc mà hội chúng của họ không biết về tình trạng thuộc linh thật sự của những người lãnh đạo của họ.
Sự nguy hiểm của sự bội đạo được cảnh báo trong sách Giu-đe là sách được xem như là một sổ tay hướng dẫn giúp hiểu biết về những đặc điểm của những người bội đạo giống như những người được ghi chép lại trong nghiên cứu của Dennett và LaScola. Những lời trong sách Giu-đe có liên quan mọi mặt đến chúng ta ngày nay giống như khi ông viết chúng vào thế kỷ thứ nhất, vậy nên thật là quan trọng để chúng ta đọc và hiểu những lời đó một cách cẩn thận.
Những đặc điểm của sự bội đạo và những người bội đạo
Giu-đe là anh em của Chúa Giê-xu và là một người lãnh đạo trong Hội thánh đầu tiên. Trong bức thư Tân Ước của mình, ông đã phác thảo cách để nhận ra sự bội đạo và thúc giục mạnh mẽ những ai trong thân thể Đấng Christ chiến đấu (đấu tranh một cách nghiêm túc) cho đức tin (câu 3). Chữ Hy Lạp được dịch thành “chiến đấu” là một động từ phức hợp mà từ đó chúng ta có được từ “chịu đau đớn”. Nó ở dạng hiện tại vô định, nghĩa là sự đấu tranh sẽ liên tục. Nói cách khác, Giu-đe đang nói với chúng ta rằng sẽ luôn luôn có sự tranh chiến chống lại sự giảng dạy sai trật và Cơ Đốc nhân nên rất nghiêm túc rằng chúng ta “chịu đau đớn” trong trận chiến mà chúng ta tham gia. Hơn nữa, Giu-đe nói rõ ràng rằng mọi Cơ Đốc nhân đều được gọi đến trận chiến này chứ không chỉ là những người lãnh đạo Hội thánh, vậy nên điều quan trọng là mọi tín đồ phải tăng cường kỹ năng phân biệt để họ có thể nhận ra và ngăn chặn sự bội đạo giữa vòng họ.
Sau khi thôi thúc độc giả đấu tranh nghiêm túc cho đức tin, Giu-đe nhấn mạnh lý do: “Vì có mấy kẻ kia lẻn vào trong vòng chúng ta, là những kẻ bị định đoán phạt từ lâu rồi, kẻ chẳng tin kính đổi ơn Đức Chúa Trời chúng ta ra việc tà ác, chối Đấng Chủ tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ” (câu 4). Trong câu này, Giu-đe đã cho Cơ Đốc nhân thấy ba đặc điểm của sự bội đạo và những người giảng dạy bội đạo.
Đầu tiên, Giu-đe nói rằng sự bội đạo có thể khó nhận thấy. Giu-đe sử dụng từ “lẻn” (là một từ không có trong sách nào khác của Kinh thánh) để miêu tả sự xâm nhập của sự bội đạo vào trong Hội thánh. Theo một từ Hy Lạp ngoài Kinh thánh thì từ ngữ này miêu tả sự mưu trí láu cá của một luật sư, thông qua những cuộc tranh luận khéo léo, thâm nhập vào tâm trí của các quan chức tòa án và làm hỏng suy nghĩ của họ. Từ nghĩa đen có nghĩa là “lướt qua, đi lén lúc, lẻn vào, khó phát hiện”. Nói cách khác, Giu-đe nói rằng rất hiếm khi sự bội đạo bắt đầu bằng một cách thức dễ hiểu và công khai. Thay vào đó, nó trông rất giống với lời giảng của Arius mà trong đó, bằng một cách cố tình, chỉ là một chữ đơn thuần phân biệt giáo lý của ông với sự giảng dạy thật sự của niềm tin Cơ Đốc.
Mô tả về khía cạnh này của sự bội đạo và mối nguy cơ tiềm ẩn của nó, A. W. Tozer đã viết, “Sai lầm ở chỗ là quá khôn khéo trong việc bắt chước lẽ thật nên nó thường bị nhầm lẫn là lẽ thật. Ngày nay phải lấy mắt tinh anh để nhận ra đâu là anh trai Ca-in và đâu là A-bên”. Sứ đồ Phao-lô cũng nói đến hành vi vui mừng bên ngoài của những người bội đạo và sự giảng dạy của họ khi ông nói, “Vì mấy người như vậy là sứ đồ giả, là kẻ làm công lừa dối, mạo chức sứ đồ của Đấng Christ. Nào có lạ gì, chính quỉ Sa-tan mạo làm thiên sứ sáng láng” (II Cô-rinh-tô 11:13-14). Nói cách khác, đừng tìm những người bội đạo xuất hiện với vẻ ngoài xấu xa hay nói những lời dị giáo gây chú ý khi họ bắt đầu giảng dạy. Thay vì phủ nhận lẽ thật ngay lập tức, những người bội đạo sẽ bóp méo nó cho phù hợp với sự giảng dạy của riêng họ, như mục sư R. C. Lensky đã nói, “Những hình thức tồi tệ nhất của sự gian ác bao gồm sự xuyên tạc lẽ thật”.
Thứ hai, Giu-đe miêu tả những người bội đạo là “không tin kính” và là những người sử dụng ơn của Đức Chứa Trời như là một sự cho phép để phạm những điều gian ác. Bắt đầu với “không tin kính”, Giu-đe miêu tả 18 đặc điểm xấu xa của những người bội đạo để độc giả của ông có thể dễ dàng hơn để nhận diện chúng. Giu-đe nói những kẻ bội đạo là không tin kính (câu 4), băng hoại đạo đức (câu 4), chối bỏ Đấng Christ (câu 4), là những kẻ làm ô uế xác thịt mình (câu 8), nổi loạn (câu 8), những người mắng nhiếc thiên sứ (câu 8), không biết về Đức Chúa Trời (câu 8), những người tuyên bố khải tượng giả tạo (câu 10), tự hủy hoại (câu 10), những người hay lầm bầm (câu 16), phàn nàn về số phận mình (câu 16), tự thỏa mãn (câu 16), những người sử dụng những lời lẽ kiêu căng và nịnh bợ (câu 16), những kẻ nhạo báng Đức Chúa Trời (câu 18), những kẻ gây nên sự chia rẽ (câu 19), tâm trí xác thịt (câu 19), và cuối cùng (không làm ngạc nhiên), không có Thánh Linh/chưa được cứu (câu 19).
Thứ ba, Giu-đe nói những kẻ bội đạo chối Đấng Chủ tể và Chúa có một của chúng ta, là Đức Chúa Jêsus Christ”. Những kẻ bội đạo làm điều đó như thế nào? Phao-lô nói cho chúng ta biết trong bức thư ông gửi cho Tít, “Mọi sự là tinh sạch cho những người tinh sạch, nhưng, cho những kẻ dơ dáy và chẳng tin, thì không sự gì là tinh sạch cả; trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa. Họ xưng mình biết Đức Chúa Trời, nhưng theo những việc làm thì đều từ chối Ngài, thật là đáng ghét, trái nghịch và không thể làm một việc lành nào hết” (Tít 1:15-16, nhấn mạnh thêm). Qua những hành vi bất chính của mình, những kẻ bội đạo bày tỏ bản chất thật của chính họ. Khác với kẻ bội đạo, một tín đồ thật là người đã được giải phóng khỏi tội lỗi đến sự công chính trong Đấng Christ. Với Phao-lô, họ hỏi những kẻ bội đạo là những kẻ thúc đẩy hành vi phóng túng, “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Chúng ta phải cứ ở trong tội lỗi, hầu cho ân điển được dư dật chăng? Chẳng hề như vậy! Chúng ta đã chết về tội lỗi, lẽ nào còn sống trong tội lỗi nữa?” (Rô-ma 6:1-2).
Tuy nhiên, sự giảng dạy sai trật của những kẻ bội đạo cũng bày tỏ bản chất thật của họ. Phi-e-rơ nói, “Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em; họ sẽ truyền những đạo dối làm hại, chối Chúa đã chuộc mình, tự mình chuốc lấy sự hủy phá thình lình” (II Phi-e-rơ 2:1). Một khía cạnh khác của những tín đồ thật là họ đã được giải phóng khỏi sự đen tối thuộc linh để đến nơi sáng láng (Ê-phê-sô 5:8) và vì vậy sẽ không chối bỏ những lẽ thật cốt lõi của Kinh thánh giống như Arius đã làm với thần tánh của Chúa Giê-xu.
Rốt cuộc, dấu hiệu của một kẻ bội đạo là cuối cùng thì người đó cũng sa ngã và hoàn toàn từ bỏ lẽ thật của Lời Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài. Sứ đồ Giăng chỉ ra đây là biểu hiện của một tín đồ giả: “Chúng nó đã từ giữa chúng ta mà ra, nhưng vốn chẳng phải thuộc về chúng ta; vì nếu chúng nó thuộc về chúng ta, thì đã ở cùng chúng ta; song điều đó đã xảy đến, hầu cho tỏ ra rằng mọi kẻ ấy chẳng thuộc về chúng ta vậy” (I Giăng 2:19).
Quan điểm có hậu quả
Đức Chúa Trời rất nghiêm túc trong việc nói về sự bội đạo và sự giảng dạy sai trật, bằng chứng thực tế là mọi sách Tân Ước ngoại trừ Phi-lê-môn đều có chứa những lời cảnh báo về sự giảng dạy sai trật (Ma-thi-ơ 7:15; 24:5; Rô-ma 16:17; Ga-la-ti 1:6-8; Cô-lô-se 2:8; 1 Ti-mô-thê 6:20; 2 Phi-ê-rơ 2:1). Tại sao vậy? Đơn giản chỉ vì quan điểm có hậu quả. Nghĩ đúng dẫn đến điều tốt lành, ngược lại nghĩ sai thì hành động kèm theo nó là những hình phạt không mong muốn. Ví dụ, lĩnh vực giết người của Cam-pu-chia trong những năm 1970 là sản phẩm của quan điểm thuộc về thuyết hư vô của nhà triết học vô thần Jean Paul Sartre và sự giảng dạy của ông. Nhà lãnh đạo Khơ-me đỏ Pol Pot đã thực hiện triết lý của Sartre đối với người dân một cách rõ ràng và đáng sợ, được diễn đạt theo cách này: “Để giữ bạn thì không có lợi. Để tiêu diệt bạn không phải là mất mát.”
Nên nhớ rằng Sa-tan không đến với cặp vợ chồng đầu tiên trong vườn Ê-đen bằng các vũ khí đối ngoại hay vũ khí siêu nhiên, thay vào đó, nó đến với họ bằng một quan điểm. Và đó là một quan điểm lên án họ và phần còn lại của nhân loại, với phương thuốc duy nhất là sự chết hy sinh của Con trai của Đức Chúa Trời.
Thảm kịch to lớn là dù cố ý hay vô tình thì kẻ giảng dạy bội đạo đã kết án những người đi theo mình không chút nghi ngờ. Một trong những câu Kinh thánh đáng sợ nhất trong cả Kinh thánh xuất phát từ chính miệng Chúa Giê-xu. Khi nói với các môn đồ của Ngài về những nhà lãnh đạo tôn giáo của thời Ngài, Ngài đã nói, “Hãy để vậy: Đó là những kẻ mù làm người dẫn đưa; nếu kẻ mù dẫn đưa kẻ mù, thì cả hai sẽ cùng té xuống hố” (Ma-thi-ơ 15:14, nhấn mạnh thêm). Câu Kinh thánh này đáng báo động bởi vì Chúa Giê-xu khẳng định rằng không chỉ có những kẻ giảng dạy sai trật đi đi đến sự hủy diệt, mà những môn đồ của họ cũng đi theo họ. Nhà triết học Cơ Đốc Soren Kierkegaard đã nói như sau: “Thật đúng khi một kẻ dại dột lạc lối, thì anh ta sẽ luôn luôn dắt theo nhiều người khác cùng đi với mình.”
Kết luận
Năm 325 sau Công Nguyên, Cộng đồng Nicea triệu tập chủ yếu để đưa ra vấn đề của Arius và sự giảng dạy của ông. Phần lớn do sự mất tinh thần của Arius, nên kết quả cuối cùng là ông bị dứt phép thông công và một tuyên bố trong Tín điều Nicea khẳng định thần tánh của Đấng Christ: “Chúng tôi tin vào một Đức Chúa Trời, Đức Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo nên muôn vật thấy được và không thấy được, và tin vào một Đức Chúa Giê-xu Christ, Con trai của Đức Chúa Trời, là Đấng được sinh ra duy nhất của Cha ngài, có bản chất của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Trời của Đức Chúa Trời, Ánh sáng của Ánh sáng, Đức Chúa Trời thật sự của Đức Chúa Trời, được sinh ra chứ không phải được tạo ra, cùng một bản chất với Đức Chúa Cha.”
Arius có thể đã chết cách đây nhiều thế kỷ, nhưng những đứa con thuộc linh của ông vẫn còn ở với chúng ta ngày nay dưới hình thức của các giáo phái như Chứng nhân Giê-hô-va và những giáo phái khác chối bỏ con người và bản chất thật sự của Đấng Christ. Đáng buồn thay, cho đến khi Đấng Christ trở lại và mọi kẻ thù thuộc linh cuối cùng bị loại bỏ, thì cỏ dại như vậy vẫn sẽ hiện diện giữa vòng lúa mì (Ma-thi-ơ 13:24-30). Trên thực tế, Kinh thánh nói rằng sự bội đạo chỉ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi sự trở lại của Đấng Christ đến gần. “Khi ấy [những ngày cuối cùng] cũng có nhiều kẻ sẽ sa vào chước cám dỗ,phản nghịch nhau, và ghen ghét nhau” (Ma-thi-ơ 24:10). Phao-lô cũng lập lại lời Chúa Giê-xu trong những bài viết được thần cảm của ông. Sứ đồ đã nói với Hội thánh Tê-sa-lô-ni-ca rằng có sự sa ngã lớn sẽ đến trước sự đến lần thứ hai của Đấng Christ (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:3), và thời kỳ cuối cùng sẽ được mô tả bởi sự khổ nạn và những kẻ bịp bợm tôn giáo giả dối: “Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, sẽ có những thời kỳ khó khăn. Vì người ta … bề ngoài giữ điều nhân đức, nhưng chối bỏ quyền phép của nhân đức đó. Những kẻ thể ấy, con hãy lánh xa đi” (II Ti-mô-thê 3:1-2,5).
Thật là quan trọng, bây giờ hơn bao giờ hết, mọi tín đồ nên cầu nguyện để phân biệt, chống lại sự bội đạo và chiến đấu (đấu tranh nghiêm túc) cho niềm tin đã từng được giao cho các thánh đồ.