Trang Chủ TRANG CHỦ Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy?

Kinh Thánh Có Đáng Tin Cậy?

1155
0
SHARE

VÌ KINH THÁNH là Lời của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua lời của con người, điều này có nghĩa là Kinh Thánh đúng và không có sai sót phải không? Vâng, bởi vì Đức Chúa Trời là “Đức Chúa Trời của lẽ thật” (Thi. 31:5). Nếu Kinh Thánh thực sự là lời của Ngài, thì nó hoàn toàn là chân thật và không có sai sót.

Mặc dù các Cơ đốc nhân thừa nhận sự trung thực của Đức Chúa Trời, nhưng lại kết luận rằng Kinh thánh là hoàn toàn đúng và không có sai sót nào thì ngày nay bị nhiều người phủ nhận, ngay cả trong số những người giảng  Lời Đức Chúa Trời và khẳng định là  cả Kinh Thánh được thần cảm. Trong một số trường hợp, họ áp dụng các thuật ngữ “vô ngộ” và “tính không thể sai lầm” cho Kinh Thánh, nhưng họ nói rằng những từ này có nghĩa là Kinh Thánh có thể bao gồm những sai sót thực tế trong những vấn đề không liên quan trực tiếp đến đức tin và việc thực hành đời sống Cơ đốc.

Ví dụ, I. Howard Marshall giải thích rằng “mục đích của Kinh Thánh là hướng dẫn mọi người đến với sự cứu rỗi và nếp sống liên kết với nó.” Sau đó, ông nói, “Không thể sai lầm có nghĩa là Kinh thánh hoàn toàn đáng tin cậy cho các mục đích mà Đức Chúa Trời đã soi dẫn nó.”1 Một số học giả áp dụng thuật ngữ “vô ngộ” cho những gì tác giả dự định giảng dạy. Nói cách khác, như Clark Pinnock viết, “Kinh Thánh sai sót nhưng lại không dạy về những điều này.… Sự vô ngộ  đề cập đến…. sự giáo huấn hơn là  tất cả các thành tố được sử dụng trong sự trình bày của Kinh Thánh”.2 Theo Donald Bloesch, Kinh Thánh “không sai lầm trong những gì nó tuyên bố, nhưng điều này không có nghĩa là Kinh thánh không có lỗi trong việc ghi chép dữ liệu lịch sử hay trong thế giới quan của nó mà hiện nay đã lỗi thời.”3

Vì vậy, chúng ta cần xem xét kỹ vấn đề về sự chính xác của Kinh Thánh. Câu hỏi đặt ra là: Kinh Thánh có vô ngộ trong tất cả những gì nó khẳng định trong mọi lĩnh vực hay chỉ trong những vấn đề  liên quan trực tiếp đến sự cứu rỗi và lối sống Cơ đốc của chúng ta?

 

GIÁO HUẤN CỦA KINH THÁNH DỰA TRÊN NỀN TẢNG SỰ CHÍNH XÁC

Bởi vì các thuật ngữ “tính vô ngộ” và “sự vô ngộ” không được sử dụng trong Kinh Thánh để mô tả bản chất riêng của Kinh Thánh, nên một số người phản đối việc sử dụng từ này. Họ cho rằng những thuật ngữ đó vượt ra ngoài sự dạy dỗ của Kinh Thánh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các thuật ngữ không thực sự được sử dụng  trong Kinh Thánh vẫn có thể truyền đạt lẽ thật của  Kinh thánh. Ví dụ, từ “Ba ngôi” không được tìm thấy trong Kinh thánh, nhưng các tín đồ chính thống trong suốt lịch sử của hội thánh đã công nhận nó là một sự mô tả chính xác về Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh.

Tương tự, câu hỏi liệu Kinh Thánh có sai sót hay “vô ngộ” được chuyển tải qua các ngôn ngữ khác? Khái niệm “vô ngộ” liên quan đến “lẽ thật.” Đây rõ ràng là một thuật ngữ nêu bật tính chất của Kinh Thánh. Nếu Kinh Thánh là vô ngộ thì điều đó hoàn toàn đúng. Do đó, câu hỏi đặt ra là các giáo huấn của Kinh Thánh có chính xác, trung thực? Kinh Thánh hoàn toàn là lẽ thật?

Làm thế nào để chúng ta trả lời câu hỏi này? Hai phương pháp tiếp cận khác nhau sẽ dẫn đến các kết luận trái ngược nhau. Một người đề xuất rằng chúng ta kiểm tra tất cả các dữ liệu của Kinh Thánh để xác định học thuyết của chúng ta về sự thần cảm và tính vô ngộ. Những giáo huấn trong Kinh Thánh về bản chất của nó và tất cả những gì được viết  trong Kinh Thánh phải được kết hợp với nhau để xác định bản chất về sự thần cảm của nó.

Phương pháp khác bắt đầu với những giáo huấn của Kinh Thánh về những chủ đề sự soi dẫn và tính chân thật của chính Kinh Thánh. Sự giải thích cẩn thận được thực hiện đối với mọi giáo huấn của  Kinh Thánh về bản chất của nó. Sự tổng kết cơ bản của lời dạy này  trở thành giáo lý của chúng ta về sự thần cảm.

Sự khác biệt trong hai phương pháp có thể được minh họa trong cách họ giải quyết một số vấn đề cụ thể trong Kinh Thánh. Ví dụ, Chúa Giê-su gọi hạt cải là hạt “nhỏ hơn tất cả các loại hạt khác” (Ma-thi-ơ 13:32). Tuy nhiên ngành thực vật học cho biết có những hạt thực sự nhỏ hơn hạt cải. Đi xuyên qua tuyên bố của Kinh Thánh trong phần này, thì không hoàn toàn đúng về mặt khoa học. Sự tiếp cận đầu tiên tuyên bố rằng sự thần cảm của Kinh Thánh có bản chất như vậy, đó là nó bao gồm một số “lỗi” như lỗi này.

Lời tuyên bố của Phao-lô rằng “tất cả Kinh Thánh đều được soi dẫn” (2 Ti-mô-thê 3:16) do đó phải được giải thích theo một số cách hạn chế để tránh cho kiểu “sai lầm” này. Nói cách khác, nếu chúng ta tìm thấy những điểm không chính xác về lịch sử và khoa học trong Kinh Thánh hoặc những tuyên bố của một tác giả mà chúng ta không thể hài hòa với những lời của những tác giả khác, chúng ta phải xác định sự thần cảm phù hợp với những sai sót giả định này.

Vấn đề với phương pháp này là sự nghiên cứu và kiến thức của con người trở thành tiêu chuẩn cho lẽ thật mà theo đó một câu Kinh Thánh được tuyên bố là đúng hay sai. Lời của Đức Chúa Trời phải phù hợp với kiến thức đương thời của chúng ta. Nhưng lịch sử của ngành học thuật Kinh Thánh chứng minh rằng nhiều điều bị coi là sai sót trước đây đã được chứng minh là chính xác khi thông tin mới nhận được từ khảo cổ học và nghiên cứu về  ngôn ngữ và các bản thảo Kinh Thánh. Do đó, có vẻ rất tự tin khi đưa ra kết luận cho những điều này trong hôm nay, khi mà trong tương lai sẽ có nhiều thông tin hơn  mang đến ánh sáng mới trên những vấn đề này.

Cách tiếp cận thứ hai, là tìm cách để hiểu tín lý được thần cảm từ những tuyên bố trực tiếp trong Kinh Thánh về chủ đề này, cũng phải giải quyết những vấn đề như là vấn đề hạt cải. Nhưng phương pháp này trước hết phải xác định những giáo huấn của Kinh Thánh về chính nó, sau đó tìm cách hài hòa các vấn đề như là hạt cải với lời dạy đó. Giả sử ngay thời điểm nghiên cứu Kinh Thánh cẩn thận cho thấy rằng Chúa Giê-su Christ và các tác giả Kinh Thánh giảng dạy về sự soi dẫn đầy đủ của tất cả Kinh Thánh, thì phương pháp này tìm kiếm lời giải thích về vấn đề phù hợp với sự dạy dỗ này. Nếu một vấn đề được tìm thấy mà không có giải pháp thích hợp, nó không được coi là cơ sở thích hợp để thay đổi sự giảng dạy rõ ràng của Kinh Thánh. Cần phải thừa nhận sự hạn chế của kiến thức con người hiện tại của chúng ta.

Cách chúng ta tiếp cận các giáo lý khác nhau của Kinh Thánh có thể giúp xác định quan điểm nào trong hai quan điểm này là đúng. Những nhà truyền giảng Phúc Âm luôn khẳng định thần tính hoàn hảo và sự vô tội của Đấng Christ, dựa trên những tuyên bố trực tiếp, chẳng hạn như Giăng 1:1, nơi mà Ngài được xác định rõ ràng là Đức Chúa Trời. Nhưng giả sử chúng ta tìm cách xác định xem Ngài có thực sự là Đức Chúa Trời hay không bằng cách xem xét tất cả các tuyên bố về Ngài. Chúa Giê-su nói với người cai trị trẻ tuổi giàu có rằng: “Sao ngươi gọi ta là nhơn lành? Chỉ có một Ðấng nhơn lành, là Ðức Chúa Trời” (Lu-ca 18:19). Một tuyên bố như vậy có thể được suy diễn là Chúa Giê-su  kém hơn Đức Chúa Trời, hoặc thậm chí  xem Ngài như một tội nhân.

Vào một dịp khác, Chúa Giê-su thú nhận không biết về ngày giờ Ngài tái lâm. Ngài dạy rằng “chỉ một mình Cha” biết thông tin này (Mác 13:32). Vì một trong những thuộc tính của Đức Chúa Trời là sự toàn tri, một số người có thể kết luận từ câu này rằng Chúa Giê-su không phải là Đức Chúa Trời. Nhưng hội thánh đã không sử dụng những câu như thế này để sửa đổi niềm tin của họ vào thần tính trọn vẹn của Đấng Christ. Các học giả  đáng tin cậy đã giải thích những câu này theo những cách hài hòa với sự dạy dỗ rõ ràng về thần tính của Đấng Christ và sự vô tội của Ngài.

Phương pháp thông thường để hiểu sự giảng dạy của Kinh Thánh về một chủ đề nhất định luôn là bắt đầu bằng những lời tuyên bố rõ ràng liên quan đến chủ đề đó. Sau khi đã hiểu những gì được giảng dạy một cách rõ ràng, các dữ liệu khác có thể giúp làm sáng tỏ thêm sự giảng dạy cơ bản, nhưng không được phép phủ nhận sự giảng dạy đó. Những tuyên bố được thảo luận ở trên dường như đặt ra câu hỏi về thần tính của Đấng Christ giúp chúng ta hiểu Ngài đầy đủ hơn với tư cách Ngài là Đức Chúa Trời và cũng  là Con người. Tương tự, các trường hợp trong Kinh Thánh giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về bản chất của nó. Khi Phao-lô tuyên bố Kinh Thánh  được Đức Chúa Trời hà hơi vào (2 Ti-mô-thê 3:16), điều này có thể dẫn chúng ta đến suy nghĩ rằng Kinh Thánh được Chúa quyết định. Nhưng Kinh Thánh bày tỏ rõ ràng những đặc tính khác nhau của các trước giả khi họ viết các sách, khiến cho chúng ta bị cám dỗ từ chối học thuyết về sự thần cảm quyết định để ủng hộ cho sự tham gia chân chính của con người. Do đó,  sự hiểu biết bổ sung từ các dữ liệu khác có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các giáo huấn cơ bản của Lời Chúa, nhưng không thể được phép phủ nhận các giáo huấn đó.

Trích từ UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY
Translated by VMI

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên