Trang Chủ LỜI CHỨNG CÁ NHÂN Người Sắp Chết Chúc Mừng Người Đã Chết

Người Sắp Chết Chúc Mừng Người Đã Chết

526
0
SHARE

Khi bà Hannah Wilberforce (cô của William Wilberforce, một người Anh theo chủ nghĩa bãi nô) đang nằm chờ chết, bà đã viết bức thư đề cập đến việc nghe tin một tín hữu qua đời: “Thật vui khi người anh em thân yêu đã bước vào sự vinh quang. Giờ đây, anh đã ở trong sự hiện diện của Chúa Jêsus, Đấng mà anh vẫn yêu mến dù không thấy Ngài. Trái tim tôi nhảy lên vui sướng”. Sau đó, bà mô tả hoàn cảnh của chính mình: “Dù tình hình của tôi có tốt hơn hay tệ hơn thì Chúa Jêsus vẫn luôn tốt lành”. “Myself, better and worse; Jesus, as good as ever.”

Những lời của bà khiến tôi liên tưởng đến Thi Thiên 23, Đa-vít viết: “Dù khi con đi trong trũng bóng chết, con sẽ chẳng sợ tai họa nào, vì Chúa ở cùng con” (c.4). Những lời ấy vô cùng sống động bởi vì chính nơi đó, giữa trũng bóng chết, lời mô tả của Đa-vít về Chúa đã trở nên hết sức cá nhân. Ông chuyển từ việc nói về Chúa ở đầu Thi Thiên 23 – “Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi” (c.1) – sang nói với Ngài: “vì Chúa ở cùng con” (c.4).

Thật vững lòng khi biết rằng Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng dựng nên “đất và thế gian” (90:2) luôn đầy lòng thương xót đến nỗi Ngài đồng hành cùng chúng ta qua những nơi khó khăn nhất. Cho dù hoàn cảnh tốt hơn hay tệ hơn, chúng ta vẫn có thể hướng về Người Chăn, Đấng Cứu Thế, Người Bạn của chúng ta và thấy Ngài “vẫn luôn tốt lành”. Ngài thật tốt lành đến nỗi đã đánh bại sự chết, và chúng ta sẽ “ở trong nhà Đức Giê-hô-va cho đến lâu dài” (23:6).

Bạn được an ủi ra sao khi biết rằng Chúa Jêsus – Đấng Chăn giữ bạn luôn ở với bạn? Hôm nay, bạn sẽ chia sẻ niềm hy vọng đó với người khác thế nào?
Lạy Chúa là Đấng Chăn giữ con, cảm ơn Ngài vì sự thành tín và tốt lành trọn vẹn của Ngài đối với con. Hôm nay xin giúp con luôn gần bên Ngài. Amen

bởi James Banks   

  • Kinh Thánh Là Lời Đức Chúa Trời
    TRÁI NGƯỢC VỚI những hình tượng ngoại giáo “có miệng, nhưng … không nói được” (Thi Thiên 115:5; 135:15-16), “Nếu có ai kêu cầu, thì thần chẳng trả lời, và không cứu khỏi nạn được” (Ê-sai 46:7).  Đức Chúa Trời của Kinh Thánh giao tiếp với dân sự của Ngài qua Lời.  Bản chất Đức Chúa Trời vốn dĩ liên quan đến Ngôi Lời và Ngôi Lời thể hiện Ngài. “Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời.” (Giăng 1:1).   Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Ngài giao tiếp với dân sự của Ngài trong suốt lịch sử bằng lời, như trước giả thư Hê-bơ-rơ đã từng tuyên bố.  “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách, rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian.” (Hê-bơ-rơ 1:1-2). Vì Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời phán dạy qua lời, vậy thì ngày nay Ngài có còn nói chuyện với dân sự của Ngài không?  Và nếu có, chúng ta có thể nghe thấy lời của Ngài ở đâu hoặc bằng cách nào?

    Theo trước giả sách Hê-bơ-rơ, các nhà tiên tri dưới sự soi dẫn của Đức Thánh Linh đã viết những lời của Đức Chúa Trời.  Sự việc này đạt đến đỉnh điểm khi con  của Đức Chúa Trời, người không chỉ nói những lời của một tiên tri, nhưng bản thân con  ấy còn chính là Ngôi Lời của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong lịch sử.  Như chúng ta sẽ thấy trong chương này, lời tiên tri của Đức Chúa Trời đã được viết ra và lưu giữ trong các tác phẩm thiêng liêng được gọi là Kinh Thánh.  Kết quả là dân sự của Đức Chúa Trời trong Cựu ước và Tân ước đều đã xác định Kinh Thánh là “Lời của Đức Chúa Trời”.

    Trong suốt lịch sử hội thánh, các tín hữu hiếm khi thắc mắc về lẽ thật này.  Nhưng trong thời kỳ Khai Sáng, đã đề cao lý trí của con người trong việc tìm kiếm chân lý thông qua cái gọi là phương pháp khoa học, sự thật đấy đã bị nhiều người phủ nhận.  Đối với một số người, Kinh Thánh chỉ là một bản ghi chép về kinh nghiệm tôn giáo của con người.  Số khác xác định các phần của Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như những phần được giới thiệu bởi công thức “Chúa phán như vậy”, hoặc “có lời của Đức Giê-hô-va phán…”  Nhiều người nói Kinh Thánh chỉ chứa đựng hoặc làm chứng cho Ngôi Lời, nhưng không phải là chính bản thân của Ngôi Lời. Họ nói rằng chỉ khi Đức Thánh Linh phán với họ qua Ngôi Lời thì Kinh Thánh mới trở thành Lời của Đức Chúa Trời.

    Đây là một vấn đề quan trọng.  Vì nếu Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, thì bất chấp tính cách của con người tham gia vào tiến trình hình thành Kinh Thánh, chúng ta có Lời Đức Chúa Trời ở dạng khách quan. Mặt khác, nếu Kinh Thánh chỉ là lời của con người, không chừng sẽ được tâng bốc theo cách nào đó, thì vì một lý do nào đó chúng ta nhất định phải tìm kiếm Lời Chúa trong và đằng sau những lời của con người, hoặc có thể – theo như một số người gợi ý, tìm kiếm ngay cả trong các tác phẩm tôn giáo khác.

    Chương này thảo luận về lời chứng của Kinh Thánh xung quanh bản chất của nó.  Điều này nghe có vẻ giống như lý luận luẩn quẩn theo một vòng tròn, tìm cách xác định bản chất của Kinh Thánh bằng những tuyên bố của chính Kinh Thánh.  Chúng ta sẽ nói nhiều hơn về phương pháp này trong phần thảo luận của chúng ta về tính cách đáng tin cậy trong chương 10.  Nhưng chúng ta có thể phải lưu ý hai quan điểm được đưa ra ở đây.

    Quan điểm thứ nhất, nếu chúng ta cho phép một người tự làm chứng và không tán thành việc bị bác bỏ thì lời chứng của anh ta là giả dối, như vậy chúng ta cũng không thể cho phép Kinh Thánh tự làm chứng cho Kinh Thánh?  Mặc dù Chúa Giê-su có những nhân chứng khác. Ngài cũng đã làm chứng cho chính Ngài.  “Đức Chúa Giê-su đáp rằng: Dẫu ta tự làm chứng về mình, nhưng lời chứng ta là đáng tin…” (Giăng 8:14).  Sự đáng tin cậy của Kinh Thánh được chứng thực bằng những bằng chứng bên ngoài và bên trong.  Do đó, Kinh Thánh xứng đáng được tin cậy trong các tuyên bố của chính Kinh Thánh.

    Quan điểm thứ hai, Cơ đốc nhân biết rằng Kinh Thánh là nền tảng của tất cả các giáo lý quan trọng của đức tin, chẳng hạn như thần tính của Đấng Christ và sự cứu rỗi qua sự chết cũng như sự phục sinh của Ngài.  Nếu chúng ta chấp nhận Kinh Thánh là kim chỉ nam dẫn chúng ta đến lẽ thật trong những giáo lý trên, chẳng lẽ chúng ta cũng không nên chấp nhận những lời dạy của Kinh Thánh về bản chất của chính Kinh Thánh sao?

    admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên