Trang Chủ TRANG CHỦ Chấp Nhận Cái Giằm Xóc

Chấp Nhận Cái Giằm Xóc

939
0
SHARE

Con Thuyền Và Tảng Đá

2 Cô-rin-tô 12:7-10, “Vậy nên, e rằng tôi lên mình kiêu ngạo bởi sự cao trọng cả thể của những sự tỏ ra ấy chăng, thì đã cho một cái giằm xóc vào thịt tôi, tức là quỉ sứ của Sa-tan, để vả tôi, và làm cho tôi đừng kiêu ngạo. Đã ba lần tôi cầu nguyện Chúa cho nó lìa xa tôi. Nhưng Chúa phán rằng: Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối. Vậy tôi sẽ rất vui lòng khoe mình về sự yếu đuối tôi, hầu cho sức mạnh của Đấng Christ ở trong tôi. Cho nên tôi vì Đấng Christ mà đành chịu trong sự yếu đuối, nhuốc nhơ, túng ngặt, bắt bớ, khốn khó; vì khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ.”
Đời sống Cơ đốc nhân có thể hình dung như một con thuyền đi trên sông. Giả định là mực nước ở sông phải sâu ít nhất ba mét để thuyền có thể đi được mà không bị mắc cạn. Nhưng nếu đưới đáy sông nhô lên một tảng đá chiều cao hai mét thì sao? Đây là một giòng sông hẹp và con thuyền không thể tránh được tảng đá lớn bên dưới. Bạn sẽ cầu nguyện theo cách nào sau đây:
– Lạy Chúa Giê-su xin Ngài cất tảng đá đi.
– Lạy Chúa Giê-su xin Ngài làm cho mực nước sông dâng cao thêm ba mét nữa để thuyền có thể đi qua.
– Lạy Chúa, con bế tắc rồi, con xin Chúa như sau (một lời cầu nguyện khác)….?
Trong trường hợp của Phao-lô, ông ba lần xin Chúa cho “cái giằm xóc” lìa xa cơ thể ông. Nhưng Chúa vẫn để nó ở đó. Nó vẫn còn y nguyên trong thân thể của vị sứ đồ.
Tuy nhiên Đức Chúa Trời bày tỏ cho Phao-lô một điều tốt hơn:
“Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Vì vậy Phao-lô tiếp tục mang cái giằm xóc ấy và ông bước đi tiếp trong ân điển, trong sức mạnh, trong quyền năng của Đức Chúa Trời. Điều này có giống như Chúa làm cho mực nước của giòng sông dâng cao lên, để thuyền của Phao-lô có thể đi tiếp, mặc dù tảng đá lớn bên dưới sông vẫn còn y nguyên?
Nước của giòng sông dâng cao lên – có thể hiểu là Chúa ban thêm ân điển để chúng ta có thể vượt qua các trở lực trong cuộc sống.
“Cái giằm xóc” mà Phao-lô đề cập có thể là những khó khăn trong cơ thể hay bất kỳ trở lực nào trong cuộc sống của bạn.


Lời cầu nguyện của chúng ta hôm nay là gì?

Lưu ý các từ in nghiêng:
1/lên mình kiêu ngạo. “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau. Và tánh tự cao đi trước sự sa ngã” (Châm ngôn 16:18)

2/một cái giằm xóc. Bất cứ điều gì đó làm khó chịu cơ thể của bạn. Một căn bệnh mãn tính? hay bất cứ điều gì đó mà bạn phải sống chúng với nó suốt đời. Ví dụ như sự dối trá của môi trường sống chung quanh. Bạn có thể tìm thấy những cái giằm xóc khác ở đâu?   

3/Đã ba lần tôi cầu nguyện. Cầu nguyện ba lần và Chúa bày tỏ bài học Ngài muốn dạy. 

4/Ân điển ta đủ cho ngươi rồi. Đây là bài học lớn cho tín hữu

5/khi tôi yếu đuối, ấy là lúc tôi mạnh mẽ. Khi bạn  chấp nhận cái giằm xóc – ấy là lúc bạn trở nên mạnh mẽ.  

Tham khảo:
Báu vật trong Bình đất. Watchman Nee

Quyền năng Chúa được bày tỏ trong sự yếu đuối của con người

Vị sứ đồ nói ông có một cái gai trong xác thịt mình (2 Cô. 12:7). Tôi không biết cái gai này là gì, nhưng tôi biết cái gai này làm cho Phao-lô yếu đuối. Ông cầu nguyện với Chúa về vấn đề này ba lần, hi vọng Chúa sẽ cất bỏ cái gai ấy đi. Tuy nhiên, Chúa phán với ông: “Ân điển Ta đủ cho ngươi rồi” (cc. 8-9). Chúa phán mặc dầu cái gai ở trong xác thịt ông làm cho ông yếu đuối, quyền năng Ngài được hoàn hảo trong sự yếu đuối ấy. Làm thế nào quyền năng của Đức Chúa Trời được hoàn hảo trong sự yếu đuối của con người? Ngài phán: “Quyền năng Ta đóng trại trên sự yếu đuối của ngươi” (RcV), có nghĩa là “Quyền năng Ta sẽ che phủ hay bao phủ sự yếu đuối của ngươi”. Đó là Đạo Đấng Christ. Đạo Đấng Christ không loại bỏ sự yếu đuối, cũng không chỉ ngưỡng trông quyền năng của Chúa. Đạo Đấng Christ có nghĩa là quyền năng của Chúa được bày tỏ trong sự yếu đuối của con người. Đạo Đấng Christ không có nghĩa là một dòng giống mới như các thiên sứ kỳ lạ được tạo dựng trên đất. Đạo Đấng Christ nghĩa là sự yếu đuối của con người có thể bày tỏ quyền năng của Đức Chúa Trời.

Tôi xin nêu một ví dụ. Có lần tôi lâm trọng bệnh. Trong vòng hai tháng, tôi bị rọi quang tuyến ba lần, và mỗi lần, kết quả đều rất nghiêm trọng. Tôi cầu nguyện, tin và hi vọng Đức Chúa Trời sẽ chữa lành bệnh cho mình. Nhiều lúc, sức lực tôi tốt hơn bình thường. Trước mặt Đức Chúa Trời, tôi thừa nhận rằng mình đã được làm cho mạnh mẽ, nhưng tôi giận vì không biết tại sao Đức Chúa Trời lại đối xử với tôi như vậy. Có những lúc tôi khỏe và đầy sức lực, nhưng rồi tôi bị bệnh trở lại cách bất ngờ. Đức Chúa Trời ban cho tôi sức khỏe tạm thời như vậy để làm gì? Lòng tôi quặn thắt. Một ngày kia đang khi đọc Kinh Thánh, tôi tình cờ mở ra đọc trong 2 Cô-rin-tô chương 12 chép về việc Phao-lô cầu nguyện với Đức Chúa Trời ba lần về cái gai ấy, nhưng Chúa không vui lòng làm gì cả. Trái lại, Ngài phán: “Ân điển Ta đủ cho ngươi rồi”. Chúa gia tăng ân điển Ngài vì cái gai ấy. Chúa gia tăng quyền năng mình vì sự yếu đuối. Tôi thấy ra Đạo Đấng Christ là gì. Đang khi nằm trên giường, tôi xin Chúa bày tỏ cho tôi cách rõ ràng hơn tất cả ý nghĩa của điều ấy. Ở bên trong, tôi có ấn tượng về một chiếc thuyền trên dòng sông. Chiếc thuyền cần mực nước sâu hơn ba mét để có thể di chuyển trên dòng sông. Nhưng dưới lòng sông có một tảng đá nhô lên gần hai mét. Nếu Chúa muốn, Ngài có thể cất bỏ tảng đá để chiếc thuyền đi qua, nhưng trong lòng tôi có một câu hỏi: “Ta cất tảng đá đi hay làm cho mực nước dâng lên gần hai mét, điều nào tốt hơn?” Đức Chúa Trời hỏi tôi rằng việc cất bỏ tảng đá đi hay làm cho mực nước dâng lên gần hai mét thì điều nào tốt hơn. Tôi thưa với Chúa rằng làm cho nước dâng lên gần hai mét là điều tốt hơn.

Từ ngày đó về sau, nhiều nan đề của tôi biến mất. Tôi không dám nói rằng mình không bao giờ lại bị cám dỗ, nhưng ngợi khen Đức Chúa Trời, từ vấn đề đó, tôi khám phá ra rằng Đức Chúa Trời có những cách khác để đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Đó là Đạo Đấng Christ. Tôi xin nhắc lại, Đạo Đấng Christ không cất bỏ tảng đá đi, Đạo Đấng Christ làm cho nước dâng lên khoảng hai mét. Đó là Đạo Đấng Christ. Có khó khăn nào không? Có, tất cả chúng ta đều có nan đề. Có thử thách không? Có, tất cả chúng ta đều bị thử thách. Có yếu đuối không? Tất cả chúng ta đều có những yếu đuối. Tuy nhiên, xin hãy nhớ một điều là Chúa không loại bỏ sự yếu đuối của chúng ta về phương diện tiêu cực, Ngài cũng không ban quyền năng không xác đáng về phương diện tích cực. Quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ trong sự yếu đuối, cũng y như báu vật của chúng ta ở trong bình đất.

“Nhưng chúng tôi đựng của báu nầy trong khí mạnh bằng đất, hầu tỏ ra quyền năng lớn lao quá đỗi nầy là bởi Đức Chúa Trời, chớ chẳng phải từ chúng tôi. Chúng tôi bị đè nén đủ cách, nhưng không đến khốn cùng; bị túng thế, nhưng không thất vọng; bị rượt đuổi, nhưng không đến bỏ rơi; bị đánh ngã, nhưng không đến diệt mất; thân thể hằng mang sự chết của Jesus, hầu cho sự sống của Jesus cũng được tỏ ra trong thân thể chúng tôi” (2 Cor. 4:7-10).

Khi nói về sự cầu nguyện, Rick Warren chia sẻ:

Chấp Nhận Những Điều Không Thể Thay Đổi

“Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy. Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật.  Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được.  Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” (Phi-líp 4:11-13 – BTT)

Lo lắng về những điều không thể thay đổi được sẽ không thể đem lại cho bạn sự bình an.  Oán giận hay cay đắng về những điều không thể thay đổi được sẽ không thể đem lại cho bạn sự bình an.  Mặc cảm tội lỗi về những điều không thể thay đổi được sẽ không thể đem lại cho bạn sự bình an.

Chỉ có một điều có thể đem lại sự bình an cho cuộc đời bạn, và đó là việc chấp nhận những điều không thể thay đổi được.

Khi Phao-lô viết thư Phi-líp, ông đang ở trong nhà tù tại La Mã, chờ đợi ngày bị tử hình.  Trong Phi-líp 4:11-13, ông viết những lời sau: “Không phải là tôi muốn nói đến sự cần dùng của tôi; vì tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy.  Tôi biết chịu nghèo hèn, cũng biết được dư dật. Trong mọi sự và mọi nơi, tôi đã tập cả, dầu no hay đói, dầu dư hay thiếu cũng được.  Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” (BTT)

Phao-lô đã có thể muốn thay đổi hoàn cảnh của mình, và ông đã có thể chỉ trích và chất vấn Chúa về những điều đang xảy đến cho mình.  Nhưng không, ông đã tin cậy Ngài về những điều ông không thể thay đổi và chọn cách dâng cho Chúa sự vinh hiển.

Tôi có thể chỉ cho bạn một việc mà có thể đem đến cho bạn sự căng thẳng, lo lắng và áp lực về những điều xảy ra trong cuộc đời mình, ấy là: đòi hỏi một lời giải thích.  Khi có một việc gì đó xảy ra không theo như ý muốn chúng ta, chúng ta nói với Chúa: “Tại sao chuyện này lại xảy ra, thưa Chúa?  Tại sao Ngài cho phép điều này xảy ra?”

Có ba điều bạn cần hiểu: Thứ nhất, Chúa không mắc nợ bạn một lời giải thích cho bất cứ điều gì cả. Ngài là một Đức Chúa Trời tốt lành, công nghĩa và công bình, Ngài hiểu những việc mà bạn không thể hiểu.  Bạn chỉ cần nói “Con chấp nhận”, thế thôi.

Thứ hai, thậm chí nếu Chúa giải thích cho bạn về lý do tại sao việc đó lại xảy ra theo cách đó thì chưa chắc bạn có thể hiểu được.  Bạn không thể thấu hiểu được các đường lối của Chúa.

Thứ ba, dù thế nào đi nữa thì lời giải thích không bao giờ đem đến sự bình an.  Nó không bao giờ khiến bạn hài lòng.

Điều đem đến sự an ủi cho chúng ta là sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình – không phải là những lời giải thích của Ngài nhưng là sự chăm sóc, quan tâm và an ủi của Ngài.  Hãy thôi tìm kiếm những điều mà bạn không thực sự cần, và thôi việc cố gắng thay đổi những điều ngoài tầm kiểm soát của bạn.  Khi đó, bạn sẽ có sự bình an.

Thảo luận

Những hoàn cảnh nào trong cuộc sống mà bạn đã cố gắng để thay đổi, thay vì cần phải trao phó cho Chúa?

Thay vì hỏi “tại sao”, bạn cần cầu hỏi Chúa điều gì để đem đến sự bình an cho mình?

 

Ca ngợi Chúa:

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên