Trang Chủ TRANG CHỦ Đọc Gì Khi Covid-19 Tấn Công?

Đọc Gì Khi Covid-19 Tấn Công?

1048
0
SHARE

Có thể nghe phần nhập đề ở đây:

SAU MỖI 100 NĂM ĐẠI DỊCH  LẶP LẠI?

Năm 1720 đại dịch hạch tại Marseille là một trong những vụ bùng phát lớn của dịch hạch châu Âu xảy ra vào thế kỷ 18. Lây nhiễm đến dân cư thành phố Marseille, Pháp và căn bệnh này đã giết chết 100.000 người trong thành phố và các tỉnh lân cận.
Năm 1820, một đại dịch tả đã quét sạch một phần lớn dân số châu Á. 100.000 người đã chết ở Thái Lan, Indonesia và Philippines. Các nhà sử học cho rằng nó được bắt đầu từ nguồn nước ô nhiễm ở các hồ.
Năm 1920 đại dịch thứ ba là cúm Tây Ban Nha. Một đột biến của vi-rút H1N1 đã khiến hơn 500 triệu người nhiễm bệnh. Với ít nhất 50 triệu người tử vong, Cúm Tây Ban Nha là ổ dịch siêu vi nguy hiểm nhất trong lịch sử được ghi nhận.
Năm 2020 đúng 100 năm lại xuất hiện virus Covid-19 từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Suốt chiều dài lịch sử thì có rất nhiều dịch, biến cố thử thách con người nhưng đại dịch thì ba lần gần đây nhất đều cách nhau 100 năm, đó có phải là sự ngẫu nhiên?

“Đức Chúa Trời nắm quyền tối thượng trên hoàn vũ. Không có điều chi tình cờ xảy ra.” Ngài vẫn đang ngồi trên ngôi cai trị.

Câu hỏi:
Làm thế nào để không còn sợ sự chết?
Trả lời:

Sự chết của những người thánh là quý báu dưới mắt Đức Giê-hô-va. Thi Thiên 116:15

Buổi triển lãm Sự Chờ Đợi của nhà điêu khắc Liz Shepherd năm 2018 được phóng viên của tờ Boston Globe mô tả là “gợi lên sự quý giá, trống trải và siêu việt trong cuộc sống”. Lấy cảm hứng từ khoảng thời gian Shepherd ở bên giường bệnh với người cha đang hấp hối, buổi triển lãm cố gắng truyền tải sự mong mỏi, sự trống vắng vì mất mát và cảm giác mong manh khi người thân yêu sắp qua đời.

Ý tưởng sự chết là quý báu có vẻ mâu thuẫn; tuy nhiên, tác giả Thi Thiên tuyên bố: “Sự chết của những người thánh là quý báu dưới mắt Đức Giê-hô-va” (Thi. 116:15). Chúa trân quý sự chết của con cái Ngài, vì khi họ qua đời, Ngài đón họ về nhà.

Những đầy tớ trung thành (người thánh) này là ai? Theo tác giả Thi Thiên, họ là những người phục vụ Chúa để tỏ lòng biết ơn vì sự giải cứu của Ngài, là những người kêu cầu danh Ngài và dùng môi miệng để tôn vinh Ngài (Thi. 116:16-18). Những hành động này nói lên ý chí quyết tâm bước đi với Chúa, nhận lấy sự tự do mà Ngài ban và vun đắp mối liên hệ với Ngài.

Khi làm những điều đó, chúng ta thấy mình đồng đi với Chúa Jêsus, Đấng “được Đức Chúa Trời chọn lựa và quý trọng… Vì Kinh Thánh chép: “Nầy, Ta đặt tại Si-ôn một hòn đá, hòn đá góc nhà đã được chọn lựa và quý trọng; ai tin đá ấy sẽ không bị hổ thẹn” (I Phi 2:4-6). Khi chúng ta có niềm tin nơi Chúa thì sự qua đời của chúng ta là quý giá trước mặt Ngài.

Nhận thức của bạn về sự chết có giống với cái nhìn của Chúa về sự qua đời của con cái Ngài không? Nhận thức của bạn chịu sự ảnh hưởng của Kinh Thánh ở mức độ nào?
Lạy Chúa, xin giúp con tin cậy Ngài ngay cả khi đối diện với thử thách và mất mát.

 

Nguồn: Internet

 

Bài Học Từ Kinh Thánh

Để kỷ luật Đa-vít, người đã kiêu ngạo, Đức Chúa Trời ra lệnh cho Đa-vít tiến hành một cuộc kiểm tra dân số. Đa-vít nhận ra tội lỗi của mình, và theo sự lựa chọn của ông, Đức Chúa Trời đã giáng xuống một sự đoán phạt bằng bệnh dịch. Khi Ngài làm như vậy, Đa-vít đã tìm kiếm sự thương xót của Đức Chúa Trời.

2 Sa-mu-ên 24:1-17 

1 Một lần nữa, Đức Giê-hô-va nổi cơn thịnh nộ với dân Y-sơ-ra-ên. Ngài giục lòng Đa-vít gây họa cho họ mà nói rằng: “Hãy kiểm tra dân số Y-sơ-ra-ên và Giu-đa.” 2 Vậy nên vua bảo Giô-áp, tổng tư lệnh quân đội, đang ở với vua: “Hãy đi khắp các bộ tộc Y-sơ-ra-ên, từ Đan cho đến Bê-e Sê-ba, kiểm tra dân số để ta biết dân số Y-sơ-ra-ên là bao nhiêu.” 3 Nhưng Giô-áp thưa với vua: “Nguyện Giê-hô-va Đức Chúa Trời của bệ hạ làm cho dân số tăng gấp trăm lần như hiện có, và nguyện mắt của bệ hạ là chúa tôi thấy sự gia tăng ấy! Nhưng tại sao bệ hạ là chúa tôi lại muốn làm điều nầy?” 4 Tuy nhiên, lời của vua mạnh hơn ý kiến của Giô-áp và các tướng chỉ huy quân đội. Vì vậy, Giô-áp và các tướng chỉ huy từ giã vua để đi ra kiểm tra dân số Y-sơ-ra-ên.

5 Sau khi qua sông Giô-đanh rồi, họ dựng trại tại A-rô-e, về phía nam của thành nằm giữa thung lũng Gát, rồi đi về phía Gia-ê-xe. 6 Từ đó, họ đến miền Ga-la-át và vùng đất Ta-tim Hốt-si. Rồi họ đến Đan Gia-an và miền chung quanh Si-đôn. 7 Họ cũng đi đến thành lũy ở Ty-rơ, vào tất cả các thành của người Hê-vít và người Ca-na-an. Rồi họ ra miền Nê-ghép của Giu-đa tại Bê-e Sê-ba. 8 Như vậy, họ đi khắp đất nước; sau chín tháng hai mươi ngày, họ trở về Giê-ru-sa-lem. 9 Giô-áp trình lên vua tổng số dân đã được kiểm tra: Trong Y-sơ-ra-ên có tám trăm nghìn người khỏe mạnh có thể cầm gươm, và trong Giu-đa năm trăm nghìn người. 10 Sau cuộc tổng kiểm tra dân số, Đa-vít bị lương tâm cắn rứt. Đa-vít thưa với Đức Giê-hô-va: “Con đã phạm tội rất nặng trong điều con đã làm. Nhưng bây giờ, Đức Giê-hô-va ôi! Xin cất đi tội lỗi của đầy tớ Ngài đã phạm, vì con đã hành động rất ngu xuẩn.” 11 Sáng hôm sau, khi Đa-vít thức dậy, có lời của Đức Giê-hô-va phán với nhà tiên tri Gát, là nhà tiên kiến của Đa-vít, rằng: 12 “Hãy đi nói với Đa-vít rằng Đức Giê-hô-va phán thế nầy: ‘Ta đưa ra cho ngươi ba điều. Hãy chọn một trong ba điều đó, rồi Ta sẽ theo đó mà phạt ngươi.’” 13 Gát đến với Đa-vít, báo cho vua các lời đó và nói: “Bệ hạ chọn điều nào: Hoặc bảy năm đói kém trong nước của bệ hạ, hoặc ba tháng bệ hạ phải chạy trốn khỏi trước mặt kẻ thù rượt đuổi, hoặc ba ngày bệnh dịch hạch hoành hành trong cả nước? Bây giờ, xin bệ hạ suy nghĩ và quyết định xem tôi phải thưa lại thế nào với Đấng đã sai tôi.” 14 Đa-vít nói với Gát: “Ta lâm vào tình cảnh rất ngặt nghèo! Thà chúng ta sa vào tay của Đức Giê-hô-va còn hơn, vì sự thương xót của Ngài là rất lớn; nhưng đừng để ta sa vào tay của loài người.” 15 Vậy, Đức Giê-hô-va khiến bệnh dịch hạch hoành hành trong Y-sơ-ra-ên từ sáng hôm đó cho đến thì giờ đã định. Số người chết trong dân chúng từ Đan đến Bê-e Sê-ba là bảy mươi nghìn người16 Khi thiên sứ đưa tay ra để hủy diệt Giê-ru-sa-lem thì Đức Giê-hô-va đổi ý về tai họa ấy, nên phán với thiên sứ thi hành cuộc hủy diệt: “Đủ rồi! Bây giờ hãy rút tay ngươi lại.” Lúc ấy, thiên sứ của Đức Giê-hô-va ở gần sân đập lúa của A-rau-na, người Giê-bu-sít. 17 Thấy thiên sứ đánh phạt dân chúng, Đa-vít thưa với Đức Giê-hô-va: “Chính con đã phạm tội, chính con đã hành động bướng bỉnh. Còn các con chiên nầy có làm gì đâu? Nguyện tay Chúa giáng trên con và nhà cha của con!” 

Suy ngẫm và hiểu 

Đa-vít ra lệnh cho Giô-áp tiến hành một cuộc kiểm tra dân số, và mặc dù Giô-áp phản đối mệnh lệnh của Đa-vít, ông ấy cũng không thể thay đổi được ý định của Đa-vít, và vì thế đã thực hiện việc kiểm tra dân số. Kết quả của cuộc điều tra 10-tháng cho thấy rằng có 1,300,000 người nam ở Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, những người có thể cầm gươm (c.1-9).

Đa-vít nhận ra tội lỗi của mình sau khi cuộc kiểm tra dân số đã được hoàn tất, và ăn năn. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã khiến ông phải chịu trách nhiệm về sự kiêu ngạo của mình. Trong số ba sự đoán phạt Đức Chúa Trời cho Đa-vít được lựa chọn qua Gát, Đa-vít đã chọn ba ngày bệnh dịch trong xứ của mình. Kết quả của điều này: 70 000 người đã chết (c.10-17).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.15-16 Đức Chúa Trời đã giáng xuống một bệnh dịch trên vương quốc của Đa-vít, người đã tiến hành cuộc kiểm tra dân số. Dầu vậy, Ngài đã rút bệnh dịch lại trước khi nó đến Giê-ru-sa-lem, trung tâm của vương quốc. Điều này cho thấy rằng lòng thương xót của Đức Chúa Trời là nguồn duy nhất duy trì vương quốc của Đa-vít. Tương tự, khi Chúa quay trở lại, việc chúng ta đứng trước Ngài cũng sẽ có thể được chỉ bởi lòng thương xót của Chúa, Đấng đáp lại sự ăn năn chân thành của chúng ta.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.10-13 Đa-vít nhận ra tội lỗi của mình và cầu xin sự tha thứ, nhưng ông không thể tránh khỏi sự đoán phạt. Điều này là bởi vì sự tha thứ tội lỗi không có nghĩa là sự miễn trừ khỏi sự đoán phạt. Chúng ta hãy nhớ rằng niềm tin sai trật rằng không cần phải trả giá cho những hành động của chúng ta, nếu chúng ta ăn năn, khiến cho sự ăn năn của chúng ta chẳng là gì ngoài một nghi thức.

Tham khảo

24:3 Bằng cách tính số lượng dân sự cho những mục đích quân sự (c.9), rõ ràng Đa-vít bày tỏ việc thiếu sự tin cậy Chúa cung ứng những người cần thiết khi cần, và niềm kiêu hãnh sai trật nơi hàng trăm ngàn lực lượng mà ông chỉ huy (xem c.10). Giô-áp biết điều này là sai. Sách Xuất Ai Cập Ký 30:11-16 có một chỉ dẫn cần thiết cho một “việc chuộc” sau khi đã kiểm tra.
11 Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: 12 Khi nào ngươi điểm số dân Y-sơ-ra-ên đặng kê sổ, mỗi tên phải nộp tiền đền mạng mình cho Đức Giê-hô-va, hầu cho khỏi mắc tai nạn chi trong khi kê sổ. 13 Kẻ nào có tên trong sổ phải nộp nửa siếc-lơ, tùy siếc-lơ của nơi thánh, cân nặng hai mươi ghê-ra,  vậy, nửa siếc-lơ, tức là của dâng cho Đức Giê-hô-va. 14 Mọi người có tên vào sổ từ hai mươi tuổi sắp lên sẽ dâng của nầy cho Đức Giê-hô-va. 15 Khi dâng của nầy cho Đức Giê-hô-va đặng đền mạng mình, người giàu không nộp trội, người nghèo không nộp thiếu nửa siếc-lơ. 16 Vậy, ngươi thâu tiền đền mạng của dân Y-sơ-ra-ên, rồi dùng tiền đó vào việc hội mạc; ấy là một kỷ niệm của dân Y-sơ-ra-ên trước mặt Đức Giê-hô-va, đặng đền mạng mình.”

Cầu nguyện: Chúng con xưng nhận rằng chúng con ở trong nơi thờ phượng này bây giờ bởi vì sự thương xót vĩ đại của Ngài, thưa Chúa.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Giê-rê-mi 38-41

https://hoithanh.com

CHẲNG CÒN GÌ CHẮC CHẮN…
Lời khuyên của một Ra-bi Do thái trong đại dịch Covid-19

CÂU HỎI:
Con vi-rút corona này thực sự đã tác động tiêu cực trên tôi. Tôi cảm thấy mình mất hết cảm giác chắc chắn. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Làm sao chúng ta có thể tỉnh táo khi chẳng biết cái gì đang ẩn núp xung quanh?

TRẢ LỜI:

Chẳng phải là chúng ta đã đánh mất cảm giác chắc chắn đâu. Thật ra chúng ta chỉ mất ảo tưởng về sự chắc chắn mà thôi. Ngay từ đầu đã làm gì có cái gì chắc chắn. Nên chuyện này có thể khiến chúng ta rất bất an, nhưng cũng có thể thật sự giải phóng chúng ta!

Con vi-rút tí hon kích thước 125 nano mét này (1 nano mét=1 phần tỷ mét – ND) đã khiến cả thế giới chao đảo. Các kế hoạch của chúng ta thành mây khói, thị trường đang phát điên, nhiều quốc gia đóng cửa, và chúng ta không biết tương lai sẽ thế nào?

Nhưng thực ra thì bao giờ mà chẳng thế. Chúng ta chẳng bao giờ biết tương lai sẽ ra sao. Chúng ta chỉ tưởng rằng mình biết, và cứ ngạc nhiên khi mọi thứ không diễn ra theo cách chúng ta mong đợi. Giờ đây, cái mặt nạ đã rơi. Chúng ta phải thừa nhận mình dễ bị tổn thương.

Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Chúng ta không biết. Các chuyên gia của chúng ta không biết. Các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng không biết. Chỉ có CHÚA mới biết. Và đó chính là điểm mấu chốt. Chỉ có CHÚA mới biết.

Vậy nên hãy nhắm mắt lại và cảm nhận sự không chắc chắn, hãy sống chung với nó, hãy để nó dẫn bạn đi. Hãy chấp nhận sự không biết gì của bạn. Bởi vì trong tất cả những sự bối rối này vẫn có một điều bạn biết chắc. Ấy là bạn ở trong tay của CHÚA!

Hãy bình tĩnh. Sự hoảng loạn và sợ hãi cũng dễ lây lan. Hãy thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa theo lời khuyên của các cơ quan y tế. Hãy rửa tay cho kỹ. Và mỗi khi rửa tay, hãy nhớ rằng bạn đang ở trong tay ai!

Ra-bi Aron Moss (chabad.org)

“Những sự bí mật thuộc về Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta; song những sự bày tỏ thuộc về chúng ta, và con cháu chúng ta đời đời, để chúng ta làm theo mọi lời của luật pháp nầy.” (Phục truyền. 29:19)

NHỮNG TRÍCH DẪN HAY:

Warren W. Wiersbe đã nói: “Tình hình chính trị dường như càng ngày càng xấu đi, rồi dịch bệnh cũng lan ra, nhưng Đức Chúa Trời vẫn đang ngồi trên ngôi. Cơ đốc nhân phải tập chú vào: “Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin… hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời” (Hê-bơ-rơ 12:2).

C. H. Spurgeon đã giảng cho hội chúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1856, “Không có thuộc tính nào của Đức Chúa Trời đem tới sự khích lệ nhiều hơn đến dân sự Chúa cho bằng giáo lý về Quyền Tối Thượng Của Đức Chúa Trời.” Và rồi ông nói thêm, “Con người sẽ cho phép Thiên Chúa ở khắp mọi nơi, ngoại trừ trên ngai của Ngài.” 

Admin