Trang Chủ TRANG CHỦ GEORGE MULLER (1805 – 1897)

GEORGE MULLER (1805 – 1897)

914
0
SHARE

GEORGE MULLER (1805 – 1897)

George Muller.jpg

 

George Muller sinh tại Đức Quốc vào ngày 27 tháng Chín năm 1805, nhưng hầu hết sống suốt cuộc đời ông ở Bristol, Anh quốc, đã từng giảng chín lần ở Minneapolis, Minnesota vào năm 1880, du hành tới 42 quốc gia vào lúc ông khoảng 70 tới 87 tuổi, và qua đời lúc ông 92 tuổi, nổi tiếng là người thành lập cô nhi viện đầu tiên trên thế giới.

Trong suốt cuộc đời ông, ông xây cất 5 cô nhi viện, săn sóc cho 10.024 trẻ mồ côi, làm quản nhiệm cho cùng một hội thánh trong suốt 66 năm, không bao giờ thiếu nợ, không bao giờ vận động tiền bạc với ai, không bao giờ lảnh lương trong suốt 68 năm, nhưng không bao giờ bị chết đói.  Ông bị mất ba đứa con khi con còn trẻ thơ, mất bà vợ thứ nhất tên là Mary sau 39 năm chung sống, mất bà vợ thứ hai tên là Susannah sau 23 năm chung sống, và mất đứa con gái tên là Lydia khi đã 58 tuổi.

Để đáp lại sự giảng dạy mới cho rằng Đấng Christ sẽ đem hội thánh Ngài ra khỏi thế giới trước khi cơn đại nạn, có tin ông Mueller trả lời rằng: “Nếu bạn có thể chỉ cho tôi một cái kèn sau cái cũ và một sự hồi sinh trước cái đầu tiên, tôi sẽ tin việc giảng dạy của học thuyết mới liền.” Ông là quản nhiệm của giáo hội Báp Tít, nhận tín hữu vào hội thánh khi họ đã được rảy nước rửa tội lúc còn nhỏ.  Ông cho Hội Thánh dự Tiệc Thánh mỗi tuần.  Ông từ chối nhận những thứ như bảo hiểm nhân mạng và chương mục về già, giảng thay thế cho Charles Spurgeon, khích lệ Hudson Taylor, và theo dõi chức vụ của D. L. Moody.

Ông Muller được sanh ra tại Kroppenstedt, một làng gần thành phố Halberstadt của đế quốc Prussia (Đức quốc cũ)  Khi còn là một thiếu niên, ông có một cuộc sống hoang đàng – ông đã từng là một tên ăn cắp, một kẻ nói dối và một tay cờ  bạc. Đang khi mẹ ông gần chết, Muller, lúc đó 15 tuổi, đang đánh bài và nhậu nhẹt với bạn bè.

Cha ông cho ông theo học tại một trường đạo, hy vọng ông sẽ có cơ hội làm mục sư cho một nhà thờ ở trong tỉnh.  Sau đó, ông theo học thần đạo tại trường đại học Halle, ở đó ông gặp một bạn cùng trường rũ ông theo học lớp Kinh Thánh tại gia.  Học Kinh Thánh như vậy, ông rất được ân cần tiếp rước, và ông bắt đầu đọc Kinh Thánh thường xuyên, và thảo luận niềm tin Cơ Đốc với những bạn cùng nhóm học Kinh Thánh.  Chẳng bao lâu ông bỏ rượu chè và thói nói dối, và bắt đầu mong mỏi trở thành một giáo sĩ.  Ông bắt đầu giảng dạy thường xuyên tại những nhà thờ lân cận và gặp gỡ với các bạn tín đồ cùng theo học đại học với ông.

Công Việc Mới Đầu

Năm 1828, ông Muller được mời làm việc với nhóm người Do Thái tại Anh Quốc qua Hội Truyền Giáo Luân Đôn, nhưng khi ông đến nơi, ông bị ngã bệnh đến gần chết.  Tuy nhiên, ông được hồi phục, và dâng hiến cuộc đời mình làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời.  Chẳng bao lâu, ông bỏ Hội Truyền Giáo Luân Đôn, với sự tin tưởng rằng Chúa sẽ cung cấp cho ông nhu cầu đề ông làm công việc Chúa.

Ông trở thành quản nhiệm của nhà thờ Ebenezer Chapel ở Devon, và sau đó cưới cô Mary Groves, em gái của người bạn ông là Anthony Norris Groves. Anthony là nhà lãnh đạo Hội Anh em Tây Phương, nên sau đó Mullre cũng kết hợp với họ.  Suốt thời gian ông chăn bầy tại đó, ông từ chối lãnh lương, với quan niệm rằng nếu làm như vậy, các tín đồ dâng hiến vì bổn phận chứ không phải vì lòng mong muốn dâng hiến cho Chúa.

Ông Muller di chuyển đến Bristol năm 1832 để bắt đầu làm việc tại nhà nguyện Bethesda.  Cùng với ông Henry Craik, ông tiếp tục giảng dạy ở nơi đó cho đến khi ông qua đời, cùng một lúc ông dốc lòng với những công việc phục vụ khác.  Năm 1834, ông sáng lập Viện Nghiên Cứu Kinh Thánh Cho Nội và Hải Ngoại , với mục tiêu giúp đở các trường Kinh Thánh và các giáo sĩ, cũng như phân phát Kinh Thánh. Ông không nhận những trợ cấp của chính phủ, chỉ có những dâng hiến tự nguyện của các tín hữu, tổ chức này đã thu nhận và phân phát $ 2,718, 844 USD khi ông Muller qua đời, phần lớn số tiền được dùng cho chi phí các cô nhi viện và phân phát gần hai triệu cuốn Kinh Thánh cũng như các văn phẩm truyền giáo khác.  Số tiền cũng còn được dùng để trợ giúp các giáo sĩ đức tin khắp nơi trên thế giới như Hudson Taylor chẳng hạn.

Các Cô Nhi Viện

Công việc của ông bà Muller với các cô nhi bắt đầu vào năm 1836 ngay tại nhà của ông bà ở Bristol để làm chỗ trọ cho ba chục cô nhi.  Sau đó, ba căn nhà nữa được dựng lên để làm chỗ chứa cho 130 cô nhi.  Vào năm 1845, với sự săn sóc các cô nhi gia tăng, ông Muller nhận thấy một trung tâm riêng biệt để cư ngụ 300 em cô nhi là cần thiết, và vào năm 1849, một cô nhi viện ở Ashley Down, ở Bristol được khánh thành.  Vào năm 1870, có hơn 2000 em cô nhi được nuôi nấng tại năm cô nhi viện. Mặc dầu với chương trình kế hoạch lớn lao như vậy, ông Muller không bao giờ kêu gọi giúp đở tiền bạc, hay ông phải bị nợ nần, mặc dầu năm cô nhi viện tốn trên 100,000 Anh kim để xây.  Nhiều lần, ông nhận được tiếp tế lương thực chỉ vài giờ trước khi cần để nuôi dưỡng các em cô nhi, những từng trải đó chỉ làm ông tăng thêm đức tin nơi Chúa.  Mỗi buổi sáng sau điểm tâm là thời giờ đọc Kinh Thánh và cầu nguyện, và mỗi em cô nhi được cho một quyển Kinh Thánh khi rời viện.  Các em cô nhi được ăn mặc đàng hoàng và học hành tử tế – Ông Muller còn mướn một giám học để luôn thanh sát tiêu chuẩn cao cấp nhất cho viện cô nhi. Vào năm 1871, tờ Times nói rằng từ năm 1836, có 23.000 trẻ em được giáo dục tại trường của các cô nhi viện và hàng ngàn trẻ em khác được giáo dục tại những trường khác do sụ bảo trợ của cô nhi viện.  Bài báo còn nói rằng, từ lúc thành lập, có hơn 64.000 Kinh Thánh, 85.000 Tân Ước và 29.000.000 cuốn sách nhỏ đã được phát hành và phân phát.  Những chi phí khác gồm có việc giúp đở tài chánh cho 150 giáo sĩ.

Truyền Giáo

Vào năm 1875, lúc ông đã 70 tuổi và sau cái chết của ngưòi vợ đầu tiên năm 1870 và việc tái hôn của ông với cô Susannah Sanger vào năm 1872, ông Muller  bắt đầu 17 năm lưu hành truyền giáo.  Trong thời gian đó, ông đã du hành sang Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Nhật Bản, Trung Hoa, và gần bốn mươi quốc gia khác.  Ông đã du hành trên 200.000 dặm, một công trình vượt mức trước thời kỳ phi cơ phản lực.  Khả năng ngôn ngữ của ông đã giúp ông có thể giảng bằng tiếng Anh, Pháp và Đức, và bài giảng của ông được chuyển ngữ sang mười hai thứ tiếng khác.  Năm 1882, ông trở về Anh Quốc và qua đời vào năm 1898.

Thần Đạo

Trong cuốn tự thuật, sau hơn 40 năm từng trải, George Muller viết trong cuốn, “Làm Thế Nào Để Vui Hưởng Đều Đặn Trong Chúa”. Ông viết, “Tôi nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết điều trước tiên và quan hệ trước nhất để tôi sống mỗi ngày là linh hồn tôi vui mừng trong Chúa.” Ông giải thích, suốt mười năm, ông đã đi thụt lùi. “lúc đó, sau khi tôi thức dậy, tôi bắt đầu cầu nguyện liền và thông thường dùng hết thời giờ trước khi ăn sáng để cầu nguyện. “Kết quả là: “Thông thường tôi để tâm trí tôi vẫn vơ đó đây khoảng mười phút, có khi mười lăm phút, có khi đến nửa tiếng đồng hồ rồi tôi mới bắt đầu cầu nguyện.”

Vì vậy ông Muller bắt đầu thay đổi thói quen của ông và khám phá một cách mới để cầu nguyện và làm theo cách đó trong suốt 40 năm, “tôi bắt đầu suy gẫm đến Tân Ước khi bắt đầu giờ cầu nguyên buổi sáng…suy tư tìm kiếm từng chữ để nhận được thức ăn thuộc linh cho tâm hồn tôi.  Kết qua tôi tìm thấy một điều thật vô giá rằng, chỉ sau vài phút, tâm hồn tôi được hướng dẫn vào sự xưng tội, hay là cảm tạ, hay cầu thay, hay nài xin, và dầu tôi không cho rằng tôi cầu nguyện, nhưng tôi suy gẫm, dầu vậy, hầu như việc đó dẫn tôi đi vào sự cầu nguyện tức thì.” Một điều chắc chắn là Muller đã cầu nguyện với một lòng vững tin lạ thường về việc Chúa cung cấp đúng theo nhu cầu cho cô nhi viện mà ông quản trị.

Nói về bà vợ sắp chết của ông:

Khi bà vợ của ông bị bệnh thấp khớp, ông cầu nguyện, “vâng, Cha ôi, cuộc đời của người vợ yêu dấu của con ở trong tay của Ngài.  Ngài có chương trình tốt đẹp nhất cho nàng cũng như cho con, dầu sống hay chết.  Nếu có thể được, xin Ngài chữa lành cho người vợ thân yêu của con một lần nữa – Ngài có thể làm điều đó, mặc dầu bệnh tình nàng quá trầm trọng, nhưng dầu sao đi nữa, xin Ngài cư xử với con, con chỉ xin Ngài giúp con tiếp tục thỏa nguyện trong ý chỉ thánh khiết của Ngài.”

Bà vợ của ông qua đòi, và ông Muller đã giảng trong tang lễ của bà qua Thi Thiên 119: 68, “Chúa là thiện và hay làm lành”  Điều gì tôi phải làm, khi là con cái Ngài, là thỏa nguyện với điều mà Ngài làm, để cho tôi có thể làm vinh hiển danh Ngài”.

Nói về đứa con gái sắp chết của ông:

Bà vợ yêu quý của tôi và tôi có một sự bình an.  Tại sao như thế?  Vì chúng tôi không có yêu thưong con gái chúng tôi phải không?  Chúng tôi yêu con tôi hết lòng.  Nhưng chúng tôi thỏa nguyện với Chúa, bất cứ điều gì Ngài muốn làm (Tập 2, trang 746)

Suốt bốn năm đầu khi tôi mới tin Chúa, tôi không có tăng trưởng thuộc linh chút nào, bởi vì tôi thờ ơ việc đọc Kinh Thánh.  Nhưng khi tôi bắt đầu đọc Kinh Thánh với cả tâm thần và trí óc của tôi, tôi tăng trưởng thuộc linh tức thì.  Rồi sụ bình an và thỏa lòng càng ngày tràn ngập lấy tôi.  Và tôi đã làm như vậy suốt 47 năm qua. Tôi đã đọc suốt Kinh Thánh hơn cả 100 lần và tôi luôn tìm thấy nhiều điều mới lạ. Vì vậy sự bình an và lòng vui thỏa của tôi càng ngày càng tăng hơn.(Tập 2, trang 834)

Theo nhận định của tôi điều quan trọng nhất để chú tâm đến là trên tất cả mọi sự tâm hồn bạn được vui thỏa trong Chúa.  Nhưng việc khác có thể ảnh hưởng đến bạn, công việc Chúa có thể gây bức rức cho bạn, nhưng tôi lập lại một lần nữa, điều tối quan trọng và tối cần yếu là tâm hồn bạn được vui thỏa trong Chúa.  Mỗi một ngày hãy tìm kiếm việc này là vấn đề tối quan trọng trong cuộc đời bạn.(Tập 2, trang 731)

Điều gì khiến chúng ta có thể tìm kiếm niềm vui trong Chúa?  Làm cách nào chúng ta học việc chiêm ngưởng Chúa? Làm sao nhận được một tâm lòng tràn đầy sự thỏa ngiuyện để bỏ đi những điều hư không trống rổng của thế gian?  Tôi xin trả lời.  Niềm vui thỏa này chỉ có được qua sự học hỏi lời Chúa.  Đức Chúa Trời đã bầy tỏ chính mình Ngài qua gương của Chúa Jesus Christ.

http://lib.tinlanhlibrary.info   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên