Trang Chủ TRANG CHỦ Chúng Ta Có Thể An Ủi Người Khác?

Chúng Ta Có Thể An Ủi Người Khác?

1609
0
SHARE

Bài đã đăng tại:
http://huongdionline.com/2020/05/19/chung-ta-co-ui-nguoi-khac/

Đặt vấn đề:
Chúng ta cần gì  khi rơi vào tình huống đau buồn, thất vọng? Cần sự an ủi từ những người thân? Cần sự yên ủi của Đức Chúa Trời?

Khi còn ở trên đất, Chúa Giê-su đã giới thiệu cho các môn đồ một Đấng yên ủi khác để ở với họ. Đấng yên ủi này chính là Đức Thánh Linh:
“Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Đấng Yên-ủi khác, để ở với các ngươi đời đời,  tức là Thần lẽ thật, mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi.” (Giăng 14:16-17)

Chúa Giê-su sẽ không tiếp tục ở cùng với các môn đồ. Chức vụ trên đất của Ngài sắp hoàn tất. Ngài sẽ về trời, và sau đó Đức Thánh Linh được sai đến để giúp đỡ cho các môn đồ trong mọi công tác của họ.

“Dầu vậy, ta nói thật cùng các ngươi: Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Đấng Yên-ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến.” (Giăng 16:7).
Phần tiếp theo được trích từ: https://www.gotquestions.org

Đức Thánh Linh là Đấng yên ủi của chúng ta điều này có ý nghĩa gì?

Sau khi Chúa Giê-su đã tuyên bố với các môn đồ của Ngài rằng Ngài sẽ rời họ sớm, rồi sau đó Ngài ban cho họ một lời tuyên bố làm cho họ rất được khích lệ: “Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho ngươi một Đấng yên ủi khác, để ở với các ngươi đời đời tức là Thần Chân Lý” (Giăng 14:16-17).

Từ ngữ Hy Lạp đã dịch “Đấng yên ủi” hoặc “Đấng mưu luận” (như được tìm thấy trong sách Giăng 14:16, 26; 15:26; và 16:7) là Đấng Yên ủi (Parakletos). Từ này chắc chắn là mang hình thức bị động và có nghĩa là “một người được kêu gọi để đến bên cạnh một người khác”, từ ngữ này mang ý nghĩa thứ yếu về mục đích của sự kêu gọi đến bên cạnh: để cố vấn hoặc ủng hộ người cần việc đó. Đấng yên ủi hoặc cố vấn là Đức Chúa Trời, là Đức Thánh Linh, là Đấng Thứ Ba của Ba Ngôi Đức Chúa Trời “đã được gọi đến bên cạnh chúng ta”. Bổn thể Ngài là một thân vị và Ngài ngự bên trong mọi tín đồ.

Xuyên suốt chức vụ trên đất của Ngài, Chúa Giê-su đã hướng dẫn, bảo vệ và dạy dỗ các môn đồ của Ngài, nhưng bây giờ trong sách Giăng 14—16, Ngài đang chuẩn bị rời họ. Ngài hứa rằng Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ đến với các môn đồ và ở trong (ngự trong) họ, thay thế cho sự hiện diện Thầy của họ. Chúa Giê-su đã gọi Đức Thánh Linh “một Đấng Yên Ủi khác”— Đấng khác nhưng có cùng chung đặc tính với Đức Chúa Trời. Đức Thánh Linh không khác với Con của Đức Chúa Trời về bản thể vì cả hai đều là Đức Chúa Trời.

Trong thời kỳ Cựu Ước, Đức Thánh Linh đã đến trên loài người và sau đó thì rời khỏi họ. Đức Thánh Linh đã lìa khỏi Vua Sau-lơ (1 Sa-mu-ên 16:14; 18:12). Đa-vít, khi xưng tội lỗi của mình, đã cầu xin Đức Thánh Linh “đừng cất Thánh Linh Chúa khỏi con” (Thi-thiên 51:11). Nhưng khi Đức Thánh Linh được ban cho  các môn đồ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Ngài đã đến bên dân sự của Đức Chúa Trời để ở cùng họ mãi mãi. Chúng ta có thể làm buồn Đức Thánh Linh, nhưng Ngài sẽ không lìa bỏ chúng ta. Như Chúa Giê-su phán dạy trong Ma-thi-ơ 28:20, “Ta luôn ở với các con cho đến tận thế”. Ngài ở cùng với chúng ta cách nào? Ngài đang ở Thiên Đàng, ngồi bên phải Đức Chúa Cha? Ngài ở với chúng ta thông qua thân vị Đức Thánh Linh (Đấng Yên Ủi, là Parakletos).

Đức Thánh Linh như là Đấng Yên Ủi của chúng ta giống như Chính  Đức Chúa Trời ở trong chúng ta.  Đức Thánh Linh dạy chúng ta Lời Phải Nói và dẫn chúng ta vào mọi chân lý. Ngài nhắc nhở chúng ta những điều Chúa Giê-su dạy  để chúng ta có thể nhớ Lời  Ngài trong những thời điểm gian khổ của cuộc sống. Ngài làm việc bên trong để ban sự bình an của Ngài  (Giăng 14:27), tình yêu của Ngài (Giăng 15:9-10), và niềm vui của Ngài (Giăng 15:11) cho chúng ta. Ngài yên ủi tấm lòng và tâm trí của chúng ta trong một thế giới hỗn loạn và phiền muộn. Quyền năng của Đức Thánh Linh ở cùng và ngự trị  ban cho chúng ta khả năng để sống bởi Thánh Linh và “không thoả mãn những dục vọng xác thịt” (Ga-la-ti 5:16). Rồi, Ngài có thể sản sinh bông trái của Ngài trong cuộc sống của chúng ta (Ga-la-ti 5:22-23).  Phước hạnh quá lớn của chúng ta là có Đức Thánh Linh trong cuộc sống như là Paraclete – Đấng An Ủi của chúng ta, Đấng Khích Lệ của chúng ta, Đấng Cố Vấn của chúng ta, và Đấng Biện Hộ của chúng ta (1 Giăng 2:1).

Nguồn:

https://www.gotquestions.org


Mục sư Warren W. Wiersbe  chia sẻ về Đức Thánh Linh:

“Các Cơ đốc nhân được hiệp nhất với Đấng Christ nhờ vào Đức Thánh Linh là một lẽ thật nền tảng mà chúng ta phải nhấn mạnh. Từ ngữ “ở trong Christ” và “trong Ngài” được dùng 164 lần trong Tân Ước. Nếu không cứ ở trong Christ, là Đấng ở trong chúng ta qua thân vị Đức Thánh Linh, chúng ta không thể làm được điều gì (Giăng 15:5). Một người có thể được trang bị kiến thức, các khóa huấn luyện, có nhiều kỹ năng nhưng sẽ không ích gì nếu không để Đức Thánh Linh hướng dẫn đời sống mình. Đức Thánh Linh ở với các môn đồ qua Thầy của họ, và Ngài đổ đầy họ trong ngày Lễ Ngũ tuần, báp-tem họ vào trong thân thể của Christ (Công. 1:5; 2:4; 1 Cô-rinh-tô 12:13).

Sự nghiên cứu đầu tiên là Thánh Linh và Chúa Giê-su Christ. Cứu Chúa được thai dựng bởi Đức Thánh Linh trong thân thể của Ma-ri (Lu-ca 1:35) và rồi Ngài trưởng thành, “khôn ngoan càng thêm, thân hình càng lớn, càng được đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta.” (2:52). Vào tuổi ba mươi Ngài bắt đầu chức vụ, Đức Thánh Linh ban quyền năng cho Ngài mỗi ngày (Ma-thi-ơ 3:16-17; Giăng 3:34). Chúa Giê-su giữ sự tương giao với Cha, suy gẫm Lời Đức Chúa Trời và đi theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Ngài không sử dụng quyền năng thần thượng cho lợi ích cá nhân nhưng cho người khác. Đức Thánh Linh trợ giúp khi Ngài bị bắt bớ, bị đánh đập và cuối cùng bị đóng đinh trên thập tự giá (Hê-bơ-rơ 9:14), và Đức Thánh Linh tham dự vào trong sự phục sinh của Ngài (Rô-ma 1:4; 1 Phi-e-rơ 3:18). Nếu Cứu Chúa đã lệ thuộc vào Đức Thánh Linh trong mọi mục vụ trên đất để  hoàn thành ý chỉ của Đức Chúa Trời, thì chúng ta càng phải lệ thuộc vào Thánh Linh nhiều hơn!

Nghiên cứu tiếp theo là về Thánh Linh và tín nhân. Dấu hiệu nhận biết một người tin chân thật là sự hiện diện của Đức Thánh Linh, Đấng thực hiện các mục vụ cho tín nhân. Cũng giống như Chúa Giê-su, Đấng thực hiện các mục vụ cho môn đồ Ngài. “Về phần anh em, nếu thật quả Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong mình, thì không sống theo xác thịt đâu, nhưng theo Thánh Linh; song nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài.” (Rô-ma 8:9). Nếu chúng ta có Đức Thánh Linh, chúng ta sẽ đọc Kinh Thánh dưới sự soi dẫn của Ngài và ao ước vâng phục Lời Chúa. Khi đó chúng ta vui hưởng sự thờ phượng Đức Chúa Trời và vui thích trong mối thông công với các thánh đồ khác. Chúng ta thích các buổi nhóm học Kinh Thánh, cầu nguyện và sẵn sàng chia sẻ Christ cho người khác.  Chúa Giê-su dạy cho các môn đồ, còn Thánh Linh dạy chúng ta (Giăng 16:12-15). Chúa Giê-su cầu thay cho các môn đồ, và Thánh Linh cũng cầu thay cho chúng ta (Rô-ma 8:26-27). Chúa Giê-su trao quyền năng và uy quyền cho các môn đồ đi ra công tác (Lu-ca 9:1), và Thánh Linh cũng ban quyền năng cho chúng ta để làm chứng, rao giảng Phúc âm (Công. 1:8). Thánh Linh làm cho thân thể của mỗi tín nhân trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 6:19-20), và mỗi thành viên của thân thể là dụng cụ trong tay của Chúa để phục vụ Ngài (Rô-ma 6:12-13). Đức Thánh Linh khao khát chúng ta mỗi ngày trở nên giống Chúa Giê-su càng hơn (2 Cô-rinh-tô 3:18).

Cuối cùng hãy nghiên cứu về Đức Thánh Linh và thế giới. Thế giới không thể có sự hiểu biết về Đức Thánh Linh: Ngài là ai và Ngài làm gì? Bởi vì những người chưa được cứu bị mù với các lẽ thật thiêng liêng (1 Cô-rinh-tô 2:14-16) và họ chỉ hiểu biết các vấn đề theo một tâm trí tự nhiên. Trong ngày Lễ Ngũ tuần, Đức Thánh Linh đã đổ đầy trên các môn đồ và báp-tem họ vào trong thân thể của Christ (Công. 1:5; 2:4; 1 Cô-rinh-tô 12:13). Đức Thánh Linh thuyết phục những người hư mất, dẫn họ về với Đấng Christ xuyên qua các mục vụ và lời chứng của các tín nhân. Chúng ta là muối và ánh sáng của thế giới, phải bày tỏ ra tình yêu của Đức Chúa Trời và chia sẻ lẽ thật của Ngài. Chỉ có Thánh Linh của lẽ thật có thể chiến thắng các thần của thế gian (1 Cô-rinh-tô 2:12) và đem tội nhân đến với Cứu Chúa. Đức Thánh Linh sử dụng mỗi chúng ta như những chứng nhân.

Chúng ta phải ở trong sự tương giao mật thiết với Đức Thánh Linh và không làm Ngài buồn (Ê-phê-sô 4:30), không nói dối Đức Thánh Linh (Công. 5:3), không kháng cự Ngài (7:51) hay dập tắt Ngài (1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:19). Nếu mục đích của đời sống chúng ta là làm vinh hiển Chúa Giê-su, Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ chúng ta vì đó là công tác của Ngài (Giăng 16:14).
Sứ đồ Giăng viết:

“Hỡi các con cái bé mọn, phần các con, là thuộc về Đức Chúa Trời, đã thắng được họ rồi, vì Đấng ở trong các con là lớn hơn kẻ ở trong thế gian.” (1 Giăng 4:4)

Warren W. Wiersbe

Phần sau đây được admin chia sẻ:

Cho đến khi chúng ta trải nghiệm một mối liên hệ cá nhân với Đức Thánh Linh và nhận được sự yên ủi từ nơi Ngài – lúc đó chúng ta có khả năng yên ủi người khác. Phao-lô là một tấm gương mẫu mực về chuyện này. Hãy nghe lời chứng của ông:

“Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết;  năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn chục;  ba lần bị đánh đòn; một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm.  Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối;  chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ.  Còn chưa kể mọi sự khác, là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội thánh.  Nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư?” (2 Côr. 11:24-27)

Có ai trong chúng ta đã từng chịu đựng và đi qua những hoạn nạn giống như Phao-lô vì cớ Phúc âm? Có lẽ là không!
– Năm lần bị người Do-Thái đánh 39 roi.

-Ba lần bị đánh đòn.

-Một lần bị ném đá.

-Ba lần bị chìm tàu.

-Và những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn khác mà ông phải chịu như đã nêu trên.

Chính Đức Chúa Trời đã thêm sức và an ủi Phao-lô trong những tình huống kinh khiếp nhất. Nhờ những trải nghiệm đau thương đó, ông có thể an ủi những người khác trong những cảnh ngộ tương tự mà họ gặp.
“Chúc tạ Đức Chúa Trời, Cha Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Cha hay thương xót, là Đức Chúa Trời ban mọi sự yên ủi,  Ngài yên ủi chúng tôi trong mọi sự khốn nạn, hầu cho nhân sự yên ủi mà Ngài đã yên ủi chúng tôi, thì chúng tôi cũng có thể yên ủi kẻ khác trong sự khốn nạn nào họ gặp!” (2 Côr. 1:3-4)

Phao-lô làm chứng về từng trải của ông:

“Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng;  bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất.” (2 Côr. 4:8-9)

Tại sao Phao-lô có khả năng chịu đựng được những hoạn nạn lớn dường ấy? Đâu là bí quyết của ông?
Câu trả lời là Phao-lô có được những điều trên đây, vì trong ông có sự sống của Christ (Ga-la-ti 2:20). Trong ông có quyền năng của Đức Thánh Linh đang vận hành. Ông được chính Đức Thánh Linh yên ủi, và vì vậy ông có thể yên ủi người khác trong những cảnh ngộ tương tự mà họ gặp.

Bất luận bạn đang sống ở đâu, sẽ có lúc bạn rơi vào các trường hợp  khủng hoảng, tuyệt vọng, đau buồn….Những lúc đó chúng ta cần Đấng Yên Ủi biết chừng nào!
Trong lúc hanh thông, thuận lợi, Cơ đốc nhân thường không cần ai an ủi mình. Tuy nhiên những khi hoàn cảnh trở nên  khó khăn tuyệt vọng, đó là lúc mà chúng ta rất cần Đấng yên ủi, và trong mối liên hệ giữa con người với nhau – chúng ta cũng cần một ai đó đến bên cạnh để cùng chia sẻ nỗi đau  (cho dù chỉ là đến ngồi cạnh bên, không cần nói nhiều lời để cùng khóc với chúng ta.)
Điều tuyệt vời là khi bạn gặp chuyện buồn, có một ai đó đến ngồi cạnh bên để lắng nghe  và chia sẻ cùng bạn.

Tuy nhiên lẽ thật là nếu chưa được chính Đức Thánh Linh yên ủi, thì không một người nào có thể chia sẻ sự yên ủi khiến chúng ta thỏa mãn đầy trọn. Suy cho cùng, con người có thể nhận được sự yên ủi lớn nhất, hiệu quả nhất là từ Đức Chúa Trời. Sự chia sẻ giữa tín nhân với nhau luôn có một giới hạn nào đó. Nhưng khi tín nhân được hiệp thông, nối kết với Đức Thánh Linh, đầy dẫy  Đức Thánh Linh thì đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời.

Đức Chúa Trời ban phước  khi chúng ta nối kết với Chúa Giê-su qua thân vị Đức Thánh Linh để đi ra yên ủi người khác.

Tâm vấn Cơ đốc chỉ trở nên hiệu quả, khi chúng ta được Thần của Chúa ban cho khả năng biết lắng nghe và chia sẻ. Nếu chưa trải nghiệm sự đầy dẫy Đức Thánh Linh,  công tác tâm vấn của chúng ta sẽ chỉ giống như các chuyên gia tâm lý – là những người được đào tạo về môn Tâm lý học, nhưng chưa bao giờ biết được các lẽ thật căn bản về Đức Thánh Linh. .

“Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Đức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự rồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng” (1 Côr. 2:14).

Sẽ không có vương miện của sự an ủi nếu chưa trải qua thập tự giá của sự đau khổ.
Phao-lô học biết rằng sự hoạn nạn, đau khổ không chỉ xảy ra với những người bất nghĩa. Chúng cũng đến với những Cơ đốc nhân chân thật. Chúng ta đọc các phần Kinh Thánh sau:
Vả, hỡi anh em, chúng tôi không muốn để anh em chẳng biết sự khốn nạn đã xảy đến cho chúng tôi trong xứ A-si, và chúng tôi đã bị đè nén quá chừng, quá sức mình, đến nỗi mất lòng trông cậy giữ sự sống. 9 Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại.” (2 Cor. 1:8-9)

Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng; 9 bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. 10 Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi.” (2 Cor. 4:8-10)

Nhưng chúng tôi làm cho mình đáng trượng trong mọi sự, như kẻ hầu việc Đức Chúa Trời, bởi lòng nhịn nhục lắm trong những sự hoạn nạn thiếu thốn, khốn khổ, 5 đòn vọt, lao tù, rối loạn, khó nhọc, tỉnh thức, kiêng ăn; 6 bởi sự thanh sạch, thông biết, khoan nhẫn, nhân từ, bởi Đức Thánh Linh, bởi lòng yêu thương thật tình, 7 bởi lời chân thật, bởi quyền phép Đức Chúa Trời, cầm những khí giới công bình ở tay hữu và tay tả; 8 dầu vinh dầu nhục, dầu mang tiếng xấu, dầu được tiếng tốt; 9 ngó như kẻ phỉnh dỗ, nhưng là kẻ thật thà; ngó như kẻ xa lạ, nhưng là kẻ quen biết lắm; ngó như gần chết, mà nay vẫn sống; ngó như bị sửa phạt, mà không đến chịu giết; 10 ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng; ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có; ngó như không có gì cả, mà có đủ mọi sự!”(2 Cor. 6:4-10)

Họ là người Hê-bơ-rơ phải chăng? Tôi cũng vậy. Họ là người Y-sơ-ra-ên phải chăng? Tôi cũng vậy. Họ là dòng dõi của Áp-ra-ham phải chăng? Tôi cũng vậy. 23 Họ là kẻ hầu việc của Đấng Christ phải chăng? Ừ, – tôi nói như kẻ dại dột, – tôi lại là kẻ hầu việc hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết.” (11:22-23)

 

admin

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên