Trang Chủ LỜI CHỨNG CÁ NHÂN Cô Bé Napalm

Cô Bé Napalm

935
0
SHARE

Các bạn đã từng nhìn thấy bức ảnh của tôi hàng ngàn lần rồi. Đây là bức ảnh có tác động lớn trên toàn thế giới – một bức ảnh quyết định cuộc đời tôi. Lúc đó tôi chín tuổi, đang cố gắng chạy trên con đường bốc lửa trước một người lính vô cảm, tay tôi dang ra, trần truồng, kêu thất thanh trong cơn đau đớn và hoảng sợ, bóng tối bao trùm vì một đám mây napalm nổi lên ở đằng xa.Người dân của tôi, miền Nam Việt Nam, đã bị đánh bom trên các tuyến đường buôn bán. Tất nhiên tôi không phải là mục tiêu bị nhắm tới. Tôi chỉ đơn giản là ở sai nơi và sai thời điểm.Vụ đánh bom đó đã làm tôi đau đớn vô cùng. Thậm chí đến bây giờ, gần 40 năm sau, tôi vẫn đang điều trị những vết bỏng ở khắp cánh tay, lưng, và ở cổ. Nỗi đau cả về cảm xúc và tinh thần thậm chí còn khó chịu đựng hơn.Tuy nhiên, khi nhìn lại năm thập kỉ qua, tôi nhận ra chính quả bom mang đến quá nhiều nỗi đau thì cũng nhận được sự chữa lành tuyệt vời bấy nhiêu. Chính cuộc nổ bom đó đã dẫn tôi đến với Đấng Christ.Ngọn Núi của Sự Hận Thù

Lúc tôi còn là một đứa bé, tôi lớn lên trong đạo Cao Đài (phát âm cow-die). Ông bà tôi là người lãnh đạo quan trọng trong đạo, và họ tận hưởng sự tôn trọng từ toàn cộng đồng của chúng tôi. Theo chân họ, là cha mẹ tôi, họ lớn lên không hề biết đạo gì khác ngoài đạo Cao Đài, cũng sốt sắng về niềm tin của họ, tất cả anh chị em của tôi cũng vậy.Đạo Cao Đài là đạo phổ biến trong tự nhiên. Theo như sự mô tả trong trang CaoDai.org, thì đạo này công nhận tất cả các tôn giáo đều có “chung một nguồn gốc thần thánh, đó là Đức Chúa Trời, hoặc thần Allah, hoặc thần Tao, hoặc Vô Thần,” hay hầu như bất kì thần thánh nào mà các bạn có thể tưởng tượng ra. “Bạn chính là chúa và chúa chính là bạn” – câu phương châm này đã ăn sâu vào chúng tôi. Chúng tôi là những người có cơ hội thờ phượng bình đẳng, cho mỗi thần một lượt.

Nhìn lại, tôi nhận thấy tôn giáo của gia đình tôi giống như một thứ vòng đeo tay đẹp đẽ trên cổ tay tôi vậy, mỗi một món trang sức lủng lẳng còn đại diện cho một khả năng khác nhau của sự trợ giúp thần thánh. Khi nan đề xảy đến – dường như nó xảy ra hàng ngày – tôi được khuyến khích chà vào những vòng đeo đẹp đẽ đó với hi vọng là sự trợ giúp sẽ tới.Trong nhiều năm, tôi cầu nguyện với các thần của đạo Cao Đài cho sự chữa lành và bình an. Nhưng khi các lời cầu nguyện đều không được trả lời, thì rõ ràng là các thần không hề tồn tại hoặc họ không quan tâm để giúp đỡ chúng tôi.Và vì thế mà tôi cứ tiếp tục chịu đựng sự đè nén nặng nề của sự giận dữ, cay đắng, và oán hận đến những người đã gây ra nỗi đau cho tôi – ngọn lửa thiêu rụi thấm vào khắp cơ thể tôi; như thể tắm trong cơn bỏng rát; da khô và bị ngứa; không thể thoát mồ hôi được, khiến da thịt tôi trở thành cái lò nướng trong cái nóng ngột ngạt ở Việt Nam. Tôi ao ước nhận được sự trợ giúp mà sẽ chẳng bao giờ đến. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoàn cảnh bên ngoài cuối cùng đe dọa vượt trên tôi – thì tâm trí, thân thể, và tâm hồn – nỗi đau đớn nhất mà tôi đã trải qua trong suốt giai đoạn của cuộc sống tồn tại trong trái tim tôi.Tôi đã ở một mình như vậy. Tôi không thể quay sang tìm một người bạn, vì không ai muốn làm bạn với tôi. Tôi bị nhiễm độc, và ai cũng biết điều đó. Đến gần tôi như đến gần với sự khó khăn vậy. Những người khôn ngoan thì tránh xa tôi. Tôi cô đơn, trên đỉnh của ngọn núi hận thù. Tại sao tôi lại mặc lấy những vết sẹo xấu xí này?Khi lớn lên tôi nghe được câu tục ngữ như vầy “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng.” Đó chính là tôi: một cái cây bị gió quất. Và tôi sợ rằng tôi sẽ chẳng bao giờ đứng thẳng được nữa.Vào năm 1982, tôi nép mình trong trung tâm thư viện ở Sài Gòn, lôi ra từng quyển sách tôn giáo Việt Nam ra khỏi giá sách. Ngăn sách trước mặt tôi bao gồm sách Baha, sách Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Hồi Giáo, và cả sách Cao Đài nữa. Trong đó cũng bao gồm cả bản sao của sách Tân Ước nữa. Tôi đọc qua vài quyển sách trước khi kéo quyển Tân Ước về phía mình. Một tiếng sau đó, tôi chọn dần đến quyển Phúc Âm, và có ít nhất hai chủ đề được làm rõ.Đầu tiên, mặc dù tất cả những gì tôi học được qua đạo Cao Đài – rằng có rất nhiều vị thần, rằng có rất nhiều cách để trở nên thánh thiện, rằng gánh nặng “thành công” trong tôn giáo nằm trên đôi vai tôi – Chúa Giê-xu chính là Con Đường, Chân Lý và Nguồn Sống (Giăng 14:6).

Trong cả chức vụ của Ngài, dường như chỉ nhắm thẳng vào một lời công bố: “Ta là con đường dẫn đến với Đức Chúa Cha; chẳng có con đường nào khác ngoài Ta.” Thứ hai Chúa Giê-xu đã cam chịu để bảo vệ sự công bố của Ngài. Ngài đã bị nhạo báng, bị tra tấn, và bị giết. Tại sao Ngài phải chịu đựng những điều này, tôi thắc mắc, nếu như Ngài thực sự không phải là, thực tế, là Chúa?Tôi chưa bao giờ khám phá ra khía cạnh này của Chúa Giê-xu – một người bị tổn thương, một người bị những vết sẹo. Tôi lật qua thông tin mới này trong tâm trí mình như một viên ngọc trong tay mình vậy, lấy lại ánh sáng bủa vây từ mọi phía. Càng đọc, tôi càng tin rằng Ngài thực sự giống như Ngài phán, Ngài thực sự làm những gì mà Ngài nói Ngài sẽ làm, và – điều quan trọng nhất đối với tôi – Ngài đã thực sự làm tất cả những gì mà Ngài hứa trong Lời Ngài.Có lẽ Ngài có thể giúp tôi hiểu được nổi đau của mình và cuối cùng tôi cũng phải đối mặt với những vết sẹo của mình.

Cuối Cùng Là Sự Bình AnTrải nghiệm về sự cứu rỗi của tôi xảy đến, trùng hợp, vào đêm Giáng Sinh. Đó là vào năm 1982, và khi tôi đang tham gia trong một buổi thờ phượng đặc biệt tại một nhà thờ nhỏ ở Sài Gòn.Mục sư nói về lễ Giáng Sinh không chỉ là những món quà mà chúng ta tặng cho nhau, mà còn nhiều hơn thế là một món quà đặc biệt nhất: món quà của Chúa Giê-xu. Khi tôi nghe được thông điệp này, tôi biết có điều gì đó thay đổi trong con người tôi.Tôi khao khát có một sự bình an. Tôi sẵn sàng cho tình yêu thương và sự vui mừng. Tôi có quá nhiều sự thù hận trong lòng – quá nhiều sự thù oán. Tôi muốn buông bỏ tất cả nỗi đau của mình. Tôi muốn theo đuổi cuộc sống thay vì cứ giữ trí tưởng tượng chạy theo cái chết. Tôi muốn Chúa Giê-xu này.Vì vậy khi mục sư kết thúc bài giảng, tôi đứng lên, tiến về phía giảng đường, và một cách tôn nghiêm để nói vâng với Chúa Giê-xu.Và tại đó, trong ngôi nhà thờ nhỏ ở Việt Nam, chỉ cách mấy cây số từ con đường nơi hành trình của tôi bắt đầu ở giữa sự hỗn loạn của chiến tranh – vào một đêm trước khi cả thế giới kỉ niệm ngày ra đời của Đấng Mê-si – tôi đã mời Chúa ngự trị trong lòng mình.Khi tôi thức dậy vào buổi sáng Giáng Sinh đó, tôi kinh nghiệm được một sự chữa lành chỉ có thể đến từ Chúa. Cuối cùng tôi đã được bình an.Gần nửa thập kỉ trôi qua từ khi tôi thấy mình đang chạy trốn – hoảng loạn, trần truồng, và đau đớn – trên con đường ở Việt Nam.

Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày kinh hoàng đó – quả bom, ngọn lửa, tiếng la hét, nỗi sợ hãi. Tôi cũng không bao giờ quên những năm tháng thử thách và sự đau khổ theo sau đó. Nhưng khi tôi nghĩ về cách mà tôi có thể tiến xa hơn – sự tự do và sự bình an đến từ đức tin nơi Chúa Giê-xu – tôi nhận ra không có gì tuyệt vời hơn và đầy quyền năng hơn tình yêu của Đấng Cứu Rỗi ban phước cho chúng ta.Đức tin của tôi trong Chúa Giê-xu đã giúp tôi tha thứ cho những người đã gây ra sự tổn thương và vết sẹo cho tôi. Đức tin cũng giúp tôi cầu nguyện cho kẻ thù của mình thay vì nguyền rủa họ. Và chính đức tin đó giúp tôi không chỉ dừng lại ở sự tha thứ và còn thực sự yêu thương họ nữa.Tôi sẽ mãi mãi chịu đựng những vết sẹo của ngày hôm đó, và bức ảnh đó sẽ luôn phụng sự như một lời nhắc nhở về cái ác không thể nói thành lời mà nhân loại có thể thốt lên được. Bức ảnh đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Cuối cùng, bức ảnh đó cho tôi một nhiệm vụ, một chức vụ, một duyên cớ.Hôm nay, tôi tạ ơn Chúa vì bức hình đó. Hôm nay, tôi cảm ơn Chúa về mọi điều – kể cả về con đường đó. Đặc biệt là con đường đó.

Kim Phuc Phan Thi là tác giả của các quyển sách:

Con Đường Cháy (Fire Road): Hành Trình của Cô Bé Napalm qua Cuộc Tàn Khốc của Chiến Tranh tới Đức Tin (The Napalm Girl’s Journey through the Horrors of War to Faith),

Sự Tha Thứ (Forgiveness),

và Hòa bình ( Peace (Tyndale)).

Bà là người sáng lập tổ chức Tổ Chức Quốc Tế Kim ở Ontario, Canada, và là đại sự Thiện Chí UNESCO.

Dịch: Chớp Êban

Nguồn: christianitytoday.com

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên