Trang Chủ KINH THÁNH Lời Cầu Nguyện Của Gia-bê

Lời Cầu Nguyện Của Gia-bê

598
0
SHARE

Lời cầu nguyện của Gia-bê được thấy trong ghi chép lịch sử bên trong một gia phổ: “Gia-bê được tôn trọng hơn các anh em của mình, và mẹ người đã đặt tên là Gia-bê, vì nói rằng, “Tôi đã sanh nó trong sự đau đớn”. Gia-bê đã kêu cầu với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên rằng, “Chớ chi Chúa ban phước cho tôi và mở rộng bờ cõi tôi rộng lớn, nguyện tay Chúa vùa giúp tôi, và giữ tôi khỏi sự dữ, hầu cho tôi khỏi đau đớn”. Và Đức Chúa Trời đã ban cho y theo lời cầu nguyện của ông (1 Sử 4:9-10).

Gia-bê ít được biết đến, ngoài việc ông là dòng dõi của Giu-đa, ông là người được tôn trọng, và mẹ ông đặt tên ông là “Gia-bê” (có nghĩa là “buồn bã” hoặc “kẻ gây ra nỗi buồn”) bởi vì ông đã được sinh ra trong sự đau đớn. Trong lời cầu nguyện của ông, Gia-bê cầu xin Đức Chúa Trời sự bảo vệ và sự phước hạnh. Sử dụng lối chơi chữ, Gia-bê “người của sự buồn rầu” cầu xin Đức Chúa Trời giữ ông khỏi sự đau buồn như tên của ông đã được gọi và được báo trước.

Lời cầu nguyện của Gia-bê chứa đựng lời cầu xin khẩn cấp cho bốn điều: 1) Sự ban phước của Đức Chúa Trời. Gia-bê hiểu rằng Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là nguồn gốc của mọi phước hạnh, và ông cầu xin Đức Chúa Trời ban ân điển của Ngài. Không nghi ngờ, lời cầu xin này đã dựa cơ sở, ít nhất một phần vào lời Đức Chúa Trời hứa ban phước cho Áp-ra-ham và hậu tự của ông (Sáng 22:17-18; 26:4; 28:14).

2) Mở rộng bờ cõi. Gia-bê cầu nguyện cho sự thành công và thịnh vượng trong mọi nỗ lực của mình, và để đời sống của ông được ghi dấu bằng sự thăng tiến.

3) Sự hiện diện của tay Đức Chúa Trời. Nói cách khác, Gia-bê cầu xin sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và sức lực của Ngài là bằng chứng hiển nhiên trong cuộc sống hàng ngày của ông.

4) Bảo vệ khỏi sự dữ. Đức Chúa Giê-xu dạy các môn đệ của Ngài cầu nguyện như vầy: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời… xin cứu chúng tôi khỏi điều ác” (Mat 6:9, 13). Gia-bê nhìn lên Đức Chúa Trời một cách tự tin như Đấng bảo vệ mình.

Mục tiêu của Gia-bê trong lời cầu nguyện của ông là được sống tự do khỏi sự buồn rầu, và điều cuối cùng chúng ta thấy về ông đó là Đức Chúa Trời đã nghe và nhậm lời cầu nguyện của ông. Giống như lời cầu nguyện khiêm nhường của Sa-lô-môn xin sự khôn ngoan (2 Vua 3:5-14), lời cầu nguyện thiêng liêng của Gia-bê về sự ban phước đã được trả lời. Kết qủa Gia-bê rất vui mừng vì đã ra khỏi gánh nặng buồn rầu lúc ban đầu của ông. Lời cầu nguyện của Gia-bê đã thắng hơn cái tên của Gia-bê.

Lời cầu nguyện của Gia-bê là tấm gương tốt về cách mà chúng ta nên làm cho sự cầu nguyện là một ưu tiên trong đời sống của mình. Nhưng chúng ta cũng phải luôn luôn nhớ rằng, Đức Chúa Trời hứa chỉ nhậm những lời cầu nguyện nếu thực hiện “theo ý chỉ của Ngài” (Ma-thi-ơ 26:39; 1 Giăng 5:14). Chúng ta nên luôn luôn tìm kiếm Đức Chúa Trời để xin sự giúp đỡ chúng ta trong lúc có nhu cần, và chúng ta có thể dâng những lời cầu xin trực tiếp trước ngôi ơn phước (Hê-bơ-rơ 4:16). Cùng với lời cầu nguyện của An-ne (1 Sa-mu-ên 2:1-10), Giô-na (Giô-na 2:10), Ê-xê-chia (2 Các Vua 19:14-19), Phao-lô (Ê-phê-sô 1:2-14; 1:15-23; 3:14-21)-và dĩ nhiên bài cầu nguyện mẫu của Chúa chúng ta (Ma-thi-ơ 6:9-13)

Lời cầu nguyện của Gia-bê cung cấp một thí dụ tuyệt vời về một người con của Chúa đang đến gần Đấng Tối Cao bằng sự khiêm cung, đầy đức tin, và trông cậy vào sự tốt lành của Đức Chúa Trời.

English

nguồn: gotquestions.org.

Kinh Thánh:

I Sử Ký 5:9-10. Câu Gốc: ”Gia-bê khấn nguyện với Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên rằng: Chớ chi Chúa ban phước cho tôi, mở bờ-cõi tôi rộng lớn; nguyện tay Chúa phù-giúp tôi, giữ tôi được khỏi sự dữ, hầu cho tôi chẳng buồn-rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện” (I Sử-ký 4:10).

Lời Nói Đầu ”Gia-bê được tôn trọng hơn anh anh em mình” (I Sử-ký 4:9). Gia-bê muốn được gần Chúa và yêu Chúa càng hơn, và câu 10 trong đoạn 4 ”Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện”. Gia-bê không có vị trí trong Cựu Ước như Môi-se hoặc vua Đa-vít hay những điểm sáng ngời như những Sứ Đồ đầu tiên trong sách Công-vụ làm cho thế giới biến chuyển. Nhưng có một điều chúng ta chắc chắn: Chỉ một ít khác biệt trong cuộc đời của Gia-bê làm thay đổi hoàn toàn bằng những lời cầu nguyện ngắn đầy ý nghĩa. Trong 9 đoạn đầu của I Sử-ký nói về gia-phổ của các chi phái Y-sơ-ra-ên, đầu tiên là A-đam rồi qua nhiều thế hệ đến thời dân Y-sơ-ra-ên được vào Đất Hứa. Khi đọc qua các đoạn về gia-phổ, chúng ta rất dể chán nản! Một gia-phổ dài có nhiều tên khó đọc. Qua đoạn 4 dòng-dõi của Giu-đa là Phê-rết, Hết-rôn, Cạt-mi, Hu-rơ và Sô-banh v.v. . Cho đến câu 9 và câu 10 ”Gia-bê được tôn-trọng hơn anh em mình; mẹ người đặt tên là Gia-bê, vì nói rằng: Ta sanh nó trong sự đau-đớn. Gia-bê khấn nguyện Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên rằng: Chớ chi Chúa ban phước cho tôi, mở bờ-cõi tôi rộng lớn; nguyện tay Chúa phù-giúp tôi, giữ tôi được khỏi sự giữ, hầu cho tôi chẳng buồn rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện” ( I Sử-ký 4:9-10). Gia-bê sống trong miền nam Y-sơ-ra-ên. Gia-bê sống giữa thời kỳ Các Quan Xét. Ông sanh ra trong dòng Giu-đa. Thánh Kinh chép rằng: ”Mẹ người đặt tên là Gia-bê, vì nói rằng, ta sanh nó trong sự đau đớn.” Trong Hebrew, chữ Gia-bê nghĩa ”đau.” Tất cả bà mẹ nào sanh con ra cũng điều đau đớn cả, có lẽ khi sanh ra đứa bé bà chọn tên Gia-bê để nhớ lại khi mang thai bà bị té, hoặc lúc sanh baby khó hơn những lần trước. Cũng có thể cha của Gia-bê qua đời, để bà nuôi 10 đứa con và 1 đứa mới vừa lọt lòng, tài chánh gia đình bị rơi vào cảnh thiếu hụt. Cũng có lẽ tất cả tài sản cha của Gia-bê chia cho các người anh của ông, đến khi sanh ông ra không còn tài sản nào nữa để chia phần cho đứa con thiếu may mắn, nên mẹ đặt tên là Gia-bê.

I. Gia-bê Xin Chúa Ban Phước. 

Lời khấn nguyện thứ nhất của Gia-bê với Đức Chúa Trời là ”Chớ chi Chúa ban phước tôi…. hầu cho tôi chẳng buồn-rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu-nguyện.” Chúa là Đấng giàu có lời Ngài đã chép trong Châm-ngôn: ”Phước- lành của Đức Giê-hô-va làm cho giàu-có; Ngài chẳng thêm sự đau lòng gì lẫn vào” (Châm-ngôn10:22). Các phước lành thuộc về Cơ-đốc nhân không chỉ là phước hoãn lại đến một thế giới vinh quang tương lai, không phải là những tia nhìn thèm thuồng về vẻ đẹp tương lai, cũng không phải là lời hứa vàng ngọc của vinh quang còn xa vời, nhưng là phước hiện có tại thế gian này. Phước hạnh thực tại mà quí vị và tôi đang hưởng ngay bây giờ trên đất này là: ”Chúng ta được hạnh phước làm Cơ-đốc nhân, đây là phước hạnh chúng ta được đi với Chúa Cứu Thế Jesus, được phước hạnh nhận Chúa Jesus làm Chủ, làm Đấng Cứu chuộc và là Chúa của mình.” Phước lành của tôi và quí vị không gì có thể xâm phạm được. Chúa Jesus phán: “Chẳng ai cất được sự vui mừng của các ngươi” (Giăng 16:22). ”Phước lành” đây nói về sự vui mừng ngay cả trong cơn đau đớn, buồn thảm và mất mát; đau khổ không đụng tới được, sự vui mừng chiếu xuyên qua nước mắt mà chẳng có gì trong sự sống hoặc sự chết có thể lấy mất được. Sự vui mừng của thế gian đến rồi đi. Mọi sự thay đổi, sức khỏe giảm sút, kế hoạch bất thành, tham vọng không đạt, cả đến thời tiết thay đổi cũng có thể cướp mất niềm vui bấp bênh đến từ trần gian. Trong khi đó, người Cơ-đốc chúng ta có một niềm vui là phước hạnh trong sáng, bất khả xâm phạm do quí vị và tôi luôn luôn đi với Chúa và ở trong sự hiện diện của Ngài. Nền tảng của sự phước hạnh là chúng ta kính sợ Chúa, đi trong đường lối Ngài. Là người Tin Lành chúng ta không được phép mãn nguyện, chúng ta phải thoát khỏi lòng vị kỷ mà ao ước tất cả con dân Chúa đều được phước. Chúng ta luôn luôn phải cầu nguyện cho nhiều gia đình khác trong Hội Thánh được phước hạnh và cho đất nước chúng ta đang sống được phước hạnh. Sự ước ao của chúng ta là đưa mọi người đến sự kính sợ Chúa, đi trong đường lối Chúa để gia đình nào cũng nhận phước.

II. Xin Mở bờ-cõi tôi rộng lớn. Lời khấn nguyện thứ hai của Gia-bê ”Mở bờ-cõi tôi rộng lớn…hầu cho tôi chẳng buồn-rầu ! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện.” Bờ-cõi nghĩa là đất đai, địa hạt, lãnh thổ, trong thời Gia-bê dân Y-sơ-ra-ên đã hưởng vùng đất hứa, là xứ đượm sữa và mật, họ đã được Giô-suê chia đất đai cho từng chi phái. Trong cuộc đời theo Chúa, mở mang bờ-cõi của quí vị là gì? Quí vị có bao giờ tự xét lấy lòng mình, tôi có đi làm chứng đem người về với Chúa, mở mang bờ-cõi vương quốc cho Chúa không? Tôi có hết lòng làm việc Chúa tại Hội Thánh tôi đang sinh hoạt không? Quí vị có bao giờ cưu mang đến đồng bào Việt Nam đang sống tại thành phố, họ đang cần sự cứu-rỗi của Chúa Jesus Christ không? Nếu chưa đây chính là cơ hội quí vị mở rộng bờ-cõi trong cuộc đời theo Chúa của quí vị. Là con cái Chúa trong sinh hoạt, thương mại, học vấn v.v. . Nếu quí vị đi theo sự ngay thẳng, không gian tà, không phải chúng ta chỉ xin một ít điều, mà Chúa đang chờ đợi chúng ta cầu xin Ngài. Công việc của quí vị chính là bờ-cõi Chúa giao phó cho quí vị. Ngài muốn quí vị nhận trách nhiệm trọng đại làm những việc vĩ đại, đem sự vinh hiển dâng lên cho Ngài. Chúa lúc nào Ngài cũng muốn tham dự trong mọi công việc lớn và nhỏ trong cuộc đời của tôi và quí vị. Ngài muốn chúng ta cầu hỏi, nghị sự trước với Ngài khi làm công việc ấy. Nếu quí vị cầu nguyện với Chúa xin mở bờ-cõi, chúng ta sẽ nhận lãnh, vì Ngài đã chia sẻ trong mọi công tác với chúng ta.

III. Nguyện tay chúa phù-giúp tôi. Lời cầu xin thứ ba của Gia-bê là ”Nguyện tay Chúa phù giúp tôi. . . hầu cho tôi chẳng buồn-rầu ! Đức Chúa Trời bèn ban cho y như sự người cầu nguyện.” Khi qui vị cầu xin Chúa mở bờ-cõi rộng lớn trong cuộc đời hầu việc Chúa, hoặc công ăn việc làm v.v. . Quí vị hãy cầu xin bàn tay Chúa phù hộ, gìn giữ quí vị và công việc của mình. Trong Giô-suê 5:19-24 thuật lại dân Y-sơ-ra-ên từ đồng vắng tiến vào xứ Ca-na-an trong hành trình 40 năm, trong bàn tay chăm sóc bảo vệ của Đức Chúa Trời, xứ đã hứa với tổ phụ họ là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp hơn 400 năm trước. Khi dân Y-sơ-ra-ên được lãnh tụ Giô-suê vâng theo mạng lịnh Chúa đưa Hội chúng qua sông Giô-đanh xong. Giô-suê dựng tại Ghinh-ganh 12 hòn đá biểu tượng cho 12 chi phái, mà Hội-chúng đã lấy dưới sông Giô-đanh. 12 hòn đá kỷ niệm dân sự được Chúa dẫn họ qua sông Giô-đanh như đi trên đất khô, y như Ngài đã làm tại Hồng-hải khi họ rời khỏi Ai-cập. ”Hầu cho các dân tộc thế-gian biết rằng tay của Đức Chúa Trời là rất mạnh, và cho các ngươi kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi luôn luôn” (Giô-suê 4:24). Trong Ê-sai chép ”Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được ngươi” (Ê-sai 59:1). Trong cuộc đời theo Chúa của quí vị hoặc trong mọi công việc làm, thương mại của quí vị v.v. . Chúng ta cần phải có bàn tay siêu nhiên của Chúa hành động để đạt tới sự thành công. Khi Chúa Jesus thăng thiên Ngài phán cùng các môn đồ rằng, “Vậy hãy đi dạy-dỗ muôn-dân. . . .Và nầy ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận-thế” (Ma-thi-ơ 28:19-20). Khi chúng ta cầu xin Chúa ban phước lành, mở mang bờ-cõi, thì chúng ta cũng xin bàn tay năng lực của Ngài, phù hộ che chở chúng ta trong mọi công việc. Khi dẫn con mình chơi ngoài công viên chúng ta thường hay chờ đợi con mình yêu cầu quan tâm và chăm sóc chúng. Cũng vậy, Đức Chúa Trời lúc nào cũng chờ mong bạn xin quyền lực siêu nhiên của Ngài bảo hộ trên đời sống bạn ”Con mắt của Đức Giê-hô-va soi-xét khắp thế-gian, đặng giúp sức cho kẻ nào có lòng trọn thành đối với Ngài” (II Sử-ký 16:9a).

IV. Giữ Tôi được khỏi sự giữ. Lời cầu nguyện thứ tư của Gia-bê: “Giữ tôi được khỏi sự dữ, hầu tôi chẳng buồn-rầu! Đức Chúa Trời bèn ban cho như sự người cầu nguyện.” Satan không bao giờ ngưng tấn công con cái Chúa, Khi chúng ta đã được Chúa ban phước, mở rộng bờ-cõi, bàn tay Chúa phù giúp, thì Satan không để chúng ta yên. Chúng ta phải cầu xin Chúa giữ chúng ta khỏi sự dữ tức là khỏi sự cám-dỗ. Chúa Jesus dạy chúng ta trong bài cầu nguyện chung ”Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác” (Ma-thi-ơ 6:13). Cuộc sống của con cái Chúa bao giờ cũng bị cám dỗ tấn công, nhưng không kẻ thù nào có thể xâm lấn được chúng ta nếu chúng nó chưa lập được một cứ điểm. Vậy, sự cám dỗ có thể lập cứ điểm ở đâu? Sự cám dỗ đến từ đâu? Được cảnh cáo trước tức là được vũ trang trước, nếu biết trước sự tấn công đến từ đâu, chúng ta có cơ hội tốt để đánh bại nó. Đôi khi sự cám dỗ tấn công từ bên ngoài. Từ những người có ảnh hưởng xấu, cho nên giữa một thế giới gian tà đầy cám dỗ, chúng ta phải cẩn thận trong sự chọn bạn mà chơi và cộng đồng mình sẽ giao tiếp. Đừng tạo cơ hội cho sự cám dỗ từ bên ngoài. Một trong những sự kiện bi đát của đời sống, là sự cám dỗ có thể đến từ những người yêu thương chúng ta và trong tất cả mọi cám dỗ, đây là cuộc cám dỗ gay go nhất. Muốn thắng sự cám dỗ chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta phòng vệ bằng sự hiện diện của Chúa Cứu Thế Jesus. Chúa Jesus không phải là hình vẽ trong cuốn sách, Ngài là hiện diện sống. Chúng ta nên luôn luôn tự hỏi: “Tôi sẽ làm gì nếu thình lình thấy Chúa Jesus đứng bên tôi? Tôi sẽ sống cách nào nếu Chúa là khách trong nhà tôi?” Chúng ta có một sự phòng vệ vững mạnh chống với sự cám dỗ, khi trong trí chúng ta luôn luôn có sự hiện diện của Chúa Cứu Thế Jesus.

Kết Luận: Mục Sư Tiến sĩ Bruce H. Wilkinson Sáng Lập và Hội Trưởng Walk Thru the Bible Ministries. Mục Sư hầu việc Chúa tại Hoa kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới qua chương trình dạy dỗ Thánh Kinh, và huấn luyện. Mục sư đã làm chứng lại trong một kỳ Huấn luyện tại Dallas trong chương trình Ơn Phước Gia-bê có hơn 9,000 thính giả tham dự. Sau giờ ăn trưa một người đàn ông đến nói chuyện với Mục Sư, ”Mục sư Bruce, tôi nghe ông giảng dạy đề tài Gia-bê 15 năm qua, và tôi cứ luôn luôn cầu nguyện bài cầu nguyện của Gia-bê. Chúa làm việc trong cuộc sống tôi, đổ phước tràn ngập trên cuộc đời tôi, và tôi không bao giờ ngừng lời cầu nguyện này.” Ngang qua bàn, một người bạn của anh ấy nói. Tôi đã cầu nguyện lời cầu nguyện Giê-bê trải qua 10 năm và kết quả cũng như vậy. Người đàn ông ngồi kế bên là bác sĩ giải phẫu tim ở Indianapolis nói tôi đã cầu nguyện bài cầu nguyện Gia-bê 5 năm. Mục sư Bruce nói, ”Các bạn biết không, tôi đã đến với Chúa qua bài cầu nguyện Gia-bê hơn nửa đời tôi!” Amen

Rev. Trọng Ngọc Châu

tháng 4/2023 với The First Baptist Church in California

Trong một lần viếng thăm ông bà Mục sư Lê Tự Cam ở Portland, OR. Ông nói với tôi:”Cảm ơn Chúa cho mục sư Hơn qua Mỹ. Nhưng nếu ông không qua, ở lại Việt Nam biên dịch sách cho mọi người đọc sẽ tốt hơn.” Khi tôi còn ở Việt Nam, thì mỗi lần muốn biên dịch một quyển sách phải nhờ đến Mục sư Nguyễn Văn Huệ và các Mục sư khác chuyển sách từ Mỹ về. Còn bây giờ tôi chỉ cần đi lướt qua một lần các quày sách là sẽ thấy nhiều sách quí. Đọc sách và tuyển chọn sách để biên dịch không phải là một công việc dễ dàng giữa một rừng sách báo. Những bài tôi biên dịch, trước tiên giúp ích cho bản thân. Và chia sẻ ra để mọi người cùng đọc. Blessings! Đây là một chương sách mà tôi chuyển ngữ nhanh từ quyển The Prayer of Jabez của Bruce Wilkinson

. –

SỐNG VỚI MỤC TIÊU LỚN CHO CHÚA

Xin Chúa mở rộng lãnh thổ/bờ cõi của con! (1 Sử ký 4:10)

Một phần trong lời cầu nguyện của Gia-bê—lời cầu xin có thêm lãnh thổ—là nơi bạn cầu xin Đức Chúa Trời mở rộng/phát triển mục vụ của bạn để bạn có thể tạo ra ảnh hưởng lớn hơn cho Ngài.Từ cả bối cảnh và kết quả lời cầu nguyện của Gia-bê, chúng ta có thể thấy rằng ông có nhiều lời cầu xin hơn là một ước muốn đơn giản để có thêm bất động sản. Ông muốn có nhiều ảnh hưởng hơn, nhiều trách nhiệm hơn và nhiều cơ hội hơn để ghi dấu ấn/tạo ảnh hưởng tích cực cho Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên.Tùy thuộc vào phiên bản Kinh Thánh mà bạn đang đọc, từ lãnh thổ cũng có thể được dịch là bờ cõi hoặc biên giới. Đối với Gia-bê và những người cùng thời với ông, từ BỜ CÕI có cảm xúc giống như những từ quê hương hoặc biên giới đối với các thế hệ những người tiên phong của Mỹ. Nó nói về một nơi của riêng mình với nhiều không gian để phát triển. Vào thời của Gia-bê, một phần lịch sử tuyển dân Y-sơ-ra-ên là cuộc chinh phục Ca-na-an của Giô-suê và sự phân chia Đất Hứa thành nhiều phần đất đai cho mỗi chi phái. Khi Gia-bê kêu lên với Chúa, “Hãy mở rộng lãnh thổ của tôi!” ông đang xem xét hoàn cảnh hiện tại của mình và kết luận, “Chắc chắn tôi được sinh ra để làm nhiều điều hơn thế này!” Là một nông dân hoặc một người chăn gia súc, ông nhìn qua phần đất đai mà gia đình đã truyền lại . Ông đưa mắt nhìn xuống các hàng rào, thăm các mốc ranh giới, tính toán tiềm năng—và đưa ra quyết định: Mọi thứ Chúa giao cho tôi chăm sóc, Chúa ơi—hãy mở rộng chúng.

Nếu Gia-bê từng làm việc ở Phố Wall, có lẽ ông đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin hãy gia tăng giá trị danh mục đầu tư của con.” Khi nói chuyện với chủ tịch của các công ty, tôi thường nói với họ về lối tư duy đặc biệt này. Khi các giám đốc điều hành Cơ đốc hỏi tôi: “Tôi có phải đấu tranh để cầu xin Đức Chúa Trời ban cho/phát triển nhiều công việc kinh doanh hơn không?” câu trả lời của tôi là, “Chắc chắn rồi!” Nếu bạn đang kinh doanh theo cách của Đức Chúa Trời, thì việc xin thêm không những đúng, mà Ngài đang đợi bạn cầu xin. Doanh nghiệp của bạn là lãnh thổ mà Chúa đã giao phó cho bạn.Ngài muốn bạn chấp nhận tầm nhìn này như một cơ hội quan trọng để chạm đến cuộc sống cá nhân, cộng đồng doanh nghiệp và thế giới rộng lớn hơn vì vinh quang của Ngài. Yêu cầu Ngài mở rộng bờ cõi của bạn sẽ mang lại cho Ngài niềm vui.

Giả sử Gia-bê là một người vợ và mẹ, thì lời cầu nguyện có thể diễn ra như sau: “Lạy Chúa, xin nhân lên các ảnh hưởng tốt trong gia đình con, ủng hộ các mối quan hệ quan trọng của con, vì sự vinh hiển của Ngài.” Ngôi nhà của bạn là đấu trường mạnh mẽ nhất trên trái đất để thay đổi cuộc sống cho Chúa. Tại sao Ngài không muốn bạn trở nên cánh tay quyền năng cho Ngài?Bất kể nghề nghiệp của bạn là gì, hình thức cầu nguyện cao nhất của Gia-bê cho nhiều lãnh thổ hơn, có thể giống như:Lạy Chúa và Vua cao cả, xin hãy mở rộng các cơ hội và tác động của tôi theo cách mà tôi chạm đến nhiều cuộc đời hơn vì vinh quang của Ngài. Tôi muốn làm nhiều hơn cho Ngài! Chúa Giê-su dạy, “Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa.” Giăng 14:12.

Khi bạn cầu nguyện như vậy, mọi thứ trở nên khá thú vị!

DỊCH CHUYỂN CÁC ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

Trong một buổi diễn thuyết kéo dài một tuần cách đây vài tuần tại một trường cao đẳng Cơ đốc giáo ở California, tôi đã thách thức các sinh viên cầu nguyện lời cầu nguyện Gia-bê để nhận được nhiều phước lành hơn và ảnh hưởng lớn hơn. Tôi đề nghị tập thể sinh viên gồm 2000 thành viên đặt mục tiêu mục vụ xứng đáng với một trường đại học tầm cỡ của nó. “Tại sao không nhìn vào quả địa cầu và chọn một hòn đảo,” tôi gợi ý. “Khi bạn chọn được nó, hãy tập hợp một nhóm sinh viên, thuê một chiếc máy bay, sau đó tiếp quản hòn đảo cho Chúa.” Một số sinh viên gầm lên. Một số nghi ngờ sự tỉnh táo của tôi. Nhưng gần như tất cả mọi người đã lắng nghe. Tôi kiên trì. Tôi đã từng đến đảo Trinidad và nhận thấy nhu cầu ở đó, tôi nói với họ. “Bạn nên cầu xin Chúa cho hòn đảo Trinidad, và một chiếc máy bay DC-10 bay đến đó.” Tôi không có người nhận lời/đáp ứng ngay lúc đó. Tuy nhiên, thách thức đã nhắc nhở một loạt các cuộc trò chuyện kích thích. Tôi nhận thấy hầu hết sinh viên đều mong muốn làm điều gì đó có ý nghĩa bằng thời gian và tài năng của mình, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Họ thường liệt kê những thiếu sót của mình về kỹ năng, tiền bạc, lòng can đảm hoặc cơ hội. Tôi đã dành phần lớn thời gian trong tuần đó để đặt một câu hỏi: Nếu Chúa trên trời yêu thương bạn vô hạn và muốn bạn ở trong sự hiện diện của Ngài mọi lúc, và nếu Ngài biết rằng thiên đàng là một nơi tốt hơn nhiều cho bạn, thì tại sao Ngài lại để bạn ở đây? Hết sinh viên này đến sinh viên khác, tôi nhấn mạnh điều mà tôi hiểu là câu trả lời trong Kinh thánh cho câu hỏi đó: bởi vì Đức Chúa Trời muốn bạn bước ra khỏi ranh giới của mình, nhận lấy lãnh thổ mới cho Ngài—có thể là một hòn đảo—và đến với mọi người trong lãnh thổ của Ngài. Chúa đã làm việc. Một tuần sau khi trở về nhà, tôi nhận được một lá thư từ một sinh viên tên là Warren. Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy và bạn của anh ấy là Dave đã quyết định thách thức quyền năng của Chúa và cầu xin Ngài ban phước cho họ và mở rộng biên giới của họ. Cụ thể, họ đã cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ cho họ cơ hội làm chứng cho thống đốc bang vào cuối tuần đó. Ném túi ngủ vào chiếc xe hơi của mình, họ đã lái xe 400 dặm đến thủ đô tiểu bang để đập cửa nhà ông thống đốc

Bức thư của họ viết tiếp:Đến tối Chủ Nhật, khi chúng tôi từ Sacramento trở về, đây là điều đã xảy ra: Chúng tôi đã bày tỏ đức tin của mình với hai nhân viên trạm xăng, bốn nhân viên bảo vệ, người đứng đầu Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ, giám đốc Bộ Y tế, Giáo dục và Phúc lợi của bang California, người đứng đầu Đội Tuần tra Xa lộ California, thư ký của thống đốc, và cuối cùng là chính thống đốc.Khi Chúa làm cho chúng ta lớn lên, chúng ta biết ơn Ngài và kinh ngạc về ân sủng của Ngài. Cảm ơn một lần nữa cho thử thách của các sinh viên!Đó chỉ là sự khởi đầu. Trong những tuần và tháng tiếp theo, tầm nhìn về nhiều lãnh thổ hơn đã bao trùm khuôn viên trường. Vào mùa thu, một nhóm sinh viên do Warren và Dave đứng đầu đã thực hiện một dự án truyền giáo lớn cho mùa hè năm sau. Họ gọi nó là Chiến dịch Gia-bê. Mục tiêu của họ: tập hợp một nhóm sinh viên tự lực cánh sinh, thuê một chiếc máy bay phản lực, và—bạn đoán xem—bay đến đảo Trinidad để tham gia mục vụ truyền giáo mùa hè. Và đó chính xác là những gì họ đã làm. Một trăm hai mươi sáu sinh viên và giảng viên đã đăng ký. Vào thời điểm máy bay phản lực cất cánh từ Los Angeles, Chiến dịch truyền giáo Gia-bê với các đội được đào tạo sẵn sàng phục vụ thông qua các vở kịch, các lớp Kinh thánh cho kỳ nghỉ, âm nhạc Cơ đốc và thăm viếng các ngôi nhà trên đảo. Hiệu trưởng trường đại học gọi Chiến dịch Gia-bê là dự án mục vụ sinh viên quan trọng nhất trong lịch sử của trường đại học.Hai sinh viên đã cầu xin Đức Chúa Trời mở rộng khu vực của họ—và Ngài đã làm như vậy! Một lời cầu nguyện nhỏ đã vẽ lại các đường ranh giới và tác động đến cuộc sống của hàng nghìn người.

MỘT YÊU CẦU MANG TÍNH CÁCH MẠNG

Lời cầu nguyện Gia-bê là một yêu cầu mang tính cách mạng. Cũng giống như việc nghe ai đó cầu nguyện, “Chúa ơi, xin ban phước cho con!” Tuy nhiên hiếm khi nghe ai van xin: “Lạy Chúa, xin cho con PHÁT TRIỂN/mở rộng chức vụ!”. Hầu hết chúng ta nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đã quá đầy đủ rồi. Nhưng trong đức tin, bạn bắt đầu cầu nguyện để được phục vụ nhiều hơn, thì những điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Khi cơ hội của bạn mở rộng, khả năng và nguồn lực của bạn cũng tăng lên một cách siêu nhiên. Ngay lập tức, bạn sẽ cảm nhận được niềm vui mà Chúa cảm nhận được trong lời cầu xin của bạn và sự khẩn cấp của Ngài để hoàn thành những điều vĩ đại thông qua bạn. Mọi người sẽ xuất hiện trước cửa nhà bạn hoặc ở bàn bên cạnh bạn. Họ sẽ bắt đầu nói những điều khiến họ ngạc nhiên. Họ sẽ yêu cầu điều gì đó—họ không chắc là gì—và chờ đợi câu trả lời của bạn.

How do you think of it?

Mục sư Tiến sĩ Bruce Wilkinson


ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên