Trang Chủ TRANG CHỦ Kỹ Thuật Ô-tô

Kỹ Thuật Ô-tô

943
0
SHARE

BẬT ĐIỀU HÒA ÔTÔ: NÊN LẤY GIÓ TRONG HAY GIÓ NGOÀI?

Sử dụng ôtô đã lâu, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn không biết khi bật điều hòa nên để chế độ “lấy gió trong” hay “lấy gió ngoài”.

Chế độ lấy gió trên ôtô được điều khiển bởi hệ thống điều khiển lấy gió. Đây là bộ phận quan trọng thuộc hệ thống điều hòa ôtô. Khi hệ thống hút gió vào chính là lấy không khí để tiến hành quy trình làm lạnh để cung cấp khí mát cho cabin xe. Không khí được lấy vào sẽ được thổi qua giàn nóng ôtô hay giàn lạnh ôtô để tăng/hạ nhiệt độ.

Trên hầu hết các loại ôtô hiện nay đều có chế độ lấy gió ngoài hoặc gió trong thông qua hệ thống điều hòa. Nút bấm chuyển chế độ có hình mũi tên xoay vòng ở bên trong hình chiếc xe. Điểm khác nhau giữa hai chế độ lấy gió chính là nguồn lấy gió. Lấy gió trong là hệ thống hút không khí có sẵn trong xe để tiến hành quy trình làm nóng hay làm lạnh. Còn lấy gió ngoài chính là lấy không khí bên ngoài xe đưa vào trong hệ thống điều hòa.

mitsubishi-mirage-2014-38.jpgNút bấm chuyển chế độ lấy gió trong/ ngoài có hình mũi tên xoay vòng ở bên trong hình chiếc xe

Khi bật chế độ lấy gió ngoài, hệ thống điều hòa sẽ hút trực tiếp không khí ở bên ngoài vào qua lọc gió rồi đến giàn lạnh làm mát rồi mới thổi vào cabin. Với chế độ lấy gió ngoài, không khí thường tươi mát hơn, nếu đi qua các vùng không khí trong lành và ít bụi. Hoặc những người sợ mùi điều hòa ôtô, nếu không bật điều hòa không khí thì nên bật chế độ lấy gió ngoài.

Nhưng nhược điểm lớn nhất của chế độ lấy gió ngoài là bị bụi và mùi lạ nếu xe đi qua khu vực có mùi hoặc bụi bẩn.

Còn với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ sử dụng không khí tuần hoàn ở trong cabin đi qua lọc gió và đưa đến giàn lạnh để làm lạnh hoặc làm nóng không khí. Ưu điểm của lấy gió trong chính là thời gian diễn ra quá trình làm lạnh hay sưởi đều nhanh chóng và tiết kiệm nhiên liệu. Ví dụ như nhiệt độ trong xe đang là 25 độ C thì khi bạn muốn làm lạnh xuống 20 độ sẽ nhanh hơn việc bạn lấy gió ngoài nhiệt độ đang là 28 độ C. Như vậy khi di chuyển trên đoạn đường ngắn bạn nên sử dụng chế độ lấy gió trong để hiệu quả làm lạnh được cao nhất.

Với những xe không có hệ thống điều hòa tự động, nếu lấy gió trong một thời gian dài sẽ gây thiếu oxi, ngột ngạt, buồn ngủ hoặc ngủ lịm đi, không có lượng khí tuần hoàn.

Những xe trang bị hệ thống điều hòa tự động, trong quá trình sử dụng, nếu trong xe thiếu oxi, các cảm biến sẽ tự động lấy gió ngoài để bổ sung lượng oxi bị thiếu. Do đó, có những trường hợp, mặc dù chọn chế độ lấy gió trong, khi qua những khu vực có mùi lạ thì người trong xe cũng bị ảnh hưởng.

mitsubishi-mirage-2014-56.jpgChức năng lấy gió trong hay gió ngoài đều quan trọng với xe hơi

Chức năng lấy gió trong hay gió ngoài đều quan trọng với xe hơi. Lấy gió trong giúp xe một phần tiết kiệm nhiên liệu. Nhưng khi dừng một chỗ nên hạn chế dùng gió ngoài để tránh trường hợp khí CO tụ lại trong xe gây buồn ngủ dẫn đến tai nạn. Nếu hít phải khí CO vào máu sẽ thiếu oxi làm cho người hít phải buồn ngủ bất chợt và không thể cưỡng lại. Khi thời tiết ẩm hoặc hơi lạnh, nếu dùng lấy gió trong dễ bị hiện tượng kính mờ làm cản trở tầm nhìn.

https://autodaily.vn

Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô?

Nút chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô

Nút chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô
Không đơn giản bật tắt hay tăng giảm nhiệt độ, sử dụng điều hòa trên ô tô cần có những kỹ năng nhằm đảm bảo sức khỏe người ngồi trên xe, đồng thời giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Hiện nay, hầu hết các mẫu ô tô phân phối trên thị trường đều được nhà sản xuất trang bị chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Cả hai chế độ lấy gió này thuộc hệ thống điều hòa ô tô và có thể điều chỉnh thông qua các nút chức năng bố trí trên bảng táp lô. Tuy nhiên, khi nào nên chọn chế độ lấy gió trong hay lấy gió ngoài vẫn là nỗi băn khoăn của không ít người dùng ô tô, đặc biệt là các “tài mới”.
Khác nhau giữa lấy gió trong, gió ngoài
Theo chuyên gia kỹ thuật của Ford, về cơ bản hai chế độ lấy gió này được sử dụng để lấy luồng không khí từ bên ngoài hoặc bên trong xe trước khi đi qua dàn lạnh, dàn sưởi của hệ thống điều hòa để duy trì nhiệt độ trong khoang nội thất ô tô.

Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô? - ảnh 2

Hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị chế độ lấy gió trong, gió ngoài
Khi người dùng lựa chọn chế độ lấy gió ngoài, hệ thống lấy gió trên xe sẽ hút luồng không khí từ bên ngoài xe vào lọc gió. Sau đó, luồng không khí này tiếp tục được đưa qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của hệ thống điều hòa để thay đổi nhiệt độ phù hợp với mức mà người dùng đã chọn trong xe. Chế độ lấy gió này sẽ tạo ra luồng không khí tươi mát, đồng thời luôn đảm bảo lượng oxy trong khoang nội xe. Tuy nhiên, khi xe lưu thông qua những khu vực nhiều khói bụi hay có mùi, nếu người dùng vẫn chọn chế độ lấy gió ngoài sẽ làm bụi bẩn, không khí ẩm hay mùi khó chịu lọt vào trong xe.

Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô? - ảnh 3

Lấy gió trong mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn, tránh khói bụi, mùi hôi và trong xe
Trong khi đó với chế độ lấy gió trong, hệ thống điều hòa sẽ lấy trực tiếp luồng không khí tuần hoàn trong khoang nội thất xe để cho qua dàn lạnh, dàn sưởi nhằm thay đổi nhiệt độ. Với điều kiện thời tiết tại Việt Nam, vào những ngày nắng nóng, so với lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong khi được kích hoạt sẽ mang lại hiệu quả làm mát nhanh hơn. Bởi nhiệt độ trong xe luôn chênh lệch so với bên ngoài. Tuy nhiên, với các xe không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi chọn chế độ gió trong và sử dụng xe trong suốt hành trình dài, sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cabin, khiến không khí ngột ngạt gây mệt mỏi cho người ngồi trong xe.
Khi nào nên chọn lấy gió trong, gió ngoài
Với hai chế độ lấy gió trong, lấy gió ngoài trên xe hơi. Tùy thuộc vào việc xe được trang bị điều hòa chỉnh cơ hay tự động, cùng với điều kiện thời tiết, không khí bên ngoài môi trường… người dùng nên linh hoạt lựa chọn giữa hai chế độ lấy gió để đảm bảo tạo bầu không khí tươi mát, thông thoáng trong xe.

Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô? - ảnh 4

Người dùng nên linh hoạt chuyển đổi giữa các chế độ lấy gió để tạo không khí thông thoáng trong khoang lái
Theo cách của những tài xế có kinh nghiệm lâu năm trong việc sử dụng ô tô. Để giảm tiêu hao nhiên liệu cũng sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi ra vào xe. Thông thường khi xe mới được khởi động và chưa bật điều hòa người dùng nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời mở hé cửa kính. Sau khi bật điều hoà (A/C) nên đóng kính cửa, chuyển sang chế độ lấy gió trong để đạt được hiệu quả làm mát nhanh.
Nếu chỉ di chuyển trên những chặng đường ngắn hay khu vực nội đô, nên để ở chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi trong không khí lọt vào xe. Khi lái xe trên những hành trình dài, với các xe dùng hệ thống điều hòa chỉnh cơ, thỉnh thoảng nên chọn các khu vực không khí trong lành, chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để đảm bảo lượng oxy trong xe.

Khi nào chọn chế độ lấy gió trong, gió ngoài trên ô tô? - ảnh 5

Chuyển sang chế độ lấy gió ngoài tại các khu vực không khí trong lành, ít khói bụi
Với các xe sử dụng hệ thống điều hoà tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong quá trình sử dụng nếu nhận thấy lượng oxy trong xe không đảm bảo, cảm biến sẽ tự động chuyển sang lấy gió ngoài. Vì vậy, trong một số trường hợp người dùng cũng nên lưu ý để tránh việc khói bụi, mùi bên ngoài lọt vào xe gây khó chịu cho người ngồi trong xe.
Khi lái xe trong điều kiện trời mưa nên ưu tiên chế độ lấy gió trong nhằm tránh hơi ẩm lọt vào xe gây ẩm móc dễ làm hư hỏng hệ thống điều hòa. Bên cạnh đó, người dùng nên chú ý vệ sinh bảo dưỡng hệ thống điều hòa, thay lọc gió đúng định kỳ và vệ sinh khoang nội thất.

Ý nghĩa các loại đèn thông dụng trên bảng táp-lô xe Toyota

Việc tìm hiểu ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên bảng táp-lô xe phổ biến như Toyota chẳng bao giờ là thừa.

Ý nghĩa các loại đèn thông dụng trên bảng táp-lô xe Toyota
Có thể nói, Toyota là một trong những nhãn hiệu xe phổ biến và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, dù đã từng tiếp xúc, nhiều người lái chắc chắn cũng chưa hiểu hết ý nghĩa các loại đèn báo trên bảng táp-lô của xe Toyota. Do đó, việc tìm hiểu ý nghĩa của các loại đèn cảnh báo trên bảng táp-lô xe Toyota chẳng bao giờ là thừa.
Những đèn cảnh báo được nếu dưới đây đều là loại thông dụng và thường gặp trên các mẫu xe Toyota phổ biến. Có thể sẽ thiếu một số biểu tượng dành cho các mẫu xe Toyota cụ thể nào đó.

Ý nghĩa các loại đèn thông dụng trên bảng táp-lô xe Toyota 1

1. Đèn cảnh báo túi khí
Đây là đèn cảnh báo lỗi liên quan đến hệ thống túi khí. Nếu nhìn thấy đèn này bật sáng, bạn nên mang xe đến cơ sở tin tưởng để kiểm tra hệ thống túi khí của xe ngay lập tức. Ngoài ra, đèn cũng có thể bật sáng khi người lái ngắt một hoặc nhiều túi khí.
2. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh
Đèn sẽ bật sáng khi hệ thống chống bó cứng phanh bị lỗi hoặc cảm ứng cần được thay mới. Ngoài ra, đèn cũng báo hiệu một trong các cảm ứng bị bám quá nhiều bụi bẩn. Nếu “đốt lốp” bằng xe Toyota và dừng lại trong thời gian ngắn đủ để lừa hệ thống ABS, đèn cảnh báo cũng sẽ bật sáng. Cuối cùng, đèn báo hiệu tình trạng bánh quay tự do khi xe của bạn bị kẹt trong bùn.
3. Đèn cảnh báo động cơ
Đây có lẽ là loại đèn cảnh báo đáng sợ nhất trên bảng táp-lô của xe Toyota. Khi nhìn thấy đèn này bật sáng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chuyện động cơ bị hỏng. Tuy nhiên, không phải lúc nào đèn cảnh báo động cơ bật sáng cũng đồng nghĩa với hỏng hóc.
Trên thực tế, đèn này có thể báo hiệu một cảm ứng bị hỏng nên động cơ không ở trong trạng thái tốt nhất và phát thải nhiều khí độc hại hơn bình thường. Bạn chỉ nên lo lắng khi động cơ phát ra tiếng kêu lạ hoặc bị ngắt. Dù sao, khi thấy đèn cảnh báo động cơ bật sáng, bạn cũng nên đưa xe Toyota đến cơ sở kiểm tra uy tín.
4. Đèn cảnh báo áp suất dầu
Về cơ bản, nếu đèn này bật sáng nghĩa là áp suất dầu trong động cơ quá cao hoặc thấp. Do đó, bạn nên kiểm tra áp suất dầu trước khi tiếp tục sử dụng xe.
Bên cạnh đó, đèn cũng có tác dụng báo tình trạng hỏng hóc của bơm dầu hoặc ống nạp bị tắc nghẽn. Dầu với độ nhớt không phù hợp là một nguyên nhân khác khiến đèn cảnh báo bật sáng.
5. Đèn cảnh báo nhiệt độ chất làm mát động cơ ở mức thấp
Đây là đèn báo hiệu chất làm mát trong động cơ quá lạnh. Nếu đèn tiếp tục bật sáng sau khi xe chạy thêm vài km, bạn cần đến cơ sở kiểm tra. Tất nhiên, bạn không cần đưa gấp xe đi kiểm tra. Chỉ có điều, khi nhiệt độ động cơ không ở mức tối ưu, xe sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu và thải ra lượng khí CO2 cao hơn.
6. Đèn cảnh báo đèn pha chiếu sáng kém
Khi đèn pha ở trong tình trạng chiếu sáng kém, đèn cảnh báo sẽ bật sáng. Ngoài ra, đèn cũng báo hiệu dải đèn chiếu sáng ban ngày đang bật. Nếu bên cạnh biểu tượng đèn có thêm dấu chấm than, bạn nên kiểm tra hệ thống đèn pha vì có thể 1 hoặc nhiều bóng đèn đã bị hỏng.
7. Đèn báo hiệu thời điểm bảo dưỡng xe
Tác dụng của đèn là thông báo cho người lái biết thời điểm cần phải thay dầu hoặc bộ lọc dầu như một phần trong chương trình bảo dưỡng thường xuyên. Nếu xe Toyota của bạn có màn hình đa thông tin, hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo trước thời điểm đèn bật sáng.
8 và 27. Đèn cảnh báo hết dầu bôi trơn cần gạt nước kính chắn gió
Nhìn thấy đèn này, bạn nên nghĩ đến chuyện đổ thêm dầu bôi trơn cho cần gạt nước kính chắn gió.
9 và 28. Đèn cảnh báo nhiên liệu
Nếu thanh cuối cùng trên đèn cảnh báo nhấp nháy hoặc bật sáng, bạn nên đưa xe đến cây xăng để nạp nhiên liệu.
10 và 37. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện tử
Đây là đèn báo lỗi cho hệ thống trợ lực lái điện tử. Không có gì quá nguy hiểm nếu bạn chưa kiểm tra hệ thống trợ lực lái điện tử ngay lập tức. Chỉ có điều, vô-lăng sẽ tạo cảm giác nặng như bạn đang lái một chiếc xe ra đời vào thập niên ’50.
11. Đèn cảnh báo cửa mở
Khi đèn này bật sáng có nghĩa là một hay nhiều cửa trên xe của bạn đang mở hoặc chưa được đóng chặt.
12. Đèn báo phanh đỗ xe
Đây là đèn báo hiệu bạn sử dụng phanh đỗ xe. Nếu bạn không còn sử dụng phanh đỗ xe nữa mà đèn vẫn bật sáng, hãy nghĩ đến lỗi kỹ thuật. Bạn nên kiểm tra hệ thống phanh để xem đĩa hoặc má phanh có cần thay mới hay không.
13 và 23. Đèn cảnh báo nhiệt độ chất làm mát
Đèn này có nghĩa đơn giản là động cơ ở trong tình trạng quá nóng. Hãy dừng xe ngay lập tức và gọi thợ đến hoặc kéo xe tới trung tâm dịch vụ. Nếu bạn khởi động xe trong thời tiết giá lạnh, đèn có thể chỉ báo hiệu tình trạng đoản mạch, cảm ứng kém hoặc lỗi máy tính. Dù sao cũng nên đưa xe đến trung tâm dịch vụ để kiểm tra kỹ càng.
14. Đèn báo đèn sương mù
Tác dụng của đèn là báo hiệu đèn sương mù trên chiếc Toyota của bạn đang bật sáng.
15. Đèn báo đèn đỗ xe
Đây là đèn báo cho bạn biết đèn đỗ xe đang bật sáng.
16. Đèn báo đèn pha chiếu sáng mạnh
Đèn sẽ bật sáng để báo hiệu hệ thống đèn pha đang ở chế độ chiếu sáng mạnh. Hãy chú ý vì ánh sáng đèn có thể ảnh hưởng đến những người đi ngược chiều với bạn vào ban đêm.
17. Đèn báo xi-nhan
Đây là đèn báo bạn đang bật đèn xi-nhan.
18. Đèn cảnh báo ắc-quy
Chủ yếu được dùng để báo hiệu cho bạn biết ắc-quy của xe không được nạp đúng cách hay hết điện.
19. Đèn cảnh báo dây đai an toàn
Đây là đèn nhắc nhở người lái hoặc hành khách cần thắt dây an toàn.
20. Đèn cảnh báo hộp số
Đèn cho biết hộp số trên xe của bạn bị lỗi. Thông thường, đèn sẽ báo tình trạng hộp số tự động không thực hiện được một nhiệm vụ định sẵn nào đó. Bạn không nên tiếp tục sử dụng xe nếu đèn cảnh báo hộp số bật sáng.
21. Đèn cảnh báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu
Nếu đèn này bật sáng nghĩa là nước đã lọt vào bộ lọc nhiên liệu của xe. Đừng quá lo lắng khi thấy đèn bật sáng trong lúc bạn đang lái xe. Tất nhiên, bạn nên nhanh chóng đưa xe đến trung tâm dịch vụ để loại bỏ nước trong bộ lọc nhiên liệu.
22. Đèn báo bugi sấy nóng
Khi trời lạnh mà đèn này bật sáng, bạn nên hiểu là bugi sấy nóng trong động cơ đang làm tăng nhiệt độ buồng đốt. Đừng khởi động máy cho đến khi đèn báo bugi sấy nóng tắt. Nếu đèn bật sáng trong một thời gian dài nghĩa là bugi sấy nóng bị hỏng.
24. Đèn cảnh báo dừng xe
Nếu đèn chỉ nhấp nháy khi bạn khởi động xe thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu đèn tiếp tục bật sáng khi bạn đang lái xe, cộng thêm đèn số 13 và 5 cùng bật sáng, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài dừng lại.
25. Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình
Đây là đèn báo hiệu hệ thống điều khiển hành trình đang hoạt động. Bạn có thể tắt hệ thống điều khiển hành trình chỉ bằng cách đơn giản là nhấn bàn đạp phanh.
26. Đèn báo vị trí số xe
Nhìn vào đèn này, bạn có thể biết xe đang chạy với số nào.
29. Đèn cảnh báo hệ thống điều chỉnh lực bám hoặc cân bằng điện tử
Nếu đèn này bật sáng nghĩa là hệ thống điều chỉnh lực bám hoặc cân bằng điện tử bị lỗi. Nếu hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường, bạn có thể tiếp tục lái xe. Tuy nhiên, vì hệ thống cân bằng điện tử bị lỗi nên bạn cần cẩn thận hơn khi lái xe.
30. Đèn cảnh báo áp suất lốp
Đèn này có tác dụng báo hiệu áp suất lốp quá cao hoặc thấp. Ngoài ra, đèn còn cho bạn biết một hoặc nhiều lốp xe đã bị thủng.
31. Đèn báo tắt hệ thống điều chỉnh lực bám
Đây là đèn thông báo bạn đã ngắt hệ thống điều chỉnh lực bám trên xe.
32. Đèn báo xe bị trượt
Loại đèn này sẽ bật sáng khi xe chạy trên đường trơn ướt hoặc bùn lầy. Đèn cho biết xe của bạn bị trượt và hệ thống điều chỉnh lực bám đang hoạt động.
33. Đèn báo tắt hệ thống vượt tốc
Đây là đèn thông báo tình trạng tắt hệ thống vượt tốc của xe.
34. Đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số tự động
Khi nhiệt độ dầu hộp số ở mức cao hơn bình thường, đèn cảnh báo sẽ bật sáng. Lúc đó, bạn nên giảm tốc hoặc dừng xe lại để chờ dầu nguội bớt. Hãy mang xe đi kiểm tra nếu đèn cảnh báo nhiệt độ dầu hộp số thường xuyên bật trong một thời gian dài.
35. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường
Nếu hệ thống hỗ trợ duy trì làn đường trên xe của bạn bị lỗi, đèn sẽ bật sáng lên. Khi nhìn thấy đèn này sáng, bạn đừng bỏ tay ra khỏi vô-lăng xe.
36. Đèn cảnh báo lỗi hệ thống chiếu sáng thích ứng phía trước
Đây là đèn báo hệ thống tự động thay đổi luồng sáng cao thấp của đèn pha bị lỗi.
38. Đèn báo lỗi hệ thống cảnh báo va chạm sớm
Đèn sẽ cho bạn biết hệ thống hỗ trợ tránh va chạm trực diện trên xe của bạn đã bị lỗi. Hãy lái xe cẩn thận và đến trung tâm dịch vụ để giải quyết lỗi.
39. Đèn báo phanh đỗ xe
Đèn sẽ bật sáng khi bạn gài phanh đỗ xe.
40. Đèn báo chế độ lái xe tiết kiệm nhiên liệu
Khi bạn chọn sang chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí CO2, đèn này sẽ bật sáng.

   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên