Trang Chủ TRANG CHỦ Căn Bản Của Giải Kinh

Căn Bản Của Giải Kinh

454
0
SHARE
Khi tôi còn là thiếu nhi, người hướng dẫn của chúng tôi thường kết thúc các buổi lễ với lời chúc phúc sau đây: “Cầu xin Chúa quan phòng giữa tôi và các bạn trong khi chúng ta xa cách nhau.” Tôi cho rằng ông ấy đang cầu xin Chúa bảo vệ chúng tôi cho đến Chủ nhật tuần sau, và tôi chắc chắn đó là ý định của ông ấy. Chỉ nhiều năm sau, tôi mới phát hiện ra ông ấy đã đưa câu văn ra khỏi ngữ cảnh hoàn toàn. “Lời chúc phúc” của ông ấy không hay như người ta vẫn tưởng tượng. Chúng ta tìm thấy nó trong Sáng thế ký 31:49, sau khi Gia-cốp và La-ban giải quyết một cuộc tranh cãi, họ đã lập một giao ước. Vì Laban không tin tưởng Jacob, ông đã cầu xin Chúa để mắt đến con rể của mình để đảm bảo rằng anh ta không ngược đãi các con gái của Laban. “Laban có nói thêm rằng: Khi chúng ta phân cách nhau, cầu xin Đức Giê-hô-va coi sóc cậu và cháu.” Lấy bối cảnh câu văn là một lời đe dọa có vẻ lịch sự để áp dụng cho lời chúc phúc cuối buổi nhóm là điều không hợp lẽ!
Để tránh chứng minh quan điểm chủ quan bằng cách lấy một câu ra khỏi ngữ cảnh — chúng ta cần nhận ra rằng việc học Kinh Thánh đòi hỏi nhiều hơn là tra cứu một chuỗi các câu riêng biệt. Chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ đến việc đọc một cuốn tiểu thuyết theo cách đó — một câu từ chương 1, một câu khác từ chương 5 và một câu thứ ba từ chương 12. Nó sẽ dẫn đến hiểu lệch lạc cả quyển sách. Cũng vậy chúng ta sẽ bỏ lỡ cốt truyện hoàn toàn nếu đọc Kinh thánh theo cách đó! Kinh Thánh được viết thành các thể loại văn học như sách tiên tri, lịch sử, thư tín, thơ… Chúng ta phải đọc từ đầu đến cuối nếu muốn hiểu toàn bộ Kinh văn.
TÔI KHÔNG THỂ LẤY CHỈ MỘT CÂU KINH THÁNH RA KHỎI BẢN VĂN ĐẦY ĐỦ CỦA KINH THÁNH ĐỂ BIỆN MINH CHO QUAN ĐIỂM CỦA TÔI.
Xim mời đọc Lẽ Thật E- magazine, số đầu tiên. Số thứ hai chuẩn bị ra mắt bạn đọc.
Cách đây vài năm, một chuyên gia đang giảng về Đạo Mặc-môn. Một vài người Mặc-môn đã chọn tham dự, và giữa cuộc họp, một người trong số họ đã đứng lên và lập luận rằng Đức Chúa Trời là Cha có thân thể vật lý. Ông trích dẫn những đoạn nói đến “cánh tay phải”, “bàn tay” và “đôi mắt” của Đức Chúa Trời. Người đó đọc lớn Thi thiên 17: 8, “Cầu Chúa bảo hộ tôi như con ngươi của mắt; Hãy ấp tôi dưới bóng cánh của Chúa.” và cho rằng điều đó có nghĩa là Đức Chúa Trời cũng có lông và cánh.
Để tránh chủ nghĩa giải Kinh theo nghĩa đen , chúng ta phải nhận ra rằng các tác giả Kinh thánh đã truyền đạt thông qua các phép ẩn dụ, mô phỏng và biểu tượng, và thông qua nhiều thể loại văn học, chẳng hạn như lịch sử, tục ngữ, ngụ ngôn, thư tín, văn thơ và lời tiên tri. Chúng ta phải xác định thể loại văn học mà một tác giả sử dụng để giải thích ý nghĩa Kinh văn cách chính xác. Nếu chúng ta giả định rằng một tác giả đang nói theo nghĩa đen khi ông đang nói một cách ẩn dụ, thì lời giải thích của chúng ta sẽ trở thành vô nghĩa.
Hầu hết những người đọc Kinh Thánh đều quen thuộc với những lời nổi tiếng của Đấng Christ phán với hội thánh ở Lao-đi-xê: “Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta.” (Khải 3:15–16). Tuy nhiên, vì nhiều Cơ đốc nhân bỏ qua nền tảng lịch sử và văn hóa của phân đoạn này, họ hiểu sai ý nghĩa lời của Đấng Christ ở đây.
Chúng ta thường cho rằng “nóng” có nghĩa là chúng ta đang sống về mặt thuộc linh hoặc “đang cháy” vì Chúa, trong khi “lạnh” có nghĩa là chúng ta đã chết về mặt thuộc linh hoặc thù nghịch với Chúa. Nói cách khác, chúng ta nghĩ rằng Chúa Giê-su muốn chúng ta ủng hộ Ngài hoặc chống lại Ngài hơn là trung lập. Nhưng cách giải thích “lạnh” và “nóng” như vậy hoàn toàn bỏ qua nền tảng của đoạn văn và do đó gây ra hiểu lầm.
Thành phố Colossae gần Laodicea được biết đến với vùng nước mát lạnh và sảng khoái. Thành phố Hierapolis ở phía bắc nổi tiếng với các suối nước nóng. Laodicea có một ống dẫn nước dài sáu dặm dẫn cả nước nóng và lạnh đến thành phố, nhưng khi nước đến từ Colossae và Hierapolis, chúng hơi ấm. Hãy xem thông tin cơ bản ảnh hưởng đến cách chúng ta diễn giải đoạn văn này như thế nào? Chúa Giê-su sẽ không bao giờ muốn bất cứ ai chết về mặt thuộc linh hoặc ở vị trí đối địch với Ngài, và chắc chắn Ngài không muốn tình trạng hâm hẩm của Cơ đốc giáo. Trong đoạn văn này, cả “lạnh” và “nóng” đều có lợi, giống như một cốc nước đá hoặc một bồn nước nóng xông hơi. Vì vậy, nếu bạn “nóng” hoặc “lạnh”, Chúa Giê-su hài lòng. Nhưng xin đừng hâm hẩm.
Admin

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Nhập bình luận!
Vui lòng nhập tên