Trang Chủ BIỆN GIÁO Ngụy biện

Ngụy biện

77
0
SHARE

Ngụy biện là gì?
Ngụy biện hay lừa gạt là việc sử dụng lập luận sai, không hợp lý, cố ý hoặc không cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận. Một lý luận ngụy biện có thể có ý lừa lọc bằng cách làm cho sự việc có vẻ tốt đẹp hơn so với thực tế. Một số ngụy biện có ý đồ thao túng, đánh lạc hướng nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc vào con đường sai trái, làm cho họ nhầm tưởng cái sai là đúng hoặc cái đúng là sai.

Những sai lầm cố ý hoặc không cố ý trong suy luận do cẩu thả, thiếu hiểu biết, trái với logic được gọi là ngụy biện.

Ngụy biện nếu bị lạm dụng có thể trở thành thói quen, khiến cho tư duy trở nên sai trái, lệch lạc. Người có lối tư duy nguỵ biện có thể không phân biệt được đúng sai, nhiều trường hợp cho rằng mình luôn đúng.

Biện giáo Cơ Đốc là gì?

Từ “biện giáo” nguồn gốc từ một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “bào chữa, bảo vệ”. Vậy, biện giáo Cơ Đốc là ngành khoa học biện luận bảo vệ niềm tin của Cơ Đốc nhân. Có rất nhiều người hoài nghi không tin vào sự tồn tại của Chúa, thậm chí phản bác những giáo lí trong Kinh Thánh về Đức Chúa Trời. Có nhiều nhà phê bình chống đối Kinh Thánh, cho rằng Kinh Thánh có lỗi sai và không được Đức Chúa Trời mặc khải. Cũng có những giáo sư giả ủng hộ giáo lí sai lạc và phủ nhận các lẽ thật quan trọng trong niềm tin Cơ Đốc. Nhiệm vụ của biện giáo Cơ Đốc là phản biện lại những phong trào, tư tưởng đó và ủng hộ Đức Chúa Trời cùng lẽ thật của Ngài.

Có lẽ câu gốc của biện giáo Cơ Đốc là 1 Phi-e-rơ 3:15, “nhưng hãy tôn cao Đấng Christ là thánh, là Chúa trong lòng anh em. Luôn sẵn sàng để trả lời những kẻ chất vấn về niềm hi vọng trong anh em, nhưng phải ôn tồn và trân trọng….” Một Cơ Đốc nhân không thể nào nói rằng mình không có khả năng bảo vệ niềm tin Cơ Đốc. Ai cũng phải trình bày cách thỏa đáng về niềm tin của mình nơi Đấng Cứu Thế. Tất nhiên, không phải Cơ Đốc nhân nào cũng phải trở thành chuyên gia biện giáo. Nhưng chúng ta cần phải biết rõ mình tin điều gì, tại sao mình tin, làm thế nào để chia sẻ niềm tin đó với người khác và cách bảo vệ niềm tin khi bị chống đối.

Nhưng 1 Phi-e-rơ 3:15 cũng bàn đến một khía cạnh khác trong biện giáo Cơ Đốc mà chúng ta hay bỏ quên, “nhưng phải ôn tồn và trân trọng…” Khi bảo vệ niềm tin của mình chúng ta không được thô lỗ, cáu giận và thiếu tôn trọng. Khi thực hành biện giáo, chúng ta cần cứng rắn trong lập luận của mình nhưng cũng nên nhớ thể hiện sự khiêm nhường và nhu mì của Chúa Giê-xu. Nếu như ta thắng một cuộc tranh luận nhưng kết cục người kia lại xa cách Chúa hơn vì thái độ của chúng ta, biện giáo Cơ Đốc sẽ không còn ý nghĩa gì nữa.

Có hai phương pháp biện giáo chính. Thứ nhất là biện giáo cổ điển: đưa ra những bằng chứng để khẳng định niềm tin Cơ Đốc là đúng. Thứ hai biện giáo giả định trước: phản bác lại những ý tưởng, giả định đã được sắp đặt trước của người chống đối Chúa. Những nhà biện giáo thuộc hai trường phái này thường tranh luận với nhau xem phương pháp nào hiệu quả hơn. Nhưng có lẽ nếu kết hợp cả hai phương pháp là hiệu quả nhất, tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh.

Biện giáo Cơ Đốc đơn giản là bảo về niềm tin Cơ Đốc đối với những người phản đối. Biện giáo Cơ Đốc là một phần cần thiết trong đời sống mỗi Cơ Đốc nhân. Lời Chúa yêu cầu chúng ta phải sẵn sàng để rao giảng Phúc Âm và bảo vệ niềm tin của mình (Ma-thi-ơ 28:18-20), và đó cũng chính là cốt lõi của biện giáo Cơ Đốc.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên