Trang Chủ TRANG CHỦ Hoa Kỳ – đất nước nhiều người muốn đến

Hoa Kỳ – đất nước nhiều người muốn đến

652
0
SHARE
Visitors to the American Wing of the Metropolitan Museum of Art, in New York, Thursday, Jan. 12, 2012, view “Washington Crossing the Delaware,” by Emanuel Gottlieb Leutze. (AP Photo/Richard Drew)

“Đây là khoảng thời gian thử thách linh hồn con người. Trong cuộc khủng hoảng này, những chiến binh thời vụ và những người ái quốc cơ hội sẽ chùn bước trước việc phụng sự đất nước; nhưng những ai đứng vững trong lúc này đều xứng đáng với tình yêu và lòng biết ơn của mọi người.”

Tướng Washington đã ra lệnh đọc lớn những lời trên cho các binh sĩ của ông ngay trước khi họ vượt qua sông Delaware về phía đông, lần này là để tấn công giữa một cơn bão mùa đông khủng khiếp, nhằm giành lại thế chủ động cho Hoa Kỳ trong Trận chiến Trenton. Rốt cuộc thì Cách mạng Hoa Kỳ đã vượt qua được năm 1776. Và mặc dù cuộc Chiến tranh giành Độc Lập này sẽ kết thúc vào năm 1783, cuộc đấu tranh cho Lý tưởng Hoa Kỳ vẫn còn tiếp diễn thậm chí cho đến ngày nay.

Chúng ta tự hỏi, liệu những Nhà Lập Quốc có đoán trước được tầm quan trọng của đất nước mà họ đã tạo ra? Một hoạt động có mức độ phức tạp rất sâu rộng: rằng công dân của một quốc gia có chủ quyền có thể tự quản một cách hòa bình và hiệu quả. Đọc những lời của John Locke là một chuyện; còn thiết lập nên một xã hội xoay quanh các nguyên tắc tiến bộ như vậy lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Cũng vì vậy, nhiều người trong chúng ta khó có thể đánh giá được Lý tưởng Hoa Kỳ thực sự đặc biệt như thế nào. Nhiều thế hệ công dân Hoa Kỳ đã sống và chết ở đây, hạnh phúc tận hưởng các quyền tự do cá nhân mà những người như ngài Washington đã vững tin từ lâu trước khi quy mô của chúng được biết đến trong thực tế.

Cũng giống như chúng ta đã quá quen với khả năng kết nối tức thì của điện thoại thông minh, ngày nay chúng ta ít nghĩ về những gì Hoa Kỳ đã mang lại cho công dân của mình, hay thực tế là cho nhân loại nói chung. Quyền tự do biểu đạt cá nhân và tôn giáo, một nền kinh tế thị trường tự do mạnh mẽ, sự dịch chuyển kinh tế xã hội dựa trên năng lực và năng suất. Chúng ta thấy những dòng chữ nhàm chán này được viết trong sách lịch sử và được khắc trên các bia tưởng niệm và tượng đài, và thấy bản thân không chỉ phớt lờ chúng mà còn chống lại chúng! Chính những cuốn sách đó bị đốt bỏ, những bức tượng bị phá hủy. Đó là sự phi lý của thời đại chúng ta.

Visitors to the American Wing of the Metropolitan Museum of Art, in New York, Thursday, Jan. 12, 2012, view “Washington Crossing the Delaware,” by Emanuel Gottlieb Leutze. (AP Photo/Richard Drew)
Khách tham quan khu trưng bày về Hoa Kỳ của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan tại New York vào tháng 1/2012. Đang được trưng bày là bức họa “Washington vượt sông Delaware” của Emanual Luetze, kỷ niệm việc Tướng George Washington đã vượt qua sông Delaware với Lục quân Lục địa vào đêm 25-26/12/1776. (Richard Drew)

Có thể nói, năm 2020 là một năm đầy biến động đối với Hoa Kỳ. Nhưng đặc điểm thất bại nhất của nó, theo suy nghĩ của tôi, không phải là đại dịch, hoặc căng thẳng chính trị và chủng tộc, hoặc bất ổn dân sự dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực và bạo loạn, mà chính là sự phản đối của người dân Hoa Kỳ đối với chính họ, một sự thật đáng buồn rằng rất nhiều người dân Hoa Kỳ công khai phỉ báng đất nước họ. Bị lừa dối vì những thông tin sai lệch và bị mệt mỏi bởi những tường thuật tập thể, họ tin rằng Hoa Kỳ giờ đây chẳng khác gì một siêu cường đang lụi tàn. Tệ hơn nữa, họ nhìn lại lịch sử dân tộc của chúng ta và thấy lỗi lầm thay vì vinh quang.

Hoa Kỳ không phải là thiên đường. Những thất bại trong lịch sử của đất nước này luôn phải được nhìn nhận trong một bối cảnh thích hợp, và chúng ta phải thừa nhận rằng đặc điểm mạnh nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay luôn là khả năng thay đổi và thích ứng với thời đại. Đây là một quốc gia mà xã hội có thể quyết định thời điểm thích hợp để thay đổi, nơi mà người dân có thể xác định điều gì là quan trọng cho tập thể và nói lên điều đó.

Vì vậy, đất nước này đã vượt qua mọi thử thách và khó khăn, và tích lũy một bản lý lịch đáng kinh ngạc trong quá trình này. Hoa Kỳ đã chiến thắng chủ nghĩa đế quốc, đánh bại chủ nghĩa phát xít, và tồn tại lâu hơn chủ nghĩa cộng sản.

Nó đã tạo ra và phân phối sự thịnh vượng trên toàn cầu nhiều hơn bất kỳ nền văn minh nào trước đây. Nó đưa nhân loại lên không trung, và sau đó là mặt trăng, giúp chúng ta mở rộng trí tưởng tượng của mình. Nó là trung tâm của những sáng tạo công nghệ quan trọng nhất hành tinh của chúng ta, từ thế kỷ 20 đến thế kỷ 21, đồng thời đóng góp vào phúc lợi chung của mọi người trên toàn thế giới.

Đây là quốc gia đầu tiên như vậy: một quốc gia của những người nhập cư, những người đã đổ xô từ mọi miền trên thế giới để chạy trốn khỏi sự đàn áp hoặc tìm kiếm cơ hội cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những người tìm đến Hoa Kỳ, trớ trêu thay, lại tin tưởng vào sự tốt đẹp của Lý tưởng Hoa Kỳ có lẽ còn nhiều hơn những người dân Hoa Kỳ vốn đã được tận hưởng chúng cả đời. Không, Hoa Kỳ không phải là thiên đường. Nhưng nó là cái gần nhất với thiên đường mà chúng ta đã từng tạo ra.

Những lời mở đầu ở trên, hiển nhiên, là một đoạn trích từ “Cuộc khủng hoảng Hoa Kỳ”, một trong hai tác phẩm tiêu biểu được viết bởi Thomas Paine, có lẽ là nhà đấu tranh vĩ đại nhất cho Chủ nghĩa Lý tưởng Hoa Kỳ từ trước đến nay.

Những lời của ông đã thành hiện thực vào năm 1776, và tiếng vang vẫn còn được nghe thấy cho đến tận ngày nay. Đây là thời điểm mà những người yêu nước cần nhắc nhở quốc gia của họ và thế giới rằng Hoa Kỳ đại diện cho những gì tốt nhất của chúng ta, bởi vì nó hướng tới những điều dường như không thể thực hiện được, nhưng thường mang lại kết quả đáng kinh ngạc. Đó không phải là một nỗ lực hoàn hảo, nhưng mang nhiều hoài bão và đáng trân trọng, và chỉ điều đó thôi cũng xứng đáng được khen ngợi.

Để trích dẫn Paine một lần nữa, “Mục tiêu của Hoa Kỳ, trong một mức độ nào đó, chính là mục tiêu của toàn nhân loại.” Vì vậy hy vọng rằng điều này vẫn đúng cho tất cả các thế hệ mai sau.

Jose Gil là một nha sĩ đang sống Giấc mơ Hoa Kỳ bên ngoài Allentown, Pennsylvania, cùng với vợ và ba con nhỏ.

Bài luận này được gửi đến cuộc thi “Tại sao tôi yêu Hoa Kỳ” của The Epoch Times.

Joe Nguyễn biên dịch

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên