Trang Chủ BIỆN GIÁO Lẽ thật là gì?

Lẽ thật là gì?

747
0
SHARE

Lẽ thật là gì?

Trả lời: Cách đây gần hai ngàn năm, Lẽ thật bị tố cáo và bị xét xử bởi những người nhiệt tình với sự dối trá. Trên thực tế, Lẽ thật phải đối diện với sáu án xử trong vòng chưa đầy một ngày, ba trong số đó là án phạt về tôn giáo và ba còn lại là án phạt về luật pháp. Cuối cùng thì, ít người liên quan trong những sự kiện đó có khả năng trả lời hỏi câu hỏi, “Lẽ thật là gì?”

Sau khi bị bắt, đầu tiên Lẽ thật (Giê-xu, Giăng 14:6) được dẫn đến một người tên là An-ne, là thầy cả thượng phẩm đồi bại trước đó của người Do Thái (Giăng 18:12-14). An-ne đã phá vỡ rất nhiều luật Do Thái trong suốt quá trình xét xử, bao gồm cả việc xử án tại nhà ông, cố gắng xui khiến và đánh đập bị cáo, là người chưa bị kết án vào lúc đó. Sau An-ne, Lẽ thật bị dẫn đến thầy cả thượng phẩm đương quyền Cai-phe, là con rể của An-ne (18:24). Trước mặt Cai-phe và Hội đồng tôn giáo Do Thái, nhiều người làm chứng giả đã đứng ra nói chống lại Lẽ thật, nhưng không có gì có thể chứng minh và cũng không có chứng cớ nào về những hành vi phạm pháp có thể được tìm thấy (Ma-thi-ơ 26:59-60). Cai-phe đã phá vỡ ít nhất bảy điều luật trong khi cố gắng kết tội Lẽ thật: (1) phiên xử được tổ chức trong bí mật, (2) nó được tiến hành trong đêm, (3) nó có liên quan đến hối lộ, (4) bị cáo không có ai có mặt để bào chữa cho Ngài, (5) yêu cầu 2-3 nhân chứng không thể có mặt (Phụ truyền 17:6; 19:15), (6) họ đã sử dụng lời chứng tự buộc tội của bị cáo, (7) họ đã tiến hành án tử hình đối với bị cáo trong cùng một ngày. Tất cả những hành động này đều bị luật Do Thái cấm. Bất chấp những điều đó, Cai-phe tuyên bố Lẽ thật có tội vì Lẽ thật khẳng định mình là Đức Chúa Trời trong xác thịt, một điều mà Cai-phe gọi là phỉ báng.

Khi buổi sáng đến, án xử thứ ba của Lẽ thật được diễn ra với kết quả là Hội đồng tôn giáo Do Thái tuyên án Lẽ thật phải chết (Ma-thi-ơ 26:57-68; xin cũng xem án xử thứ tư [Giăng 18:28-38], án xử thứ năm [Lu-ca 23:6-12], và án xử thứ sáu Giăng 18:39-19:6). Tuy nhiên, tòa công luận Do Thái không có quyền hợp pháp để thực hiện án tử hình, nên họ đã buộc phải dẫn Lẽ thật đến quan tổng trấn La mã thời điểm đó, là người có tên gọi là Bôn-xơ Phi-lát (Giăng 18:28-38). Phi-lát được bổ nhiệm bởi Sê-sa Ti-be-rơ (Lu-ca 3:1) làm quan tổng trấn thứ năm của Giu-đê và phục vụ trong chức vụ đó từ năm 26 đến năm 36 sau Công Nguyên. Người được ủy quyền có quyền trên sự sống và cái chết và có thể đảo ngược các bản án vốn đã được thông qua bởi Hội đồng tôn giáo. Khi Lẽ thật đứng trước Phi-lát, nhiều lời dối trá đã được đưa ra để chống lại Ngài. Những kẻ thù của Ngài đã nói, “Chúng tôi đã thấy người nầy xui dân ta làm loạn, cấm nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua” (Lu-ca 23:2). Đây là một lời nói dối, vì Lẽ thật đã nói với mọi người rằng họ phải nộp thuế (Ma-thi-ơ 22:21) và chưa bao giờ nói mình là một sự thách thức đối với Sê-sa.

Sau đó, một cuộc đối thoại thú vị đã diễn ra giữa Lẽ thật và Phi-lát. “Phi-lát bèn vào trường án, truyền đem Đức Chúa Jêsus đến, mà hỏi rằng: ‘Chính ngươi là Vua dân Giu-đa, phải chăng (Giăng 18:33)?’. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Ngươi nói điều đó tự ý mình, hay là có người đã nói điều đó với ngươi về ta?.’ Phi-lát trả lời rằng: ‘Nào có phải ta là người Giu-đa đâu? Dân ngươi cùng mấy thầy tế lễ cả đã nộp ngươi cho ta; vậy ngươi đã làm điều gì?’ Đức Chúa Jêsus đáp lại rằng: ‘Nước của ta chẳng phải thuộc về thế gian nầy. Ví bằng nước ta thuộc về thế gian nầy, thì tôi tớ của ta sẽ đánh trận, đặng ta khỏi phải nộp cho dân Giu-đa; nhưng hiện nay nước ta chẳng thuộc về hạ giới’. Phi-lát bèn nói rằng: ‘Thế thì ngươi là vua sao?’. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: ‘Thật như lời, ta là vua. Nầy, vì sao ta đã sanh và vì sao ta đã giáng thế: ‘Ấy là để làm chứng cho lẽ thật. Hễ ai thuộc về lẽ thật thì nghe lấy tiếng ta”. Phi-lát hỏi rằng: ‘Lẽ thật là cái gì?'” (18:34-38).

Câu hỏi của Phi-lát, “Lẽ thật là gì?” đã được vang vọng xuyên suốt lịch sử. Có phải nó là một ước muốn sầu muộn để biết điều mà không ai khác có thể nói cho ông, một sự xúc phạm hoài nghi, hay có lẽ là một sự trả lời khó chịu, thờ ơ với Lời của Chúa Giê-xu?

Trong một thế giới hậu hiện đại chối bỏ lẽ thật có thể biết được, thì câu hỏi quan trọng hơn bao giờ hết để trả lời là: “Lẽ thật là gì?”

Một định nghĩa về lẽ thật được đưa ra
Trong việc định nghĩa lẽ thật, trước tiên cần lưu ý những điều không phải là lẽ thật:

• Lẽ thật không đơn giản là bất cứ điều gì hoạt động. Đây là triết lý của chủ nghĩa thực dụng – một phương pháp phân loại kết quả so sánh với phương tiện để nắm hay đạt được kết quả đó (nghĩa là nếu “kết quả” hay “mục đích” đạt được và “kết quả” hay “mục đích” đó là tốt, thì việc nói sự thật hay nói dối để đạt được mục đích là không quan trọng. Làm điều “xấu” để đạt được “kết quả tốt” thì cũng được). Trên thực tế, những lời nói dối có thể xuất hiện để “hành động”, nhưng chúng vẫn là những lời nói dối và không phải là lẽ thật.

• Lẽ thật không chỉ đơn giản là những lời mạch lạc hay dễ hiểu. Một nhóm người có thể tập hợp lại và nghĩ ra một âm mưu dựa trên một loạt lời giả dối mà họ đồng ý để kể cùng một câu chuyện giả tạo, nhưng nó không làm cho sự trình bày của họ trở nên đúng.

• Lẽ thật không phải là điều làm cho con người cảm thấy tốt. Thật không may, tin xấu có thể là sự thật.

• Lẽ thật không phải là điều mà đa số nói là đúng. 51% của một nhóm người có thể đưa ra một kết luận sai.

• Lẽ thật không phải là điều toàn diện. Một bài trình bày dài và chi tiết vẫn có thể dẫn đến một kết luận sai.

• Lẽ thật không được định nghĩa bởi điều được dự định. Những dự định tốt vẫn có thể sai.

• Lẽ thật không phải là cách chúng ta biết, mà là điều chúng ta biết.

• Lẽ thật không đơn giản là điều được tin. Một lời nói dối được tin thì vẫn là một lời nói dối.

• Lẽ thật không phải là điều được chứng minh công khai. Lẽ thật có thể được biết một cách riêng tư (ví dụ như vị trí chôn kho báu).

Từ chữ Hy Lạp của “lẽ thật” là aletheia, có nghĩa đen là “không che giấu” hay “không giấu bất cứ điều gì”. Nó truyền đạt thông điệp rằng lẽ thật luôn luôn ở đây, luôn luôn công khai và sẵn sàng cho mọi người nhìn thấy, mà không có điều gì bị che giấu hay khó hiểu. Từ chữ Hê-bơ-rơ của “lẽ thật” là emeth, nghĩa là “sự vững chắc”, “sự kiên định” và “sự bền bỉ”. Nó là một định nghĩa ngụ ý một sự vững chắc đời đời và một điều gì đó có thể tin cậy vào.

Từ khía cạnh triết học, có ba cách đơn giản để định nghĩa lẽ thật:

1. Lẽ thật là điều tương ứng với thực tế.
2. Lẽ thật là điều phù hợp với đối tượng của nó.
3. Lẽ thật đơn giản là nói về nó giống như nó là.

Trước tiên, lẽ thật tương ứng với thực tế hay “cái gì là”. Nó có thật. Lẽ thật cũng tương ứng với tự nhiên. Nói cách khác, nó phù hợp với đối tượng của nó và được biết bởi vật ám chỉ của nó. Ví dụ, một giáo viên đứng đối mặt với lớp có thể nói, “Bây giờ, lối ra duy nhất của phòng này là ở bên phải”. Vì học sinh có thể đang ngồi đối mặt với giáo viên, nên cửa ra có thể nằm bên trái của họ, nhưng theo giáo viên thì chắc chắn đúng là cánh cửa nằm bên phải.

Lẽ thật cũng phù hợp với đối tượng của nó. Nó có thể hoàn toàn đúng là một người nào đó có thể cần rất nhiều mi-li-gam thuốc nào đó, nhưng một người khác có thể cần nhiều hơn hay ít hơn của cùng một loại thuốc đó để đem đến kết quả mong đợi. Đây không phải là lẽ thật tương đối, nhưng chỉ là một ví dụ cho thấy lẽ thật phù hợp như thế nào với đối tượng của nó. Sẽ là sai (và có nguy cơ tiềm ẩn) đối với bệnh nhân khi yêu cầu bác sĩ của họ cho họ một lượng thuốc cụ thể không phù hợp, hay nói rằng đưa bất cứ thuốc nào cho bệnh cụ thể của họ cũng được.

Nói tóm lại, lẽ thật đơn giản là nói về nó giống như nó là, nó là cách mà những điều thật sự là, và bất cứ quan điểm nào khác là sai. Một nguyên tắc nền tảng của triết học có thể được phân biệt giữa sự thật và sai lầm, hay như Thomas Aquinas đã nhận xét, “Nó là nhiệm vụ của nhà triết học để đưa ra những sự phân biệt”.

Những thách thức đối với Lẽ thật
Ngày nay, những lời của Aquinas thì không phổ biến lắm. Việc phân biệt dường như không hợp thời trong một kỷ nguyên hậu hiện đại của thuyết tương đối. Ngày nay, có thể chấp nhận để nói, “Đây là đúng”, miễn đừng nói tiếp là “vậy thì, đó là sai”. Đặc biệt điều này dễ thấy được trong các vấn đề niềm tin và tôn giáo nơi mà mọi hệ thống niềm tin được cho là ngang nhau trong nền tảng nơi mà lẽ thật là có liên quan.

Có một số triết lý và quan điểm thách thức khái niệm về lẽ thật, tuy nhiên, khi từng cái được khảo sát một cách nghiêm túc thì nó sẽ tự bị đánh bại theo bản chất.

Triết lý của thuyết tương đối nói rằng mọi lẽ thật đều tương đối và không có điều như là lẽ thật tuyệt đối. Nhưng người ta phải hỏi: sự khẳng định “mọi lẽ thật là tương đối” là lẽ thật tương đối hay là lẽ thật tuyệt đối? Nếu nó là một lẽ thật tương đối, thì nó thật sự vô nghĩa, làm thế nào chúng ta biết nó được áp dụng khi nào và ở đâu? Nếu nó là một lẽ thật tuyệt đối, thì lẽ thật tuyệt đối có tồn tại. Hơn nữa, người theo thuyết tương đối phản bội quan điểm của mình khi nói rằng quan điểm của người theo thuyết tuyệt đối là sai – tại sao những người nói lẽ thật tuyệt đối có tồn tại cũng không thể đúng? Về bản chất, khi người theo thuyết tương đối nói, “Không có lẽ thật” nghĩa là họ đang yêu cầu bạn đừng tin họ, và điều tốt nhất để làm là làm theo lời khuyên của họ.

Những người theo triết lý của chủ nghĩa hoài nghi hoàn toàn nghi ngờ mọi lẽ thật. Nhưng người hoài nghi có nghi ngờ về chủ nghĩa hoài nghi, vậy có phải anh ta đang nghi ngờ về lẽ thật mà chính anh ta khẳng định? Nếu vậy thì tại sao phải chú ý đến chủ nghĩa hoài nghi? Nếu không thì chúng ta có thể chắc chắn ít nhất một điều (nói cách khác, lẽ thật tuyệt đối có tồn tại) – chủ nghĩa hoài nghi là điều trớ trêu thay trở thành lẽ thật tuyệt đối trong trường hợp đó. Người theo thuyết bất khả tri nói bạn không thể biết lẽ thật. Tuy nhiên, đó là một quan điểm tự hủy diệt bởi vì nó khẳng định nó biết ít nhất một lẽ thật là: bạn không thể biết lẽ thật.

Các môn đệ của chủ nghĩa hậu hiện đại hoàn toàn khẳng định là không có lẽ thật cụ thể. Vị thánh bảo trợ của chủ nghĩa hậu hiện đại là Frederick Nietzsche miêu tả lẽ thật như là: “Vậy thì lẽ thật là gì? Một lực lượng di động của phép ẩn dụ, hoán dụ và thuyết hình người … lẽ thật là ảo tưởng … đồng tiền đã mất hình ảnh của nó và vấn đề bây giờ là nó chỉ là kim loại, chứ không còn là đồng xu nữa”. Trớ trêu thay, mặc dù người theo chủ nghĩa hậu hiện đại nắm giữ những đồng xu trong tay mình nhưng bây giờ chúng “chỉ là kim loại”, nhưng anh ta đã khẳng định ít nhất một lẽ thật tuyệt đối là: lẽ thật mà không có bất cứ sự thật nào được khẳng định. Giống như những quan điểm khác, chủ nghĩa hậu hiện đại tự hủy hoại và không thể đứng vững dưới sự khẳng định của chính nó.

Một quan điểm phổ biến là thuyết đa nguyên, là thuyết cho rằng mọi sự khẳng định về lẽ thật đều có giá trị như nhau. Dĩ nhiên, điều này là không thể. Hai sự khẳng định – một nói là một phụ nữ bây giờ đang có thai và cái còn lại nói là bây giờ cô ấy không có thai – có thể nào cả hai sự khẳng định đều đúng trong cùng một thời điểm? Thuyết đa nguyên cho thấy sự sai trật của luật về sự không mâu thuẫn, là điều nói rằng một điều gì đó không thể là “A” và “Không-A” cùng một lúc và trong một cùng ý nghĩa. Như một triết gia đã châm biếm, bất cứ ai tin rằng luật không mâu thuẫn là không sai (và, theo mặc định, thuyết đa nguyên là đúng) phải bị đánh và bị thiêu đốt cho đến khi họ thừa nhận rằng bị đánh và bị thiêu đốt thì không giống như là không bị đánh và bị thiêu đốt. Cũng chú ý rằng thuyết đa nguyên nói nó đúng và bất cứ điều gì ngược lại nó là sai, thì đó là một tuyên bố phủ nhận nguyên lý cơ bản của chính nó.

Tinh thần đa nguyên là một thái độ khoan dung cởi mở. Tuy nhiên, thuyết đa nguyên làm xáo trộn quan điểm của những người có cùng giá trị với mọi lẽ thật được khẳng định là cùng giá trị. Đơn giản hơn là, mọi người có thể đều bình đẳng, nhưng không phải mọi sự khẳng định về lẽ thật là bình đẳng. Thuyết đa nguyên không hiểu sự khác biệt giữa quan điểm và lẽ thật, một sự khác biệt mà Mortimer Adler lưu ý: “Thuyết đa nguyên là điều đáng mong muốn và có thể chấp nhận được chỉ trong những lĩnh vực đó là những vấn đề về vị giác chứ không phải là những vấn đề của lẽ thật”.

Bản chất bị sỉ nhục của lẽ thật
Khi khái niệm về lẽ thật bị phỉ báng, nó thường do một hoặc nhiều lý do sau:

Một bình luận phổ biến đối với bất cứ ai khẳng định có lẽ thật tuyệt đối trong những vấn đề về niềm tin và tôn giáo đó là quan điểm như vậy là “thiển cận”. Tuy nhiên, người phê bình không hiểu rằng, bản chất của lẽ thật là hạn hẹp. Một giáo viên dạy toán có thiển cận không khi cứ tin rằng 2 + 2 chỉ bằng 4?

Một sự phản đối khác đối với lẽ thật là nó kiêu ngạo khẳng định rằng một người nào đó đúng và người khác thì sai. Tuy nhiên, quay trở lại ví dụ trên với toán học, giáo viên dạy toán có kiêu ngạo không khi nhấn mạnh chỉ có một đáp án đúng với một vấn đề số học? Hay người thợ khóa có kiêu căng không khi khẳng định rằng chỉ có một chìa khóa mở được một cánh cửa bị khóa?

Sự công kích thứ ba chống lại những ai nắm giữ lẽ thật tuyệt đối trong những vấn đề về niềm tin và tôn giáo là một quan điểm như vậy là loại trừ mọi người thay vì bao gồm cả. Nhưng lời nhận xét như vậy là không hiểu rằng bản chất của lẽ thật là loại trừ sự đối lập của nó. Mọi câu trả lời khác 4 đều bị loại trừ khỏi thực tế của phép tính 2 + 2 thực sự bằng mấy.

Tuy nhiên một sự phản đối khác chống lại lẽ thật là nó công kích và gây chia rẽ để khẳng định một điều có thật. Thay vì vậy, người phê bình lại tranh luận rằng chỉ cần thành thật là quan trọng. Vấn đề với quan điểm này là lẽ thật miễn nhiễm với tính chân thật, niềm tin và ước muốn. Không thành vấn đề với việc bao nhiêu người chân thành tin rằng một chìa khóa sai sẽ vừa vặn với một cánh cửa, nhưng chìa khóa vẫn sẽ không tra vào được và ổ khóa sẽ không được mở ra. Lẽ thật cũng không bị ảnh hưởng bởi tính chân thật. Một người nào đó lấy một chai thuốc độc và chân thành tin rằng nó là nước chanh thì vẫn sẽ chịu hậu quả đáng tiếc của chất độc. Cuối cùng, lẽ thật cũng không bị ảnh hưởng bởi ước muốn. Một người có thể có ước muốn mãnh liệt rằng xe của họ không hết xăng, nhưng nếu đồng hồ đo nhiên liệu báo rằng thùng xăng không còn xăng và xe sẽ không thể chạy xa hơn được nữa, thì không có mong muốn nào trên thế giới khiến cho điều kỳ diệu xảy ra là xe tiếp tục chạy được.

Một số người sẽ thừa nhận rằng lẽ thật tuyệt đối tồn tại, nhưng sau đó lại khẳng định quan điểm như vậy chỉ có giá trị ở lĩnh vực khoa học chứ không phải ở những vấn đề về niềm tin và tôn giáo. Triết lý này được gọi là thuyết duy thực chứng lô-gic, là điều được phổ biến bởi những triết gia như là David Hume và A. J. Ayer. Về bản chất, những người như vậy tuyên bố rằng những sự khẳng định lẽ thật phải là (1) những phép lập thừa (ví dụ, tất cả những người nam độc thân là những người chưa lập gia đình) hoặc có thể kiểm chứng thực nghiệm (nghĩa là có thể kiểm chứng qua khoa học). Đối với những người theo thuyết duy thực chứng lô-gic thì mọi lời nói về Đức Chúa Trời là vô nghĩa.

Những người giữ vững khái niệm cho rằng chỉ có khoa học mới có thể làm cho những sự khẳng định lẽ thật không được thừa nhận nói rằng có nhiều lĩnh vực của lẽ thật mà khoa học bất lực. Ví dụ:

• Khoa học không thể chứng minh các môn học toán học và lô-gic học bởi vì nó giả định trước chúng.

• Khoa học không thể chứng minh lẽ thật trừu tượng như là có trí óc khác trí óc của tôi tồn tại.

• Khoa học cũng không thể chứng minh lẽ thật ở những lĩnh vực về đạo đức và luân thường đạo lý. Ví dụ, bạn không thể sử dụng khoa học để chứng minh Chủ nghĩa đế quốc xã ác độc.

• Khoa học cũng không có khả năng tuyên bố những lẽ thật về quan điểm thẩm mỹ như là vẻ đẹp của bình minh.

• Cuối cùng, khi bất kì ai tuyên bố rằng “khoa học là nguồn duy nhất của lẽ thật khách quan”, thì họ chỉ đưa ra một sự khẳng định triết học mà không thể được kiểm chứng bằng khoa học.

Và có những người nói rằng lẽ thật tuyệt đối không được áp dụng trong những lĩnh vực của đạo đức. Nhưng câu trả lời cho câu hỏi, “Có phải đạo đức tra tấn và giết một đứa trẻ vô tội không?” chắc chắn là: KHÔNG. Hay để làm cho nó cá nhân hơn, những ai tán thành lẽ thật tương đối có liên quan đến đạo đức thì dường như luôn muốn người phối ngẫu của họ hoàn toàn chung thủy với họ.

Tại sao lẽ thật quan trọng
Tại sao thật là quan trọng để hiểu và nắm chặt khái niệm về lẽ thật tuyệt đối trong mọi lĩnh vực của cuộc sống (bao gồm cả niềm tin và tôn giáo)? Đơn giản vì cuộc sống có nhiều hậu quả cho việc làm sai. Đưa cho một người nào đó một lượng thuốc sai dẫn đến hậu quả có thể giết chết người đó, một người quản lý đầu tư đưa ra những quyết định sai về tiền tệ có thể khiến cho một gia đình trở nên nghèo đói, lên máy bay sai sẽ đưa bạn đến nơi bạn không muốn đi, và ở với một người bạn đời không chung thủy có thể dẫn đến việc phá hủy một gia đình và có khả năng bị bệnh tật.

Như nhà biện giáo Cơ Đốc Ravi Zacharias nói, “Sự thật là những vấn đề lẽ thật – đặc biệt khi bạn đang là nạn nhân của một lời nói dối”. Và không có nơi nào quan trọng hơn ở lĩnh vực niềm tin và tôn giáo. Đời đời là một khoảng thời gian dài khủng khiếp để làm sai.

Đức Chúa Trời và Lẽ Thật
Trong suốt sáu án xử của Chúa Giê-xu, sự tương phản giữa lẽ thật (sự công chính) và những lời dối trá (sự bất chính) có thể nhận ra rõ ràng. Chúa Giê-xu, là Lẽ thật, bị phán xét bởi những người mà mọi hành động đều bị tắm trong sự dối trá. Những người lãnh đạo Do Thái đã phá vỡ hầu như mọi luật được đưa để bảo vệ bị cáo khỏi sự kết án bất công. Họ dốc sức làm việc để tìm ra bất cứ lời chứng nào sẽ đổ tội cho Chúa Giê-xu, và trong sự thất vọng của họ, họ dùng đến những bằng chứng sai được đưa ra bởi những kẻ dối trá. Nhưng thậm chí điều đó cũng không thể giúp họ đạt được mục đích của họ. Vì vậy, họ đã vi phạm một luật khác và ép buộc Chúa Giê-xu tự Ngài can dự vào.

Khi đứng trước Phi-lát, những người lãnh đạo Do Thái lại nói dối. Họ cáo buộc Chúa Giê-xu phạm thượng, nhưng khi họ biết rằng điều đó sẽ không đủ để thuyết phục Phi-lát giết Chúa Giê-xu, thì họ đã khẳng định Chúa Giê-xu đang thách thức Sê-sa và đang phá vỡ luật La Mã bằng cách khuyến khích đám đông không nộp thuế. Phi-lát nhanh chóng nhận ra sự dối trá bề ngoài của họ, và ông thậm chí không bao giờ giải quyết cáo buộc.

Chúa Giê-xu, Đấng công chính đang bị phán xét bởi người không công chính. Sự thật đáng buồn là người sau luôn luôn ngược đãi người trước. Đó là lý do tại sao Ca-in giết A-bên. Sự liên kết giữa lẽ thật và sự công chính, giữa sự dối trá và sự không công chính được chứng minh bởi một loạt ví dụ trong Tân Ước:

• “Ấy vì thế mà Đức Chúa Trời cho chúng nó mắc phải sự lầm lạc, là sự khiến chúng nó tin điều dối giả, hầu cho hết thảy những người không tin lẽ thật, song chuộng sự không công bình” (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:9-12, nhấn mạnh thêm)

• “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật” (Rô-ma 1:18, nhấn mạnh thêm).

• “Là Đấng sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo công việc họ làm: ai bền lòng làm lành, tìm sự vinh hiển, sự tôn trọng và sự chẳng hề chết, thì báo cho sự sống đời đời; còn ai có lòng chống trả, không vâng phục lẽ thật, mà vâng phục sự không công bình, thì báo cho họ sự giận và cơn thạnh nộ” (Rô-ma 2:6-8, nhấn mạnh thêm)

• “[Tình yêu thương] chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật” (I Cô-rinh-tô 13:5-6, nhấn mạnh thêm).

Kết luận
Câu hỏi Bôn-xơ Phi-lát hỏi cách đây nhiều thế kỷ cần được thay đổi khác một chút để ý nghĩa được rõ ràng hơn. Lời nói của viên quan tổng trấn La Mã “Lẽ thật là gì?” bỏ qua thực tế rằng nhiều điều có thể có lẽ thật, nhưng chỉ có một điều thật sự có thể là Lẽ thật. Lẽ thật phải bắt nguồn từ đâu đó.

Thực tế khắc nghiệt là Phi-lát đã nhìn thẳng vào Nguồn gốc của mọi Lẽ thật vào buổi sáng sớm cách đây hơn hai ngàn năm. Không lâu trước khi bị bắt và đưa đến quan tổng trấn, Chúa Giê-xu đã tuyên bố đơn giản rằng “Ta là lẽ thật” (Giăng 14: 6), đó là một tuyên bố khá đáng kinh ngạc. Làm thế nào có thể chỉ có một người là lẽ thật? Anh ta không thể nào, trừ phi Ngài hơn một con người, mà thực sự là điều mà Ngài đã tuyên bố. Thực tế là lời tuyên bố của Chúa Giê-xu đã được xác nhận khi Ngài đã sống lại từ cõi chết (Rô-ma 1:4).

Có một câu chuyện về một người đàn ông sống ở Paris và có một người lạ mặt từ nông thôn đến gặp anh ta. Muốn cho người lạ mặt đó thấy vẻ tráng lệ của Paris, anh ta đã đưa người lạ tới Louvre để xem nghệ thuật tuyệt vời và sau đó đến một buổi hòa nhạc tại một sảnh nhạc giao hưởng hùng vĩ để nghe một dàn nhạc giao hưởng biểu diễn tuyệt vời. Vào cuối ngày, người lạ mặt từ nông thôn nhận xét rằng ông không mấy thích nghệ thuật hay âm nhạc. Người chủ nhà trả lời: “Họ không bị phán xét, anh mới là người bị phán xét”. Phi-lát và các nhà lãnh đạo Do Thái nghĩ rằng họ đang xét xử Đấng Christ, nhưng trên thực tế, họ mới là những người bị phán xét. Hơn nữa, Người mà họ đã kết án sẽ thực sự là Đấng đoán xét họ vào một ngày nào đó (Công vụ 17:30-31), như Ngài sẽ cho tất cả những ai giấu kín lẽ thật trong sự bất chính (Rô-ma 1:18).

Phi-lát rõ ràng chưa bao giờ biết về lẽ thật. Eusebius, nhà sử học và giám mục của Caesarea đã ghi lại sự thật rằng Phi-lát đã tự sát vào thời hoàng đế Caligula – một kết thúc buồn và lời nhắc nhở cho mọi người phớt lờ lẽ thật luôn dẫn đến những hậu quả không mong muốn.

English  

https://www.gotquestions.org/Viet

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên