Trang Chủ TRANG CHỦ Kiện trường mẫu giáo vì dạy con biết chữ

Kiện trường mẫu giáo vì dạy con biết chữ

916
0
SHARE

Kiện trường mẫu giáo vì dạy con biết chữ: Chuyện ngược đời cảm động của bà mẹ Mỹ bất kỳ phụ huynh nào cũng nên đọc

Đừng cắt đứt 1 cánh tưởng tượng của con, đừng nhốt thiên thần trong cái ao nhỏ chỉ có 26 chữ cái quá sớm.

Năm 1968, tại tiểu bang Nevada nước Mỹ, cô bé 3 tuổi tên là Edith, một hôm chỉ vào chữ cái đầu tiên của chữ “OPEN” trên chiếc hộp đựng quà trong nhà mình, và nói với mẹ rằng đó là chữ “O”.

Mẹ của cô bé rất ngạc nhiên và hỏi vì sao mà cô bé lại biết được đó là chữ “O”. Edith nói với mẹ là cô giáo ở trường dạy…

Thật không ngờ là bà mẹ đã ngay lập tức viết một lá đơn khởi kiện trường mầm non nơi con bà học. Lý do khởi kiện của bà làm cho người khác vô cùng kinh ngạc, bà kiện trường mầm non đã tước đi khả năng tưởng tượng của Edith.

Bởi vì khi chưa biết chữ “O”, con gái bà có thể nói “O” là mặt trời, là quả táo, là quả trứng gà… Nhưng sau khi trường mẫu giáo dạy cô bé nhận biết đó là chữ “O”, Edith đã bị mất khả năng tưởng tượng này, và bà đòi phí bồi thường tổn hại tinh thần cho cô bé là 1.000 USD.

Đơn kiện sau khi được gửi lên tòa án đã làm cho toàn bộ tiểu bang Nevada vô cùng kinh ngạc và không ngừng tranh luận.

Các thầy cô của trường mẫu giáo cho rằng bà mẹ này nhất định là… bị điên. Những phụ huynh khác thì cho rằng bà mẹ có chút “chuyện bé xé ra to”, ngay cả luật sư của bà cũng không tán thành cách làm của thân chủ mình.

3 tháng sau, nằm ngoài dự đoán của mọi người, kết quả là trường mầm non thua kiện. Bởi vì toàn bộ thẩm phán viên của đoàn thẩm phán đều bị câu chuyện mà bà kể khi biện hộ làm cho xúc động.

Bà mẹ này nói: “Tôi đã từng đến một số đất nước ở phương Đông du lịch. Một lần, tôi ở trong một công viên, nhìn thấy hai con thiên nga, một con bị cắt bỏ một cánh bên trái được thả ở một cái hồ lớn; con kia thì còn nguyên vẹn không bị gì, được thả ở cái hồ nhỏ.

Nhân viên quản lý ở đó nói rằng, như thế là để cho hai con thiên nga này không bay đi mất, con thiên nga bị mất một cánh bên trái không thể bay vì không giữ được thăng bằng, còn con kia vì thả ở hồ nhỏ nên không có đủ không gian để lấy đà bay.

Lúc đó, tôi vô cùng khiếp sợ, khiếp sợ sự thông minh của người phương Đông. Và tôi cũng cảm thấy rất bi ai. Hôm nay, tôi kiện cho con gái tôi, vì tôi cảm thấy con gái tôi giống như con thiên nga đó ở trong nhà trẻ.

Họ đã cắt đứt một cánh tưởng tượng của Edith, đã nhốt con bé trong cái ao nhỏ chỉ có hai mươi sáu chữ cái quá sớm.

Edison cũng là bởi vì có trí tưởng tượng không thực tế, mới phát minh ra được bóng đèn điện; Newton là bởi có tư tưởng sáng tạo ra cái mới mới phát hiện ra được lực hấp dẫn của Trái đất.

Có thể khả năng tưởng tượng của Edith không phong phú, nhưng bạn không thể cướp đoạt quyền tưởng tượng của con bé, bởi vì một con thiên nga không có cánh thì vĩnh viễn không bay lên được.”

Sau đó, tiểu bang Nevada đã căn cứ vào toàn bộ đoạn biện hộ trước tòa của bà mẹ để sửa đổi “Luật bảo hộ giáo dục cho công dân”, trong đó có quy định những quyền lợi của trẻ nhỏ tại trường học:

– Quyền được chơi

– Quyền được hỏi tại sao, cũng chính là quyền được sử dụng trí tưởng tượng.

Quay lại với thực tế Việt Nam, không hiếm bậc phụ huynh cho có đi học chữ trước khi vào lớp 1 hay thậm chí dạy con từ thủa mới biết bò. Giáo dục sớm đang trở thành trào lưu thời thượng với các bậc phụ huynh trẻ nhưng ít ai nghĩ rằng mình đang dần tước đi đôi cánh tưởng tượng của con.

Vòng tròn là gì? Trong não trẻ có thể có hàng ngàn vạn câu trả lời, xin đừng nói với các em rằng đó chỉ là 1 vòng tròn, đừng bẻ gãy chiếc cánh tưởng tượng của các em.

Khi con thiên nga bị mất đi 1 cánh thì nó không thể bay, khi chúng ta bị cắt đi chiếc cánh tưởng tượng thì sẽ không bao giờ tìm được thiên đường của niềm vui sáng tạo nữa. Đừng cắt đứt 1 cánh tưởng tượng của con, đừng nhốt thiên thần trong cái ao nhỏ chỉ có 26 chữ cái quá sớm.


Ngưỡng mộ cách chọn nghề của một đứa cháu gái.

Bố cháu là một kỹ sư ngành hạt nhân nguyên tử, đây là ngành hiếm người được chọn bởi vì sự đòi hỏi không phải chỉ tố chất thông minh tuyệt đỉnh mà nhân viên ấy phải được trang bị với một tâm hồn cao thượng. Bố cháu không phải chỉ là một kỹ sư, ông còn là sếp của rất nhiều những con người hiếm này trong ngành.
Mẹ cháu là một bác sỹ tâm lý rất thành công, bà có văn phòng tư vấn riêng. Cháu gái được sinh ra và lớn lên trong môi trường của một gia đình biết tận hưởng thành công và bản thân cháu gái luôn luôn là một học sinh xuất sắc của trường.
Cách đây vài năm cháu gái học hết cấp phổ thông trung học trong một trường Tin Lành nơi đây. Trong một bữa cơm trưa trong gia đình, tôi hỏi về nguyện vọng trong tương lai gần của cháu.
“Này cháu gái. (Tôi đã được phép viết về cháu nhưng không được nêu tên) Cháu đã là một trong những gương mặt sáng nhất của trường tuyển này. Việc vào trường đại học không còn là nguyện vọng mà là quyền lựa chọn của cháu. Vây bố mẹ cháu có khuyên bảo cháu sẽ học ngành gì trong tương lai hay không?”
Nghe hỏi mà bé cháu nhìn tôi cười tươi thổ lộ.
“Bố mẹ cháu không chọn trường, không chọn ngành cho cháu. Hình như cháu chưa bao giờ nghe thấy bố mẹ bảo rằng, ‘Con phải học trường này trường kia, hay phải theo ngành nọ ngành kia…’”
“Thật như vậy sao?”
“Vậng ạ. Bố mẹ cháu rất kỷ luật nhưng ông bà muốn con cái trưởng thành, biết tự trọng và phải biết phát huy tư duy cách độc lập.”
“Vậy cháu có thể cho bác biết, lý do gì bố mẹ cháu không chọn trường cho cháu?”
“Bố mẹ cháu dạy chúng cháu về lòng tự trọng từ nhỏ, họ áp dụng những gì họ dạy bảo, bằng cách cho phép tất cả anh chị em chúng cháu quyền tự chọn ngành nghề của mình mà không bao giờ gây áp lực. Bố mẹ cháu thật sự rất muốn chúng cháu biết thế nào là tự trọng và biết áp dụng lòng tự trọng trong cuộc sống. Cả bố và mẹ cháu đã cố tạo nên một gia phong trong gia đình, bố mẹ khích lệ chị em chúng cháu có toàn quyền lựa chọn nghề cho phù hợp với khả năng của riêng mình.”
“Thế cơ à?”
“Vâng ạ. Bố cháu bảo, ‘Các con chọn môn học nào, ngành nào cũng được, nhưng các con phải tận tâm tận lực phát huy tối đa tố chất mà Chúa ban tặng cho mình để thật sự làm con người hữu ích cho xã hội…”
“Bác thật sự rất ngưỡng mộ bố mẹ cháu. Thế cháu đã có ý định chọn vào trường nào hay chưa?”
“Cháu sẽ chọn vào trường Sydney… nhưng dứt khoát là cháu sẽ học ngành sư phạm.”
Nghe đứa cháu gái sinh đẹp như thiên thần, học giỏi nhất trường, và đã có đủ điểm để học bất kể ngành nào từ Y khoa cho đến những ngành mà cháu thích, vậy mà cháu gái lại quyết định chọn ngành sư phạm và sẽ trở thành cô giáo trong trường tiểu học. Tôi ngạc nhiên hỏi lại cháu.
“Ồ vậy sao? Cháu sẽ dứt khoát chỉ muốn là một cô giáo tiểu học thôi sao? Tại sao cháu lại nhất định chọn ngành này?”
“Cháu có thể học tất cả mọi trường, mọi ngành vì khả năng mà cháu đạt được. Nhưng cháu rất thích làm cô giáo trong trường tiểu học. Tại vì cháu thấy trong bao nhiêu câu chuyện bố mẹ vẫn thường kể cho anh chị em cháu nghe thì hình như ấn tượng nhất của họ đều trở về với các thầy cô giáo trong trường tiểu học năm xưa… Bố cháu kể về kỷ niệm được cô giáo lau mũi và tắm rửa cho bố khi đi học mặc dù khi ấy quê hương của bố có chiến tranh và rất nghèo. Bố ấn tượng sâu sắc với vẻ hồn nhiên, thân thiện của cô giáo và luôn luôn coi cô như là một thiên thần. Còn mẹ thì không bao giờ quên nhắc đến tà áo dài của cô giáo trong trường tiểu học năm xưa. Bà xúc động kể về cô giáo, những cái nắm tay, những bài hát và sự giúp đỡ tận tình… Bố mẹ thường bảo rằng, ‘Nhờ những thầy cô trong trường dạy dỗ cho nên bố mẹ mới trở thành những con người thành công như bố mẹ hôm nay…’ Và cá nhân cháu cũng chưa bao giờ quên những ấn tượng cao đẹp với cô giáo hồi cháu học tiểu học.”
Đứa bé mười tám tuổi nói và nhìn tôi đưa ra môt điểm nhấn khiến tôi xúc động.
“Cháu muốn là cô giáo để sẽ dạy học cho các em trẻ… Mai này các em trẻ ở đây cũng sẽ thành công như bố mẹ của cháu và không bao giờ quên cô giáo của trường tiểu học…”

Tôi nghĩ cháu chỉ nói vậy thôi, và biết đâu cô ta sẽ thay đổi ý định, nhưng hôm nay gặp lại cháu gái và đám bạn trẻ năm xưa hàn huyên trong bữa cơm trưa và tôi được biết cháu gái tôi phỏng vấn cách đây hai năm sẽ trở thành cô giáo tiểu học vào đầu năm sau. Cô ta hớn hở bày tỏ một nguồn vui vì những ngày đi thực tập đã qua và nguồn vui được đi cùng, được chơi đùa với những đứa trẻ thơ.

Câu chuyện của đứa bé cùng tuổi, cùng lớp với đứa con gái út đã đánh động rất sâu vào trong tâm tư của tôi. Năm nay tôi cũng đã ở tuổi quá nửa trăm năm, đầu đã điểm hai thứ tóc vậy mà hình ảnh của một cô giáo trong trường tiểu học ngày xưa vẫn như là một thiên thần đẹp mãi trong ký ức của mình.

Cho tôi ngả mũ ngưỡng mộ cháu gái và gia đình người bạn, và chào mừng những nhà giáo, những con người vì tương lai, vì mầm non của xã hội mà họ đem tất cả đầu tư cho thế hệ trẻ này.

Uong Nguyen

http://baonuocmy.com   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên