Trang Chủ TRANG CHỦ Ê-sau

Ê-sau

1079
0
SHARE

Hãy coi chừng, cho trong anh em chớ có ai gian dâm, cũng đừng có ai khinh lờn như Ê-sau, chỉ vì một món ăn mà bán quyền con trưởng.

Hê-bơ-rơ 12:16

Lời khuyên này trong tiếng Hê-bơ-rơ rất rõ ràng và dứt khoát: đừng để những người như Ê-sau trong hội chúng của bạn, nếu không họ sẽ làm ô uế hội chúng và sự ô uế đó sẽ lây lan.

Vâng phục mạng lệnh này là một điều khó khăn. Bởi vì những người như Ê-sau thường làm cho người khác vui vẻ khi ngồi bên cạnh. Ê-sau đầy những câu chuyện hay về những trải nghiệm ngoài trời hay trong xã hội, rất phóng khoáng và làm cho người khác tin tưởng. Loại người như Ê-sau thường là những đầu bếp khá giỏi. Họ là người rất giỏi khi nấu các bữa ăn sáng hoặc đi săn bắn, hoặc câu cá thích hợp với cánh đàn ông. Và những người phụ nữ theo mẫu của Ê-sau sẽ làm tốt trong việc nội trợ, pha cà phê… trong gia đình. Tuy nhiên trong  Sáng thế ký 25 chúng ta đọc thấy, “Một ngày kia, Gia-cốp đang nấu canh, Ê-sau ở ngoài đồng về lấy làm mệt mỏi lắm; liền nói cùng Gia-cốp rằng: Em hãy cho anh ăn canh gì đỏ đó với, vì anh mệt mỏi lắm. – Bởi cớ ấy, người ta gọi Ê-sau là Ê-đôm” (Sáng. 25:29-30). Ê-đôm có nghĩa “đỏ”. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai có biệt danh Ê-đôm đều là người xấu.

Lưu ý rằng những người như Ê-sau cũng rất nguy hiểm vì họ “không tin kính”. Ngày hôm nay từ “không tin kính” cũng có nghĩa là lấy danh Chúa làm chơi – hay không tôn kính danh Chúa. Nhưng đây không phải là ý nghĩa chính khi bản Kinh Thánh Tiếng Anh King James được dịch cách đây bốn thế kỷ. Ngày nay các bản dịch Tiếng Anh hiện đại dịch từ này là “vô thần, không tôn giáo, bất kính và thậm chí không quan tâm gì đến Chúa.” Tôi thích dịch sát nghĩa từ này theo tiếng Latin có nghĩa là “ở bên ngoài đền thờ”.

Vậy thì “ở bên ngoài đền thờ” có nghĩa gì? Nó có nghĩa là người thường, thế tục, cởi mở với mọi thứ và mọi người. Nó cũng có nghĩa là không có ranh giới hay bức tường nào ngăn cản tính “tự do” của một con người. Trong Tân Ước từ này liên quan đến “cánh cửa mở” của tiếng Hy-lạp. Nó mở ra với tất cả mọi người. Ai cũng có thể bước vào. Những từ này diễn tả về tính cách của Ê-sau và những ai đi theo ông. Nhóm người này thuộc về thế gian, không có bất kỳ phẩm chất thuộc linh nào trong nếp sống của họ.

Chúng ta đọc tiếp câu chuyện trong gia đình Y-sác.

“Y-sác đã già, mắt làng chẳng thấy được nữa, bèn gọi Ê-sau, con trưởng nam, mà rằng: Hỡi con! Ê-sau thưa rằng: Có con đây. Người bèn nói rằng: Nầy, cha đã già rồi, chẳng biết ngày nào phải chết; vậy bây giờ, cha xin con hãy lấy khí giới, ống tên và cung con, ra đồng săn thịt rừng cho cha,  dọn một món ngon tùy theo cha sở thích; rồi dâng lên cho cha ăn, đặng linh hồn cha chúc phước cho con trước khi chết” (Sáng 27:1-4).

Y-sác tỏ vẻ ngạc nhiên khi biết rằng Ê-sau đi săn và tìm được thú rừng cách nhanh chóng và cũng nhanh chóng nấu món ăn dâng lên cho người cha già. “Y-sác hỏi rằng: Sao con đi săn được mau thế?” Gia-cốp đã hóa trang thành Ê-sau thưa rằng: “Ấy nhờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời của cha xui tôi gặp mau vậy” (Sáng. 27:20). Câu nói này làm cho Y-sác nghi ngờ vì ông thừa biết rằng Ê-sau không bao giờ tin cậy nơi Đức Chúa Trời bất cứ điều gì. Mọi người trong gia đình đều biết Ê-sau chẳng bao giờ nói ra được một lời nói mang ý nghĩa thuộc linh. Trong ý tưởng trần tục của Ê-sau, anh ta thích hợp với lời này: “Chẳng có Đức Chúa Trời: kìa là tư tưởng của hắn” (Thi thiên 10:4).

Con cái thật của Chúa tương phản với mẫu người của Ê-sau. Cơ đốc nhân là người đã được biệt riêng ra cho Đức Chúa Trời và sống vì sự vinh hiển Ngài. Thân thể của tín nhân là đền thờ của Đức Thánh Linh. Cơ đốc nhân sẽ không cho phép bất cứ ai tự do đi vào tấm lòng hoặc xâm chiếm các khu vực thiêng liêng trong tâm trí của mình. Tín nhân không mở cửa cho tất cả mọi điều của thế gian tràn vào ngôi nhà của mình. Họ không phải là người “ở bên ngoài đền thờ,” nhưng ở bên trong. Họ là những người ở trong nơi kín đáo của Đấng Chí cao (Thi thiên 91:1).

Nhận ra mình đã mất quyền trưởng nam và các phước lành (Sáng. 25:29-34), Ê-sau trở nên giận giữ và đe dọa sẽ giết Gia-cốp. Đó là lý do Gia-cốp phải đi lánh nạn tại nhà của người cậu La-ban. Ê-sau định cư ở phía nam vùng đất thánh ở núi Seir và thành lập quốc gia mà chúng ta gọi là Ê-đôm. Mặc dù Ê-sau đã từ bỏ lòng thù hận với em trai và dường như trở nên hòa giải với Gia-cốp, nhưng Gia-cốp vẫn nghi ngờ và thận trọng khi gặp anh mình (Sáng. 32-33). Theo như Kinh văn ghi lại, cuối cùng hai anh em đã cùng nhau có mặt lo hậu sự cho Y-sác khi người cha già qua đời (Sáng. 35:27-29). Tại đây chúng ta hy vọng họ hòa hợp nhau, ít nhất là vì Y-sác đã ra đi.

Bất cứ điều gì Ê-sau làm đều có liên quan đến Gia-cốp và con cháu của Gia-cốp. Hậu duệ của Ê-sau đã tiếp tục xung đột với dòng dõi Gia-cốp. Người Ê-đôm là kẻ thù vĩnh viễn của Israel và tận dụng mọi cơ hội để gây chiến và tấn công tuyển dân. Các tiên tri đã nhiều lần chỉ ra điều này (Giê-rê-mi 49:7-22; Ê-xê-chi-ên 25:12-14; A-mốt 1:11-12; Áp-đia 1:10-14). Trong khoảng thời gian đế quốc Ba-by-lôn tấn công Giê-ru-sa-lem, người Ê-đôm đã cổ vũ và kêu gọi quân đội Ba-by-lôn tấn công Giê-ru-sa-lem. “Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhớ lại các con cái Ê-đôm; Trong ngày Giê-ru-sa-lem (bị tấn công), chúng nó nói rằng: Hãy hủy hoại, hãy hủy hoại” (Thi thiên 137:7). Giê-rê-mi đã cảnh báo rằng Ê-đôm sẽ bị trừng phạt bởi vì phạm tội chống lại anh em mình (Ca thương 4:21).

Theo tiên tri Ma-la-chi, những lời các tiên tri khác công bố về sự phán xét của Đức Chúa Trời trên Ê-đôm đã ứng nghiệm (Ma-la-chi 1:1-5). Những hành vi bạo lực của họ chống đối tuyển dân sẽ đổ lại trên đầu họ. Và du khách đến Thánh địa ngày nay có thể thực hiện chuyến đi đầy gian nan đến Petra và các địa điểm khác ở Ê-đôm, nhưng họ sẽ không được các hậu duệ của Ê-sau chào đón.

Chúng ta đọc trong sách của Ma-la-chi: “Đức Giê-hô-va có phán: Ta yêu các ngươi; và các ngươi nói rằng: Chúa yêu chúng tôi ở đâu? Đức Giê-hô-va phán: Ê-sau há chẳng phải là anh Gia-cốp sao?  Nhưng ta yêu Gia-cốp, mà ghét Ê-sau, ta làm cho những núi nó nên hoang vu, và phó sản nghiệp nó cho những chó nơi đồng vắng” (Ma-la-chi 1:2-3). Và sứ đồ Phao-lô viết lại lần nữa trong Rô-ma 9:13, “như có chép rằng: Ta yêu Gia-cốp và ghét Ê-sau.” Đây là sự tể trị của Đấng toàn năng – Ngài đảo ngược sự chúc phước dành cho đứa con thứ nhất chuyển sang đứa con thứ nhì. Và Ma-la-chi đã công bố sự đoán phạt của Chúa trên Ê-đôm là con cháu của Ê-sau, không phải trên con người Ê-sau. Đức Chúa Trời yêu thương tội nhân và sẽ cứu bất cứ ai kêu cầu Ngài. Ê-sau đã cố gắng nhận lãnh phước lành từ Y-sác, nhưng không có bằng chứng nào tỏ ra Ê-sau ăn năn tội lỗi (Hê-bơ-rơ 12:17).

Ê-sau đã dụng ý giết Gia-cốp nếu có cơ hội sau khi lui ra khỏi hiện diện của cha mình! Đây có phải là bằng chứng của sự ăn năn! Ê-sau đã bị  Đức Chúa Trời từ chối theo cùng một cách của Ca-in: tấm lòng của anh ta sai trật trước mặt Chúa. Và bây giờ đến lượt dòng dõi của Ê-sau cũng bị loại ra vì họ bước đi theo dấu chân của người đã lập nền tảng là Ê-sau.

Bất cứ ai nhấn mạnh đến sự tiền định, sự tể trị của Đức Chúa Trời như một lời xin lỗi về việc họ phải đi địa ngục phải nhớ rằng: “Chúa không muốn cho một người nào chết mất, song muốn cho mọi người đều ăn năn” (2 Phi-e-rơ 3:9). Theo Ma-thi-ơ 25:34-41, chúng ta thấy sự phán xét của Chúa căn cứ trên thái độ, cách sống, cách ứng xử của chúng ta dành cho những người khác. Và địa ngục được dự bị cho ma quỉ, các đồng minh của nó – không phải dành cho dân sự của Chúa. “Hỡi kẻ bị rủa, hãy đi vào nơi lửa cháy đời đời dành cho ma quỉ và những quỉ sứ của nó” (câu 41). Tiến sĩ Donald Grey Barnhouse đã từng nói, “Mọi người đều có thể lên thiên đàng theo đường lối của Chúa hoặc xuống địa ngục theo con đường riêng của họ.”

Phương cách của Đức Chúa Trời là duy nhất: tin nhận Chúa Giê-su Christ để vào thiên đàng. “Chúng ta lại đã thấy và làm chứng rằng Đức Chúa Cha đã sai Đức Chúa Con đặng làm Cứu Chúa thế gian.” (1 Giăng 4:14)

   

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên