Trang Chủ TRANG CHỦ Giới Thiệu Thơ Phạm Tường

Giới Thiệu Thơ Phạm Tường

1296
0
SHARE

Để hiểu Phạm Tường, bạn không thể không đọc bài phê bình thơ trên đây của anh.
Khi viết về Phạm Tường, một tác giả trên website của báo nông nghiệp có bài đăng:

https://nongnghiep.vn/nha-tho-pham-tuong-lang-le-doi-theo-may-khong-mua-d311019.html

MÂY KHÔNG MÙA là mây như thế nào?

Em đâu rồi hương xưa vắng trên môi
Ta một phía chênh chao giờ ly biệt
Còn những gì lòng chưa hề đoạn tuyệt
Là yêu em mây muôn hướng không mùa
🙂
Mây thì làm gì có mùa? Có mùa nước nổi, có mùa thu rơi, có mùa thu hoạch, có mùa gieo trồng… và bao nhiêu mùa khác nữa. Nhưng mây chắc là không có mùa. Đó là một cách nói hình tượng, bay bổng – ai muốn hiểu sao cũng được. Yêu em như mây muôn hướng không mùa.
Chợt nhớ Phan Thu Hà viết về mây:

Dưới đất nhìn lên thấy mây hồng
Lên trời mây lại trắng tựa bông
Có lúc như một đàn cừu lớn
Có lúc lại như một dòng sông

Bên cánh máy bay mây trải thảm
Bồng bềnh lấp loá ngút tầm xa
Biển mây uốn lượn từng lớp sóng
Nâng cánh thiên thần – giấc mơ ta

Mây không mùa chỉ xuất hiện ở cuối bài thơ, còn những vần thơ trước đó không hề có một chữ mây nào.

Từ buổi ấy chim rã buồn soải cánh

Núi bơ vơ cây trơ lặng bên trời

Thêm bao mùa lá rụng nữa em ơi
Nghe tiếng thở vọng rêm từng kẽ tóc
Từ buổi ấy – từ ngày đó là ngày đường tình đôi nẻo hai nơi, tác giả như một cánh chim soải cánh bay đi trong nỗi buồn ly biệt. Bốn câu thơ đầu mang dáng dấp của một chàng trai si tình. Khi người mình yêu ra đi, thì nghe tiếng thở dài vọng rêm từng kẽ tóc. Wow!
Chiều chớm đông bỗng dưng em bật khóc (em khóc)
Lảo đảo về hồn thấm đẫm men say (chàng trai say lảo đảo – chứ yểu điệu thục nữ làm gì có cảnh này!)
Giữa niềm riêng bàn tay luyến bàn tay
Đơn giản vậy sao sóng lòng si động
🙂
Đọc những câu trên lại nhớ câu thơ của một thiếu nữ vụt mất tình yêu:
Ai bảo chiều đông trời trở lạnh /Chiều không anh em đã lạnh lắm rồi. (Chúc Anh)
Thơ là tiếng lòng phải không? hay thơ là hư cấu, hóa thân vào một kẻ si tình nào đó để dệt những vần thơ lãng mạn! Tôi nghĩ tác giả có cả hai phương diện này. Yêu và hóa thân thành người yêu.
Tình yêu không thành- không thể đi tiếp cung đường còn lại, nên tình yêu hóa thành MÂY KHÔNG MÙA.

Yên làm sao đâu chỉ là cơn mộng
Đương vùi mê chợt dằn vặt nụ cười
🙂 Tình yêu luôn có 2 mặt: đau khổ và hạnh phúc hay hạnh phúc trong khổ đau. Phạm Tường đã đi đến buổi chiều hoàng hôn tím, trong anh còn bao nhiêu nỗi ngậm ngùi, nhưng vẫn cố gắng ban cho mình một niềm vui trong thơ ca, âm nhạc…Chúc anh bình an trên những dải mây trôi muôn hướng không mùa.

Phạm Tường

Hôm nay chúng ta đọc một bài thơ mới của Phạm Tường:

Sau nhiều năm suy nghiệm và cảm tạ ơn Chúa về sự sống của gia đình, Phạm Tường đã viết những cảm nhận :

NÓI VỚI THỜI GIAN

Em có gì phiền muộn

Mà mi môi trĩu buồn

Để trời mây xám nghịt

Giông, gió gào, mưa tuôn

Giông, gió gào, mưa tuôn

Bên giáo đường cô độc

Gầy hao bạc tháng ngày

Khổ hạnh vừa thoát thai

Trao vương miện em cài

Trao vương miện em cài

Ôi, diệu khúc ban mai !

Đoạt linh bóng chiều tà

Trong hồi chuông Lễ Trọng

Gọi mời về nhà Cha

Cùng Ân Điển , thứ tha

Cùng Ân Điển, thứ tha

Từ Một – Trái – Tim – Thiên

Thánh thời gian vô đối

Nhiệm mầu không nén nổi

Kính ngưỡng Chúa, Chúa ơi!

Bình luận:
Em có gì phiền muộn – là một câu hỏi phải không?

Khi một cô em gái phiền muộn thì điều gì xảy ra?

… mi môi trĩu buồn

Để trời mây xám nghịt

Giông, gió gào, mưa tuôn

Đúng là người buồn, cảnh có vui đâu bao giờ!

Người em gái (hoặc có thể hiểu là THỜI GIAN) đứng một mình bên giáo đường cô độc, gầy hao bạc tháng ngày là một hình ảnh hay phép nói ẩn dụ làm chạnh lòng người đi! Nhưng rồi đau khổ được giải thoát (khổ hạnh vừa thoát thai), lúc ấy em sẽ nhận được vương miện. Vương miện phải đội trên đầu – nhưng ở đây người em gái cài vương miện. “Cài” không phải “đội” giống như hoa cài trên tóc, hay như bông hồng cài áo vậy! Wow! Đây là một cách nói nghệ thuật của tác giả.

Giông, gió gào, mưa tuôn

Bên giáo đường cô độc

Gầy hao bạc tháng ngày

Khổ hạnh vừa thoát thai

Trao vương miện em cài


“Ôi diệu khúc ban mai/Đoạt linh bóng chiều tà” – cưỡng đoạt cái linh hồn của một buổi chiều tà. Trước đó là ban mai / câu sau đối lại là chiều tà. Kinh Thánh nói gì? Đời người như bông hoa đồng nội, sớm nở tối tàn. Nhưng hồi chuông Lễ Trọng từ thánh đường gọi chúng ta về nhà Cha. Nơi đây là nơi mà chúng ta sẽ được chiêm nghiệm về tình yêu và lòng thương xót vô hạn của Cha nhân lành. Bạn có nghĩ như vậy không?

Ôi, diệu khúc ban mai !

Đoạt linh bóng chiều tà

Trong hồi chuông Lễ Trọng

Gọi mời về nhà Cha

Những câu cuối cùng của bài thơ là tấm lòng cảm tạ và ca ngợi Chúa. Tác giả là một Cơ đốc nhân. Tôi biết anh từ những năm 1974, khi anh nhận thánh lễ Báp-tem tại nhà thờ Tin Lành Quảng Ngãi. Tác giả đã trải nghiệm ân điển và sự tha thứ của Cha. Hôm nay anh là một nhà thơ sùng kính Chúa. Praise The Lord.

Cùng Ân Điển, thứ tha

Từ Một – Trái – Tim – Thiên

Thánh thời gian vô đối

Nhiệm mầu không nén nổi

Kính ngưỡng Chúa, Chúa ơi!

🙂

Chúc bình an thi sĩ Phạm Tường



Đọc thêm về tác giả ở đây:
https://nongnghiep.vn/nha-tho-pham-tuong-lang-le-doi-theo-may-khong-mua-

tường vi




ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên