Trang Chủ ENGLISH Đời sống hôn nhân

Đời sống hôn nhân

26
0
SHARE

Có một câu nói vui: “Một số cặp vợ chồng thường đi qua 3 giai đoạn: ĐƯỜNG MẬT, TRĂNG MẬT rồi VỠ MẬT”. Để tránh thảm kịch đó, bài viết sau đây cũng đáng để suy ngẫm lắm.

Người làm chồng thường có xu hướng mắc một trong hai sai lầm sau. Một số người quá bị động, số khác lại luôn khống chế và thống trị vợ mình. Trong Ê-phê-sô 5, Phao-lô cũng đã đề cập đến hai thái cực này. Với những người bị động thoái thác trách nhiệm, Phao-lô khuyên “Hãy làm đầu vợ mình”. Còn với những ông chồng hung hăng bạo ngược, ông khuyên: “Hãy yêu vợ mình”Hôm nay, hãy tập trung và quý ông bị động và xem liệu chúng ta có thể giúp họ vào cuộc và bắt đầu lãnh đạo hay không. Nhưng trước khi làm điều đó, hãy cùng xét đến một số ý kiến chống lại quan điểm chồng là đầu vợ.

1. Cả Hai Đều Bình Đẳng

Điều đầu tiên chúng ta phải làm rõ là trong sự cứu rỗi không có sự phân biệt hay khác biệt nào giữa người nam và người nữ cả. Tất cả Cơ Đốc nhân đều được yêu như nhau, được tha thứ và tiếp nhận như nhau. (Ga-la-ti 3:38)Thứ hai, cả nam nữ đều bình đẳng về bản chất. Chúa đã tạo nên chúng ta khác biệt không phải để cạnh tranh mà để bổ sung cho nhau. Những khác biệt này không làm cho phái này tốt hơn phái kia. Chớ mảy may nghĩ rằng khác biệt mang nghĩa kém hơn hay trội hơn.

Mặc dù nữ yếu hơn nam trong một số lĩnh vực (thể lực) nhưng họ lại mạnh hơn người nam trong những lĩnh vực khác (sức sống và trực giác). Mỗi chúng ta cần nửa còn lại để hoàn thiện và khiến mình nên trọn vẹn hơn.Nhưng dù có bình đẳng trong bản chất hay trong sự cứu rỗi đi chăng nữa thì cuộc sống thường ngày vẫn cần một người lãnh đạo, một nhóm cần người đội trưởng, việc kinh doanh cần người quản lý còn gia đình cần người đứng đầu. Chúa đã lập người chồng làm đầu vợ (E-phê-sô 5: 23) trong đời sống gia đình thường nhật. Điều này có nghĩa gì?

2.Lãnh đạo như Làm Đầu

Nhiều người trong số chúng ta nghe thấy từ “làm đầu” thì nghĩ ngay đến những ngày tồi tệ nhất của mình dưới quyền một ông chủ nóng tính, một huấn luyện viên ngổ ngáo, một người cha chỉ biết lăng mạ sỉ nhục con cái, một bộ trưởng chuyên chế bạo ngược hay một nhà chính trị vị kỉ… Nhưng hãy gạt bỏ những hình tượng đó khỏi tâm trí mình và chỉ nghĩ tới hình ảnh cái đầu trên cơ thể mà Phao-lô đã cẩn thận lựa chọn. Điều này sẽ thay đổi mọi thứ. Có một sự khác biệt lớn giữa cái đầu và kẻ thống trị.

Đầu được gắn liền với thân thể và không thể tự tồn tại nếu không có thân thể, đầu chăm chút và lo liệu cho thân thể. Kẻ thống trị không ràng buộc, phụ thuộc hay có mối quan hệ nào như thế đối với người bị thống trị cả. Kiểu lãnh đạo này chính là hình ảnh ẩn dụ cho sự bảo vệ chứ không phải quyền lực, cho sự cứu rồi chứ không thống trị, như chính những lời Phao-lô đã nói dưới đây:Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh và Ngài là Cứu Chúa của thân thể.

3.Lãnh Đạo như Người Phục Vụ

“Ngài là Cứu Chúa của thân thể.” Giống như Chúa Giê-su đến không phải để chúng ta phục vụ Ngài mà đến để phục vụ chúng ta. Ngài đã phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người. chính vì thế người chồng cần phải bày tỏ cách làm đầu không vị kỷ này trong mối quan hệ với vợ mình.

4.Lãnh Đạo bằng Việc Lắng Nghe

Một trong những cách hữu ích để người chồng lãnh đạo và phục vụ vợ mình là lắng nghe cô ấy. Anh ta không cho rằng mình biết mọi thứ hay cho rằng mọi sự khôn ngoan đều từ mình mà ra. Thay vì đó, người chồng sẽ nhìn nhận vợ mình như một nguồn lực tuyệt vời, một cố vấn cấp cao, một kho tàng của tri thức và sự thông hiểu. Anh ta vì thế mà đề nghị và lắng nghe lời khuyên cùng sự tư vấn từ vợ. Anh ta cũng lắng nghe những mối bận tâm, sợ hãi và lo lắng của vợ mình nữa.

5.Lãnh Đạo bằng Việc Quyết Định

Đúng vậy, người chồng cần đặt người vợ là lên trước, lắng nghe kỹ lưỡng, nhìn nhận quan điểm của cô ấy và suy xét chúng một cách nghiêm túc. Nhưng sau cùng, người chồng phải đưa ra quyết định cuối cùng và đảm đương tất cả trách nhiệm về sau. Anh ta không được phép đổ lỗi cho người khác hay thoái thác trách nhiệm cả về thuộc linh và công việc đời này.

6.Lãnh Đạo bằng Giao Phó Công Việc

Một người quản lý giỏi không tự mình làm tất cả mọi việc. Anh ta nên biết cách giao phó công việc như thế nào để mang lại những điều tốt nhất cho mọi người và giúp họ phát triển. Như Jay Adams đã nói:Một người quản lý tốt sẽ nhìn vào người giúp đỡ mình và nói: “Cô ấy có những năng lực nhất định. Nếu tôi muốn quản lí gia đình thật tốt, tôi cần phải thấy từng năng lực này được bộc lộ ra và tận dụng hết mức có thể.” Người chồng sẽ không vùi dập nhân phẩm của vợ mình mà gắng hết sức mình để khiến nó trở nên một đóa hoa nở rộ.

Tác giả bài viết: David Murray

Nguồn: Headhearthand.org

Người dịch: Hằng Moon

SHARE
Bài trướcHãy Cho Họ Ăn

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên