Trang Chủ TRANG CHỦ Đức Thánh Linh Và Kinh Thánh

Đức Thánh Linh Và Kinh Thánh

685
0
SHARE

 

Chức vụ giảng dạy của Đức Thánh Linh

Sự cần thiết của chức vụ giảng dạy của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời và lẽ thật của Ngài chỉ có thể được tiết lộ bởi Đức Chúa Trời. Vì nó vượt qua sự suy nghĩ của con người, liên quan đến “sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến,” (1 Cô-rinh-tô 2:9). Thông qua sự mặc khải và sự soi dẫn, Đức Chúa Trời truyền đạt lẽ thật của Ngài cho chúng ta một cách khách quan, đưa nó vào lịch sử nhân loại. Nhưng chính Ngài cũng phải nói lời đó với tâm hồn chúng ta, vì sự giao tiếp cá nhân với người khác cuối cùng là Thánh Linh với tâm linh con người, trong trường hợp này là Thánh Linh của Đức Chúa Trời với linh của chúng ta. Được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, chúng ta được tạo dựng để tương giao với Đức Chúa Trời. Sự hiện diện của tội lỗi trong cuộc sống khiến chúng ta càng phải bắt buộc điều chỉnh tâm trí mình để nghe Thánh Linh của Đức Chúa Trời. (Về những ảnh hưởng của tội lỗi đối với sự hiểu biết thuộc linh của chúng ta, xin xem 2 Cô-rinh-tô 4:3-4; Ê-phê-sô 4:18; và Hê-bơ-rơ 5:11).

Chức vụ của Thánh Linh được sứ đồ Phao-lô bày tỏ rõ ràng trong 1 Cô-rinh-tô 2:11-13. “Vả, nếu không phải là thần linh trong lòng người, thì ai biết sự trong lòng người? Cũng một lẽ ấy, nếu không phải là Thánh Linh của Đức Chúa Trời, thì chẳng ai biết sự trong Đức Chúa Trời.  Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Đức Chúa Trời đến, hầu được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời; chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Đức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giãi bày sự thiêng liêng.”

Vị sứ đồ công bố sứ điệp bằng những lời do Thánh Linh dạy, và chỉ nhờ chính Thánh Linh mà những người nghe ông mới có thể “hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Đức Chúa Trời.”

Bản chất chức vụ giảng dạy của Thánh Linh. Khi chúng ta nói về chức vụ giảng dạy hoặc sự soi sáng của Đức Thánh Linh, là chúng ta đang bước vào một lẽ thật quan trọng. Việc chuyển đổi các từ ngữ là trường hợp có thể dễ dàng xảy ra sai lầm, như đã xảy ra trong 2 Sa-mu-ên 8:17, nơi A-hi-mê-léc được cho là con trai của A-bia-tha trong khi 1 Sa-mu-ên 22:20 thì ngược lại – A-bia-tha là con trai của A-hi-mê-léc.

Chính hình thức của các tài liệu được các cá nhân khác nhau viết bằng tay tăng thêm khó khăn trong việc tạo ra các bản sao hoàn chỉnh. Ví dụ, một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Do Thái có mặt chữ khá giống nhau. Trong chữ viết tay, có thể dễ dàng nhầm lẫn một số chữ cái, nhiều khi chữ “r” và “n” đôi khi rất khó phân biệt trong chữ viết tay của một số nhà văn nói tiếng Anh. Mặc dù các con số được viết bằng chữ trong văn bản tiếng Do Thái của chúng ta, nhưng có bằng chứng về hệ thống dấu hiệu các con số ban đầu trong thời kỳ Cựu Ước. Các nét dọc được sử dụng để biểu thị các chữ số và các nét ngang để biểu thị hàng chục, được viết một bên nằm trên một số khác cho bội số của mười. Trong một hệ thống thập phân như vậy, có thể dễ dàng thấy những sai lầm vô ý có thể được xảy ra như thế nào ngay cả khi chúng ta có thể dễ dàng bỏ đi hoặc thêm số 0 vào một số lớn. Tiếp đến, các ký tự trong bảng chữ cái cũng được sử dụng cho các con số, do đó khiến các con số có thể bị sao chép một cách sai lầm vì một chữ cái này bị nhầm lẫn với chữ cái khác trong một tài liệu đã bị hao mòn. 27

Một ví dụ rõ ràng được tìm thấy trong các con số được ghi lại trong 2 Các Vua 24: 8 và 2 Sử Ký 36: 9.

Vua, Giê-hô-gia-kin trở thành vua khi mới mười tám tuổi và trị vì ba tháng trước khi bị bắt. Tuy nhiên, câu kinh văn trong Sử Ký cho biết rằng ông ấy chỉ mới tám tuổi khi ông ấy bắt đầu trị vì và ông ấy đã trị vì ba tháng mười ngày. Đây rõ ràng là một mâu thuẫn do lỗi của người sao chép. Vì số mười tám được viết bằng tiếng Do Thái là “tám” và “mười”, có vẻ như rõ ràng là “mười” đã bị đặt sai vị trí. Chính xác là nó đã được nối với tám trong Các Vua – tạo thành mười tám – nhưng nó đã bị bỏ qua trong Sử Ký và được chép là sau mười ngày. Trên thực tế, một số bản dịch tiếng Hy Lạp và tiếng Syriac của 2 Sử ký 36:9 ghi lại rằng Giê-hô-gia-kin mới mười tám tuổi, như trong 2 Các Vua 24:8.

Trong một số trường hợp, việc sao chép được thực hiện bởi người ghi chép khi người khác đọc to văn bản. Vấn đề ở đây là một số từ nghe giống nhau khi phát âm bằng lời nói, nhưng lại có cách viết và nghĩa khác nhau (ví dụ, “weigh (cân nặng)” với “way (cách thức)”; hay “there (đó)” và “their (của họ)”) những trường hợp này cũng có trong tiếng Do Thái và tiếng Hy Lạp và sai lầm này có thể dễ dàng giải thích vì một số lỗi sao chép.

Hầu hết các sai lệch được phát hiện trong Kinh Thánh liên quan đến tên, ngày tháng hoặc con số. Đó là, “tên, ngày tháng và con số cụ thể là những mục không thể được nói trước về mặt ngữ pháp trong một câu, hoặc không thể nhớ được bởi thứ tự từ hoặc ý nghĩa chung.”28 Ví dụ, nếu chúng ta đang ghi chép lại một câu chứa tên thị trưởng của một thành phố, chúng ta có thể dễ dàng viết “Joe” thành “John” nếu chúng ta không biết ông ấy. Cả hai đều phù hợp với câu văn. Mặt khác, nếu chúng ta đang ghi chép một câu nói về nữ hoàng, chúng ta sẽ không viết “Joe” hoặc “John” bởi vì chúng ta sẽ cảm nhận được điều gì đó phi logic ngay lập tức và kiểm tra lại những gì chúng ta đang viết. Điều này cũng tương tự với các con số và ngày tháng. Chúng ta có thể dễ dàng viết năm 1046 thay vì 1064 cho một sự kiện mà bản thân chúng ta không hề quen biết. Nhiều sai sót trong việc truyền tải các tài liệu Cựu Ước nằm trong những lĩnh vực này không có ý nghĩa cụ thể đối với người sao chép. Mặc dù vậy, so với hầu hết các tác phẩm cổ có độ dài đáng kể khác, Kinh Thánh chứa đựng tương đối ít câu hỏi ngay cả trong những lĩnh vực này.29

 

Vấn đề khoa học

Hầu hết những vấn đề được gọi là khoa học trong Kinh Thánh đều bắt nguồn từ cách tiếp cận thực tế. Phép màu bị bác bỏ như quan điểm huyền thoại vì chúng mâu thuẫn với các quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, khi sự tồn tại của Đức Chúa Trời được chấp nhận, chúng ta không có lý do chính đáng nào để phủ nhận sự can thiệp siêu nhiên của Ngài vào sự sáng tạo theo ý muốn của Ngài.

Vì sự tiến hóa chưa bao giờ được chứng minh một cách khoa học, nên không có cơ sở nào để đánh giá Kinh Thánh bằng việc dựa trên cuộc sống của tất cả các tín đồ về sức khỏe và sự tăng trưởng thuộc linh để cho thấy rằng mọi tín đồ có thể hiểu được những lời dạy cơ bản của Kinh Thánh. Những lẽ thật ban đến sự sống của Đức Chúa Trời trong Lời Ngài giống như kho tàng của sự khôn ngoan, mà Sa-lô-môn đã nói: “Nếu con tìm nó như tiền-bạc, và kiếm nó như bửu vật ẩn bí, bấy giờ con sẽ hiểu biết sự kính sợ Đức Giê-hô-va, và tìm được điều tri thức của Đức Chúa Trời” (Châm Ngôn 2:4-5). Sự hiểu biết về Lời Đức Chúa Trời được ban phát ra cho tất cả những ai sẵn sàng nỗ lực tìm kiếm và khai thác Lời Đức Chúa Trời. Nếu không có nền tảng thần học thì sẽ hoàn toàn đi vào cuộc tranh luận vô tận về việc giải thích Kinh Thánh. Những nguyên tắc chung sau đây rất hữu ích mà bạn cần ghi nhớ khi theo đuổi nhiệm vụ quan trọng nhất là hiểu được lẽ thật về sự sống trong Kinh Thánh.

Cách diễn giải tự nhiên. Đức Chúa Trời đã soi dẫn các tác giả Kinh Thánh viết bằng ngôn ngữ bình thường của con người, chứ không phải bằng một thứ ngôn ngữ khó hiểu nào đó mà chúng ta cần chìa khóa để mở ra ý nghĩa. Như mọi ngôn ngữ của loài người, chúng ta nắm bắt được thông điệp của Kinh Thánh bằng cách chú ý lắng nghe ý nghĩa của các từ và mối quan hệ của chúng trong câu. Cũng như trong ngôn ngữ thông thường, Kinh Thánh sử dụng các từ theo nhiều nghĩa bóng như mô phỏng, ẩn dụ, cường điệu và ngụ ngôn. Khi tìm cách phân biệt nghĩa đen với nghĩa bóng, chúng ta phải sử dụng tất cả sự dạy dỗ của Kinh Thánh cũng như kiến thức của chúng ta về thế giới. Chẳng hạn, khi Kinh Thánh đề cập đến việc Đức Chúa Trời cưỡi trên một chê-ru-bim (2 Sa-mu-ên 22:11), chúng ta không nên vội vàng kết luận rằng chê-ru-bim có nghĩa bóng chỉ đơn giản là vì chúng ta chưa có trải nghiệm về chê-ru-bim.

Các nhà văn cũng vậy, mỗi cuốn sách họ viết đều nằm trong một bối cảnh lịch sử và văn hóa nhất định, nhằm mục đích để người đọc hiểu những gì họ đã viết. Vì vậy bằng mọi cách chúng ta phải đặt mình vào vị trí của những người viết và những người đọc ban đầu của sách Kinh Thánh càng nhiều càng tốt. Đôi khi, việc tìm kiếm sự trợ giúp về bối cảnh lịch sử của một văn tự có thể hữu ích, nhưng phần lớn ý nghĩa của văn tự có thể được xác định bằng cách nghiên cứu cẩn thận và so sánh với các phần khác của Kinh Thánh.

Cách diễn giải tình huống. Kinh Thánh là bản ghi chép về sự tác động của Đức Chúa Trời với dân Ngài trong lịch sử, kéo dài nhiều thế kỷ. Khi kế hoạch cứu chuộc của Ngài mở ra, liền có sự tiến triển liên quan đến sự thay đổi. Ví dụ, Luật pháp Môi-se với nhiều quy định pháp lý đã kết thúc với Đấng Christ (Ga-la-ti 3:24-25). Vì vậy, khi tiếp cận bất kỳ đoạn văn nào, điều quan trọng là phải hỏi: Đoạn văn này được viết cho ai? Tất cả các sách trong Kinh Thánh đều có ý nghĩa và mang lại lợi ích cho chúng ta ngày nay trong việc hiểu biết Đức Chúa Trời và mối quan hệ của Ngài với chúng ta. Nhưng cũng như trong các điều răn chi tiết của Luật pháp Môi-se, mọi sự bày tỏ không thể áp dụng cho chúng ta ngày nay theo cùng một cách mà sự bày tỏ đó đã được nói với những người trong Kinh Thánh.

Chúng ta cũng phải đặt câu hỏi liệu một chỉ dẫn nào đó được dự định là phổ cập (cho mọi người tại mọi thời điểm) hay liệu nó là một biểu hiện cụ thể, có giới hạn trong thời gian đó của một nguyên tắc phổ quát. Chẳng hạn, chúng ta có tuân theo mệnh lệnh của sứ đồ là “Hãy lấy cái hôn thánh mà chào hết thảy anh em” (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:26) không? Kiến thức về các phong tục khác nhau trong thời điểm của Kinh Thánh và cách chúng liên quan đến các lẽ thật thuộc linh nói chung sẽ giúp chúng ta phân loại các biểu hiện văn hóa khỏi lẽ thật vĩnh cửu mà Đức Chúa Trời đang truyền đạt.

Cách diễn giải toàn diện. Thomas Watson, giáo sư của Thanh giáo, đã chỉ ra có lẽ nguyên tắc quan trọng nhất để hiểu Kinh Thánh khi ông nói, “Kinh Thánh là người thông dịch chính nó, hay đúng hơn là Thánh Linh nói trong đó. Không gì có thể cắt được viên kim cương ngoài viên kim cương; không gì có thể giải thích Kinh Thánh ngoài Kinh Thánh.”33

Mặc dù được viết bởi nhiều trước giả con người qua nhiều thế kỷ, nhưng Kinh Thánh vẫn là một tổng thể hài hòa thống nhất, bởi vì nó được viết bởi một tác giả là Thần lẽ thật duy nhất. Vì vậy, các phần khác nhau của Kinh Thánh không tồn tại một cách biệt lập; chúng là một phần của toàn bộ sự mặc khải của Đức Chúa Trời. Vì vậy, mỗi phần nên được giải thích là liên quan đến toàn bộ Kinh Thánh. Chẳng hạn, việc Chúa Giê-su cấm chúng ta đoán xét người khác (Ma-thi-ơ 7:1) phải được hiểu là liên quan đến sự dạy dỗ của Ngài về kỷ luật hội thánh (18:15-17). Sự thống nhất của Kinh Thánh được biểu hiện ở kiến thức về các tác phẩm trước đó thường giúp hiểu được các tác phẩm sau này. Và nhiều điều được bày tỏ trước đó được phát triển đầy đủ hơn khi chương trình cứu rỗi lịch sử của Đức Chúa Trời được mở ra.

Cách giải thích của thần học. Sự hiểu biết ngay thật về Kinh Thánh cũng đòi hỏi chúng ta phải liên tục ghi nhớ những lời của Chúa chúng ta, cách cụ thể, sự thật như Chúa Giê-su đã nói, “Kinh Thánh… làm chứng về Ta” (Giăng 5:39). Do đó, sự giải thích đúng đắn về một đoạn văn sẽ hòa hợp với sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ và sẽ cho chúng ta biết điều gì đó về Ngài và công việc của Ngài. Vì “mọi kho tàng của sự khôn ngoan và tri thức” đều được cất giấu trong Đấng Christ (Cô-lô-se 2:2-3).

Cách giải thích tương hổ. Bởi vì tất cả chúng ta đều có thể sai lệch và mang theo nền tảng văn hóa của mình với những quan điểm hạn chế và đôi khi sai lầm, sự hỗ trợ lẫn nhau của các tín đồ khác rất có giá trị trong việc tìm hiểu Kinh Thánh. Vì vậy, sứ đồ đã tuyên bố: “Cũng hãy để lời của Đấng Christ sống sung mãn trong lòng anh em; hãy dùng tất cả sự khôn ngoan để dạy và khuyên bảo nhau” (Cô-lô-se 3:16). Điều này bao gồm việc lắng nghe những giáo viên có ân tứ trong hội thánh cũng như học hỏi từ những giáo viên tài năng khác mà Đức Chúa Trời đã ban cho hội thánh trong suốt nhiều thế kỷ. Sự hiểu biết tốt nhất về Kinh Thánh có nhiều khả năng đến từ các học viên Kinh Thánh mài giũa từng chữ hơn là từ các người giải thích được xem như là “nhà thần học cô độc”.

Rõ ràng là bất cứ điều gì cũng đòi hỏi thời gian và nỗ lực học tập hơn là sự hiểu biết hời hợt về Kinh Thánh. Nhưng nếu chúng ta có một bức thư từ một người mà chúng ta yêu quý, ngay cả khi nó được viết bằng một ngôn ngữ khác, chúng ta vẫn sẽ cố gắng hết sức để hiểu nội dung của nó. Bản chất của Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời và biết lẽ thật đem lại sự sống cho cuộc sống của chúng ta chắc chắn sẽ khiến chúng ta phải nỗ lực rất nhiều.34

SỬ DỤNG KINH THÁNH NHƯ UY QUYỀN CỦA CHÚNG TA

Điều mà người ta tin chắc chắn trong cuộc sống này, “hãy gìn giữ [tấm lòng] của con, vì [các nguồn] sự sống xuất phát từ đó.” (Châm ngôn 4:23. Được nhận biết kho tàng thiêng liêng mà Chúa chúng ta đã ban cho chúng ta trong Lời của Ngài, chúng ta nên bày tỏ lẽ thật của Kinh Thánh cả trong cộng đồng dân sự của Đức Chúa Trời và trong đời sống cá nhân của chúng ta.

 

Lời Chúa trong Hội thánh                                                    

 

Nếu chúng ta tin rằng Kinh Thánh là sự mặc khải trơ trọi về lẽ thật cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho nhân loại, thì chúng ta phải dành cho Kinh Thánh một vị trí trung tâm trong cộng đồng dân sự của Đức Chúa Trời. Và đây chính xác là những gì chúng ta tìm thấy trong Kinh Thánh. Như sự thờ phượng của dân Y-sơ-ra-ên bắt đầu bằng việc nghe lời Đức Chúa Trời (“Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe!” Phục-truyền Luật-lệ Ký 6:4), nên sự thờ phượng của hội thánh bắt đầu bằng việc lắng nghe tiếng Chúa qua Lời Ngài. Vì vậy, các tín đồ ban đầu đã “bền lòng giữ lời dạy của các sứ đồ” (Công vụ 2:42). Lời quan trọng đến nỗi sự phát triển của hội thánh về cơ bản là tương đồng với sự lớn mạnh trong Lời: “Đạo Đức Chúa Trời càng ngày càng tràn ra, số môn đồ tại thành Giê-ru-sa-lem thêm lên nhiều lắm. Cũng có rất nhiều thầy tế-lễ vâng-theo đạo nữa.” (6:7; xem thêm 12:24; 19:20). C. E. B. Cranfield không nói quá trường hợp này khi ông kết luận rằng “việc nghe Lời Chúa, nghe những gì Chúa muốn nói với hội thánh của mình trong tình hình thực tế hiện tại, là nhiệm vụ chính yếu của hội thánh.”36

Các tín đồ trong hội thánh đầu tiên đã nghe Lời Đức Chúa Trời khi Lời được đọc công khai và được rao giảng. Phao-lô khuyến khích Ti-mô-thê, một mục sư trẻ tuổi, phải “Hãy chăm-chỉ đọc sách, khuyên-bảo, dạy-dỗ, cho đến chừng ta đến.” (1 Ti-mô-thê 4:13). Như đã nói trước đó, sứ đồ mong muốn các lá thư của mình được đọc công khai trong các hội thánh (Cô-lô-se 4:16; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:27). Sách Khải Huyền cũng được đọc một cách công khai, vì nó đề cập đến “cùng những kẻ nghe” nó (Khải huyền 1: 3). Việc đọc Kinh Thánh công khai thừa nhận tầm quan trọng của chúng, đồng thời tạo ra tác động khi người ta lắng nghe một cách cẩn thận và chăm chú vào những lời trong đó, thực tế chúng là lời của Đức Chúa Trời.

Việc rao giảng và dạy Lời cũng có ý nghĩa trong đời sống hội thánh. Nhiệm vụ của người rao giảng không chỉ là công bố Lời, mà còn giúp dân chúng đáp lại Lời ấy bằng cách áp dụng Lời ấy vào những nhu cầu khác nhau của họ. Nếu Kinh Thánh hoạt động như Lời có thẩm quyền của Đức Chúa Trời trong việc rao giảng, thì Kinh Thánh không thể chỉ được sử dụng như một nguồn tài liệu để người thuyết giảng nói những gì họ nghĩ rằng dân chúng cần nghe hoặc muốn nghe. Thay vào đó, nó có nghĩa là lắng nghe Kinh Thánh để hiểu những gì Đức Chúa Trời biết dân chúng cần. Ai đó đã nói rõ rằng nhiệm vụ của người rao giảng là giảng giải Kinh Thánh theo cách mà trên thực tế, Chúa của hội thánh đang tổ chức một cuộc trò chuyện với dân sự của Ngài. Mặc dù các phương pháp rao giảng hoặc phong cách truyền tải cụ thể có thể được đánh giá, nhưng niềm tin vào Kinh Thánh là phương tiện mà Đức Chúa Trời phán Lời cứu rỗi của Ngài cho thế giới và cho dân sự của Ngài khiến cho việc công bố và nghe Kinh Thánh có tầm quan trọng tối cao đối với giáo hội.

 

Lời Chúa trong đời sống cá nhân

Sự tăng trưởng thuộc linh và sức khỏe chỉ có thể nhận được khi chúng ta ăn nuốt Lời Đức Chúa Trời thường xuyên, ngoài việc nghe Lời Đức Chúa Trời được rao giảng trong nhà thờ. Đối với nhiều tín đồ, đây là một nhiệm vụ khó khăn. Thời gian của chúng ta bị lấp đầy với các hoạt động khác. Nhưng điều gì quan trọng hơn là nuôi dưỡng cuộc sống của chúng ta bằng những lời quyền năng của Đức Chúa Trời. Một số người có thể cố gắng, thường xuyên dành thời gian cho Kinh Thánh, nhưng mất động lực vì họ nói, “Kinh Thánh không hữu hiệu, không tác động trong tôi.”

Điều quan trọng cần nhớ là Kinh Thánh không phải là một lá bùa hộ mệnh hay một cuốn sách ma thuật. Hiệu quả của việc ban sự sống mạnh mẽ của Kinh Thánh chỉ dựa vào thực tế rằng chúng là những lời của Đức Chúa Trời hằng sống, là sự thể hiện của chính Ngài. Dân sự của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh đã thể hiện sự tôn trọng tuyệt vời đối với Lời Đức Chúa Trời, và họ luôn tìm lại sức sống trong Lời. Trước giả Thi thiên đề cao Lời này trong Thi Thiên 119 đã tuyên bố, “Tôi chẳng hề quên giềng-mối Chúa, vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống” (câu 93, xem câu 25, 40, 159).

Đến với Kinh Thánh không bao giờ là đến với một “điều gì đó” mà trong “điều gì đó không có hiệu quả”. Mà đến với Kinh Thánh là đến với một Người, hay có lẽ khéo léo hơn, là một Người đến với chúng ta qua mặc khải của Lời. Donald Miller nói rất đúng, “Nếu Đức Chúa Trời phán qua Kinh Thánh, chúng ta nên lắng nghe tiếng Ngài ở đó. Chúng ta chỉ có thể nghe tại nơi mà Ngài đã chọn để nói. Tôi có thể thích Ngài nói ở nơi khác, nhưng nếu Kinh Thánh là nơi Ngài đã nói thì đó là nơi tôi phải lắng nghe. Do đó, chúng ta không nên tuyệt vọng khi nghe tiếng nói của Đức Chúa Trời qua Kinh Thánh cho đến khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp và trung thành với Kinh Thánh để Kinh Thánh có thể vận hành trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng có bao nhiêu người đọc hoặc nghiên cứu Kinh Thánh một cách chuyên tâm và có hệ thống?”37

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi nhận ra điều Kinh Thánh luôn dạy, đó là, phước lành của Đức Chúa Trời được hứa ban không quá nhiều qua việc đọc hoặc học Kinh Thánh, mà là cho việc suy ngẫm về chúng. Người được phước, theo Thi-thiên 1:1-2, là người “suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm” (xem thêm Giô-suê 1:6-8). Suy ngẫm về Lời có nghĩa là nghiền ngẫm và cầu nguyện về lẽ thật và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta cho đến khi nó chạm đến trái tim chúng ta, trở thành nguồn sự sống của cuộc đời chúng ta (Châm Ngôn 4:23).

Sức mạnh của sự suy ngẫm được nhìn thấy trong nỗ lực của bác sĩ tâm lý Paul Meier nhằm tìm kiếm mối tương quan giữa trạng thái tâm lý của một người và đời sống tinh thần của họ. Ông yêu cầu mỗi sinh viên chủng viện trong lớp mà ông dạy phải hoàn thành một bài kiểm tra tâm lý tiêu chuẩn và một bảng câu hỏi về đời sống tâm linh. Ban đầu ông ngạc nhiên và thất vọng. Những sinh viên đã theo đạo Cơ Đốc trong nhiều năm chỉ khỏe mạnh và hạnh phúc hơn một chút so với những sinh viên đã theo đạo trong thời gian ngắn hơn. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, sự thất vọng của ông đã chuyển sang niềm vui khi ông tìm ra nhân tố quan trọng tạo nên sự khác biệt. Sự khác biệt đó là sinh viên có suy ngẫm hàng ngày hoặc gần như hàng ngày về Kinh Thánh hay không. Trong khi Meier thừa nhận rằng việc đổi mới tâm trí thông qua Kinh Thánh có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ những người bạn theo đạo Cơ đốc, ông kết luận, “Suy ngẫm hàng ngày về Kinh Thánh, với ứng dụng cá nhân, là phương tiện hữu hiệu nhất để đạt được niềm vui cá nhân, sự bình an, và sự trưởng thành về cảm xúc …. Trung bình, mất khoảng ba năm nghiền ngẫm Kinh Thánh hàng ngày để mang lại đủ thay đổi trong cách suy nghĩ và hành vi của một người để tạo ra sức khỏe tinh thần và hạnh phúc.”38

Martin Luther đã mô tả sức mạnh của việc suy ngẫm Lời Đức Chúa Trời trong việc mang lại sự biến đổi cuộc sống. “Vì những lời hứa này của Đức Chúa Trời là những lời thánh khiết, chân thật, công bình, tự do và ôn hòa, đầy sự tốt lành, nên linh hồn con người bám lấy chúng với đức tin vững chắc. Khi đó con người sẽ được kết hợp chặt chẽ cùng với Lời Chúa và được Lời hấp thụ hoàn toàn đến nỗi không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ tất cả quyền năng của Lời nhưng cũng sẽ bị Lời làm cho thỏa mãn và say đắm. Nếu một cái chạm vào của Đấng Christ giúp ta được chữa lành, thì cái chạm đầy thuộc linh dịu dàng nhất này sẽ còn nhiều hơn thế nào nữa, Lời của Đức Chúa Trời được hấp thụ, sẽ truyền đạt cho linh hồn mọi điều thuộc về Lời.”39

 

KẾT LUẬN

Để đặt câu hỏi, Kinh Thánh có quan trọng không? Có vẻ giống như hỏi, thực phẩm có quan trọng không? Nói một cách đơn giản, chúng ta không thể trải nghiệm cuộc sống thuộc linh mà không có Lời Chúa, giống như chúng ta có thể đi qua cuộc sống vật chất mà không có thức ăn. Kinh Thánh cho biết về Đấng Christ, và Đức Thánh Linh mở mắt chúng ta để thấy những điều kỳ diệu của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Kinh Thánh là ánh sáng của chúng ta (Thi Thiên 119:105), thức ăn của chúng ta (1 Phi-e-rơ 2:2; Hê-bơ-rơ 5:11-14), liều thuốc chữa lành (Thi Thiên 19:7; 119:93), thanh gươm cho trận chiến thuộc linh (Ê-phê-sô 6:17) và hạt giống được gieo sâu trong lòng có khả năng cứu chuộc (Gia-cơ 1:21; 1 Phi-e-rơ 1:23). Tóm lại, đó là tất cả những gì chúng ta cần, như John Newton, một nhà buôn nô lệ đã cải đạo, viết trong bài thơ này.

  Kinh Thánh quý giá? Thật là một kho báu

                                             Lời Chúa có quyền năng!

                                            Tất cả những gì tôi muốn cho cuộc sống hoặc niềm vui,

                                            Thức ăn và thuốc men, khiên và kiếm;

                                         Đều có trong Lời Chúa.                                          

Có thể thế gian đánh giá tôi là đáng thương, nhưng

tôi chỉ cần Christ, và chỉ duy Ngài, ngoài Ngài ra tôi không cần thêm gì nữa.40

 

 

admin

 

sách tham khảo UNDERSTANDING CHRISTIAN THEOLOGY

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên