Trang Chủ BIỆN GIÁO Chúa Giê-su Sống Lại

Chúa Giê-su Sống Lại

945
0
SHARE

Tựa đề: Nơi Nương Náu Tâm Hồn
Nguyên Tác: The Hiding Place
Kinh Thánh: Thi Thiên 91
Nhạc và lời: Bryan Jeffery Leech
Lời Việt: Vĩnh Phúc
Trình bày: Mai Hương
Audio: Hướng Dương & Ca Dao Productions

The Hiding Place
In a time of trouble,
In a time forlorn,
There is a hiding place
Where hope is born,
In a time of danger,
When our faith is proved
There is a hiding place,
Where we are loved.
There is a hiding place,
A strong protective space,
Where God provides the grace
To persevere,
For nothing can remove us
From the Father’s love,
Tho’ all may change,
Yet nothing changes here.
In a time of sorrow,
In a time of grief,
There is a hiding place
To give relief.
In a time of weakness,
In a time of fear,
There is a hiding place
Where God is near.
Nơi Nương Náu Tâm Hồn

Những lúc đau thương tâm hồn,
Bốn phương sầu buông,
Biết bao thử thách lo buồn
Khiến cho lệ tuôn…
Đến với Jêsus muôn đời,
Chính chỗ tôi nghỉ ngơi,
Chúa nơi bình an tuyệt vời
Của linh hồn tôi.
Lòng Ngài là nơi tôi nương
Trong đời giông tố sóng cuốn,
Trong hồi gian khó thiếu thốn,
Trong lúc cô đơn
Tôi núp trong Jêsus luôn,
Tay Chúa phủ che ban ơn,
Tôi biết không chi
Ngăn tôi xa Chúa yêu thương.
Những lúc nguy nan trong đời,
Nước mắt âm thầm rơi.
Có nơi nương náu tuyệt vời.
Chính Giê-xu tôi!
Lúc khó khăn gây đau buồn,
Yếu đuối lo sợ luôn
Có nơi nương náu tâm hồn,
Giê-xu tình thương.

Thư Viện Tin Lành (2012)
www.thuvientinlanh.org


Làm Thế Nào Chúng Ta Biết Chúa Giê-su Sống Lại Từ Cõi Chết?
Có thể nghe:

Trả lời:

Một số người hồ nghi cho rằng: Có lẽ Chúa Giê-su đã không chết? Hoặc nếu Ngài đã chết, Ngài đã không sống lại?

Có một số suy đoán thông thường về sự phục sinh của Đấng Christ. Nhiều người Hồi giáo tin rằng Chúa Giê-su đã không chết trên thập tự giá, nhưng một người khác là Judas đã thay thế chỗ của Ngài (theo Sura 4:157). Trong khi đó nhiều người khác cho rằng Chúa Giê-su đã chết, nhưng Ngài đã không sống lại. Có một số lời giải thích khác nhau về ngôi mộ trống như sau: (1) Một ai đó đã đánh cắp xác của Chúa Giê-su. (2) Các môn đồ bị ảo giác. (3) Đó là một trường hợp nhận dạng sai lầm. (4) Các môn đồ đã đến sai ngôi mộ, họ đến một ngôi mộ khác.

Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ thấu đáo về những bằng chứng sau đây chứng minh sự chết và sự phục sinh của Christ.

Luke 23-46 Into Your Hands-smokey

Chúa Giê-su đã chết trong thân xác vật lý.

  1. Hệ quả tất yếu của sự đóng đinh sẽ dẫn tới cái chết. Chúa Giê-su đã bị đóng đinh trên thập tự giá từ lúc 9 giờ sáng cho đến trước khi mặt trời lặn (Mác 15:25). Ngài bị chảy máu từ tay và chân bị thương cũng như từ những mũi gai đâm thấu qua đầu. Hơn nữa, sự đóng đinh đòi hỏi rằng Ngài phải liên tục rướn mình lên để thở, do đó gây ra nhiều đau đớn hơn từ các dấu đinh. Không làm như vậy có nghĩa là cuối cùng Ngài cũng sẽ chết vì ngạt thở.
  2. Kinh Thánh xác nhận về sự chết của Chúa, “Đức Chúa Giê-su bèn kêu lớn rằng: Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi.” (Lu-ca 23:46; Ma-thi-ơ 27:45-50)
  3. Hành động của quân lính đâm xuyên qua hông Chúa Giê-su với ngọn giáo là bằng chứng cho thấy Ngài đã chết trước khi bị đâm. Điều này là do “máu và nước” chảy ra (Giăng 19:34), đó là bằng chứng y khoa (tràn dịch ngoài tim) chứng minh rằng Chúa Giê-su thực sự đã chết (Giăng 19:33). Nhưng nếu điều đó là không đủ thì ngọn giáo đâm thấu trái tim của Chúa Giê-su cũng sẽ kết liễu Ngài!
  4. Các chuyên gia của đế quốc La-mã phụ trách việc xử tử Chúa Giê-su công bố Ngài đã chết. Họ được thuyết phục rằng Ngài đã chết, nên không cần đánh gãy ống chân Ngài – đó là một hành động thông thường để tăng nhanh tốc độ chết bằng cách khiến người bị đóng đinh không còn có thể nâng mình lên để thở (Giăng 19:33).
  5. Phi-lát kiểm tra cẩn thận để chắc chắn rằng Chúa Giê-su đã chết trước khi giao thi thể Ngài cho Giô-sép mang đi chôn. “Phi-lát lấy làm lạ về Ngài chết mau như vậy, bèn đòi thầy đội đến mà hỏi thử Ngài chết đã lâu chưa. Vừa nghe tin thầy đội trình, thì giao xác cho Giô-sép.” (Mác 15:44-45)
  6. Chúa Giê-su được bọc trong khoảng 75 pound vải và hương liệu tẩm xác, được đặt trong một ngôi mộ trong ba ngày (Ma-thi-ơ 27:60; Giăng 19:39-40). Nếu khi đặt vào mộ Ngài chưa chết, thì Ngài cũng sẽ chết trong ba ngày tiếp theo vì không có đồ ăn, nước uống và phương tiện điều trị y khoa thích hợp trong ngôi mộ đã niêm phong.
  7. Các tác giả Cơ đốc đầu tiên đã xác nhận Chúa Giê-su chết trên thập tự giá. Polycarp là người học trò của sứ đồ Giăng đã viết, “Chúa Giê-su Christ đã vì tội lỗi chúng ta mà phải chịu khổ hình cho đến chết.” Ignatius (30-107 sau Công nguyên) là bằng hữu của Polycarp xác nhận, “Chúa Giê-su thực sự trải qua khổ hình, đã chết và sống lại.” Josephus, một sử gia Do-thái lúc bấy giờ cũng xác nhận, “Phi-lát đã thuận theo đề nghị của những người lãnh đạo tôn giáo, đã đóng đinh Chúa Giê-su trên cây thập tự, và Ngài đã chết.”

Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết.

Chúng ta không chỉ có về những bằng chứng Chúa Giê-su đã chết, mà còn có các chứng cớ về sự phục sinh của Ngài sau đây:

  1. Ngôi một chôn Chúa Giê-su đã thành ngôi một trống, tấm vải liệm thân xác Ngài cũng bị bỏ lại trong mộ (Giăng 20:1-10).
  2. Năm trăm người đã nhìn thấy Chúa phục sinh hiện ra với họ (1 Côr. 15:6).
  3. Chúa Giê-su đã được nhìn thấy trong mười hai trường hợp riêng biệt từ những người khác nhau, trong những tình huống khác nhau. Một số người nữ, và một số người nam đã gặp Chúa phục sinh. Có những nhóm nhỏ và cũng có cả một đám đông đã nhìn thấy Chúa. Một số người thấy Chúa ở thành phố, trong khi một số khác thấy Ngài ở vùng quê. Một số môn đồ nhìn thấy Chúa, trong khi một số khác chưa phải là môn đồ.
  4. Chúa Giê-su đã hiện ra với những người chưa tin và các anh em của Ngài (Giăng 7:5; 1 Côr. 15:7). Ngài cũng hiện ra với Sau-lơ – một ngưởi Pha-ri-si (Công. 9).
  5. Chúa Giê-su hiện ra với Thô-ma, một môn đồ đa nghi và thuyết phục người này (Giăng 20:26-29).
  6. Sau khi phục sinh Chúa Giê-su dạy cho các môn đồ về nước Đức Chúa Trời trong bốn mươi ngày (Công. 1:3).
  7. Chúa Giê-su bày tỏ cho các môn đồ bằng chứng về sự phục sinh của Ngài, cho phép Thô-ma chạm vào tay và sườn của Ngài (Giăng 20:27). Ngài cũng cho phép các môn đồ chạm đến thân thể vật lý bằng xương bằng thịt của Ngài (Lu-ca 24:39).
  8. Chúa Giê-su biến các môn đệ từ chỗ sợ hãi, phân tán, hoài nghi thành những nhà truyền giáo của thế giới gần như chỉ qua một đêm. Điều này giống như kết quả từ sự hiện ra của Ngài với họ sau phục sinh.
  9. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, hàng ngàn người đã qui đạo sau khi các sứ đồ rao giảng về sự phục sinh của Chúa Giê-su (Công. 2-4).
  10. Một số lượng lớn các thầy tế lễ của Do-thái giáo cũng qui đạo cùng với làn sóng qui đạo của hàng ngàn người đương thời (Công. 6:7).

ÁP DỤNG

Điều hiển nhiên là không thể phủ nhận về sự phục sinh của Christ. Sự vui mừng và phước hạnh của chúng ta là biết Ngài đã đến để chết vì tội lỗi của toàn thể nhân loại. Và Ngài đã đánh bại tội lỗi qua sự phục sinh. Chúng ta đầy lòng hy vọng khi đọc lời này của sứ đồ Phao-lô viết, “Lại nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jêsus Christ sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.” (Rô-ma 8:11)

KINH THÁNH THAM KHẢO 

Ma-thi-ơ 27-28; Mác 15-16; Lu-ca 22-24; Giăng 19:21; 1 Côr. 15

Tác giả: Norman L. Geisler and Jason Jimenez
Translated by Hon Pham

Nguồn:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez

Thân Thể Chúa Giê-su Như Thế Nào Sau Khi Ngài Phục Sinh? 

Trả lời:

Không ai tránh khỏi cái chết. Tuy nhiên Cơ đốc nhân không sợ chết, bởi vì sự chết mang đến sự sống mới. Một ngày trong tương lai tất cả những người thuộc về Christ sẽ nhận được thân thể phục sinh khi được cất lên không trung gặp Chúa. Đây sẽ là loại thân thể tương tự như Chúa Giê-su có sau khi Ngài phục sinh.  Phao-lô viết, “Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ, Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật.” (Phi-líp 3:20-21)

phi

Thân thể Chúa Giê-su chết trên thập tự giá là cùng một thân thể và xương được phục sinh sau đó. Nếu thân thể chết không sống lại, thì không có sự sống lại. Và nếu không có sự sống lại, khi đó cũng không có sự cứu rỗi. Sứ đồ Phao-lô nói về điều này, “Và nếu Đấng Christ đã chẳng sống lại, thì đức tin anh em cũng vô ích, anh em còn ở trong tội lỗi mình.” (1 Côr. 15:17). Nhưng Đấng Christ đã sống lại. Chúng ta hãy đọc các phần Kinh Thánh sau:

  1. Chúa Giê-su nói về thân thể phục sinh của Ngài là cùng một thân thể khi Ngài chịu chết: “Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!” (Giăng 2:19). Sứ đồ Giăng ghi chú thêm, “Ngài nói về đền thờ của thân thể mình.” (Giăng 2:21).
  2. Khi nói đến cùng chung một thân thể khi bị đóng đinh và sau khi phục sinh, Chúa Giê-su phán với các môn đồ, “Hãy xem tay chân ta: Thật chính ta. Hãy rờ đến ta, và hãy xem; thần thì không có thịt xương, mà các ngươi thấy ta có.” (Lu-ca 24:39)
  3. Sứ đồ Phao-lô nói về hiệu quả của sự phục sinh, đó là Thánh Linh của Chúa Giê-su sẽ “khiến thân thể hay chết của anh em lại sống.” (Rô-ma 8:11). Thân thể phục sinh của Chúa Giê-su không phải là một thân thể khác được thay thế. Ngài trải nghiệm sự phục sinh từ một thân thể đã chết trước đó.
  4. Chúa Giê-su chứng minh thân thể của Ngài là một thân thể vật lý bằng cách cho phép các môn đồ chạm vào Ngài (Ma-thi-ơ 28:9; Giăng 20:27)
  5. Chúa Giê-su cũng ăn giống như trước khi Ngài chịu chết (Lu-ca 24:41- 43; Công. 10:41)
  6. Chúa Giê-su chứng minh cho các môn đồ biết thân thể phục sinh của Ngài cũng chính là thân thể Ngài có trước đây (Lu-ca 24:40; Giăng 20:27)

Như vậy Cứu Chúa của chúng ta đã bày tỏ cho các môn đồ thấy rằng thân thể phục sinh của Ngài chính là thân thể của Ngài trước khi chết trên thập tự giá. Dĩ nhiên Chúa Giê-su đã làm những việc siêu nhiên sau khi Ngài phục sinh như Ngài có thể bước vào bên trong một căn phòng đã khóa kín (Giăng 20:19) nhưng điều này không chứng minh rằng thân thể phục sinh của Ngài khác với thân thể mà trước đây Ngài đã từng bước đi trên mặt nước (Giăng 6:16-21). Sau sự phục sinh Ngài có thể hiện ra và biến mất cách nhanh chóng, và Phi-líp cũng trải nghiệm điều tương tự trong thân thể tự nhiên của ông trên hành trình truyền giáo (Công vụ 8:39-40).

Điều chắc chắn là thân thể phục sinh của Chúa Giê-su đã được thay đổi thành một thân thể bất tử (1 Côr. 15:53), nhưng nó không được thay đổi thành một thân thể vô hình phi vật chất. Khi Phao-lô nói rằng thân thể phục sinh là một thân thể thuộc linh được biến hóa, ông hàm ý đó là một thân thể vật lý-thuộc linh cao hơn. Vị sứ đồ cũng đề cập đến “một thứ ăn thuộc linh, uống một thứ uống thuộc linh.” và “một hòn đá thuộc linh.” (1 Côr. 10:3-4). Trong ý nghĩa tương tự, Kinh Thánh là một quyển sách thuộc linh, nhưng nó không phải là phi vật chất. Cũng giống như vậy thân thể phục sinh của Chúa Giê-su là một thân thể vật lý-thuộc linh cao hơn, thân thể này là thân thể đã chết trên cây thập tự.

ÁP DỤNG

Chúa Giê-su đã ban lời hứa cho người theo Ngài, “vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống.” (Giăng 14:19). Là Cơ đốc nhân, niềm hy vọng của chúng ta là hiệp nhất với Christ trong thân thể phục sinh của Ngài. Phao-lô viết, “Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật.” (Phi-líp 3:21). Chúng ta tiếp tục trông đợi sự tái lâm của Christ và biết trước rằng chúng ta sẽ nhận được một thân thể phục sinh.

KINH THÁNH THAM KHẢO

Công. 1:11; 1 Côr. 1:7; 15:35-58; Phi-líp 3:20-21

Tác giả: Norman L. Geisler and Jason Jimenez
Translated by Hon Pham   

Nguồn:

The Bible’s Answers To 100 of Life’s Biggest Questions, by Norman L. Geisler & Jason Jimenez

 

Nguồn: http://huongdionline.com/2020/04/11/noi-nuong-nau-tam-hon/

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên