Trang Chủ TRANG CHỦ Chuyển Động Luôn

Chuyển Động Luôn

625
0
SHARE

1. Ưu tiên những đam mê của bạn

Một vị thủy thủ thời cổ đại đã vẽ nên đường đi dựa vào những ngôi sao. Ông nói, “Tất cả những gì chúng ta cần làm là tìm ra ngôi sao ở ngay phía trên điểm đến và nó sẽ chỉ ra con đường chính xác cho chúng ta”.

Cũng giống như các ngôi sao, những đam mê và mơ ước sẽ làm ngọn đèn soi sáng dẫn đường cho bạn. Vậy nên, hãy luôn quan tâm và lập kế hoạch cuộc đời dựa trên những điều ấy.

Ngay cả khi không thể xây dựng sự nghiệp xoay quanh chúng, bạn vẫn có thể dành ra một chút thời gian để thực hiện những điều đó mỗi ngày và dần biến việc đó trở thành ưu tiên hàng đầu của bản thân.

2. Tập trung vào trạng thái “dòng chảy”

Bạn đừng phung phí thời gian của mình để mơ mộng tới viễn cảnh sẽ cưới một cô nàng hay anh chàng giàu có rồi sống hạnh phúc sau đó nữa. Cuộc sống đời thực không phải lúc nào cũng giống như những câu chuyện cổ tích đâu.

Trở nên giàu có và nghỉ hưu không phải là mục tiêu cơ bản hay cái đích cuối cùng của đời người. Vì nếu bạn nghỉ hưu mà không có ước mơ, đam mê hay thậm chí là những sở thích của riêng mình thì khác nào bạn chấp nhận để bản thân suy sụp, tàn tạ đây?

Một cuộc sống có ý nghĩa và đáng sống nhất định phải có mục đích bạn ạ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên cố gắng theo đuổi trạng thái “dòng chảy” bởi những việc làm được thực hiện trong trạng thái này sẽ mang tới sự thỏa mãn và hài lòng lớn trong thâm tâm.

Mihaly Csikszentmihalyi, nhà tâm lý học kiêm tác giả cuốn sách “Flow: The Psychology of Optimal Experience” định nghĩa “dòng chảy” như “một trạng thái mà mọi người tập trung vào một hành động đến mức không còn quan tâm tới bất cứ điều gì xung quanh, và dường như không có điều gì quan trọng hơn việc đó nữa”.

Ông cũng chia sẻ, “Những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong cuộc sống không phải những lúc bị động, dễ lĩnh hội hay thư giãn, dù cho những trải nghiệm đó cũng hấp dẫn nếu chúng ta làm việc chăm chỉ để đạt được chúng.

Những khoảnh khắc đẹp nhất thường đến khi cơ thể hoặc tâm trí của một người bị kéo căng ra và đạt tới giới hạn của nó với một nỗ lực tự nguyện để làm được điều gì đó thử thách và đáng giá. Vì thế, trải nghiệm tuyệt nhất là việc chúng ta thực hiện điều gì đó”.

3. Nâng cao hiểu biết về tài chính

Nuối tiếc lớn nhất của tôi khi còn ở thời phổ thông là không đăng ký lớp học về những kỹ năng và bài học cuộc sống. Cho tới khi tôi nhận ra đó là khóa học hữu ích nhất thì đã muộn.

 40 tuổi tôi mới ngộ ra những bài học chí lí đời người: Điều thứ 8 không phải ai cũng hiểu và làm được, có kẻ phải đến cuối đời mới bừng tỉnh - Ảnh 1.

Hãy luôn nhớ rằng, mục tiêu số 1 của bạn là phải có một kế hoạch tài chính sẽ cho phép bạn theo đuổi những đam mê của mình khi bạn nghỉ hưu.

Tôi và các bạn bước vào khuôn viên trường đại học, mang theo đầy lý tưởng và sự thơ ngây. Các công ty về thẻ tín dụng đang chờ đợi và mời chào chúng tôi với những tấm vé, bữa ăn miễn phí, thậm chí là những voucher của khách sạn. Tất cả những gì chúng tôi cần làm là đăng ký một chiếc thẻ tín dụng mà thôi.

Nhưng hãy cẩn thận đấy! Cầm trong tay thẻ tín dụng sẽ tạo cho bạn cảm giác dư dả, từ đó khiến bạn chi tiêu không hợp lý dù lương tháng chẳng cao. Tới lúc nhận ra mình đã hoang phí, bạn có khả năng đã tự tạo thêm cho mình một gánh nặng, một nỗi lo toan trong cuộc sống vốn đã chẳng dễ dàng: Nợ thẻ tín dụng.

Bởi vậy, bạn nên cố gắng học nhiều nhất có thể về việc tiết kiệm và đầu tư thông minh. Đồng thời, hãy luôn nhớ rằng mục tiêu số 1 của bạn là phải có một kế hoạch tài chính sẽ cho phép bạn theo đuổi những đam mê của mình khi bạn nghỉ hưu.

4. “Mua” trải nghiệm thay vì những thứ vô nghĩa

Khi bạn dành những đồng tiền mình vất vả kiếm được vào những trải nghiệm, chúng sẽ trở thành những kỷ niệm vô giá mà đến khi về già bạn vẫn còn nhớ mãi và kể lại cho con cháu.

Trái lại, nếu bạn mua những món đồ như túi xách hay giày dép đắt đỏ vào những năm 20, 30 tuổi thì bạn sẽ phải dành những năm 40 tuổi của mình khốn khổ vì những thứ đó. Vậy nên, đừng đi mua sắm với bạn bè nếu điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải tiêu một số tiền lớn vượt quá ngân sách cho những thứ vô nghĩa.

Tôi hiện tại vẫn đang cố thoát khỏi những món đồ chẳng đem lại niềm vui. Khi nhìn thấy chúng, tôi tưởng tượng ra những buổi cuối tuần mà đáng lẽ tôi đã được tận hưởng hay những khoản tiền dư ra mà lẽ ra tôi có thể mang đi đầu tư.

5. Đi du lịch

Việc đi du lịch giúp cuộc đời bạn thay đổi theo hướng tích cực hơn, và cũng là một cách tuyệt vời để bạn xả stress sau những ngày học tập và làm việc mệt mỏi.

Nhờ đi du lịch, bạn không chỉ học được cách cởi mở và biết cảm thông hơn mà còn tăng sự tự tin của bản thân. Đồng thời, nó còn giúp bạn khám phá thêm được nhiều điều về cuộc sống xung quanh, nhờ đó mở mang vốn tri thức của bản thân.

Bạn cứ nghĩ mà xem, khi bạn gọi điện cho ai đó và lên lịch trình du lịch bằng một ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy như mình có thể làm bất cứ việc gì. Và tới khi bạn trở về, mọi thứ dường như trở nên dễ dàng hơn nhiều.

6. Hiểu rõ về loại tính cách của mình

Cuốn sách “Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking” của Susan Cain đã giúp tôi ngộ ra nhiều điều.

 40 tuổi tôi mới ngộ ra những bài học chí lí đời người: Điều thứ 8 không phải ai cũng hiểu và làm được, có kẻ phải đến cuối đời mới bừng tỉnh - Ảnh 2.

Hướng nội hay hướng ngoại kỳ thực chỉ thuộc về mặt hình ảnh, quan trọng là bạn phải biết cách tái nạp năng lượng cho bản thân.

Lý tưởng của những người phương Tây chúng tôi là hướng ngoại nhưng cuốn sách này lại thể hiện được những giá trị của việc hướng nội và giúp tôi hiểu rõ hơn về bản thân mình. Tôi ước rằng mình suy nghĩ nhiều hơn về loại tính cách của mình khi đưa ra những quyết định về sự nghiệp.

Nhưng kỳ thực, hướng nội hay hướng ngoại cũng chỉ thuộc về mặt hình ảnh và nhiều người hướng nội vẫn có thể thành công trong công việc, trở nên cởi mở và lôi cuốn người khác khi cần thiết. Vậy nên, điều quan trọng bạn cần quan tâm tới là cách bạn tái nạp năng lượng cho bản thân – điều mà dù hướng nội hay hướng ngoại đều cần làm.

7. Hướng tới sự hoàn hảo là một điều tồi tệ

Tôi từng vô cùng tự hào về sự cầu toàn của mình. Là một giáo viên, tôi từng làm việc nhiều giờ đồng hồ để thiết kế những bài học thú vị và trang trí lớp học như những tiêu chuẩn của một “Open house” (mô hình tiết học mở). Nhưng thật không may, điều đó khiến tôi mệt mỏi và kiệt sức.

Việc làm người cầu toàn thực sự khó có thể kéo dài. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, việc tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc sống mà còn thường làm chúng ta tê liệt và ngăn cản chúng ta hành động.

Tôi đã từng mơ ước về việc viết một cuốn tiểu thuyết cho trẻ em, nhưng bất cứ khi nào tôi ngồi vào bàn, sự cầu toàn lại trỗi dậy và ngăn tôi hạ bút. Nhưng rồi, tôi cuối cùng cũng loại bỏ được thói xấu này và bắt đầu viết.

Dù vẫn thấy xấu hổ hay thất vọng khi xem lại những bản nháp đầu tiên nhưng tôi càng tự hào về bản thân hơn vì đã dám hành động. Tôi biết như vậy là tôi đang học và tiến bộ từng ngày.

Vậy đó, cách duy nhất để trở nên tốt hơn là hãy hành động, thất bại rồi lại đứng lên và tiếp tục làm. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ trở thành người dẫn đầu, chinh phục và chế ngự được mọi thứ trong cuộc sống này.

8. Trân trọng một cơ thể khỏe mạnh

Nếu hiện tại bạn đang khỏe mạnh và có thể tập thể dục thoải mái mà không phải chịu đựng những cơn đau nhức sau đó thì hãy trân trọng cơ thể của mình. Đồng thời, đừng nhìn ngắm những hình ảnh xinh đẹp đã qua photoshop của người khác trên mạng xã hội nữa vì việc đó chỉ khiến bạn khổ sở thêm mà thôi.

Cuộc đời này, không có gì quý giá hơn một cơ thể mạnh khỏe cả. Chỉ cần có sức khỏe, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn dù tuổi tác của bạn là bao nhiêu.

*Bài viết được thực hiện bởi Rebecca Grant và đăng tải trên trang Thrive Global.

Tham khảo Thrive Global

Theo Kim Đinh

Nhịp sống kinh tế

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên