(Một lớp học TUYÊN ĐẠO PHÁP tại Củ Chi – tháng 10/2014)
HÃY NÓI LỜI SÁNG TẠO
8 Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ 9 và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; 10 cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, 11 mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết. (Phi-líp 3)
Cùng với sự tự do rao giảng Tin lành và bắt đầu các trường Kinh Thánh có một mối nguy hiểm cũng đến. Có một xu hướng (gây ảnh hưởng ám thị) cho mọi người để cho họ cũng nghĩ giống như bạn, thay vào chuyện dạy cho họ biết suy nghĩ độc lập. Không có một điều gì đem lại sự thoả mãn lớn hơn là việc anh ta có thể nói: “Tôi đã khám phá ra nó. Tôi đã am hiểu rõ ràng trong việc này.”
Tôn giáo nói với người ta những gì mà người ta được phép nghĩ, nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta mở quyển sách của Ngài ra và bắt đầu suy nghĩ. Nhà thờ truyền thống đã chống đối Mác-tin Lu-thơ vì cớ sợ hãi rằng Kinh Thánh sẽ được dịch ra ngôn ngữ hiện đại và rơi vào tay những con người bình thường, và vì thế người ta sẽ biết suy xét về những điều mà nhà thờ dạy dỗ. Sự nhồi nhét giáo lý giáo điều không để chỗ nào còn lại cho những tư tưởng mới.
Phao-lô đã bảo chúng ta rằng chúng ta cần học tập để trở nên những người làm công xứng đáng cho Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không tán dương chúng ta khi nào chúng ta suy nghĩ giống hệt nhau, mà là khi những tư tưởng của chúng ta nhận cảm hứng từ Ngài. Trong khi chúng ta tách mình ra, cố gắng nhận biết giáo lý giáo điều đến mức hoàn thiện, thì thế gian này sẽ đi xuống địa ngục mất. Phao-lô muốn chúng ta biết giáo lý Kinh Thánh, nhưng không ngừng suy nghĩ và áp dụng nó vào cuộc sống hiện đại mà chúng ta đang sống. Cuộc sống là sự tìm kiếm, chứ không phải là một vị trí cố định. Đừng dừng lại nửa chừng giữa đường của mình để xây một túp lều chân lý mà những thế hệ sau sẽ phá bỏ.
T.L. Osborne
(trích từ sách “Vàng của Đức Chúa Trời” do Kevin McNulty biên soạn– ND – T.Q.H. Tinlanh.Ru)
——————————-
TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ CẦU NGUYỆN
Khi anh Tom, chồng tôi, nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện để mổ cấp cứu thì tôi bắt đầu gọi cho các thành viên trong gia đình. Chị gái tôi cùng chồng đến ngay cùng tôi rồi chúng tôi cầu nguyện trong khi chờ đợi. Chị gái Tom nghe thấy giọng lo lắng của tôi trên điện thoại thì nói ngay “Cindy, chị có thể cầu nguyện cùng em không?” Khi ông bà mục sư của chúng tôi đến, ông bà cũng cầu nguyện cho chúng tôi (Gia-cơ 5:13-16).
Oswald Chambers viết “Chúng ta có xu hướng sử dụng lời cầu nguyện là phương cách cuối cùng nhưng Đức Chúa Trời muốn nó là hàng phòng ngự đầu tiên của chúng ta. Chúng ta cầu nguyện khi không thể làm điều gì khác nhưng Đức Chúa Trời muốn chúng ta cầu nguyện trước khi làm bất cứ điều gì khác.”
Căn bản thì cầu nguyện đơn giản là một cuộc trò truyện với Chúa, được nói ra với sự trông đợi rằng Chúa nghe và đáp lời. Cầu nguyện không nên là phương cách cuối cùng. Qua lời Ngài, Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta kết ước với Ngài trong sự cầu nguyện (Phil. 4:6). Chúng ta cũng có lời hứa của Ngài là khi “có hai, ba người họp lại” nhân danh Ngài thì Ngài sẽ “ở giữa họ” (Mat. 18:20).
Đối với những người kinh nghiệm được quyền năng của Đấng Toàn Năng, đầu tiên chúng ta sẽ cúi mình để kêu cầu Ngài. Mục sư Andrew Murray Thế kỉ 19 đã nói “Cầu nguyện mở ra con đường cho chính Đức Chúa Trời thi hành công việc của Ngài trong và qua chúng ta”.
16 Vậy hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh: người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều. 17 Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta. Người cầu nguyện, cố xin cho đừng mưa, thì không mưa xuống đất trong ba năm rưỡi. 18 Đoạn người cầu nguyện lại, trời bèn mưa, và đất sanh sản hoa màu. (GIA-CƠ 5)