Trang Chủ BIỆN GIÁO Đức Chúa Trời Ở Đâu?

Đức Chúa Trời Ở Đâu?

801
0
SHARE

“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Đức Chúa Trời tôi! tôi tôn sùng Ngài, tôi ngợi khen
danh Ngài; vì Ngài đã làm những sự mới lạ, là những mưu đã định từ xưa, cách
thành tín chân thật” (Ê-sai 25:1)

Việc tìm ra kháng sinh đã cách mạng hóa toàn bộ việc chăm sóc sức khoẻ. Trước những năm 1940, nhiễm trùng thường dẫn đến chết người. Từ đó tới nay, pê-ni-xi-lin đã cứu vô số người bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Người phát hiện khả năng của pê-ni-xi-lin và phổ biến nó đã được trao giải Nô-ben năm 1945.
Một thời gian dài trước khi tìm ra pê-ni-xi-lin, đã có những sát thủ thầm lặng làm việc để tiêu diệt vi khuẩn, cứu sống mạng người. Những sát thủ ấy là các bạch cầu. Chính những “người lao động chăm chỉ” ấy là cách Đức Chúa Trời bảo vệ chúng ta khỏi tật bệnh. Không ai biết bạch cầu đã ngăn chặn bao nhiêu cuộc tấn công hay đã giữ được bao nhiêu sinh mạng. Chúng rất ít được con người công nhận về những việc chúng làm.
Đức Chúa Trời cũng phải nhận sự đối xử tương tự. Ngài thường bị đổ lỗi khi có điều không may xảy ra, nhưng Ngài hiếm khi được công nhận cho những việc tốt Ngài làm. Hằng ngày người ta thức dậy, thay quần áo, lái xe đi học, đi làm, đi chợ, và trở về an toàn bên gia đình. Chẳng ai biết Đức Chúa Trời đã bao lần cứu họ khỏi gian nguy. Nhưng khi có bi kịch, chúng ta lại hỏi: “Chúa ở đâu?”
Khi tôi xem xét những việc diệu kỳ mà Chúa âm thầm thực hiện vì tôi từng ngày. “Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Đức Chúa Trời tôi! tôi tôn sùng Ngài, tôi ngợi khen danh Ngài; vì Ngài đã làm những sự mới lạ, là những mưu đã định từ xưa, cách thành tín chân thật” (Ê-sai 25:1). Tôi thấy rằng lời ca ngợi của chúng ta cần nhiều hơn là cầu xin.
🙂
Sự tốt lành của Đức Chúa Trời đã củng cố đời sống bạn theo những cách nào? Bạn đang cảm tạ Ngài về điều gì hôm nay?
Tiến sĩ B trên đường về thăm lại làng xưa.
Ngồi trên chiếc ghe nhỏ chở khách sang sông ông bắt chuyện với người lái đò:
– Anh có biết âm nhạc không?
– Không biết.
– Anh có biết hội họa không?
– Dạ cũng không biết
– Anh có biết làm thơ không?
– Ồ, ông hỏi những câu này tôi xin bó tay.
– Cái gì anh cũng không biết, vậy là anh xem như chết mất một nửa cuộc đời.
Đột nhiên trời trở gió, mưa giông sấm sét, nước lũ tràn về… chiếc ghe nhỏ chòng chành sắp chìm. Anh lái đò hốt hoảng hỏi ông tiến sĩ:
– Ông có biết bơi không?
– Tôi không biết.
– Vậy là ông chết chắc rồi, ông sẽ chết cả cuộc đời.
Chiếc ghe lật úp, chìm vào dòng nước xoáy….
Than ôi, chết cả cuộc đời!
🙂
KINH THÁNH nói gì?
Tôi cũng coi hết thảy mọi sự như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi. (Phi-líp 3:8)
🙂

Có Đức Chúa Trời Không?
“Vì điều chi có thể biết được về Đức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được.” Rô-ma 1:19-20
Thông tấn xã AP của Hoa Kỳ đã có một bài báo vào ngày 10 tháng 12 năm 2004 thu hút sự chú ý của mọi người. Tựa đề của nó là “Một Triết Gia Vô Thần 81 Tuổi Tin Nhận Đức Chúa Trời.” Triết gia này chính là Giáo sư Antony Flew, một người Anh đã từng dẫn đầu cho chủ nghĩa vô thần trong hơn 50 năm qua, tuyên bố rằng phải có một tâm trí siêu thông minh là nguồn gốc cho sự sống và mọi phức hợp của tự nhiên. Ông đưa ra những bằng chứng khoa học cho quan điểm này. Cuối cùng tiến sĩ Antony Flew đi tới một kết luận là chắc chắn có một Đấng Sáng Tạo nên con người và tất cả những gì tồn tại đang vận hành trong vũ trụ rộng lớn vô cùng.

Tin vào Đức Chúa Trời là một điều bình thường.
Có Đức Chúa Trời hay không? Hầu hết mọi người đều nói có. Viện thăm dò dư luận Gallup cho biết 90% người Mỹ tin vào Đức Chúa Trời. Điều này cho chúng ta thấy rằng tin vào TRỜI là một hành động rất bình thường của nhiều người, đặc biệt là ở Mỹ. Sự phổ biến rộng rãi của niềm tin vào TRỜI đã khiến một số nhà thần kinh học phải điều tra khả năng con người được “gắn cứng” (được thiết kế) để tin vào Đấng Sáng Tạo. Điều này sẽ không làm cho chúng ta ngạc nhiên, bởi vì Kinh Thánh nói rằng con người được sáng tạo theo hình ảnh của Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 1:26). Vì vậy con người có khuynh hướng tự nhiên là tin vào TRỜI.
Nếu như niềm tin vào Đức Chúa Trời đã được thiết kế vào trong các Gen của con người, thì Augustine đã rất sáng tỏ khi ông tuyên bố cách đây mười sáu thế kỷ: “Đức Chúa Trời đã tạo dựng chúng ta cho chính Ngài, vì vậy lòng chúng ta không bao giờ được yên nghỉ cho đến khi chúng ta tìm được chỗ nghỉ yên trong Chúa.”

Tin vào Đức Chúa Trời là một điều đương nhiên.
Từ “bình thường” hàm ý đến sự biểu đạt niềm tin của từng cá nhân với Đức Chúa Trời, trong khi từ “đương nhiên hay hợp với tự nhiên” diễn tả tính chất cộng đồng của việc thực hành tôn giáo trong xã hội. Trong tác phẩm Nguồn Gốc Loài Người Charles Darwin đã viết: “Một niềm tin vào các chủ thể thuộc linh khắp mọi nơi dường như đã trở nên phổ quát.” Một bài báo trên tờ New York Times viết, “Theo các nhà nhân chủng học thì các tôn giáo cùng chia sẻ những đặc điểm siêu nhiên đó là niềm tin vào TRỜI hay các vị thần. Người ta tin rằng sự cầu nguyện có thể thay đổi số phận và các sự kiện trong đời sống. Điều này được tìm thấy trong hầu hết các nền văn hóa.” Luận điểm này được duy trì đến hôm nay.

Tin vào Đức Chúa Trời là hợp lý.
Với những khám phá và chứng minh của khoa học trong những năm gần đây càng củng cố niềm tin vào TRỜI là phù hợp với lý trí và phải lẽ cho con người. Tiến sĩ Alan Sandage, một nhà thiên văn học hàng đầu của thế giới đã phát biểu trong một buổi phỏng vấn: “Thế giới của vũ trụ quá phức tạp trong tất cả các phần và các kết nối hữu cơ của nó thì không thể là một sự tình cờ. Tôi tin rằng sự tồn tại của cuộc sống và các vật thể trong một trật tự hài hòa thật quá hoàn hảo. … Vì vậy nhiều nhà khoa học đang hướng tới đức tin từ chính công việc của họ.”7
Sự hùng vĩ của các từng trời khiến cho trước giả viết Kinh Thánh đã phải kinh ngạc:
“Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm.” (Thi thiên 19:1) Nếu như vào thời của Đa-vít là khoảng một ngàn năm trước khi Chúa Jesus giáng sinh, con người có thể nhìn thấy khoảng sáu ngàn ngôi sao bằng mắt thường, thì hôm nay nhờ vào các viễn vọng kính hiện đại các nhà thiên văn học đã có thể quan sát từ mặt đất một ngàn lũy thừa bảy ngôi sao trên bầu trời, hoặc có thể nhiều hơn đến vô hạn.8
Thật đáng kinh ngạc khi nói rằng bên trong mỗi nguyên tử nhỏ bé là một vũ trụ rộng lớn xoay quanh sự phối hợp hoàn hảo của những định luật mà điều khiển vô số các thiên hà, những hành tinh nhỏ bé, các chuẩn hành tinh ở rất xa, các hố đen và các thực thể khác trong không gian. Các nhà khoa học đã khám phá một mảng toàn bộ thành tố trong các cấu trúc rất nhỏ của nguyên tử.
Để tin rằng tính phức tạp không thể tin được của sự sáng tạo đã xảy ra chỉ vì sự tình cờ là mù quáng. Một bước nhảy vọt của đức tin đối với nhiều nhà khoa học là sau khi khảo sát nhiều bằng chứng và các lý thuyết khác, họ đã đi đến kết luận rằng lời giải thích hợp lý nhất cho nguồn gốc của vũ trụ là một thực thể thông minh siêu đẳng mà chúng ta gọi là TRỜI.
Tại sao các khoa học gia tin vào Đức Chúa Trời?
Tiến sĩ Francis S. Collins, là Giám đốc của Viện Nghiên Cứu Quốc Gia về Gen con người, mà một số người gọi ông là người có uy tín nhất trong giới khoa học. Gen hay Genome là một từ có từ năm 1930. Nó được hình thành bởi từ gene trong Tiếng Đức và từ soma (cơ thể) trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là thông tin về di truyền trong một cơ thể.9
Tất cả các sinh vật sống đều có Gen, nhưng Collins chủ yếu nghiên cứu Gen của con người trong lĩnh vực di truyền học. Câu chuyện của Collins về việc trở thành một Cơ đốc nhân được thu thập từ hai cuộc phỏng vấn mà ông đã có với các đài truyền hình PBS10 và CNN11 cùng cuốn sách bán chạy nhất của ông là: Ngôn Ngữ Của Đức Chúa Trời – Một Nhà Khoa Học Giới Thiệu Những Bằng Chứng Của Niềm Tin.
Collins phát biểu trong buổi phỏng vấn với CNN, “Tôi là một khoa học gia đồng thời cũng là Cơ đốc nhân. Tôi thấy không có gì mâu thuẫn giữa lĩnh vực khoa học và niềm tin vào TRỜI.” Trong khi còn là một sinh viên theo đuổi bằng Thạc sỹ về Cơ học lượng tử tại Đại học Yale, Collins đã trở thành một người vô thần và ông nói rằng “tôi cảm thấy khá thoải mái khi thách thức niềm tin thiêng liêng của bất cứ ai đề cập đến và tôi đánh giá thấp những quan điểm của họ mà tôi cho là mang tính mê tín dị đoan.”
Sau khi trở nên vỡ mộng với nghiên cứu sau đại học về Vật lý lượng tử, ông đã tham gia khóa học về Hóa Sinh. Điều đó thôi thúc ông ghi danh vào trường Đại học Y khoa của North Carolina và đã lấy bằng tiến sĩ ở đây. Trong thời gian nghiên cứu nội khoa, Collins đã rất ấn tượng bởi nhiều bệnh nhân trải qua những đau khổ khủng khiếp, nhưng họ có được sự thoải mái đáng kể từ niềm tin vào TRỜI. Một vài bệnh nhân hỏi Collins là ông đang tin vào điều gì. Collins ngập ngừng, bối rối trả lời là ông cũng không biết mình tin vào cái gì.
Collins nhận ra rằng là một nhà khoa học, ông đã luôn luôn khăng khăng đòi thu thập tất cả các dữ liệu có sẵn trước khi kết luận, nhưng ông đã không thu thập được bất cứ dữ liệu nào liên quan đến niềm tin vào Đức Chúa Trời trước khi đưa ra các giả thuyết của ông. Trong một nỗ lực để củng cố nền tảng tốt hơn trong chủ nghĩa vô thần của mình, ông đã viếng thăm vị mục sư của Hội thánh Giám lý trong vùng phụ cận. Vị mục sư này đã đề nghị Collins thử đọc sách Phúc âm Giăng. Collins làm theo và ông cảm thấy bối rối xen lẫn sự thú vị khi đọc sách, nhưng ông chưa sẵn sàng tiếp nhận ánh sáng của lẽ thật mặc dù hiểu phần nào những gì sứ đồ Giăng viết.
Sau đó vị mục sư cũng đưa thêm cho Collins quyển sách mỏng về giáo lý Đạo Cơ đốc của tác giả C.S. Lewis. Và khi đọc nó, Collins có sự tranh chiến vì những luận điểm của tác giả trên căn bản các qui luật đạo đức và bản chất của con người. Trong mỗi nền văn hoá, có một tiêu chuẩn đúng và sai. Tiêu chuẩn này là duy nhất trong vương quốc của động vật. Khái niệm đúng và sai trong lòng con người cho thấy một bản chất tâm linh nằm trong tất cả chúng ta và cho thấy chính Đức Chúa Trời là tốt và thánh.
Collins đã nhận ra là một nhà khoa học ông đang nhìn vào những thành phần của Ngôi Nhà, nhưng ông chưa bao giờ suy nghĩ thấu đáo để đối thoại với chính Chủ Nhân. Collins đã cẩn thận ghi chép những nghiên cứu của mình, nhưng chưa bao giờ lắng nghe tiếng của Âm Nhạc thiên thượng.
Sau nhiều tháng tranh chiến, Collins bắt đầu hiểu ra vấn đề. Nếu có TRỜI, Ngài là Đấng thánh còn con người thì không. Ông ta nhận thức rằng Đấng Christ đã cung ứng một chiếc cầu cho con người bất khiết có thể đến với Đức Chúa Trời thánh khiết.
“Cuối cùng sau một năm tranh chiến, tôi đã trở về với Ngài. Đó là lúc tôi đang đi bộ đường dài trên dãy núi xinh đẹp Casade, tôi nhìn thấy quang cảnh thiên nhiên hết sức tuyệt vời, và đó là giây phút tôi nói “Vâng” với Đấng đã yêu tôi và phó chính mình Ngài vì tôi. Năm đó tôi 27 tuổi. Tôi sẽ không bao giờ quay trở lại với chủ thuyết vô thần trước đây của mình.”

Hành trình vào sự sáng
Giáo sư Tiến sĩ Emile Cailler giảng dạy ở University of Princeton, đã viết ra những trải nghiệm cá nhân khi ông cải đạo trong sách “Hành trình vào sự sáng”. Khi Cailler kết hôn, ông đã nói với người vợ là ông sẽ không cho phép tôn giáo bước vào trong gia đình. Ông gia nhập quân đội Pháp trong Thế chiến thứ nhất, và trải qua nhiều đêm cô đơn nằm trong giao thông hào làm nhiệm vụ của một người lính. Một cách bí mật, ông bắt đầu viết một cuốn sách cho riêng mình. Khi được trở về nhà, ông tập họp các đoạn văn tự bạch của mình và sao chép chúng thành một quyển nhật ký.
Quyển sách phong phú nói về những trải nghiệm trong cuộc sống và những cam kết trong tương lai của ông đã được hoàn thành. Ông ngồi xuống dưới một bóng cây vào một ngày nắng đẹp và mở “tuyển tập quý báu” ra. Khi đọc nó, cảm giác thất vọng trong ông chợt đến. Ông nhận ra rằng “toàn bộ quyết tâm làm việc nọ việc kia của ông trong sách sẽ khó mà thành công nếu ông chỉ cậy sức riêng của mình.”
Ngay lúc đó vợ ông bước đến chỗ ông ngồi. Bà ấy đi mua sắm và “tình cờ” ghé vào nhà thờ Cơ đốc Huguenot. Vị mục sư ở đó đã tặng cho bà một quyển Kinh Thánh Pháp Văn sau khi được bà ngỏ lời xin một quyển. Bà nhận quyển Kinh Thánh trở về nhà. Trong lòng bà lâng lâng một cảm giác hồi họp, sợ rằng chồng của mình sẽ nổi giận vì nhớ lời tuyên bố của ông trước đó là không cho phép tôn giáo bước vào nhà.
Bà nói lời xin lỗi và báo cho ông biết là mình có đem về một quyển Kinh Thánh từ nhà thờ. Ông cắt ngang:
“Kinh Thánh, bà nói gì? Hãy đưa nó cho tôi, tôi chưa từng bao giờ đọc quyển sách ấy.”
Bà vợ lập tức tuân theo, và đưa sách cho ông. Ông mở Kinh Thánh ra và cũng “tình cờ” đúng vào phần Bài Giảng Trên Núi với các phước lành mà Chúa Jesus đã giảng. Giáo sư Tiến sĩ Emile Cailler tự bạch: “Tôi đã đọc ngấu nghiến quyển Kinh Thánh, đặc biệt là cách sách Phúc Âm. Tôi sững sờ và nhận ra đây là quyển sách với những nội dung làm tôi bừng tỉnh ra khỏi một giấc ngủ dài. Lẽ ra tôi phải nghiên cứu nó trước đây. Những lời trong quyển sách đã quấn chặt lấy tôi. Tôi chợt hiểu ra quyển nhật ký của tôi không là gì cả so với sự vĩ đại và siêu việt của quyển sách này. Tôi biết có một Đấng đang phán dạy tôi qua từng trang Kinh Thánh. Và cuối cùng tôi đã đến với Đức Chúa Trời bằng lời cầu nguyện của mình. Chúa đã trả lời các câu hỏi của tôi theo cùng một cách mà Ngài đã trả lời từ Kinh Thánh.”

Vẻ Đẹp Của Phúc Âm.
Vẻ đẹp của Phúc Âm đã kéo nguyên Tiến sĩ John A. McIntyre, giáo sư môn Vật lý của Đại học Princeton đồng thời là Phó Giám đốc của Học viện Vật lý Cyclotron Của Đại học Texas A&M đến với Đấng Christ. Trong khi tham gia vào một nhóm học Kinh Thánh, ông nhận thấy công tác giảng dạy Vật lý của ông đã chuẩn bị và giúp ông đánh giá đúng đắn về Kinh Thánh. Kinh Thánh được đánh giá là đúng, xác thực cũng giống như một nhà khoa học xem thiên nhiên là hài hòa, thống nhất và có thể hiểu được. Khi gặp các vấn đề khó khăn trong dạy học và thảo luận nhóm, ông có thể tìm thấy sự thách thức để đưa ra những lý giải phù hợp với Kinh Thánh thay vì tìm cách chứng minh Kinh Thánh sai lầm. Nhóm học Kinh Thánh này đã nghiên cứu Kinh Thánh một cách cẩn thận, họ so sánh các đoạn Kinh Thánh khác nhau và kiểm tra chéo cho một chủ đề nghiên cứu giống như cách các nhà khoa học làm trong phòng thí nghiệm.18
Sau khi nhìn vào các bằng chứng xác thực của Kinh Thánh, Tiến sĩ John A. McIntyre được thuyết phục để tin vào uy quyền của Kinh Thánh. Đang khi đọc sách Phúc Âm Giăng, ông được Thánh Linh soi sáng và nhận biết Chúa Jesus là Đấng mà Kinh Thánh đang nói đến.
John A. McIntyre đã đưa ra bốn lý do để một nhà khoa học tin vào Phúc Âm.
1. Phúc Âm của Christ là một lời giải thích hợp lý về nhiều sự việc, từ bản chất gian ác của con người đến trật tự hài hòa kỳ diệu của vũ trụ. … Một khoa học gia bị quyến rũ bởi hệ thống Thần học bao quát, hợp lý và sâu sắc uyên thâm của Cơ đốc giáo.
2. “Tiêu chuẩn đạo đức tốt nhất mà chúng ta có thể biết đó là tiêu chuẩn của Cơ đốc nhân. Người có đầu óc thực tế hài lòng với kết quả của khoa học hoặc thần học, trong khi các nhà khoa học và Cơ đốc nhân quan tâm nhiều hơn đến những gì nằm phía sau các kết quả thực tế. Cơ đốc nhân cũng biết rằng đời sống đạo đức của mình không thể được cải thiện bằng việc làm hay các kết quả, nhưng là đời sống ấy cần phải được nối kết với Đấng Christ – Nguồn của sự sống. Vì vậy, theo bản chất tự nhiên của một tâm trí đam mê nghiên cứu, một nhà khoa học được dẫn dắt tìm kiếm cái gì đó cao hơn chủ nghĩa nhân văn, và sự tìm kiếm này sẽ dẫn người đó đến với Đấng Christ.”
3. Một đặc tính lạ lùng của các câu chuyện Phúc Âm là tính hấp dẫn của nó. Điều này lôi cuốn các nhà khoa học vốn quen với các suy nghĩ trừu tượng và phức tạp. “…Khi Phúc Âm nhấn mạnh vào các trình tự dường như phức tạp mà Đức Chúa Trời xử lý với con người thì nhà khoa học có khuynh hướng cởi mở hơn.”
4. Nhiều đoạn Kinh Thánh có vẻ như mâu thuẫn – rất khó để làm cho hài hòa với nhau, nhưng các nhà khoa học đã gặp những sự thật dường như trái ngược trong thế giới vật chất cũng giống như vậy. Ví dụ một điện tử có thể được mô tả ngang bằng với một làn sóng hoặc một hạt điện tử khác phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra nó. Vì thế các khoa học gia không ngạc nhiên khi họ bắt gặp những phần Kinh Thánh dường như trái ngược với nhau.
John A. McIntyre đi đến kết luận: “Một nhà khoa học có thể trông mong nhiều hơn ở những nguyên lý tuyệt vời nhất mà ông nghĩ ra, chúng được làm cho có giá trị đầy đủ trong những trải nghiệm đời sống.”

Bằng chứng về sự hiện hữu của Ông TRỜI.
Từ những lời làm chứng của nhiều người đã cải đạo sang Cơ đốc giáo để tin vào một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật, những bằng chứng sau đây về một Ông TRỜI hiện hữu được trích dẫn.

Những lời chứng từ các chứng nhân ưu tú.
Từ thời kỳ Hội Thánh mãi đến hôm nay, những bằng chứng quyền năng nhất về sự hiện hữu của Đức Chúa Trời đến từ đông đảo các chứng nhân ưu tú. Chính các sứ đồ đã được biến đổi hoàn toàn từ những người trốn chạy sợ hãi núp sau những cánh cửa đóng kín trở thành những người bênh vực chính nghĩa Đấng Christ một cách can đảm trước một chính quyền bất khả chiến bại có quyền lực nhất trong lịch sử thế giới vào thời đó. Chúng ta thấy rằng những người nghèo khó, bình dân bước theo Jesus – người Na-xa-rét như các môn đồ đầu tiên sẽ không đạt được gì trong thế gian nếu như Đấng Mê-si không đến. Máu của các thánh tử đạo như Ê-tiên đã đổ ra không phải là vô ích nhưng trở thành hạt giống quyền năng làm bùng nổ Phúc Âm. Khi những Cơ đốc nhân đầu tiên trong thế kỷ thứ nhất bị bách hại, họ đã tản lạc ra như những tia lửa trong gió để lan truyền Tin mừng cho những tấm lòng khô hạn của thế giới ngoại bang.
Trong tác phẩm nổi tiếng Các Thánh Tử Đạo đã tổng hợp hàng ngàn trường hợp những người chết vì danh Chúa. Khi Patrick Hamilton hai mươi ba tuổi bị thiêu sống tại Scotland vào năm 1527 vì những nguyên tắc sống đạo Cơ đốc của mình, một thanh niên nói lời ủng hộ anh cũng đồng chịu chung số phận sau đó. Một trong những cố vấn cho Giáo hội Công giáo thời đó gợi ý rằng những người bị kết án chống lại Giáo hội phải bị đốt cháy trong hầm rượu bởi vì “ngọn lử thiêu Patrick Hamilton đã lan truyền cảm hứng đến cho tất cả những người mến mộ anh.”
Có thể nói hầu hết các thánh tử đạo đã trở thành chứng nhân cho thế giới và đặc biệt là cho những người tin. Đây cũng là điều Chúa Jesus đã phán: “Các ngươi sẽ trở thành chứng nhân của ta..” (Công vụ 1:8). Khi mô tả sự chuyển đổi của mình từ thuyết vô thần sang niềm tin Cơ đốc, nhà lý luận Lee Strobel nói, “Tôi vẫn có thể tiếp tục bị sa lầy trong chủ nghĩa vô thần nếu không gặp người phụ nữ mà tôi kết hôn lần thứ hai. Để quyết định đi theo Đấng Christ, tôi đã sử dụng các kiến thức truyền thông và tính hợp pháp trên mỗi văn cảnh để điều tra xem Cơ đốc giáo có ý nghĩa hay không….Và khi tôi đi đến kết luận cuối cùng là chọn lựa Christ làm mục đích của đời sống thì điều này đã thay đổi toàn bộ cuộc đời tôi.” Như vậy chúng ta thấy rằng đời sống và việc làm hằng ngày của các chứng nhân Đấng Christ là phương cách Đức Chúa Trời sử dụng để kéo con người đến với Ngài.

Bằng chứng về vũ trụ có sự khởi đầu
Nền tảng của bằng chứng này đến từ một suy luận hợp lý: Mọi thứ hiện hữu hay xảy ra đều có một nguyên nhân. Dĩ nhiên ý tưởng này cũng trùng hợp với câu đầu tiên của Kinh Thánh: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất.” (Sáng. 1:1)
Trải qua suốt nhiều năm đã có một cuộc tranh luận giữa vòng các nhà khoa học về câu hỏi: Liệu vũ trụ có khởi đầu hay là nó luôn tồn tại (thuyết trạng thái ổn định)? Khoa học gia Sir Fred Hoyle, một người Anh kiên trì ủng hộ thuyết trạng thái ổn định, thay vì đi theo giả thuyết Big Bang để miêu tả quan điểm cho thấy vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ lớn.
Tuy nhiên trong năm mươi năm qua, có những khám phá mới dường như được chứng minh một cách khoa học rằng kết luận về tình trạng vũ trụ hiện nay được chấp nhận bởi hầu hết các nhà khoa học là những người nghiên cứu mô hình cấu tạo và các tương tác của nó. Bằng các phép tính hiện đại, giới khoa học đồng ý rằng vũ trụ đã hình thành cách đây khoảng 13,7 tỉ năm.26 Điều này cũng nói lên rằng vũ trụ đã có một khởi đầu. Vũ trụ không phải hằng có đời đời vĩnh cửu và vì vậy nó không phải là Đức Chúa Trời. Quan điểm này cũng bày tỏ ra một ý tưởng là Ông TRỜI đã tạo dựng vũ trụ.
Thuật ngữ thần học chính thống cho bằng chứng về sự tồn tại của Đức Chúa Trời là một sự tranh luận về vũ trụ học. Từ vũ trụ đến từ một từ Hy Lạp là kosmos (trật tự hòa hợp của vũ trụ) và logos (lời chỉ dẫn). Vũ trụ có một nguyên nhân đầu tiên và động lực chủ yếu để xuất hiện. Điều này dẫn tới một Đức Chúa Trời là Đấng Toàn Tri, Toàn Năng, Đời Đời là Cội nguồn của mọi sự sáng tạo. Bởi vì Đức Chúa Trời là đời đời, Ngài không có sự khởi đầu và không có bất kỳ một chủ thể nào tạo ra Ngài. Ngài là Nguyên Nhân đầu tiên, và vũ trụ chỉ có thể là tác phẩm của Ngài.
Như vậy có hai sự lựa chọn. Hoặc vũ trụ là vĩnh cửu (mà giới khoa học dường như đồng ý nó không phải là vĩnh cửu), hoặc TRỜI là đời đời – vĩnh cửu. Một trong hai lựa chọn này đòi hỏi đức tin vì con người không hề có sự quan sát trực tiếp vào quá trình tạo dựng vũ trụ. Khi chúng ta tiếp tục chủ đề này với các bằng chứng khác, thì dễ dàng để thấy rằng TRỜI là kết luận hợp lý nhất cho nguồn gốc của vũ trụ.

Bằng chứng của sự sáng tạo
Các nhà triết học gọi bằng chứng của sự sáng tạo là học thuyết mục đích. Học thuyết mục đích đến từ hai từ Hy Lạp là telos (kết quả hay mục đích) và logos (sự chỉ dẫn). Học thuyết mục đích có nghĩa là nghiên cứu các bằng chứng về sự sáng tạo và mục đích của nó.
Có lẽ đây là minh họa nổi tiếng nhất. Trong tác phẩm Thần Học Tự Nhiên được xuất bản vào năm 1802 tác giả William Paley viết rằng nếu ông đi dạo chơi trong một công viên và tìm thấy một chiếc đồng hồ nằm trên mặt đất, ông ta sẽ nghĩ rằng có một kỹ sư đã thiết kế và chế tạo ra chiếc đồng hồ tinh xảo đó.28
Những minh họa khác cũng được sử dụng. Một trong những minh họa này được gọi là nguyên lý khỉ đánh máy. Theo lý thuyết này, xác suất vũ trụ xuất hiện một cách tình cờ mà không đến từ một thiết kế thông minh sẽ thấp hơn nhiều so với một triệu con khỉ đánh máy trên một triệu cái máy chữ trong một triệu năm để có thể ghi lại các tác phẩm của Shakespeare. Dĩ nhiên khỉ gõ bàn phím là điên rồ, vì vậy kết luận hợp lý phải là vũ trụ chỉ có thể xuất hiện từ một tâm trí siêu đẳng là TRỜI.
Vũ trụ to lớn và vô cùng phức tạp đến nỗi tất cả các sách trong lịch sử nhân loại không thể viết đầy đủ về nó. Vì thế trong ánh sáng của những buổi thảo luận về vũ trụ và niềm tin vào TRỜI, nhà soạn kịch Tom Stoppard đã phát biểu thông qua một vai diễn: “Ý tưởng về Chúa tạo dựng vũ trụ có vẻ chính đáng hơn so với ý này: nếu có thời gian, một số binh lính đặc nhiệm Anh có thể viết các bài thơ trữ tình giống như của Shakespeare.”

Sự Hòa Hợp Của Tất Cả Tạo Vật
Có nhiều bằng chứng cho chúng ta biết vũ trụ đã hòa hợp trong một trật tự kỳ diệu để tồn tại. Lý thuyết về tốc độ giãn nở của vũ trụ thì không mâu thuẫn với công cuộc sáng tạo. Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu tốc độ giãn nở của vũ trụ nhanh hơn hoặc chậm hơn với tốc độ tự nhiên của nó thì sẽ gây ra các xáo trộn lớn.
Tính chất độc nhất vô nhị của sự sống trên trái đất đòi hỏi nhiều hơn một loạt các sự trùng hợp đáng chú ý. Trong tác phẩm “Đất hiếm: Tại sao sự sống phức hợp lại không phổ biến trong vũ trụ” các giáo sư Peter Douglas và Donald Brownlee của Đại học Washington cho rằng chúng ta càng học được nhiều về trái đất, chúng ta càng nhận thấy sự tồn tại của cuộc sống phức hợp (đời sống động vật) trong vũ trụ dường như không thể xảy ra, nếu như không có một quyền quyền lực siêu nhiên vận hành nó.31
Dĩ nhiên, có nhiều sách sách đã được viết về những tính chất độc đáo của trái đất. Những tham số sau đây là cần thiết cho nó để duy trì sự sống:
– Mặt trời có kích thước phù hợp để cung cấp ánh sáng và năng lượng cho hành tinh của chúng ta. Còn nếu như mặt trời lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với kích cỡ hiện tại, thì sự sống trên trái đất đã không được duy trì.
– Cự ly giữa trái đất và mặt trời là 93 000 000 dặm là thích hợp. Nếu cự ly này dài hơn hoặc ngắn hơn, trái đất sẽ trở nên rất nóng hoặc rất lạnh. Chúng ta biết rằng sao Thủy và sao Kim thì rất gần mặt trời. Còn sao Hỏa thì ở rất xa nó.
– Kích cỡ của trái đất là phù hợp trong vũ trụ rộng lớn. Kích thước trái đất cho phép trọng lực của nó giữ được sự hòa lẫn của các loại khí trong bầu khí quyển. Trái đất của chúng ta là hành tinh duy nhất có bầu khí quyển thích hợp để duy trì sự sống cho thực vật, động vật và con người.
– Trái đất nghiêng trên trục của nó ở 23,5 độ, cho phép duy trì khí hậu ổn định trên toàn hành tinh.
– Cự ly giữa mặt trăng và trái đất là hoàn toàn chính xác và phù hợp. Nó không thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Điều này làm cho thủy triều chuyển động nhịp nhàng theo di chuyển của mặt trăng để ngăn chặn sự tù hãm của các đại dương nhưng không gây ra sóng lớn làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của tàu bè trên biển.
– Mộc tinh là một hành tinh có đúng kích cỡ và khoảng cách phù hợp với trái đất tạo ra một lực hấp dẫn đủ mạnh để quét hầu hết các mảnh vụn trong không gian ra xa khỏi hành tinh của chúng ta.
– Sự hiện diện của nước trên bề mặt địa cầu đóng vai trò như một dung môi phổ quát. Tỷ lệ chính xác là 70% nước bao phủ địa cầu và 30% diện tích đất trên hành tinh của chúng ta. Điều này dẫn đến một lộ trình tự nhiên để có thể tái chế nước ngọt từ các nguồn nước mặn của đại dương. Cũng rất đáng để xem xét vấn đề phân phối nước trên toàn thế giới thông qua việc ngưng tụ hơi nước.
Những thông số trên đây hợp lý và được kiểm soát một cách tinh vi trên cả tuyệt vời. Thật là mù quáng cho rằng sự vận hành của toàn bộ vũ trụ chỉ là tình cờ mà không có một Đấng toàn năng siêu việt thiết kế và cho phép nó tồn tại.

Nguồn gốc của sự sống
Có vẻ như không hợp lý với lý thuyết “chủ thể không có sự sống lại tạo ra sự sống.” Phải có sự sống để tạo ra sự sống, hoặc như Kinh Thánh nói cách rõ ràng về Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo vũ trụ: “Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài. Trong Ngài có sự sống, sự sống là sự sáng của loài người.” (Giăng 1:3-4)
Một trong những giả thuyết phổ biến về sự sống có thể đến từ chủ thể phi sự sống là lý thuyết Nitroglycerin nguyên sinh. Theo lý thuyết này, một số loại khí và hóa chất trong đại dương hoặc trong các ao hồ có thể đã được kích hoạt bằng các tia chớp của ánh sáng rồi tạo ra các axit amin là một phần của của sinh vật sống. Lý thuyết này đã bị coi là không đáng tin cậy về mặt tổng hợp và thống kê nếu không nói là không thể được vì tính chất thiếu nhất quán của nó.

Thân thể con người
Thân thể con người là cả một vũ trụ thu nhỏ đáng kinh ngạc. Nó bao gồm 206 khúc xương, 9 hệ thống cơ quan chính, và 75 ngàn tỷ tế bào.32 Trái tim đập 36 triệu lần mỗi năm để bơm máu luân chuyển đi khắp cơ thể. Các chuyên gia nghiên cứu về cơ thể nói rằng thân thể con người phát triển từ một tế bào nguyên sinh không lớn hơn đầu của một mũi kim nhỏ. Còn trước giả Thi thiên thì đã thốt lên: “Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm.” (Thi. 139:14)
Bộ não con người cũng được gọi là một “vũ trụ thu nhỏ vô cùng tinh vi và phức tạp.”33 Nó giống như một siêu máy vi tính bao gồm 100 tỷ tế bào thần kinh đan xen phức hợp để lưu trữ, trao đổi các thông tin và thực hiện nhiều chức năng khác. Tất cả các tế bào thần kinh này tự động xử lý phản ứng với đầu vào của năm giác quan và điều khiển các chức năng của cơ thể. Khi nhìn thấy một máy vi tính, đương nhiên chúng ta tin rằng có một cá nhân hoặc một nhóm các kỹ sư đã chế tạo ra nó. Vì vậy bộ não con người với tất cả những tinh vi, kỳ diệu của nó phải được thiết kế và làm nên từ một tâm trí siêu đẳng.
Đôi mắt của con người nhỏ bằng một viên bi cũng là một máy thu hình kỳ diệu. Nó tổng hợp phân tích các màu sắc, thay đổi tự động các kênh còn nhanh hơn cả TV, và đi kèm với một nguồn điện được vận hành suốt cả đời người cho đến chết! Có thể nào nói rằng đôi mắt ấy xuất hiện trên cơ thể người chỉ là một sự tình cờ?
DNA (Deoxyribonucleic acid) đã trở thành một thuật ngữ phổ biến trong kho từ vựng của ngôn ngữ trên thế giới kể từ khi các nhà di truyền học Francis Crick và James D. Watson phát hiện ra cấu trúc phân tử chuỗi xoắn kép của nó vào năm 1953.34 Các tế bào đơn lẻ của ADN rất nhỏ đến nỗi hàng ngàn tế bào đó có thể tập hợp lại thành một điểm nhỏ như trên đầu của một mũi kim khâu. Và mỗi tế bào như vậy chứa đựng các thông tin về di truyền cơ thể. DNA lưu trữ thông tin sinh học, các mã di truyền đến các thế hệ tiếp theo và chỉ dẫn cho quá trình sinh tổng hợp Protein. Thật là kỳ diệu với những khám phá và ứng dụng về DNA. Chỉ có thể nói rằng cấu tạo của DNA biểu thị ra một tâm trí siêu thông minh vượt quá suy tưởng của con người.

Bằng chứng của Tri giác phân biệt điều đúng và sai.
Bằng chứng cho sự hiện hữu của TRỜI còn được thể hiện trong luật đạo đức, tiếng nói của lương tâm và tri giác nhận biết điều đúng sai. Trong tác phẩm “Chỉ Có Trong Cơ đốc giáo”, tác giả C. S. Lewis đã từng là một người vô thần nói về tính chất hiển nhiên cho sự hiện hữu của Đức Chúa Trời, mà ông gọi là “qui luật về bản chất con người”. Ông viết: “Con người trên khắp trái đất có ý tưởng mạnh mẽ rằng họ nên hành xử theo một qui luật nhất định, và không thể loại bỏ ý tưởng đó.”
Để phản đối một ý thức bẩm sinh có thể phân biệt điều đúng và sai là một bản năng sống bầy đàn, tác giả trả lời rằng một bản năng sẽ chọn tự bảo vệ chính mình thay vì đối diện nguy hiểm để giúp đỡ người khác. Thực tế là cảm giác tội lỗi có thể được cảm nhận sau này trong khi thất bại để giúp đỡ một người khác cho thấy một ý thức về điều nên làm và một qui luật đạo đức phổ quát.
Với những người nói rằng: “không có những nguyên tắc đạo đức nào là đúng hơn hoặc hay hơn bất kỳ những nguyên tắc khác”. Lewis trả lời: “sẽ không có ý nghĩa khi thích đạo đức Cơ đốc giáo hay đạo đức của Đức Quốc xã hơn. Nếu các ý tưởng về luân lý của bạn có thể đúng và của Đức quốc xã là không đúng thì phải có điều gì đó – một thực tế đạo đức – là phù hợp với lẽ thật để đi theo.”
Từ những suy diễn lô-gíc trên, chúng ta đi đến kết luận:
Con người tồn tại trong vũ trụ tự nhiên có khuynh hướng đi theo một lối sống: cư xử đúng, công bằng, không ích kỷ, can đảm, lương thiện và trung thực.

Kết luận:
Không có nhiều bằng chứng để thuyết phục một người tin rằng TRỜI hiện hữu, nhưng với những người thành tâm tìm kiếm chân lý thì những bằng chứng trên đây có thể loại bỏ một số nghi ngờ cho niềm tin của họ. Những bằng chứng đó nói lên rằng tin vào Đức Chúa Trời thì dễ hơn là giữ thái độ không tin.
Đấng Christ phán: “Ví bằng Cha, là Đấng sai ta, không kéo đến, thì chẳng có ai được đến cùng ta, và ta sẽ làm cho người đó sống lại nơi ngày sau rốt.” (Giăng 6:44). Đức Thánh Linh thuyết phục chúng ta: “Khi Ngài đến thì sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và về sự phán xét.” (Giăng 16:8). C. S. Lewis thừa nhận rằng trước đây ông không thể tìm thấy Đức Chúa Trời, điều này cũng giống như một tên tội phạm không muốn tìm thấy cảnh sát.
Blaise Pascal, một thiên tài của nước Pháp ở thế kỷ 17 viết trong sổ ghi chép cá nhân: “Tin vào Trời thì khôn ngoan hơn là không tin.”

Nêú một người tin vào Trời, và sau khi chết linh hồn anh ta nhận ra là không có Ngài, người đó không mất điều gì. Còn một người khác nhận được nhiều may mắn, thành công, giàu có trong cuộc sống trên đất nhưng không tin vào Trời, khi chết đi linh hồn người này nhận biết có một Đức Chúa Trời, lúc đó anh ta sẽ mất tất cả.

Tuy nhiên, tin vào Trời chỉ là bước đầu tiên. Có nhiều thần trong thế gian, nhưng chỉ có một Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9). Ai là Đức Chúa Trời hằng sống và chân thật? Đây là chủ đề mà chúng ta sẽ thảo luận trong chương kế tiếp.

https://lethat.net/cac-le-ve-duc-chua-troi/ 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên