CHUẨN BỊ ĐỂ CHẾT?
Cuộc sống là một chuyến đi ngắn ngủi, và điểm cuối cùng là cái chết.Chúng ta có thể không chết vì chiến tranh hạt nhân, nhưng rồi cũng sẽ chết vì tuổi già, bệnh tật hoặc một tai nạn bất ngờ…Có ai biết sau khi chết, con người sẽ đi về đâu? Mỗi tôn giáo và các học thuyết khác nhau đều có những câu trả lời khác nhau.Là Cơ đốc nhân/Ki-tô hữu thì câu trả lời có sẵn trong Kinh Thánh.
–Người Hàn Quốc có một trung tâm chuyên tổ chức đám tang miễn phí nhưng đối tượng mà họ hướng tới là người sống.
Hơn 25.000 người đã tham gia vào các “đám tang cho người sống” tại trung tâm trị liệu Hyowon, cơ sở mở cửa từ năm 2012, với hy vọng có thể giúp những người này cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc cho họ thử chết.“Một khi mà bạn trở nên lo lắng về cái chết và trải nghiệm cảm giác đó, bạn sẽ coi đó là một cách tiếp cận mới với cuộc sống”, cụ bà 75 tuổi Cho Jae-hee, người từng trải nghiệm một đám tang cho người sống, chia sẻ.Mỗi một đám tang thường có hàng chục người đăng ký tham dự từ những người ở tuổi thiếu niên tới tuổi về hưu. Họ mặc áo khâm liệm, chụp “ảnh thờ”, viết “lời trăng trối” và sau đó nằm vào một chiếc quan tài đóng nắp trong 10 phút.Đọc đầy đủ ở đây:https://dantri.com.vn/…/trao-luu-to-chuc-dam-tang-cho…
–Tang lễ miễn phí cho người sống là dịch vụ do một tổ chức ở Hàn Quốc cung cấp. Kể từ khi khai trương vào năm 2012, hơn 25.000 người – từ thanh thiếu niên đến những người về hưu – đã tham gia dịch vụ “tang lễ cho người sống” với hy vọng cải thiện cuộc sống bằng cách nghĩ đến cái chết. Các quan chức cho biết “tang lễ mô phỏng nhằm mang lại cho người tham gia cảm giác chân thực về sự sống của họ, khơi dậy lòng biết ơn, tìm kiếm sự tha thứ và tái kết nối gia đình và bạn bè”.
Những lời này trong Kinh Thánh phản ánh sự khôn ngoan của trước giả sách Truyền Đạo. “[Cái chết] là điểm cuối cùng của mọi người, và người sống để tâm suy nghĩ” (Tđ. 7:2). Cái chết nhắc nhở chúng ta về sự ngắn ngủi của cuộc sống và chúng ta chỉ có một khoảng thời gian nhất định để sống và yêu hết mình. Điều đó giúp chúng ta bớt nắm chặt một số món quà tốt đẹp Chúa ban, chẳng hạn như tiền bạc, các mối quan hệ và sự khoái lạc, đồng thời giải phóng chúng ta để tận hưởng những điều đó ngay trong hiện tại khi chúng ta tích trữ “của cải ở trên trời, là nơi không có mối mọt, ten rỉ làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch, khoét vách mà lấy” (Mat. 6:20).
Đọc đầy đủ:
https://vietnamese-odb.org/2021/10/16/song-tot/
–Blaise Pascal (1623-1662) lý luận, “Tin vào Thiên Chúa thì khôn ngoan hơn là không tin. Nêú một người tin vào Chúa, và sau khi chết linh hồn anh ta nhận ra là không có Ngài, người đó không mất điều gì. Còn một người khác nhận được nhiều may mắn, thành công, giàu có trong cuộc sống trên đất nhưng không tin vào Thiên Chúa, khi chết đi linh hồn người này nhận biết có một Đức Chúa Trời, lúc đó anh ta sẽ mất tất cả.”Kinh Thánh cho chúng ta biết: “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27).Cơ đốc nhân tìm thấy ý nghĩa cho cuộc sống, biết mình sống vì mục đích gì và bình thản đối diện với cái chết, bởi biết rằng sau khi chết sẽ đi về đâu.
–Một bác sĩ ở nước Anh đến nhà bệnh nhân để khám bệnh. Vị bác sĩ này có thói quen dẫn theo một chú chó con. Ông để nó bên ngoài hành lang và bước vào nhà của bệnh nhân. Người nhà của bệnh nhân đóng cửa lại.Bệnh nhân: tôi sắp chết rồi, ông có biết sau khi chết tôi sẽ về đâu?Bác sĩ suy nghĩ để tìm câu trả lời thích hợp thì nghe tiếng con chó đang cọ vào cánh cửa đòi vào nhà, ông từ tốn hỏi lại:
-Ông có biết tại sao con chó của tôi đòi vào bên trong nhà của ông?-Vì nó biết có ông ở bên trong.
-Đúng rồi, thế này nhé. Con chó hoàn toàn không biết bên trong căn nhà ông có gì, nó chưa từng vào đây. Nhưng nó muốn vào vì nó biết bên trong có tôi là chủ của nó. Cũng vậy Cơ đốc nhân trước khi chết chưa bao giờ vào thiên đàng, và cũng không biết rõ trên thiên đàng như thế nào, nhưng Cơ đốc nhân muốn vào đó vì biết rằng khi về thiên đàng thì sẽ được gặp ai.Người bệnh nghe xong nở nụ cười và thở hơi cuối cùng về bên kia thế giới.Bạn nghĩ gì về câu chuyện này?
Bài đã đăng tại:https://lethat.net/chuan-bi-de-chet/
–
tường vi, Oregon.