CẨM NANG
cho Người Truyền Giảng Tin Lành
Cẩm nang bao gồm những câu Kinh Thánh hữu ích, những thí dụ minh họa, những Gợi ý và Đề nghị dành cho những người làm chứng cho Chúa Cứu Thế. Để tạo khả năng làm chứng hiệu quả cho Chúa và giải đáp những câu hỏi thường hay gặp nhất của thân hữu.
“…Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em, song phải hiền hòa và kính sợ,” (I Phi-e-rơ 3:15)
“Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân …”
(Ma-thi-ơ 28:19)
“Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người…” (Mác 16:15)
“Các ngươi sẽ làm chứng về ta… cho đến cùng trái đất.” (Công Vụ 1:8)
“Ấy là Ngài mà chúng tôi rao giảng, lấy mọi sự khôn ngoan răn bảo mọi người, dạy dỗ mọi người, hầu cho bày tỏ mọi người trở nên trọn vẹn trong Đấng Christ .” (Cô-lô-se 1:28)
Copyright, John T. Tolbert (2014)
Lời Tri Ân
Kinh Thánh Bản Tiêu Chuẩn Anh Ngữ (ESV) được dùng xuyên suốt văn bản này ngoại trừ những chỗ nó có thể được lưu ý khác. Tất cả các câu hỏi được bao hàm trong cuốn sách này là những câu hỏi tôi thật sự được hỏi từ trước đến giờ trong khi chia sẻ sứ điệp của Kinh Thánh trong hơn bảy quốc gia. Các câu trả lời là của tôi, và tôi tin chúng là đúng theo Kinh Thánh.
Tôi muốn cảm ơn vợ tôi, Beverly, năm 2005 khi trở lại Việt Nam đã thúc giục tôi “viết ra giấy” cách tôi đã huấn luyện những người đến với Đấng Christ qua mục vụ của tôi. Như kinh nghiệm của tôi khi ở Mỹ, tôi thấy nhiều Cơ Đốc Nhân người Việt ngại “làm chứng” bởi vì họ không biết cách trả lời các câu hỏi mà họ biết là sẽ được hỏi. Bản tiếng Việt của cuốn sách này được sử dụng ở Việt Nam từ năm 2007 cho đến nay và một phiên bản tiếng Miến Điện được sử dụng ở Myanmar từ năm 2011. Từ năm 2013 cho đến nay, sách này cũng được phiên dịch sang tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiêng Kinyarwanda (Rwanda), song ngữ trong tiếng Trung/Anh và đang được phiên dich sang tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Bangladesh.
Tôi cũng muốn cảm ơn Beverly, (và các anh chị em khác trong gia đình ABWE) đã đọc và chỉnh sửa văn bản này. Bất cứ lỗi, sai sót, lầm lẫn ngớ ngẩn nào còn sót lại là thuộc về trách nhiệm của tôi mà thôi.
Cả Beverly và tôi đều muốn tri ân và cảm ơn Ron Berrus, Mục Sư Quản Nhiệm của Hội Thánh Báp-tít Thánh Kinh, Shiremanstown, Pennsylvania về ý tưởng cho trang bìa của cuốn Sổ Tay này, và cho sự truyền cảm cùng ảnh hưởng của ông trên đời sống chúng tôi khi đường đời của chúng tôi gặp nhau tại ABWE cách đây nhiều năm. Chúng tôi từng nghe Ron nói “Công cụ tuyệt vời nhất bạn có để chứng đạo, ngoài Kinh Thánh, là bàn ăn trong bếp của bạn”. Ý tưởng đó cứ đọng lại mãi. Cảm ơn Ron!
John T. Tolbert
Ghi Chú của Tác Giả: Các câu hỏi và các câu trả lời, cùng tất cả các phần học Kinh Thánh như “Còn Về Những Người Chưa Từng Nghe Thì Sao?” và “Công Trình Vĩ Đại Nhất Trên Thế Giới” là của tôi. Tất cả những giai thoại, các mẩu chuyện và những minh họa từ những người khác đều được chỉ rõ nguồn đóng góp đầy đủ.
Bản quyền, John T. Tolbert, Luật Sư, Tiến Sỹ Mục Vụ (2014)
Lời Mở Đầu và Lời Làm Chứng
Cuốn sổ tay nhỏ này được viết ra một phần là để giải thích cách Đức Chúa Trời đã cứu tôi.
Mẹ tôi là người Công Giáo Ai-len và cha tôi là một cựu chiến binh Thế Chiến Thứ II và là người vô thần. Lúc tôi năm tuổi, khi tôi nhìn lên bầu trời bên ngoài nhà của chúng tôi ở Newport, Delaware thì đột nhiên tôi chú ý đến vẻ huy hoàng rực rỡ của các vì sao, và nhận ra rằng phải có một Đức Chúa Trời.
Nhưng khi tôi hỏi cha mình liệu có một Đức Chúa Trời hay không, ông đã trả lời “Cha không biết”, rõ rằng là ông không muốn phá hủy đức tin non trẻ của tôi nơi Đức Chúa Trời. Lúc đó tôi sắp bắt đầu tám năm học ở trường Công Giáo, và trong tám năm đó chúng tôi chưa bao giờ mở Kinh Thánh ra ở trường, tôi cũng chưa bao giờ sở hữu một cuốn Kinh Thánh nào, và tôi chưa bao giờ thấy mẹ mình đọc Kinh Thánh. Cho nên, tôi lớn lên mà không biết Đức Chúa Trời, và cũng không biết Kinh Thánh nói gì.
Khi tôi được mười bảy tuổi, tôi tốt nghiệp trung học và nhập ngũ giữa lúc Chiến Tranh Việt Nam (31 Tháng Tám, năm 1967). Trong đợt huấn luyện cơ bản, một vài anh chàng bị bắt quân dịch từ trường cao đẳng/đại học lấy làm thương hại tôi sau khi biết rằng tôi vẫn tin nơi Đức Chúa Trời và đã cho tôi một cuốn sách của Mark Twain có tựa là “Những Lá Thư gửi Trái Đất”. Mặc dầu tôi chưa bao giờ mở một cuốn Kinh Thánh ra, cuốn sách của Twain đã thuyết phục tôi là chẳng có Đức Chúa Trời nào, và Kinh Thánh là vô lý.
Sau khi học tiếng Việt một năm ở Ft. Bliss, Texas, tôi được điều đến mặt trận Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, chúng tôi đã chịu đựng nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa, những lúc đó tôi thấy chính mình vừa chạy đến hầm trú ẩn gần nhất vừa nghĩ (hay là thốt lên) “Chúa ơi, xin cứu con”. Tôi nhận thấy mình là một kẻ đạo đức giả và ngay lập tức, tôi đã quyết định rằng “Phải có một Đức Chúa Trời tốt lành, nhưng tôi không hiểu tại sao lại có chiến tranh chết chóc như đang xảy ra ở đây”.
Tôi trở lại Hoa Kỳ năm 1970, ghi danh vào Trường Đại Học Delaware và rồi vào trường luật. Mười năm từ khi quay lại về từ Việt Nam đến 1980 là thời gian dài, thống khổ mà tôi tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc đời, thông qua những gì thế giới này mời chào. Tôi đã đậu Cuộc Thi Sát Hạch Để Trở Thành Luật Sư năm 1978 và được nhận làm việc trong các tòa án ở Delaware và sau đó ở Pennsylvania.
Khi đang hành nghề ở Wilmington, Delaware, hãng luật của chúng tôi được vị mục sư của một hội thánh thuê và tôi được giao cho cho vụ kiện đó. Vị mục sư này luôn mang Kinh Thánh theo, và thường cầu nguyện lớn tiếng về những quyết định mà ông cần đưa ra – ngay trước mặt tôi. Tôi chưa bao giờ kinh nghiệm một điều lạ lùng như vậy.
Tuy nhiên, nghĩ rằng tôi thông minh hơn ông ấy nhiều, sau một vài tuần lễ, tôi đã thách thức ông. Tôi cầm cuốn Kinh Thánh của ông lên và đưa nó lên trước mặt ông,
và nói “Làm sao ông có thể tin Kinh Thánh khi nó sai ngay từ chương đầu tiên?” Ông mỉm cười, và đáp lại, “Anh muốn nói gì, Ngài Tolbert? Sự tiến hóa chăng?” Tôi nói “Phải. Sáu ngày sáng thế, Chiếc Tàu của Nô-ê. Thôi nào!” Ông mỉm cười lần nữa, và đã hỏi tôi một câu hỏi làm thay đổi cuộc đời tôi. Ông nói, “Anh là luật sư phải không? Anh luôn đưa ra kết luận trước khi anh nghiên cứu cả hai phía của vấn đề chứ?”
Tôi đã sững người. “Ông đang nói rằng thật sự có bằng chứng cho sáng thế và nghịch lại với thuyết tiến hóa?” “Phải”, ông ấy đáp, “Anh có một tâm trí cởi mở phải không?” Tôi trả lời có, và ông hứa sẽ gửi một số người từ hội thánh của ông cùng một số cuốn sách cho tôi đọc, tất cả được viết bởi những khoa học gia có bằng tiến sỹ. Một trong những người đem những cuốn sách đó tới cho tôi là một thiếu nữ, người được Chúa cứu ba năm rồi. Sau khi đọc xong những cuốn sách này, tôi nhận thấy rằng những lập luận cho sự tiến hóa là yếu một cách lố bịch và thiếu giá trị bằng chứng. Nhưng quan trọng nhất, lần đầu tiên tôi được phơi bày những điều Kinh Thánh nói về nguồn gốc của vũ trụ, con người, và sự chết, cũng như Đức Chúa Trời và Chúa Giê-Xu Cơ Đốc.
Trong năm tháng, tôi nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những sự chống đối có thể (mà trước đó tôi đã khám phá ra) liên quan đến Kinh Thánh và những gì Kinh Thánh nói. Tôi đã nghiên cứu những vấn đề xung quanh kinh sách kinh điển, sự truyền bá các sách phúc âm và các thư tín, cũng như điều là “lời giải thích tốt nhất” cho thực tế là thế giới chúng ta đầy chết chóc, nhưng vũ trụ thì đẹp tuyệt vời. Lần đầu tiên trong đời mình, câu hỏi của tôi liên quan đến làm thế nào có thể tồn tại một Đức Chúa Trời tốt lành nhưng lại có một thế giới khủng khiếp đã được trả lời. Sáng Thế Ký chương 3 cung ứng lời giải thích đầu tiên và duy nhất làm thỏa lòng mà tôi từng được nghe.
Cuối cuộc “điều tra” dài 5 tháng đó, tôi đã quỳ xuống gối mình trong căn hộ nhỏ hai phòng ở phía trên nhà để xe của một người nào đó và đã dâng đời sống mình cho Chúa Giê Xu Cơ Đốc. Ba năm sau tôi đã cưới người thiếu nữ giao sách.
Cuộc hành trình của tôi từ kẻ nghi ngờ đến chỗ là một tín nhân là lý do tại sao tôi viết “Sổ Tay Chứng Đạo” này. Giống như tôi đã có những câu hỏi hợp lý cần được trả lời trước khi tôi có thể theo Chúa Giê-xu, thì hàng triệu người khác cũng vậy. Và nếu chúng ta không cung cấp những câu trả lời đó, (theo phương diện con người), thì họ có thể không tin (1 Phi-e-rơ 3:15).
Tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp ích cho bạn hay những người khác mà bạn có thể tặng nó cho họ trên bước đường làm chứng nhân của bạn (Công Vụ 1:8) và làm một đại sứ cho Đấng Christ (2 Cô-rinh-tô 5:20).
John T. Tolbert
Tháng Giêng, 2014
Mục Lục
Tôi Cam Kết làm Cơ Đốc nhân……………………………………………………………………………….. 1
Cứu Chuộc Linh Hồn: Công Việc Vĩ Đại Nhất……………………………………………………….. 2
Niềm Vui và Mệnh Lệnh Làm Chứng cho Đấng Christ…………………………………………… 3
Vài Khái Niệm Thần Học về Truyền Giảng Tin Lành…………………………………………….. 5
10 Lý Do để Truyền Giảng Tin Lành……………………………………………………………………….. 6
Một số Gợi Ý về việc Làm Chứng…………………………………………………………………………….. 7
Hiểu biết về Tình Trạng Tự Nhiên của Con Người………………………………………………….. 9
Còn những người chưa bao giờ được nghe thì sao?…………………………………………….. 11
Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?…………………………………………………………………………………. 12
Tính Thần Cảm, Tin Cậy và Uy Quyền của Kinh Thánh………………………………………. 13
Bộ Kinh điển, Các chỗ khác nhau,………………………………………………………………………….. 17
Tính vô ngộ, Các vấn đề sao chép…………………………………………………………………………… 17
Các thí dụ tỏ ra Kinh Thánh chính xác về lịch sử………………………………………………….. 21-22
Các Câu Hỏi về Chúa Giê-xu…………………………………………………………………………………… 23
Các Phương pháp Truyền Giảng Tin Lành…………………………………………………………….. 26
Đức Chúa Trời, Satan, Đau khổ, Trừng phạt, Địa ngục, Thiên đàng .……………….. 31
Các vấn đề về Sáng Tạo, Tiến Hoá và Hoá Thạch…………………………………………………. 51
Hôn nhân, Tà Dâm và Hành vi Tình dục Đồng tính………………………………………………. 56-58
Những Chống Đối và Hiểu Sai Thường Gặp từ phía Công Giáo…………………..58-64
Kinh Thánh Khác Kinh Côran Như Thế Nào?…………………………………………………………. 67
Phải chăng Kinh Côran hiểu đúng việc Kinh Thánh nói về Chúa Ba Ngôi?……… .. 70
Tổ tiên, người chết và thờ cúng thần tượng……………………………………………………………. 73
Các Câu Hỏi Chuyền Tiếp…
Chuyển cuộc nói chuyện sang đề tài nghiêm túc hơn…………………………………………….. 78-80
Phúc Âm là gì.……………………………………………………………………. 88
Mục Lục theo Chủ Đề………………………………………………………………………………………………. 89
Các câu chuyện và giai thoại minh hoạ
Bác sĩ tặng bà quyển Kinh Thánh……………………………………………………….16-17
Norman Geisler bắt đầu Làm chứng như thế nào………………………………………………… 32
Bài học của David Flood…………………………………………………………………40-41.
Bill Bright’s Maxim…………………………………………………………………….…49
Không Quá Già Để Kết Bông Trái Cho Đức Chúa Trời!……………………………………. 75-76
Người Cải Đạo Cuối Cùng Của John Harper……………………….……………………. 85-86
William Borden Không Giữ, Không Lùi, Không Hối.……………………………………….. 83-85
Tôi Cam Kết làm Cơ Đốc nhân
Tôi là một phần trong mối thông công của những người đã được cứu chuộc. Tôi có năng quyền của Đức Thánh Linh. Sự chết đã bị đánh gục. Tôi đã bước qua cầu. Tôi đã quyết định làm môn đồ của Ngài. Tôi sẽ không nhìn lại, không đi chậm lại, trở lui hay đứng yên.
Quá khứ tôi đã được cứu chuộc, hiện tại tôi sống có ý nghĩa và tương lai tôi được bảo đảm. Tôi đã đoạn tuyệt lối sống thấp hèn, nhởn nhơ, với kế hoạch nghèo nàn, với đôi chân biếng nhác, những ước mơ vô vị, những khải tượng buồn tẻ, những cuộc chuyện trò nhàm chán và những mục tiêu còi cọc.
Tôi không còn cần vượt trội hơn người khác, được thịnh vượng, có địa vị cao, thăng tiến, được tán dương hay trở thành người nổi tiếng. Tôi không buộc phải đúng, phải ở hàng đầu, được thừa nhận, tán dương, kính trọng hay tưởng thưởng. Bây giờ tôi sống bởi đức tin, nương dựa nơi sự hiện diện của Chúa, bước đi bằng sự kiên nhẫn, vươn lên bằng sự cầu nguyện và làm việc bởi năng quyền Thánh Linh.
Nhìn thẳng và bước tới, mục tiêu của tôi là Thiên Đàng, con đường tôi đi là đường hẹp, lối đi của tôi gồ ghề, bạn đường tôi ít, nhưng Đấng dẫn dắt tôi đáng tin cậy, sứ mạng của tôi rõ ràng. Tôi không thể bị mua chuộc, thỏa hiệp, đi lòng vòng, bị cám dỗ, trở lui, bị lừa hay bị đình trệ. Tôi sẽ không nao núng khi phải hy sinh, không lưỡng lự khi gặp đối phương, không thương lượng với kẻ thù, không cân nhắc trước những kẻ có tiếng tăm hay đi lòng vòng trong mê cung cùng những kẻ xoàng xĩnh.
“Tôi sẽ không bỏ cuộc, không im miệng, không ngưng nghỉ cho tới khi tôi đã có đủ, đã chất đầy, đã cầu nguyện, đã giảng đủ về mục tiêu của Đấng Christ. Tôi là môn đồ của Ngài. Tôi phải đi cho tới khi Ngài đến, ban cho tới khi không còn gì, giảng cho tới khi mọi người đều biết, làm việc cho tới khi Ngài dừng tôi lại. Và khi Ngài đến, Ngài sẽ không khó khăn chút nào để nhận ra tôi bởi vì biểu ngữ của tôi rất rõ ràng”.
(Được viết và treo trên tường nhà của một Mục sư trẻ người Châu Phi)
1
Cứu Chuộc Linh Hồn: Công Việc Vĩ Đại Nhất
Cứu chuộc linh hồn là công việc vĩ đại nhất trên đất vì công việc đó:
- Mở ra cơ hội lớn nhất.
Cứu chuộc linh hồn dành cho mọi người cho dù quá khứ của người đó có tội lỗi đến thế nào đi nữa (Giăng 4:15-18), cho dù người đó già hay trẻ, giàu hay nghèo, có học thức hay không. “Hết thảy các tín đồ” (Công vụ 8:1) “đi khắp nơi truyền giảng Tin Lành” (Công vụ 8:4). Kết quả của việc rao giảng Tin Lành của họ là việc thành lập hội thánh An-ti-ốt (11:19), nơi đã ủy thác Phao-lô ra đi truyền giáo
(13:1-3).
- Yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Cơ Đốc nhân có nhiệm vụ nói về Chúa cho người khác (Ma-thi-ơ 28:18-20; Mác 16:15; Cô-lô-se 1:28). Chúng ta là những “lính canh” phải thổi kèn báo hiệu (Ê-xê-chiên 3:17-18; 33:6-8). Khi thất bại trong nhiệm vụ này thì chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm về máu của những kẻ có tội mà không chịu ăn năn nơi tay chúng ta (3:18; 33:6, 8). Phao-lô cũng đã nhận thức rõ về phân đoạn Kinh Thánh nầy (Công vụ 18:6; 20:26).
- Đặt ra thách thức to lớn nhất. Yêu cầu của Đấng Christ đối với những người theo
Ngài cao hơn nhiều so với bất cứ yêu cầu nào từ những tổ chức của trần gian nầy (Lu-ca 9:23). Chúng ta phải “hạ xuống” (Giăng 3:30). Chúng ta phải “chết đi” (Giăng 12:24) để kết nhiều quả (Giăng 15:8).
- Đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ nhất.
Ma quỷ không quan tâm tới việc cản đường những người chuyên quyền, những tỉ phú hay doanh nhân đạt được những mục tiêu của họ. Nhưng nó quyết tâm ngăn không cho Cơ Đốc nhân chia sẻ lời Chúa cho những người khác (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:18; 3:5).
- Đem lại sự thỏa mãn lớn nhất.
Khi đối mặt với sự chết, Phao-lô không hề hối tiếc rằng cuộc đời mình bị lãng phí. Ông đã sẵn sàng để gặp Chúa (Phi-líp 1:23; II Ti-mô-thê 4:6-8).
- Nhận được sự hỗ trợ lớn nhất.
Đấng Christ hứa rằng sẽ không bao giờ bỏ rơi tôi tớ Ngài (Ma-thi-ơ 28:19, 20; Hê-bơrơ 13:5-6), và Ngài không bao giờ quên lời hứa đó (II Ti-mô-thê 4:17).
2
- Nhận được phần thưởng lớn nhất.
Người cứu chuộc linh hồn là người “khôn ngoan” (Châm Ngôn 11:30) và sẽ chiếu sáng như những ngôi sao trên Thiên Đàng (Đa-ni-ên 12:3). Không giống như những công việc đơn thuần nơi trần gian này, phần thưởng dành cho chúng ta không thể bị hư mất (Ma-thi-ơ 6:19-20) và chúng ta sẽ được tưởng thưởng xứng đáng (1Cô-rinh-tô 15:58). Ngay cả những người hỗ trợ “tại gia” cho những người cứu chuộc linh hồn cũng sẽ chia sẻ phần thưởng với họ (1Sa-mu-ên 30:24).
“Không sự theo đuổi thế tục nào sánh bằng niềm vui kinh nghiệm được sự biến đổi của linh hồn từ chết qua sống”. Dillon Burroughs.
Niềm Vui và Mệnh Lệnh Làm Chứng cho Đấng Christ
(Châm Ngôn 11:30; Đa-ni-ên 12:3)
Niềm Vui Khi Làm Chứng
Làm chứng cho Chúa là một niềm vui (Phi-líp 4:1; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:19-20; 3 Giăng 4), và cơ hội làm chứng là một đặc ân lớn để chia sẻ niềm vui của Thiên Đàng khi một người có tội ăn năn (Lu-ca 15:7,10).
Mệnh Lệnh Về Việc Làm Chứng
Mọi Cơ Đốc nhân đều được lệnh phải chia sẻ tin mừng cho người khác (Ma-thi-
- 28:19-20; Công Vụ 1:8), và Tân Ước ghi nhận rằng mọi người đều đã làm chứng (Công Vụ 8:1,4) dẫn đến việc Hội thánh đầu tiên đã chính thức sai các nhà truyền giáo ra đi (Công Vụ 11:19; 13:1-3).
Điều Cần Thiết Của Việc Làm Chứng
Phao-lô tuyên bố rằng người ta không thể được cứu nếu không được nghe Tin Lành (Rô-ma 10:13-15), và Chúa Giê-xu nói rằng không ai có được mối quan hệ với Ngài nếu không “nghe và làm theo lời Chúa” (Lu-ca 8:21). Nếu ai không có Đức Thánh Linh ngự vào thì người đó không được cứu (Rô-ma 8:9), và Đức Thánh Linh chỉ ngự vào người đã nghe Phúc Âm và tin (Ga-la-ti 3:2). Đức tin mang lại sự cứu chuộc CHỈ có được nhờ nghe và tin theo lời Chúa (Rô-ma 10:17).
Điều Cần Thiết Của Việc Dùng Kinh Thánh Trong Khi Làm Chứng
3
Dù một số chúng ta có thể biết rất nhiều về Kinh Thánh, nhưng lời chúng ta nói ra không có sức mạnh và không thể cải đạo được ai (1Cô-rinh-tô 2:4-5). Chỉ có Kinh Thánh là “thần linh” và “sự sống” (Giăng 6:63) và sắc bén hơn mọi lưỡi gươm do con người từng làm ra (Hê-bơ-rơ 4:12). Chỉ lời Chúa là “như búa đập vỡ đá” (Giêrê-mi 23:29). Chỉ có lời Chúa mới có thể biến đổi được linh hồn (Thi Thiên 19:7)! Vì thế, chúng ta phải sẵn sàng mở Kinh Thánh ra và chia sẻ như Chúa Giê-xu đã làm (Lu-ca 4:17-21; 24:27). Chúa Giê-xu luôn nhấn mạnh lời Kinh Thánh (Ma-thiơ 21:42; 22:29; 26:54).
Vài Khái Niệm Thần Học về Truyền Giảng Tin Lành
- Khái niệm Chúa “chọn” trước Kẻ Tin Ngài (Ê-phê-sô 1:4; Công vụ 13:48).
- “Do lòng yêu thương của Ngài, Ngài đã chọn chúng ta trong Đấng Christ trước khi dựng nên vũ trụ, để chúng ta được thánh hóa và trọn vẹn trước mặt Ngài.”
(Ê-phê-sô 1:4).
- eklegomai – xuất hiện 22 lần trong Tân Ước, mang nghĩa là “chọn lọc, chọn lựa, tuyển chọn cho một người” (Mác 13:20; Lu-ca 6:15; Giăng 13:18; 15:16,
19; Gia-cơ 2:5).
- ai đã được định cho sự sống đời đời đều tin theo” (Công vụ 13:48). Từ Hy Lạp “tasso” mang nghĩa “bổ nhiệm, chỉ định, sắp xếp, hay quyết định”. Xuất hiện 8 lần (so sánh Ma-thi-ơ 28:16; Công vụ 15:2; 22:10; 28:23; Rô-ma 13:1; I Cô 16:15).
- Khái niệm được Chúa “kéo đến” (Giăng 6:44; 12:32)
- Bắt nguồn từ từ Hy Lạp helkuo, nghĩa là “lôi cuốn, lôi kéo, kéo mạnh”. Helkuo xuất hiện 8 lần trong Tân Ước (xem Giăng 18:10; 21:6, 11; Công vụ
16:19; 21:30; Gia-cơ 2:6).
- Việc Cáo Trách bởi Đức Thánh Linh (Giăng 16:7-8; I Cô 14:24; xem Xa-chari 12:10; Công vụ 2:37; 7:54)
- “Khi Ngài (Đức Thánh Linh) đến, Ngài sẽ cáo trách thế gian về tội lỗi, về sự công chính, và về sự phán xét.” (Giăng 16:8; xem Gia-cơ 2:9; Phi-e-rơ 15).
- Bắt nguồn từ từ Hy Lạp “elencho” mang nghĩa “khiển trách, quở trách (I Timô-thê 5:20), cáo trách (Gia-cơ 2:9; Phi-e-rơ 15), kể tội một người, hoặc phơi bày (Giăng 3:20) hoặc mang một thứ gì ra ánh sáng” (xem Giăng 3:20) Nhưng, niềm tin cũng được đòi hỏi.
- Việc rao giảng (cảnh báo) người hư mất của Cơ Đốc nhân (Ê-xê-chi-ên 3:17-21; 33:6-9; Công vụ 18:6; 20:26; Rô-ma 10:14-15; Cô-lô-se 1:28)
4
- “cảnh báo chúng cho Ta” (Ê-xê-chi-ên 3:17)
- “…làm sao họ có thể nghe nếu không ai rao giảng” (Rô-ma 10:14)
- Nhiệm vụ/sự chọn lựa của mỗi người phải “nghe” (vâng lời) điều Chúa
Giê-xu dạy (Ma-thi-ơ 23:37; Lu-ca 9:35; Phục truyền 18:15, 18-19; Công vụ
3:22-23).
- “Ðây là Con Ta, hãy nghe lời Người!” (Lu-ca 9:35)
- “Ai không nghe đấng tiên tri ấy sẽ bị loại khỏi dân Chúa” (Công vụ 3:23)
10 Lý Do để Truyền Giảng Tin Lành
- Vì mệnh lệnh của Đấng Christ (Ma-thi-ơ 28:19-20; Mác 16:15; Giăng 20:21; Công vụ 1:8).
- Vì gương của Phao-lô (Cô-lô-se 1:28; Rô-ma 15:19-20).
- Vì gương của Hội thánh đầu tiên (Công 8:1-4). Ai cũng làm chứng!
- Vì tình trạng của tất cả mọi người (Mat. 9:36-38; Rô. 3:23; 6:23; Khải. 20:15).
- Vì chỉ có Phúc Âm về Chúa Giê-xu mới mang lại sự cứu chuộc (Rôma 1:16; Công vụ 4:12; 26:18)!
- Vì Chúa Giê-xu đã chết cho tất cả mọi người (Giăng 3:16; I Ti-môthê 2:4, 6; II Phi-e-rơ 3:9; I Giăng 2:2; II Cô-rinh-tô 5:14).
- Vì nếu họ không nghe lời Chúa thì họ không thể được cứu (Rô-ma 10:13-15), không thể được “tái sinh” (Giăng 3:16; I Phi-e-rơ 1:23), không thể có mối quan hệ với Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 7:23; Lu-ca 8:21), không thể có Đức Thánh Linh ngự nơi họ (Rô-ma 8:9; Ga-la-ti 3:2), không thể có “đức tin” Cơ Đốc (Hê-bơ-rơ
11:6; Rô-ma 10:14).
- Vì phần thưởng mang lại (Châm ngôn 11:30; Đaniên 12:3; I Cô-rinhtơ 3:13-15; 15:58; II Ti-mô-thê 4:8).
- Vì ngay cả người công bình (theo tiêu chuẩn của con người) như Cọt-nây (Công vụ 10:2) cũng chỉ được cứu nhờ nghe lời Chúa (Công vụ 10:44; 11:13-14). Chú thích: Trong Công Vụ 10:44, Phi-e-rơ giảng “lời Chúa”. “Lời Chúa” là gì? Đó là “lời Chúa” về Phúc Âm (Công vụ 10:37-42). Chú ý rằng Thánh Linh giáng trên tất cả mọi người “nghe giảng” (Công vụ 10:44). Thiên sứ đã hiện ra với Cọtnây (Công vụ 10:3-6) và Phi-e-rơ (Công vụ 10:22) bảo họ rằng Phie-rơ sẽ giảng cho Cọt-nây nghe “lời Chúa” mà “nhờ đó ngươi và cả nhà người sẽ
5
được cứu” (Công vụ 11:14). Chú ý chữ “sẽ;” Cọt-nây trước đó chưa được cứu, (mặc dù ông là người làm việc lành, cầu nguyện, và ham muốn được biết Đức Chúa Trời), cho đến khi ông nghe lời Chúa và tin!
- Vì chúng ta phải chịu trách nhiệm trước Đức Chúa Trời nếu không truyền giảng (Ê-xê-chi-ên 3:18; 33:6-10; Công vụ 18:6; 20:26-27; Rô-ma 14:10-12; II Cô- rinh-tô 5:10)!
Một số Gợi Ý về việc Làm Chứng
TRƯỚC TIÊN, hãy xây dựng mối quan hệ!
Xây dựng “mối quan hệ” với thân hữu rất quan trọng! Khi đó, bạn mới “có quyền” hỏi họ những câu hỏi về tâm linh. Hãy khôn ngoan và bày tỏ bạn có quan tâm hoà nhã với họ (Cô 4:5-6). Tìm hiểu xem cuộc đời của họ như thế nào trước khi bạn nói họ nên sống ra sao (Châm 18:13).
Ghi chú: Tất nhiên, có ngoại lệ khi nói “hãy xây dựng mối quan hệ trước đã”, như với người sắp chết hoặc với người mà bạn không còn gặp lại nữa, và đây là cơ hội duy nhất để làm chứng về Chúa Cứu Thế cho họ.
Bắt đầu từ lúc đầu (“Môi-se” – Sáng Thế), như Chúa Giê-xu làm (Lu-ca 24:27)! Đừng giả sử rằng họ biết về những sự thật Kinh Thánh, sự Sáng Tạo và việc Phạm Tội! Rất ít người biết!
Luôn luôn cầu nguyện trước một cơ hội làm chứng. Xin Đức Chúa Trời “mở lòng họ ra” (Công vụ 16:14). Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể kéo một người đến với Đấng Christ (Giăng 6:44). Hãy nhớ rằng chúng ta là “đại sứ” của Đấng Christ (2Cô-rinh-tô 5:20).
“Nếu bạn thay đổi hoặc làm lu mờ hình ảnh của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh để mong có sự qui Đạo, thì thật ra bạn không khiến họ qui phục Chúa mà qui phục một ảo ảnh. Như vậy là lừa dối, không phải truyền giảng”. – John Piper.
- Hãy nhớ luôn luôn bày tỏ “ân điển, khoan dung” khi làm chứng; đừng chỉ trích hay xét đoán (Ê-phê- sô 4:29; Cô-lô-se 4:6)!
- Hãy nhớ rằng lời nói của mình có thể là “cây” sự sống hay sự chết (Châm Ngôn 15:4)! Hãy cố gắng làm cho mọi điều mình nói ra sẽ đem lại tri thức cho người khác (Châm ngôn 15:7).
6
- Hãy nhớ “nuôi dưỡng” bằng tình yêu như Chúa Giê-xu và Phao-lô làm (Mat 12: 20; I Tê 2:7).
- Hãy sẵn sàng hy sinh thời gian và tiền bạc (I Tê-sa-lô-ni-ca 2:8).
- Phải biết “lắng nghe” những gì họ nói (Gia-cơ 1:19). Để cho họ nói tất cả những gì họ muốn, miễn là những lời họ nói là đang trả lời những câu hỏi của bạn. Hãy để cho họ giải thích họ cảm thấy như thế nào và họ nghĩ gì, và tại sao họ cảm thấy và suy nghĩ như vậy. Có thể họ sẽ cho bạn biết những điều quan trọng về bản thân họ; và rồi họ sẽ thích nghe bạn nói.
- Cẩn thận đừng nói “quá nhiều”, nói có chừng mực là tốt; việc này tỏ ra khôn ngoan (Châm ngôn 10:19; 13:3; 17:27).
- Phải để cho họ nói hết; để cho họ trả lời đầy đủ câu hỏi của bạn trước khi bạn nói. Đừng cắt ngang họ (Châm ngôn 18:13).
- Hãy chuẩn bị để làm chứng cho mọi đối tượng (Cô-lô-se 1:28), nhưng phải khôn ngoan, không phải ai cũng chịu nghe (Ma-thi-ơ 7:6).
- Hãy khiêm nhường, Đức Chúa Trời sẽ giúp bạn (Châm ngôn 29:23; I Phi-e-rơ
5:6).
- Chỉ dựa vào Lời Đức Chúa Trời, Thập tự giá của Chúa Giê-xu, và Đức Thánh Linh (I Cô 2:1-5). Phải nhớ rằng Lời Đức Chúa Trời sẽ cáo trách (Công vụ 2: 37) và đem đến sự sống (Giăng 6:63) cho mọi người muốn biết Đức Chúa Trời
(Châm ngôn 2:3-5; Giê-rê-mi 29:13; Ma-thi-ơ 7:7-8).
****************************************
Làm theo cách Phao-lô Truyền Giảng
Khi đến lúc, bạn luôn mở Kinh Thánh của mình ra, và bảo người chưa tin (người biết đọc) đọc “to” phần Kinh Thánh liên quan. Đây là cách duy nhất bạn có thể chắc rằng họ đọc Kinh Thánh! Hãy nhớ rằng ma quỷ muốn ngăn cản họ khỏi “sự hiểu biết” (Thi Thiên 119:30), vì vậy nó sẽ tìm cách cướp lời Chúa khỏi lòng họ (Ma-thi-ơ 13:19)!
Khi chúng ta mở Kinh Thánh ra, tức là chúng ta làm điều Phao-lô đã làm (Công vụ 17:3). Chữ “cắt nghĩa” trong Công vụ 17:3 trong tiếng Hy Lạp là dianogo nghĩa là “mở ra” và được dịch như vậy trong Công vụ 16:14 và Lu-ca 24:32. Chúng ta không thể “cắt nghĩa” Kinh Thánh nếu chúng ta không mở Kinh Thánh! Chữ “giải tỏ tường” (Công vụ
7
17:3) trong tiếng Hi Lạp là “paratithemi” nghĩa là “đặt ra ở trước, bên cạnh, hoặc gần”. Chữ này cũng được dịch là “dọn một bữa ăn, [hoặc thức ăn] trước mặt họ” trong Công vụ 16:34! Khi Phao-lô mở Kinh Thánh ra, tức là ông đang dọn một bữa ăn thuộc linh trước mặt những người nghe. Đây là “thói quen” của ông (Công vụ 17:2). Chúng ta cũng nên có thói quen đó!
****************************************
Thường xuyên kiểm tra “sự hiểu biết”
(Dấu ấn của nhà truyền giảng)
Những từ do Phi-líp nói [người duy nhất được Kinh thánh gọi là “nhà truyền giảng Tin Lành” (Công vụ 21:8)] mà không gây tranh luận trong Kinh Thánh là khi Phi-líp gặp quan thái giám người Ê-thi-ô-pi lần đầu. Phi-líp hỏi rằng: “Ông có hiểu điều mình đọc không?” (Công vụ 8:30)?
Chúng ta nên thường xuyên hỏi người chúng ta đang chia sẻ “có thắc mắc gì không?” Việc họ hiểu những gì được nói đến là rất quan trọng vì nếu họ không hiểu, ma quỷ có thể “cướp đi những gì (lời Chúa) đã gieo vào lòng người ấy” (Ma-thi-ơ 13:19)! Một số người có thể vì bối rối, hoặc quá rụt rè mà không dám đặt câu hỏi. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp họ phòng thủ chống lại Kẻ Thù mà lúc này có thể họ còn chưa tin vào sự tồn tại của chúng.
Hãy sẵn sàng thay đổi để thích ứng với mọi tình huống; không có gì quan trọng bằng việc cứu chuộc linh hồn cho Chúa Giê-xu! (I Côrinh-tô 9:22)!
****************************************
8
Hiểu biết về Tình Trạng Tự Nhiên của Con Người
Dòng dõi của A-đam và Ê-va sa ngã bị “chết (về mặt thuộc linh) trong những vi phạm và tội lỗi” (Ê-phê-sô 2:1) và được sinh ra là “con của sự thịnh nộ” (Ê-phê-sô 2:3). Thật vậy, “cả thế gian đều ở trong sự kiểm soát của ma quỷ” (I Giăng 5:19). Những người không biết Chúa “bị làm mờ tối tâm trí bởi thần đời này” (II Cô-rinhtô 4:4), đó là Sa-tan (Giăng 12:31; 14:30; Khải 12:9). Con người về bản chất là “không có hy vọng, và không có Đức Chúa Trời” (Ê-phê-sô 2:12), và khi chưa đặt đức tin mình nơi Chúa Giê-xu, mọi người đều “đã bị kết án” rồi (Giăng 3:18). Về bản chất tự nhiên, chúng ta là “kẻ thù nghịch” của Đức Chúa Trời từ lúc mới sinh ra (Rô-ma 5:10; Cô-lô-se 1:21).
Không một người nào là thiện (Rô-ma 3:12), vì trong xác thịt của chúng ta, không có điều gì là tốt (Rô-ma 7:18). Chỉ nhờ Đức Thánh Linh mới có thể kiềm hãm điều ác (Sáng. 6:3, 2Tê. 2:7)
Trước trận Đại Hồng Thủy, Chúa hủy diệt con người bởi vì “mọi khuynh hướng tư tưởng của lòng họ lúc nào cũng xấu xa” (Sáng Thế 6:5), và Ngài nhắc lại cách miêu tả này sau trận Đại Hồng Thủy như là bản chất của con người (Sáng Thế 8:21). Giê-rê-mi cũng nói rằng lòng người là “dối trá hơn mọi vật và rất xấu xa, ai có thể biết được” (Giê 17:9). Có nghĩa là, lòng người xấu xa đến nỗi chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được chiều sâu của tiềm năng sự gian ác của loài người. Nói tóm lại, thực tế này giải thích vì sao Chúa Giê-xu nói với các môn đồ rằng họ là “xấu” (Lu-ca 11:13)!
Tại sao những Người Hư Mất phải nghe Lời Chúa để được cứu?
(Giăng 6:63, 68, Rô-ma 10: 13-14)
- Để được “tái sinh” (Giăng 3:7) người ta phải nghe Lời Chúa (I Phi-e-rơ 1:23).
- Để có một mối quan hệ với Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 7:23), người ta phải nghe Lời Chúa và “làm” theo (Lu-ca 8:21).
- Để có “đức tin” chân chính nơi Chúa Giê-xu, người ta phải “nghe” Lời Chúa
(Rô-ma 1:16; 3:26; 10:17).
- Để có thể nhận được Đức Thánh Linh (cần thiết để được gọi là “thuộc về Ngài”, Rô-ma 8:9), người ta phải “nghe” Lời Chúa và tin (Gal 3:2; I Tê 2:13).
- Để được “trong sạch” (Giăng 15:3) và “nên thánh” (Giăng 17:17), người ta phải nghe Lời Chúa.
9
Lời Cầu Nguyện xin Chúa gửi Linh Hồn đến với mình
George Whitefield, nhà truyền giảng nổi tiếng người Anh cầu nguyện rằng: “Chúa ơi, hãy gửi cho con những linh hồn lạc lối, hoặc Ngài hãy mang linh hồn con đi!”
Henry Martyn, nhà truyền giáo, quỳ trên bãi san hô ở Ấn Độ mà khẩn khoản cầu xin: “Hãy để con nóng cháy vì Chúa ở nơi đây.”
David Brainerd, nhà truyền giáo tới người Da Đỏ ở Bắc Mỹ trong giai đoạn 1718–1747: “Chúa ơi, con xin dâng bản thân con cho Ngài. Hãy chấp nhận con và cho con ở trong Ngài mãi mãi. Chúa ơi, con không mong gì khác. Con không mong gì khác.” Những từ cuối cùng mà ông viết trong nhật ký, bảy ngày trước khi ông chết là: “Hãy đến, Chúa Giê-xu, hãy đến nhanh chóng. A-men.”
Thomas a’Kempis, 1379–1471: “Hãy cho con những gì theo ý Ngài, và bao nhiêu theo ý Ngài, và khi nào theo ý Ngài. Đặt để con ở nơi theo ý Ngài và đối đãi với con trong mọi sự, theo ý Ngài.”
Dwight L. Moody: “Hãy dùng con, Cứu Chúa ơi, cho bất kỳ mục đích nào và theo bất kỳ cách nào mà Ngài muốn. Trái tim nghèo nàn và thân thể trống rỗng của con đây; xin hãy lấp đầy chúng bằng Ân Điển của Ngài.”
Martin Luther: (một vài lời trích từ những lời cầu nguyện thống thiết của ông trong đêm trước buổi “Diet of Worms”) “Hãy hành động, Chúa của con, hãy hành động, Chúa ơi, hãy đứng cạnh con và chống lại tất cả những sự khôn ngoan và luận lý của đời này. Hãy hành động Chúa ơi. Chúa phải hành động. Hãy đứng cạnh con. Hỡi Đấng Chân Thật và Hằng Sống.”
Lời cầu nguyện của John McKenzie khi đó là ứng cử viên truyền giáo trẻ khi anh đang quỳ bên bờ sông Lossie: “Chúa ơi, gửi con tới nơi nào tối tăm nhất trên quả đất này!”
“Hyde Nguyện Cầu,” nhà truyền giáo ở Ấn Độ: “Cha ơi, hãy ban cho con những linh hồn này, hoặc để con được chết.”
Mrs. Comstock, một nhà truyền giáo ở Ấn Độ, cầu nguyện khi chia tay tiễn các con của bà về nước: “Chúa Giê-xu, con làm việc này vì Ngài.”
John Hunt, một nhà truyền giáo ở đảo Fiji, cầu nguyện khi ông sắp qua đời: “Chúa ơi, cứu Fiji, cứu Fiji, cứu những người này, Chúa ơi; hãy khoan dung với Fiji; cứu Fiji!” – Hội Giám lý Wesleyan1
- Tan, P. L. 1996, c1979. Bách khoa toàn thư của 7700 minh hoạ: [kho tàng của những câu truyện minh hoạ, giai thoại, sự việc và lời trích dẫn dành cho mục sư, giáo viên và người làm việc Chúa]. Bible Communications: Garland TX.
10
Còn những người chưa bao giờ được nghe thì sao?
7 điều Chúa làm cho những ai chưa bao giờ nghe Tin Lành
- Đức Chúa Trời đã sắp xếp vũ trụ để bày tỏ sự hiện hữu, vẻ uy nghi và vinh quang của Ngài cho con người (Thi Thiên19:1-4; Rô-ma 1:20).
- Đức Chúa Trời đã xác định chính xác thời gian và địa điểm trong cuộc đời chúng ta, để chúng ta tìm kiếm Ngài trong những hoàn cảnh thính hợp nhất, dựa trên sự khôn ngoan hoàn hảo của Ngài (Công vụ 17:26-27).
- Đức Chúa Trời đã đặt “điều kinh luật đòi hỏi bằng cách ghi trong lòng họ” và cho họ một lương tâm (Rô-ma 2:14-15). “Kinh luật” tuyên bố tội nhân là “tội lỗi” (Rô 3:19, 20) và dẫn họ tới Đấng Christ qua việc tạo nguyên do để họ tìm kiếm Chúa Cứu Thế (Gal 3:24).
- Đức Chúa Trời luôn luôn tìm kiếm những kẻ thực sự muốn biết Ngài (II Sử ký
16:9; xem Châm ngôn 5:21, 15:3; Giê-rê-mi 32:19).
- Đức Chúa Trời đã hứa sẽ trả lời cho tất cả những ai tìm kiếm Ngài (Châm ngôn
2:3-5; Giê-rê-mi 29:13; Thi Thiên 119:2, 10, 58, 69, 145; Ma-thi-ơ 7:7-8).
- Đức Chúa Trời đã sai Chúa Giê-xu đến thế gian nhằm đem Ánh Sáng đến để con người tìm kiếm Ngài (Giăng 1:9; 12:32).
- Và cuối cùng, Đức Chúa Trời đã sai chúng ta tìm đến những người chưa được nghe (Ma-thi-ơ 28:19; Mác 16:15; Công vụ 1:8; 26:18)!
Có phải ai không có Chúa Giê-xu do chưa bao giờ được nghe đều thật sự “hư mất”, và cần được nghe Phúc Âm?
Hãy xem những gì Chúa Giê-xu nói với Phao-lô về nhu cầu của những người chưa được nghe lẽ thật (Công vụ 26:18). Lời công bố của Phao-lô về Phúc Âm (Công Vụ 26:16) sẽ cho những kết quả sau đây (nếu họ tin):
- Phúc Âm sẽ “mở mắt họ” (Ê-sai 35:5; 42:6; Lu-ca 4:18), và
- “biến đổi họ từ sự tối tăm qua sự sáng”, (Giăng 1:4-8; 8:12), và
- “từ quyền lực của Satan qua Đức Chúa Trời” (II Cô 4:4; 1Giăng 5:19; Khải
12:9
- “họ có thể nhận [chưa có trước đó] sự tha tội” (Công vụ 10:1-2; xem 11:14)
- ‘và cơ nghiệp’ (Công vụ 20:32; Rô-ma 8:17; Êphê 1:11; Cô-lô-se 1:12; Hê-bơ-rơ 9:15; I Phi-e-rơ 1:4)
- được thánh hóa bởi đức tin nơi Ngài (Giăng 14:6; Công vụ 4:12)
11
Chú thích: Ma-thi-ơ 11:21, 23 kết luận mức độ của sự mặc khải mà ta nhận RẤT quan trọng! Các thành Ty-rơ, Si-đôn và Sô-đôm ắt hẳn đã ăn năn nếu như họ thấy được những công việc Chúa Giê-xu làm. Thế nhưng Lời Chúa thậm chí còn quyền năng hơn việc chứng kiến về công việc vĩ đại nhất của Chúa Giê-xu là sự sống lại (Lu-ca 16:31).
Chú thích: Ngay cả Cọt-nây “sùng đạo”, “kính sợ Đức Chúa Trời”, “hay bố thí cho dân” và “cầu nguyện” (Công vụ 10:1-2) cũng cần nghe “những lời, mà nhờ đó, ngươi và cả nhà ngươi sẽ được cứu rỗi” (Công vụ 11:14
Nhưng cũng cần nhớ rằng đây là các biện pháp bất thường Đức Chúa Trời dùng để tiếp cận những ai muốn nhận biết Ngài (II Phi-e-rơ 3.9; cũng xem Ê-xê-chi-ên 33.11).
Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Chỉ những quyết định được đưa ra nơi “đất tốt” (Ma-thi-ơ 13:23; Mác 4:20; Lu-ca 8:15) mang lại sự cứu rỗi thực sự và hoa trái lâu dài cho Chúa. Đây là mục tiêu của chúng ta (Ma-thi-ơ 28:19). Chúng ta phải chắc chắn rằng người nghe thật sự hiểu, không thì quỷ dữ có thể “cướp mất” lời Chúa đã gieo trong lòng họ (Mathi-ơ 13:19). Một vài người có vẻ như rất phấn khích khi nghe Phúc Âm, nhưng thực ra, họ không có “rễ”, và trong thời gian thử thách, họ “bỏ cuộc”. (Lu-ca 8:13). Những người nghe khác, như đất đầy gai góc, không lớn lên được vì hạt giống bị “nghẹt” bởi những lo lắng của đời này (Ma-thi-ơ 13:22; Mác 4:19; Lu-ca 8:14).
Khi Chúa Giê-xu muốn hai môn đồ hiểu sâu sắc về sự quan trọng của cuộc đời Ngài, sự chết, và sự sống lại, Lu-ca viết, “Rồi bắt đầu từ Môi-se và qua tất cả các tiên tri Ngài giải nghĩa những điều về Ngài trong cả Kinh Thánh cho họ.” (Luca 24:27). Ma-thi-ơ, tác giả viết một sách Phúc Âm, bắt đầu bằng hai nhân vật quan trọng trong Cựu Ước, Đa-vít (I Sa-mu-ên 16:11-13) và Áp-ra-ham (Sáng Thế 11:26; 12:1). Khi truyền giảng cho những người không phải là Do Thái (là những người rất quen thuộc với Cựu Ước) Phao-lô bắt đầu từ Sáng Thế (Công vụ 14:15; 17:24-27) để bảo đảm rằng họ hiểu về Chúa là Đấng Tạo Hoá cá nhân (tức là Ngài có đặc điểm của một con người) (Sáng Thế 1:26; 2:7-25), và tội lỗi của con người đã chia tách họ với Chúa như thế nào, và sự chết xâm nhập thế giới ra sao (Sáng Thế 2:17; 3:1-24; so với Rô-ma 5:12).
Có đôi khi, một người có thể biết về nhiều sự kiện trong Kinh Thánh, nhưng không thật sự hiểu những liên kết giữa các sự kiện hay là ý nghĩa của nó. Trong những trường hợp này, việc thăm dò xem người này tin vào điều gì là cần thiết. Họ có thể tin vào Đức Chúa Trời, nhưng họ có tin Ngài là “Đấng Duy Nhất” 12
không? Họ có tin rằng Ngài tạo ra vũ trụ này, trái đất, con người với những mục
đích yêu thương? Họ có tin vào mối quan hệ giữa con người và Chúa, và mục
đích của Ngài cho loài người? Họ tin gì về nguồn gốc của tội lỗi và cái chết? Một
sự hiểu biết không hời hợt về tất cả những khái niệm trên là cần thiết cho một
quyết định nơi
“đất tốt”.
Hãy cho Lời Chúa cơ hội làm việc (Mác 4:26-29) trong khi bạn có thể tận hưởng niềm vui khi biết thêm về một con người khác! Rao giảng Tin Lành là một “quá trình”… chứ không phải là một “sự kiện”!
Các Câu hỏi và Chống đối thường gặp
Tính Thần Cảm, Tin Cậy và Uy Quyền của Kinh Thánh
- Tôi tin Kinh Thánh chỉ là một tác phẩm vĩ đại của văn học Tây phương, nhưng đó không thật sự là Lời của Đức Chúa Trời.
Chúng ta phải bắt đầu bằng việc chỉ ra rằng Kinh Thánh tự tuyên bố rằng đó là Lời Đức Chúa Trời, mặc dù điều này không xác minh Kinh Thánh là Lời Chúa. Sau đó, chúng ta sẽ xem xét các chứng cứ tiếp theo.
Kinh Thánh tuyên bố rằng đó là Lời Chúa hằng trăm lần (Sáng Thế 4:6; 6:3; 15:1,4), Môi-se (Xuất Ai Cập Ký 4:2-24), Sa-mu-ên (1Sa-mu-ên 15:10), Na-than (II Sa-mu-ên 7:4), I Samuên 9:27; Vua Đavít (II Sa-mu-ên 23:2-3; Châm ngôn 30:5; I-sa 6:8; Giê-rê-mi 1:1-4; Ê-xê-chi-ên 1:1-3; Lu-ca 3:2; Giăng 10:35; II Timô-thê 3:16; II Phi-e-rơ 1:20-21).
- Làm sao tôi biết Kinh Thánh đúng là Lời Đức Chúa Trời? Làm sao tôi chắc Kinh Thánh là đáng tin cậy và có thể tin được?
- Kinh Thánh nhận là “Lời Đức Chúa Trời” hàng trăm lần, từ sách Sáng Thế đến Khải Huyền. Ví dụ “Lời Đức Chúa Trời phán cùng” Ápraham (Sáng Thế
15:1, 4), Samuên (I Sam 15:10), Nathan (II Samuên 7:4), Gát (II Samuên
24:11), Sa-lô-môn (I Các Vua 6:11), một tiên tri (I Các Vua 13:10), Ê-li (I Các Vua 18:1), Ê-sai (II Các Vua 20:4), Đa-vít (I Sử ký 22:8), Sê-ma-gia (II Sử ký
11:2).
- Kinh Thánh hỗ trợ việc nhận là Lời Chúa bằng vô số lời tiên tri về các sự kiện tương lai mà sau này đã ứng nghiệm hoàn hảo. Chẳng hạn, Kinh Thánh nói trước về sự xuất hiện 3 vương quốc sau Ba-by-lôn: Mê-đô-Ba-tư, Hi Lạp, và La Mã (Đa-ni-ên 2:37-43; 7:1-10), Kinh Thánh tiên báo chính xác:
13
- Đấng Christ (Đấng Mê-si-a người Do Thái) sẽ được sinh ra bởi một nữ đồng trinh (I-sa 7:14; Ma-thi-ơ 1:18, 24, 25; Lu-ca 1:26-35).
- Đấng Christ sẽ là “Con của Đức Chúa Trời” (Thi Thiên 2:7; Ma-thi-ơ 3:17;
16:16).
- Ngài sẽ thuộc hậu duệ của Gia-cốp (Sáng Thế 49:10; Dân 24:17; Lu-ca 3:23, 34)
- Đấng Christ sẽ thuộc hậu duệ của Y-sác (Sáng Thế 21:12; Lu-ca 3:23, 34).
- Ngài sẽ là “con trai” của Đavít (II Sa-mu-ên 7:14-16; Mat 1:1; Lu-ca 3:23, 31).
- Đấng Christ sẽ được sinh tại Bết-lê-hem (Mi-chê 5:1; Ma-thi-ơ 2:1).
- Đấng Christ sẽ là “Đức Chúa Trời” (I-sa 7:14; Ma-thi-ơ 1:23).
- Ngài sẽ vào Giê-ru-sa-lem trên một con lừa (Xa-cha-ri 9:9; Ma-thi-ơ 21:6-11).
- Ngài sẽ bị chính dân mình từ chối (I-sa 53:1; Thi Thiên118:22; Giăng 1:11).
- Ngài sẽ sống lại (Thi Thiên 16:10; Mat 28:6; Mác 16:6; Lu-ca 24:36-43)
Chỉ Lời Tiên Tri trong Kinh Thánh mới có ba điểm đặc trưng sau:
- Lời tiên tri được tiên đoán từ lâu trước khi sự kiện đó xảy ra (Chúa Giê-xu sinh ra ở Bết-lê-hem, Michê 5:2, 750 năm trước khi Chúa Cứu thế ra đời!).
- Lời tiên tri có đủ chi tiết để ta có thể nhận biết rằng đó là lời tiên đoán của Đức Chúa Trời, vì chỉ mình Ngài biết mà thôi. (Chết vì bị đóng đinh chưa được biết đến trong thời kỳ vua Đa-vít viết Thánh thi 22, 1000 năm trước khi Chúa chết).
- Lời tiên tri đều được ứng nghiệm chính xác (xem Êxêchi-ên 26:12-14) về Tyrơ. Chỉ duy Đức Chúa Trời mới biết được tương lai (Ê-sai 46:8-10; cũng xem 41:21-23)
Các tiên tri của Thánh kinh Cựu ước rao sứ điệp bởi ‘Linh của Christ trong họ’ (I Phi-e-rơ 1:11) và được Ngài ‘dẫn dắt’ (II Phi-e-rơ 1:21; cũng xem II Samuên 23:1-3; Giêrêmi 1:7-9; Ma-thi-ơ 22:43; Rô-ma 8.9; Ga-la-ti 4:6.
- Chúa Giê-xu nói Kinh Cựu Ước ra từ Đức Chúa Trời (Giăng 10:34-35) và không có lỗi sai nào, ngay cả từng chi tiết nhỏ nhất (Ma-thi-ơ4:4; 5:18) và tuyên bố Tân Ước cũng không có lỗi sai nào (Ma-thi-ơ 24:35; Giăng 14:26).
14
- Kinh Thánh so sánh “Lời Kinh Thánh” ngang với “Lời Đức Chúa Trời phán”. So sánh những câu Kinh Cựu Ước và Tân Ước sau đây:
“Đức Giê-hô-va phán” (Sáng Thế 12:1, 3)
“Đức Giê-hô-va phán” (Xuất Ai Cập ký 9:13, 16)
“Kinh Thánh phán” (Ga-la-ti 3:8)
“Kinh Thánh phán” (Rô-ma 9:17)
Tương tự những câu:
[Kinh Thánh nói]… được trích dẫn như là từ “Đức Chúa Trời:”
Sáng Thế ký 2:24 | Ma-thi-ơ 19:4-5 | Thi Thiên 16: 10 | Công vụ 13:35 |
Thi Thiên 2:1 | Công vụ 4:24-25 | Thi Thiên 2:7 | Hê-bơ-rơ 1:5 |
Ê-Sai 55:3 | Công vụ 13:34 |
- Chúa Giê-xu luôn trích dẫn Kinh Cựu Ước, chứng tỏ tính đáng tin cậy của
Kinh Thánh (Mat 4:4; Mác 12:10; Giăng 7:42), và Ngài giảng dạy bắt đầu từ
Kinh Thánh (Lu-ca 24:27).
- Cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn (II Ti-mô-thê 3:16; II Phie-rơ 1:21), và không thể bị phá vỡ (Giăng 10:35).
- Cả Kinh Thánh đều chính xác về lịch sử: Sự sáng tạo thế gian và con người (Sáng Thế 1-2; Mat 19:4-5); trận Đại Hồng Thủy (Sáng Thế 6-8; Lu-ca 17:2627); sự hủy diệt siêu nhiên thành Sôđôm và Gômôrơ (Sáng Thế 19:24-29; Lu-ca 17:28-32). Mỗi “từ” đều là Lời Chúa (I Cô-rinh-tô 2:13; I Tê-sa-lô-ni-ca 2:13).
- Ngay cả “thì động từ” và “số” được dùng trong Kinh Thánh cũng chính xác (Ma-thi-ơ 22:32; 5:18). Chúa Giê-xu đã bắt bẻ người Sađusê, không tin có sự sống lại, bằng cách trích dẫn Xuất Ai Cập Ký 3:6: “Đức Chúa Trời phán: Ta là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời của Y-sác, và Đức Chúa Trời của Gia-cốp”. Chúa dùng thì hiện tại cho động từ “là”, chứ không dùng thì quá khứ (thích hợp hơn về mặt ngữ pháp) nếu Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp không còn sống. Phao-lô thậm chí lý luận rằng lời hứa của Đức Chúa Trời là dành cho mộtNgười, là Christ, vì Đức Thánh Linh tỏ cho ông rằng chữ “dòng dõi” trong SángThế 12:7, 13:15, 17:8 là ở số ít, không phải số nhiều (Ga-la-ti 3:16)!
- Trí nhớ “hoàn hảo” siêu nhiên! Chúa Giê-xu hứa rằng khi họ viết Tân Ước không bằng trí nhớ của họ, mà Đức Thánh Linh sẽ đem vào trong tâm trí họ “mọi điều” mà Ngài nói cùng họ (Giăng 14:26). Phao-lô, vốn đã được Chúa Giê-xu chọn để đem sự mặc khải của Tân Ước đến với dân ngoại (Công vụ 9:15; 22:10; 26:17-18), được trực tiếp mặc khải bởi Chúa Giê-xu (Ga-la-ti
1:11-12).
15
- Sự hoàn hảo và trọn vẹn của Kinh Thánh buộc người ta không được thay đổi hay bổ sung gì vào đó, và đó là điều mà Chúa Giê-xu truyền lệnh ở trang cuối cùng của Kinh Thánh (Khải huyền 22:18-19; xem thêm Phục truyền 4:2).
Kiểm chứng về thư tịch:
Ta không có các bản gốc chép tay của Kinh thánh (các tác phẩm gốc thực sự của
Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca, Giăng, Phao-lô, Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giu đe) vậy các bản chép
Kinh thánh được hình thành từ đó có độ tin cậy như thế nào?
Có khoảng 25.000 bản chép tay sao lại các phần Tân Ước, bao gồm trên 5.600 bản bằng tiếng Hy Lạp. Tác phẩm cổ tiếp theo được xác nhận tốt nhất (qua các bản chép tay hiện có) là Bản Trường ca Illiad của Homer vốn chỉ có 643 bản sao! Ngoài ra, khoảng thời gian giữa các bản gốc và các bản sao còn tồn tại của Kinh Thánh thì rất ngắn so với các tác phẩm cổ khác như Bản Trường ca Illiad vốn cách bản gốc tới 400 năm (Bản gốc năm 800 T.C.-Bản sao năm 400 TC.). Bản chép tay Tân Ước cổ nhất được biết đến là bản “P52,” là một phần của Phúc Âm Giăng (18:31-33) mà các học giả định tuổi vào khoảng năm 100-125 SC. Như vậy, từ khi Giăng viết sách Phúc âm Giăng vào khoảng năm 85 SC., khoảng cách thời gian chỉ có chừng 20 năm so với bản gốc, so với trên 400 năm của tác phẩm cổ gần đó nhất (Bản Trường ca Illiad)! Bản sao các tác phẩm của Plato (mà tính xác thực của chúng là không bị nghi ngờ gì) được xác định là được viết 500 năm sau bản gốc, và chỉ còn lưu lại có 7 bản! Nếu các tác phẩm của Plato và Homer đáng tin cậy về tính xác thực, thì chắc chắn tính xác thực của Kinh Thánh cũng đáng tin cậy!
*****************************
Bác sĩ tặng bà quyển Kinh Thánh
Bác sĩ giải phẫu Doren Edwards ở Erin, Tennessee, kể về một bệnh nhân của ông là bà Blanche Bennet. Chồng bà nghiện rượu và qua đời bỏ lại bà hai con với đủ mọi vấn đề, tài chính thiếu thốn, cuộc sống khó khăn. Bà không tin Chúa.
Một ngày kia, bà đến gặp bác sĩ Edwards vì một vài vấn đề nơi cơ thể bà. Bác sĩ chuẩn đoán bà bị ung thư, đã lan ra nhiều nội tạng. Bà rất cay đắng vì bác sĩ nói rằng không có cách nào để chữa bệnh cho bà. Là một Cơ Đốc nhân và là một người của hội Ghi-đê-ôn, bác sĩ Edwards muốn nói về Chúa với bà, nhưng bà không cho ông chia sẻ. Tuy nhiên, bà chấp nhận mang về một quyển Kinh Thánh Cựu Ước mỏng.
16
Một vài tuần sau, khi biết tin bà qua đời thông qua cáo phó trên báo, bác sĩ gửi thiệp chia buồn tới gia đình bà và nói với họ rằng ông đã tặng Kinh Thánh Ghi-đê-ôn để tưởng nhớ bà.
Con gái của bà gọi ông. “Bác sĩ có thể gửi cho tôi một quyển Kinh Thánh giống như những quyển mà ông tặng để tưởng nhớ mẹ tôi không?” Cô ta hỏi. “Nhà chúng tôi không có Kinh Thánh. Sáu ngày trước khi mẹ tôi mất, cuộc đời bà đã biến đổi hoàn toàn. Bà không cay đắng nữa, bà không sợ chết, và bà nói cái gì đó về việc nhận biết Chúa Giê-xu. Nhưng vì bà dặn chúng tôi phải chôn Kinh Thánh với bà, nên chúng tôi chẳng còn quyển nào để đọc cả. Bác sĩ có thể gửi cho chúng tôi một quyển Kinh Thánh để chúng tôi có thể tìm kiếm những gì mà mẹ đã tìm được từ sách ấy không?” Bác sĩ Edwards gửi cho họ một quyển Kinh Thánh và kết quả là một người con gái, một người con trai và một chị gái của bà đã được cứu.*2
*****************************
Bộ Kinh điển, Các chỗ khác nhau,
Tính vô ngộ, Các vấn đề sao chép
- Phải chăng có nhiều chỗ khác nhau trong các bản chép Kinh Thánh thế kỷ II và III so với các bản chép tay. Làm sao biết ta có Lời Chúa sau một thời gian dài như thế?
Thật ra, các chỗ khác nhau đó tạo ra bởi các lỗi sao chép đơn giản, và phần lớn là do đánh vần sai hoặc thay đổi thứ tự từ mà không làm thay đổi ý nghĩa. “Các nhà phê bình” chuyên nghiên cứu những bản viết tay thời trước nói rằng: trên thực tế, càng có nhiều “chỗ khác nhau” thì càng dễ dàng hơn để khẳng định ý nghĩa gốc của những tác giả Tân Ước.
- Có phải Kinh Cựu Ước chỉ là một số sách do các lãnh đạo Cơ Đốc thế kỷ IV biên soạn và được gọi là bộ Kinh điển? Cũng có nhiều sách được cho là do các sứ đồ viết (như “Phúc âm của Thô-ma”) song họ đã từ chối và loại chúng ra khỏi Kinh thánh?
Kinh Cựu Ước không được biên soạn như cách bạn mô tả. Để bắt đầu, không ai “chọn” sách nào được đưa vào Kinh Thánh (bộ “Kinh điển”), nhưng một số sách Tân Ước (27) được chấp nhận rộng rãi được xác nhận một cách chính thức lần đầu tiên thông qua văn bản của Giáo hội nghị vào thế kỷ thứ 4. Tuy nhiên, ngay từ năm 50 sau Công Nguyên, các sách của Tân Ước được chấp nhận là “thần cảm bởi Đức Chúa Trời” (II Tim 3:16-17) và là “Lời của Đức Chúa Trời” (I Tê 2: 13).
* Trò chuyện riêng với tác giả.
2Morgan, R. J. 2000. Toàn thư sách của Nelson về các câu truyện, ví dụ minh hoạ, và các trích dẫn (bản mềm). Nhà xuất bản Thomas Nelson: Nashville
17
Phi-e-rơ chấp nhận những gì Phao-lô viết là thuộc về Kinh Thánh (II Phi-e-rơ 3:15-16) và Phao-lô chấp nhận sách Lu-ca viết là thuộc về Kinh Thánh (I Tim
5:18; so với Lu-ca 10:7) v.v. Chúa Giê-xu nói rằng toàn bộ Cựu Ước (mọi từ và từng dấu Hê-bơ-rơ) là Lời Chúa (Ma-thi-ơ 5:18). Đến năm 95 SC, khi Giăng viết sách Khải huyền, ông đã tuyên bố sẽ không có sách nào khác được thêm vào những gì Chúa mặc khải (Khải 22:18-19).
Vào năm 95 Sau Chúa, Clement, Giám mục và Trưởng lão tại Rô-ma trong thư viết cho Hội thánh tại Cô-rinh-tơ (thư I Clement), đề cập đến nhiều Phúc âm và thư tín của Phao-lô (thư Rô-ma, Ga-la-ti, Êphêsô, Philíp). Lúc đó chưa có máy in, sao chụp và việc đi lại còn khó khăn thì đây là bằng cớ chắc chắn về sự chấp nhận rộng rãi từ thế kỷ thứ II về ‘4 sách Phúc âm’ (Ma-thi-ơơ, Mác, Lu-ca, Giăng) ở nhiều nơi thuộc đế quốc Lamã kể luôn từ Papias, Giám mục tại Hierapolis (Tiểu Á) mà bài viết khoảng năm 130 SC (tuy nói đến khoảng thời gian năm 100 Sau Công nguyên) cũng xác nhận 4 sách Phúc âm kinh điển.
Một trưng dẫn tuyệt vời cho câu hỏi này là cuốn ‘Ai đã chọn các sách Phúc âm’ do CE. Hill viết, theo Tạp chí của Viện Đại học Oxford, 2010).
- Còn “Phúc Âm của Thô-ma” và những “Phúc Âm thất lạc” khác thì sao?
Còn lại các sách như “Phúc Âm” của Thô-ma hoặc “Phúc Âm” của Phi-e-rơ, các tác phẩm này đều không được chấp nhận bởi toàn bộ các học giả vì chúng KHÔNG được viết bởi các sứ đồ thật. Đây là những sách giả mạo được viết (sớm nhất) là vào cuối thế kỷ thứ hai hoặc sau đó. Hội thánh ban đầu chỉ chấp nhận những sách thật sự được viết bởi các sứ đồ, hoặc những người rất gần gũi với các sứ đồ (như Mác và Lu-ca) hoặc các em của Giê-xu, Gia-cơ và Phi-e-rơ. Hơn nữa, một cách thử nghiệm khác được đòi hỏi: những sách được chấp nhận là một phần của Tân Ước phải mang các tư tưởng thần học phù hợp với những gì Chúa Giê-xu và các sứ đồ nói hoặc viết. Chỉ những thực tế này cũng đủ để loại bỏ phần lớn những sách giả mạo.
Sau cùng, Chúa Giê-xu hứa rằng Lời của Ngài sẽ được bảo vệ cho tới những ngày cuối cùng (Mat 24:36), và những môn đồ của Ngài sẽ viết Kinh Tân Ước với trí nhớ hoàn hảo, không sai sót vì được giúp đỡ bởi Thánh Linh (Giăng 14:26). Điều này đã được lịch sử minh chứng.
- Vậy, bằng cách nào các Cơ đốc nhân ĐÃ xác định được sách này do Đức Chúa Trời hà hơi và sách kia thì không?
Hội thánh ban đầu chỉ công nhận các sách do sứ đồ hoặc môn đồ thân cận như Mác, Lu-ca, hay do các em về phần xác của Chúa Jêsus viết ra. Mác, Lu-ca đều cộng sự với Phao-lô (Côlôse 4.10; Philêmôn câu 24; II Tim 4.11), Mác còn cộng
18
sự với Phi-e-rơ (I Phi-e-rơ 5.13) Cả Giuđe (Giuđe câu 1; Ma-thi-ơ 13.55), Gia-cơ (Mác 6.3; I Cô-rinh-tơ 15.7; Công vụ 12.17; Ga-la-ti 1.19) đều là em Chúa về phần xác. Các sách phải viết khi các sứ đồ còn sống, nếu không sẽ bị loại bỏ. Tiêu chuẩn còn huyền bí hơn nữa là năng quyền bên trong của sách (Giăng 6.63, 68; 10.27; Hê-bơ-rơ 4.12), thường được gọi là bằng cớ ‘nội tại tự chứng’. Jus- tin Martyr, một triết gia Cơ đốc và nhà biện giáo vào thế kỷ II đã binh vực đức tin mình khi chịu tử Đạo khoảng năm 165 Sau Chúa, đã mô tả họ: ‘được đầy dẫy bởi Thần của Đức Chúa Trời, đầy năng quyền và nảy nở bởi ân điển’. Tiêu chuẩn cuối là họ kiên trì theo khải thị đã có.
- Có phải Kinh Thánh dạy rằng Kinh Thánh “không sai lầm” (vô ngộ)? Chúng ta tin Lời Đức Chúa Trời không có lỗi sai vì:
- Đức Chúa Trời là chân thật (Giăng 7:28; 8:26).
- Đức Chúa Trời không thể nói dối (Tích 1:2; Rô-ma 3:4; Hê-bơ-rơ 6:18). – Đức Chúa Trời cho chúng ta Kinh Thánh (II Ti-mô-thê 3:16).
- Chúa Giê-xu là Chân Lý (Giăng 14:6), làm chứng cho Chân Lý (Giăng 8:14), và Ngài nói sự thật (Giăng 8:40).
- Đức Thánh Linh hướng dẫn những người viết Kinh Thánh (II Phi-e-rơ 1:21) là “Thần Lẽ Thật” (Giăng 14:17; 15:26; 16:13), và không nói dối (I Giăng 2:27).
- Lời Đức Chúa Trời là thật (Giăng 17:17; Thi Thiên 119:160), hoàn hảo (Thi Thiên19:7) và trong sạch (Châm ngôn 30:5).
- Làm sao tôi biết các sứ đồ ghi lại chính xác những lời của Đấng Christ?
Chúa Giê-xu hứa rằng khi Đức Thánh Linh đến, Ngài sẽ giúp các sứ đồ “nhớ lại toàn bộ những điều Ngài đã nói với họ” (Giăng 14:26). Không phải do trí nhớ của họ, mà bởi quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời (II Phi-e-rơ 1:21). Mọi lời Kinh Thánh đều bởi Đức Chúa Trời soi dẫn (II Tim 3:16). Hơn nữa, có sự đồng
- đáng kể khi các tác giả bình luận hoặc ghi lại một sự kiện hoặc lời nói cụ thể nào đó trong Kinh Thánh. Bạn hãy nhớ rằng Lu-ca cẩn thận kiểm tra các nguồn tài liệu của mình (Lu-ca 1:1-4), Ma-thi-ơ và Giăng là những nhân chứng tận mắt, và Mác có thể đã ghi lại các sự kiện qua con mắt của Phi-e-rơ. Lời chứng của Phao-lô hoàn toàn đồng ý với những nhân chứng đầu tiên (I Cô-rinh-tô 15:1-8; Ga-la-ti 2:7-9).
19
- Phải chăng Kinh Thánh đầy những câu chuyện không đáng tin? Chúa Giêxu có tin tất cả những câu chuyện trong Cựu Ước không?
Kinh Thánh ghi lại nhiều câu chuyện về phép lạ vì đó là cách Đức Chúa Trời xử sự với con người, và Ngài thường làm phép lạ để bày tỏ quyền năng của Ngài vì lợi ích của chúng ta. Chúa Giê-xu xác nhận mọi điều được chép trong Cựu Ước (Mathi-ơ 5:18), bao gồm chuyện về sự sáng tạo thế gian (Ma-thi-ơ 19:1-4), trận Đại Hồng Thủy (Lu-ca 17:26-27), sự hủy diệt Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Lu-ca 17:28-29), và chuyện Giô-na bị một con cá lớn nuốt (Ma-thi-ơ 12:39-40). Nếu tin Đức Chúa Trời, thì chúng ta sẽ thấy dễ dàng để tin vào phép lạ.
- Có phải Kinh thánh thật xác nhận Môi-se viết năm sách đầu của Cựu Ước?
Chúa Giê-xu đã nói như thế (Giăng 5:45-47; 7:19, 23; xem thêm Mác 7:10; 10:3-5; 12:26; Lu-ca 5:14; 16:29-31; 24:27, 44).
- Làm sao tin khi Kinh Thánh chép người ta sống hàng trăm tuổi (Sáng Thế 5), nhưng tôi luôn nghe rằng tuổi thọ con người gần đây đã được kéo dài hơn?
Tại thời điểm đó, con người thường đã sống lâu hơn nhiều. Ông A-đam và bà Ê-va, những con người đầu tiên hẳn đã sống mãi mãi nếu họ vâng lời Đức Chúa Trời (Sáng Thế 2:17). Khi họ không vâng lời (Sáng Thế 3:1-7), Đức Chúa Trời đuổi họ ra khỏi vườn Ê-đen nơi có con đường dẫn tới “Cây sự sống” (Sáng Thế 3:22-25). Dù vậy, do thành phần cấu tạo của cơ thể họ nguyên thủy là hoàn hảo, cho nên ảnh hưởng của tội lỗi chỉ làm cho họ chết sau hàng trăm năm. A-đam sống đến tuổi 930 (Sáng Thế 5:5). Các thế hệ tiếp theo thừa hưởng các gien di truyền đã bị hư hại và khiếm khuyết của cha mẹ, nên họ sống ít và ngắn hơn. Áp-ra-ham (2000 TC.) chỉ sống có 175 tuổi (Sáng Thế 25:7). Môi-se (1400 TC.) chết
- tuổi 120 (Phục truyền 34:7) vào thời điểm mà tuổi thọ trung bình của con người là 70 (Thi Thiên 90:10).
Kinh Thánh ghi lại rằng một ngày nào đó con người sẽ lại sống mãi mãi trên Trái Đất Mới, là nơi không còn sự chết nữa (Khải huyền 21:1-4) và nơi mà nỗi kinh hoàng nơi thế giới động vật sẽ không còn nữa, và sư tử sẽ nằm chung với cừu NHƯ TRƯỚC (Ê-sai 11:6-8; Rô-ma 8:19-23).
20
Các thí dụ tỏ ra Kinh Thánh chính xác về lịch sử
Niên đại về năm sinh của Áp-ra-ham – Chú ý xem cách Kinh Thánh cung cấp niên đại chính xác về năm sinh của Áp-ra-ham, người cha thuộc linh của chúng ta (Ga-la-ti 3:29). Bắt đầu từ I Các vua 6:2, chúng ta biết Sa-lô-môn khởi công xây dựng Đền thờ 480 năm sau cuộc hành trình ra khỏi Ai Cập của con cái Y-sơ-ra-ên. Qua bảng “Assyrian Eponym List” chúng ta cũng biết rằng đó là năm 966 T.C.
Như vậy, cuộc hành trình ra khỏi Ai Cập có thể được xác định là năm 966+480, tức là vào năm 1446 TC. Xem Xuất Ai Cập Ký12:40, chúng ta biết con cái Y-sơra-ên ở tại Ai Cập tổng cộng 430 năm, bắt đầu từ khi Gia-cốp 130 tuổi (Sáng Thế 47:9). Như vậy, sự kiều ngụ tại Ai Cập bắt đầu từ năm 1876 TC. (1446+430). Vì Gia-cốp được 130 tuổi vào thời điểm đó, nên chúng ta biết được năm sinh của ông là năm 2006 TC. (1876+130). Chúng ta cũng biết được rằng Y-sác, cha của Giacốp, được 60 tuổi khi Gia-cốp được sinh ra (Sáng Thế 25:26). Như vậy, Y-sác được sinh vào năm 2066 TC. Vì Áp-ra-ham được 100 tuổi khi con trai ông là Ysác ra đời (Sáng Thế 21:5), nên chúng ta biết Áp-ra-ham sinh vào năm 2166 TC.
Lời chứng của Kinh Thánh về nguồn gốc ngôn ngữ của thế giới- Đa số các nhà ngôn ngữ học ngày nay tin rằng bằng chứng cho thấy có một thời trên trái đất có một ngôn ngữ chung, đây là điều mà Kinh Thánh có nói vào khoảng 3,400 năm trước (Sáng Thế 11:6).
Sáng Thế bắt đầu ở thiên niên kỷ II (Môi-se vào khoảng năm 1400 TC.)-Những phong tục tập quán được ghi lại trong Sáng Thế đoạn 16, 27, 31 đã được các nhà khảo cổ xác nhận là phổ biến ở vùng Trung Đông vào thiên niên kỷ II TC., nhưng lại không phổ biến vào thiên niên kỷ I TC.
Dân Ysơra-ên tạm trú tại Ai Cập –Thời kỳ dân Ysơra-ên tạm trú tại Ai Cập có thể được xác nhận bởi nhiều chỗ trong Kinh Thánh, những phong tục và tập quán vốn chỉ xảy ra ở Ai Cập chứ không ở Israel. Như người Do Thái không có tập quán người cai trị đeo dây chuyền vàng, còn Pharaon của Ai Cập thì có (Sáng Thé 41:42).
Phát hiện các Bảng cổ Ebla (Ebla Tablets) – Năm 1974-75 một lâu đài lớn được phát hiện tại Ebla ở nước Syria ngày nay. Ebla cường thịnh khoảng 2300 TC. Bao gồm trong phát hiện này có một thư viện chứa trên 16.000 bảng đất nung có ghi tên của các thành phố lịch sử được nhắc đến trong Kinh thánh như Urơ (Sáng 11:28, 31; 15:7), Sôđôm và Gômôrơ (Sáng Thế 10:19; 13:10-13; 14:2-22; 19:1, 4, 24). Các tấm bảng này cũng cho thấy có một dân tộc vốn tin rằng vũ trụ được một Thần duy nhất tạo thành từ trống không. Họ là dân thờ một thần ở một thời
21
điểm mà các nhà phê bình Kinh Thánh hiện đại đã nói rằng nhất thần giáo (đạo thờ một thần) mãi cho đến người Do Thái thiên niên kỷ thứ 1 TC. mới xuất hiện.
Sô-đôm và Gô-mô-rơ (Sáng Thế 13:10; 14:8; 19:24, 28) – Hai thành phố này được tiến sĩ William Albright khám phá vào năm 1924 rồi những cuộc khai quật về sau vào khoảng thời gian 1965-73 cũng đã cho thấy bằng chứng về việc một ngọn lửa khổng lồ đã thiêu huỷ thành phố, chỉ để lại tàn tích dưới đống tro tàn khoảng vài phút Anh. Tiến sĩ Bryant Wood đã tuyên bố rằng bằng chứng cho thấy những ngọn lửa bắt đầu từ mái nhà, cho đến khi các mái nhà bị sập xuống thì lửa mới lan vào phần nội thất bên trong. Điều này hoàn toàn nhất quán với ký thuật của Kinh Thánh rằng hai thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ đã bị lửa từ trời thiêu huỷ trong cơn đoán phạt của Đức Chúa Trời (Sáng Thế 19:24, 28; Lu-ca 17:29). Thêm vào đó, một khoảng đất rộng lớn dành cho việc chôn cất ở ngoài thành chứa đựng hàng ngàn bộ xương cho thấy thành phố đã có dân cư đông đúc từ thời của Áp-ra-ham.
Dân Hêtít- Đây là nhóm người được nhắc đến nhiều lần trong Cựu Ước (Sáng Thế 15:20; 23:10; 25:9…) nhưng mãi đến cuối thế kỷ 19 không một bằng chứng khảo cổ nào được đưa ra để chứng minh sự tồn tại của họ. Đây vẫn là điều mà các nhà phê bình đưa ra để chế giễu Kinh Thánh chỉ chứa toàn những câu chuyện cổ tích tưởng tượng. Vào năm 1867, một khám phá đã được tìm thấy tại Thổ Nhĩ Kỳ mà những cuộc khai quật sau đó vào năm 1906 đã khẳng định về sự tồn tại của một dân tộc Hê-tít trong Kinh Thánh cũng như thủ phủ của nó (Boghaz-koy) đã được tìm thấy. Như vậy, các nhà phê bình đã bị xem là sai và một lần nữa, Kinh Thánh lại được chứng minh là đúng!
Vua Đa-vít- Dù vua Đa-vít có một tầm quan trọng nhất định trong lịch sử Kinh Thánh (II Sa-mu-ên 7:14-16; Ma-thi-ơ 1:1; Công vụ 15:16), nhưng đến tận mùa hè năm 1993 vẫn không có một bằng chứng khảo cổ nào (bằng chứng ngoài Kinh Thánh) về sự tồn tại của vị vua này. Do Đa-vít thật là một nhân vật quan trọng, điều này rõ ràng là một nghi vấn. Tuy nhiên, vào năm 1993, nhà khảo cổ học Avraham Biran khi đang khai quật Tell Dan tại phía Nam Ga-li-lê, đã khám phá ra một cung điện. Khi lau chùi những mảnh vỡ, đoàn khảo cổ đã tìm thấy một phiến đá đen với 13 dòng chữ và hai trong số 13 dòng chữ này có ghi cụm từ “Vua của Y-sơ-ra-ên” và “Nhà Đa-vít”. Những bình sành sứ được tìm thấy tại nơi này cũng được định niên vào đầu thế kỷ thứ 9 TC, tức chỉ một hay hai thế kỷ cách biệt với thời của vua Đa-vít. Năm 1994, hai mảnh sành nữa được tìm thấy có ghi tên của Giê-hô-ram, con trai của A-háp, vua của Y-sơ-ra-ên và A-cha-xia, cai trị “Nhà Đavít”. Như vậy, lịch sử của Đa-vít đã được những khám phá khảo cổ chứng minh và một lần nữa, các nhà phê bình đã sai trong khi Kinh Thánh là đúng!
22
“Nay tôi cố ngăn bất kỳ ai tỏ điều thật rồ dại, khi cho là người ta thường nói về Ngài: ‘Tôi sẵn sàng tin nhận Jêsus là giáo sư lớn về đạo đức, song tôi không chấp nhận Ngài tự xưng là Đức Chúa Trời’. Ta quyết không thể nói vậy. Ai đã nói điều Jêsus đã dạy, sẽ không thể là giáo sư lớn về đạo đức được. Thật ra, anh ta điên (như một người tự xưng là quả trứng luộc), hoặc là Sứ giả của Địa ngục.
Bạn phải chọn cho mình. Hoặc Ngài đã và hiện là Con Đức Chúa Trời, hoặc Ngài điên hay là sự tồi tệ nào khác. Bạn có thể kết luận Ngài điên hay đâm xiên Ngài như giết một Ác quỉ; hoặc bạn phải quì phục nơi chân Ngài là Chúa và Đức Chúa Trời của mình. Song bạn không thể cư xử trịch thượng và vô nghĩa khi xem Ngài là một giáo sư lớn về đạo đức. Ngài không mở lối cho ta. Ngài không chủ định như vậy’.
- Lewis, theo cuốn Cơ đốc giáo thuần nhất.
Các Câu Hỏi về Chúa Giê-xu
- Có thật Giê-xu là Đức Chúa Trời không?
- Nghiên cứu Giăng 1:1-12, 14 – Giê-xu (1:7) là “Ngôi Lời”, “là” Đức Chúa Trời (Giăng 1:1) và là Đấng đã trở thành một con người (1:14). Chúa Giê-xu nói Ngài “với Cha là một” (Giăng 10:30). Sự ra đời của Ngài đã được tiên báo 700 năm trước đó (Ê-sai 9:5-6; Mi-chê 5:2).
- Chúa Giê-xu thường nói về mình là “Con Người” (Ma-thi-ơ 9:6; 12:8; 24:27, 30 37, 39; 25:31; 26:2; Lu-ca 19:10). “Con Người” là một nhân vật của Cựu Ước xuất hiện trước mặt Đức Chúa Trời là Cha và được ban cho vương quốc đời đời, quyền thống trị đời đời, và mọi dân tộc trên thế gian đều phục vụ Ngài (Đa-ni-ên 7:13-14). Rõ ràng, nhân vật Cựu Ước này chính là “Con trai” và “Con trẻ” trong Ê-sai 9:5-6 vốn được gọi là “Đức Chúa Trời quyền năng” (I-sa 9:6). Giê-xu, “Con Người”, có quyền trên ngày Sa-bát (Mat 12:8) vốn được Đức Giê-hô-va lập nên (Sáng Thế 2:3).
23
- Chúa Giê-xu dùng nhóm chữ “Ta là” vốn nói về Đức Chúa Trời (Xuất Ai Cập Ký 3:6; I-sa 41:4; 43:10, 13, 25; 46:4; 48:12) khi Ngài bày tỏ rằng Ngài hiện hữu trước Áp-ra-ham, là người sống 2.000 năm trước Chúa (Giăng 8:58).
- Chúa Giê-xu tha tội, việc chỉ có Đức Chúa Trời mới làm được (Mác 2:5-12; Côlô-se 3:13).
- Chúa Giê-xu nhận mình là Đức Chúa Trời khi Ngài tự tuyên bố lẽ thật (Ma-thiơ5:18) mà không cần phải có hai người làm chứng như Cựu Ước đã qui định (Phục truyền 17:6) hoặc khi Ngài bổ sung ý nghĩa lời tiên tri trong Cựu Ước vốn đã được thần cảm bởi Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 5:18; II Phi-e-rơ 1:20-21). Chúa Giê-xu thường diễn giải đầy uy quyền những lời của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước qua cách nói: “Nhưng ta phán với các ngươi” (Ma-thi-ơ 5:22, 28, 39).
- Chúa Giê-xu chấp nhận sự thờ phượng của các môn đồ như thờ phượng Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 28:16-17; Giăng 20:28), và khẳng định rõ ràng sự xưng nhận của Phi-e-rơ về Ngài như là Con của Đức Chúa Trời từ chính Đức Chúa Trời mà đến (Ma-thi-ơ 16:15-17).
- Chúa nói toàn bộ Cựu Ước đã được viết về Ngài (Giăng 5:39; Lu-ca 24: 27, 44)!
- Chúa Giê-xu nhận rằng Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài TẤT CẢ quyền trên trời và dưới đất (Ma-thi-ơ 28:18; Giăng 5:21-23, 26-27; Công vụ 17:31), và chứng minh điều này bằng việc khiến kẻ chết sống lại (Giăng 11:39-44)!
- Tân Ước công bố thần tánh của Đấng Christ (Rô-ma 9:5; Phi-líp 2:6; Cô-lô-se 1:16; 2:9; Tít 2:13). “Chúa của ngày Sa-bát” (Sáng Thế 2:3; Ma-thi-ơ 12:8). Huyết Ngài được gọi là “huyết của Đức Chúa Trời” (Công vụ 20:28).
- Có thật Chúa Giê-xu là một con người? Đúng vậy.
- Lúc sinh ra, Chúa Giê-xu trở thành một con người thật sự (Giăng 1:1,14; 8:40).
- Lúc chết, Chúa Giê-xu không từ bỏ thân xác, kể cả sau khi sống lại, Chúa “có xương có thịt” và Ngài ăn một “miếng cá khô” (Lu-ca 24:36-43; Giăng 20:2527)
- Khi về trời, Chúa Giê-xu vẫn là một con người (Công vụ 1:11).
- Khi Êtiên bị ném đá, Chúa Giê-xu vẫn là một con người (Công vụ 7:56).
- Khi hiện ra với Phao-lô, Ngài vẫn là một người (Công vụ 9:5; xem I Cô 9:1;
15:8
- Khi Giăng có khải tượng ở Bátmô, Chúa Giê-xu hiện ra như một người (Khải
1:13-17)
- Là người, Chúa Giê-xu sẽ trở lại phán xét thế giới (Công vụ 17:30-31).
24
- Có thật Chúa Giê-xu được sinh ra từ một nữ đồng trinh?
Đúng vậy. Sứ đồ Ma-thi-ơ là một nhân chứng của cuộc đời Chúa Cứu Thế (Ma-thiơ9:9; 10:3) chép lại rằng Chúa Giê-xu được sinh ra cho Mari và Giôsép “trước khi hai người đến với nhau” (Ma-thi-ơ1:18) và tại thời điểm khi Giôsép “không ăn ở với nàng” (Ma-thi-ơ1:25). Tương tự, Lu-ca ghi lại phản ứng của Mari khi thiên sứ báo cô sẽ sinh ra một hài nhi: “Tôi còn là trinh nữ, làm sao có việc đó” (Lu-ca 1:34)
Kinh Thánh giải thích Ma-ri thụ thai nhờ Đức Thánh Linh giáng trên cô và “bao phủ” cô (Lu-ca 1:35) ứng nghiệm lời tiên tri trong kinh Cựu Ước (I-sa 7:14). Lưu ý: từ Hy Lạp ‘parthenos’ do các dịch giả dịch kinh Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp
- thế kỷ III trước công nguyên (bản “Septuagint” hoặc “LXX”) khi họ gặp từ “trinh nữ” trong Ê-sai 7:14, luôn mang nghĩa “trinh nữ”.
- Người Hồi Giáo tin Chúa Giê-xu không thật sự chết trên thập tự giá. Đâu là bằng chứng hỗ trợ cho việc Chúa Giê-xu bị đóng đinh ở Giê-ru-sa-lem?
Kinh Qur’an (được viết vào thế kỷ thứ bảy, vài trăm năm sau các sự kiện về cuộc đời Chúa Giê-xu) không ăn khớp với TẤT CẢ những tác giả của thế kỷ thứ nhất. Không chỉ các Cơ Đốc nhân đồng lòng xác chứng Giê-xu bị đóng đinh và chết trên thập tự (Ma-thi-ơ27:1-66; Mác 15:1-47; Lu-ca 23:44-56; Giăng 19:28-42; I Phi-erơ 2:24), mà còn có Josephus, sử gia người Do Thái thế kỷ I (Antiquities 18:64), và cả sử gia Tacitus người La Mã thế kỷ I cũng chứng thực điều này (55-120 SC.).
- Có những lời chứng vào thời thế kỷ thứ nhất rằng Giê-xu thật sự sống lại từ cõi chết?
Có. Tất cả tác giả Cơ Đốc ở thế kỷ I đều đồng ý Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết (Ma-thi-ơ 28; Mác 16:1-8; Lu-ca 24; Giăng 20-21). Hơn nữa, Phao-lô, người ngược đãi Cơ Đốc nhân trước kia, cũng chứng thực rằng ông thấy Chúa Giê-xu sống (1 Cô-rinh-tô 9:1; Công vụ 22:6-8). Để chứng minh cho môn đồ không tin, Chúa Giê-xu đã bảo họ rờ tay Ngài và còn ăn trước mặt họ (Lu-ca 24:36-43).
25
*****************************
Các Phương pháp Truyền Giảng Tin Lành
Mark Mittelberg, giám đốc truyền giảng của nhà thờ địa phương Willow Creek ở ngoại ô Chicago, nói rằng “Chúa biết Ngài làm gì khi Ngài tạo ra bạn. Chúa thiết kế bạn và cho bạn một kết hợp duy nhất bao gồm nhân cách, tính khí, tài năng và hậu cảnh, và Ngài muốn dùng bạn để tiếp cận người khác theo cách phù hợp với con người bạn.” Ví dụ, Mittelberg nói, hãy xem sáu nhân vật sau trong Tân Ước:
- Phi-e-rơ: Đối đầu –ông đã thẳng thắn, táo bạo, và nhanh chóng.
- Phao-lô: Trí tuệ-ông có thể đối đầu, nhưng ông cũng là một người thông hiểu để có thể lý luận dựa trên Kinh Thánh, giải thích và chứng minh rằng Giê-xu là Chúa Cứu Thế.
- Người mù: Làm chứng-người đàn ông trong Giăng 9 không hề biết nhiều về
thần học, nhưng ông có thể nói, “Tôi biết một điều: tôi từng mù còn bây giờ mắt tôi được sáng.”
- Thiếu phụ Sa-ma-ri: Mời gọi-để vò nước lại nơi giếng, thiếu phụ trong Giăng 4 trở vào làng và mời gọi bạn của bà đến để nghe người “mà biết mọi thứ tôi từng làm”.
- Ma-thi-ơ: Cá nhân-trong Lu-ca 5:29 Ma-thi-ơ tổ chức một bữa tiệc lớn cho những người bạn thu thuế của ông với mục đích để họ được biết về Giê-xu. Ông dựa vào mối quan hệ ông có với những người này và tìm cách xây dựng tình bạn hữu đó, từ đó mời họ đến nhà ông và dùng mối quan hệ này để truyền giảng Tin Lành.
- Tabitha: Phục vụ –trong Công vụ 9:36, chúng ta gặp một phụ nữ làm chứng về Chúa Giê-xu bằng cách phục vụ người khác. Bà may quần áo cho họ và
giúp người nghèo khổ.*3
*****************************
- Mark Mittelberg, “Khám phá phong cách truyền giảng của bạn,” tạp chí Discipleshi, Số 95, tháng 9/tháng 10 năm 1996.
3Morgan, R. J. 2000. Toàn thư sách của Nelson về các câu truyện, ví dụ minh hoạ, và các trích dẫn (bản mềm). Nhà xuất bản Thomas Nelson: Nashville
26
Các Câu Hỏi về Chúa Giê-xu (tiếp theo)
- Có phải Chúa Giê-xu thực sự đã sống lại từ kẻ chết? Ghi chú: Con dân Chúa phải tin rằng Ngài đã từ kẻ chết sống lại (Rô-ma 10:9).
Đúng vậy. Chúa Giê-xu nói trước rằng Ngài sẽ từ kẻ chết sống lại (Ma-thi-ơ 16:21; 17:23; 20:17-19, 28; Mác 8:31; Lu-ca 9:22; 18:33; Giăng 2:19). Sự sống lại của Ngài được cả bốn tác giả Phúc Âm ghi lại (Ma- thi-ơ 28:5-6; Mác 16:6; Lu-ca 24: 1-12; Giăng 20:1-18) và Ngài cũng được thấy bởi Phao-lô (I Cô 9:1; 15:8). Một học giả lưu ý rằng “chúng ta biết nhiều chi tiết về những gì ngay trước cái chết của Chúa Giê-xu, và những gì diễn ra lúc Ngài chết… hơn là chúng ta biết về cái chết của bất kỳ một người nào khác trong thế giới cổ đại”.
- Có phải Chúa Giê-xu thực sự đã từ kẻ chết sống lại về thân thể?
Đúng. Thật vậy, Chúa Giê-xu nhấn mạnh thân thể phục sinh của Ngài là thân thể vật chất thực sự khi Ngài bảo những kẻ nghi ngờ hãy chạm tay vào vết thương trên thân thể Ngài (Lu-ca 24:39; Giăng 20:27), và khi ăn cá và uống mật (những việc mà chỉ có một cơ thể thực sự vật chất mới có thể làm, Lu-ca 24:39-42).
Chúa Giê-xu muốn mọi người hiểu Ngài không là một “hồn ma” (Lu-ca 24:39). Sau khi Chúa đã sống lại, hơn năm trăm người thấy Chúa cùng một lúc (I Cô 15:6)! Các sứ đồ công khai giảng về Sự Sống lại của Chúa Cứu Thế, ngay giữa Giê-ru-sa-lem (nơi Chúa bị giết) chỉ vài tuần sau khi Ngài bị đóng đinh (Công vụ 2:1, 22-24)! Sứ đồ Giăng viết rằng ông và các môn đồ đã thật sự thấy, nghe, và sờ Ngôi Lời sự sống (I Giăng 1:1).
- Có lẽ môn đồ thấy ảo giác mà không thực sự thấy Chúa Giê-xu? Câu trả lời được trích từ sách “Tấn công Chúa – Gunning for God” John C. Lennox.
- Ảo giác thường xảy ra với những người có trí tưởng tượng sinh động và có một vài tính khí nhất định. Nhưng những môn đồ đại diện cho những tính cách và tính khí khác nhau: Phê-rơ “người đánh cá mạnh mẽ”, người đã từng một lần nghi ngờ rằng ông có thật sự thấy Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 14:28), Ma-thi-ơ một người thu thuế rất thực tế, Thô-ma một người luôn nghi ngờ. Tất cả đều thấy Chúa Giê-xu. Cuối cùng, có cả Phao-lô người đã căm ghét Giê-xu và những môn đồ Ngài (I Cô-rinh-tô 9:1).
- Ảo giác thường liên quan tới các sự kiện được mong chờ, hy vọng; môn đồ không hề mong chờ và cũng không dám hy vọng vào sự sống lại (với thân thể) của Chúa Giê-xu. Không hề có bất kỳ điều gì trong niềm tin Do Thái hỗ trợ điều này, và họ cũng không hiểu những gì Chúa Giê-xu đã cố gắng nói cho họ
27
nghe (Ma-thi-ơ 16:22; Mác 9:31-32; Lu-ca 24:25-26, 37). Lúc Ngài thật sự xuất hiện trước họ, thì họ đang trốn vì lo sợ rằng họ cũng sẽ bị đóng đinh (Giăng 20:19).
- Ảo giác thường tái diễn (tăng hoặc giảm) qua một thời gian dài. Nhưng Chúa Giê-xu xuất hiện nhiều lần trong 40 ngày (Công vụ 1:3) và sau đó kết thúc đột ngột. Không môn đồ nào tuyên bố một trải nghiệm tương tự nữa, trừ Ê-tiên (Công vụ 7:56) và Phao-lô (Công vụ 9:1-8; 22:6-11; 26:12-18; I Cô 9:1).
- Chỗ nào nói Chúa Giê-xu chết vì tội lỗi tôi?
Rất quan trọng để có thể giải thích từ Kinh Thánh rằng Chúa Giê-xu đã chết trên thập tự giá (Rô-ma 5:8; I Phi-e-rơ 2:24; Hê-bơ-rơ 9:28; I Giăng 2:2) vì tội của chúng ta và Ngài tình nguyện “phó sự sống” mình (Ma-thi-ơ20:28; Giăng 10:18; Tích 2:14). I-sa nói tiên tri trước 700 năm rằng Chúa Giê-xu sẽ “bị đâm vì sự vi phạm của chúng ta, bị chà đạp vì sự gian ác của chúng ta” (Ê-sai 53:5), và Đức Chúa Trời là Cha sẽ “làm cho tội lỗi của tất cả chúng ta thảy đều chất trên Người” (I-sa 53:6; xem thêm II Cô-rinh-tô 5:21). Thật ra, lời tiên tri đầu tiên về việc Chúa Giê-xu bị chết thay cho tội lỗi của chúng ta nằm ở Sáng Thế khi Ngài là “dòng dõi người nữ… người sẽ chà đạp đầu mày [quỷ Sa-tan]” (Sáng Thế 3:15).
- Vậy, thật ra ‘tội lỗi’ là gì?
Tội lỗi’ là khi hành động hay suy nghĩ trái với luật pháp và ý chỉ của Đức Chúa Trời (I Giăng 3.4), và kết cuộc là thất bại, không làm hay nghĩ như đáng phải có (Gia-cơ 4.17). Ngay cả ý nghĩ điên dại cũng là tội (Châm 24.9). Tội lỗi xâm nhập thế gian qua Ađam (Rô-ma 5.12) và mọi người đều hoài thai trong tội lỗi (Sáng Thế 5.3; Thi Thiên 51.5; cũng xem Gióp 15.14; 25.4).
Tội lỗi là ‘sự ghê tởm’ đối với Đức Chúa Trời (Châm 15.9), nó lừa dối ta (Hê-bơrơ 3.13) khiến ta tự nghĩ mình vẫn ổn, trong khi thật sự ta không ổn (Exêchiên 18.4). ‘Tiền công’ của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 3.23) và không hề có ai là vô tội (I Vua 8.46), ngoại trừ Chúa Jêsus Christ (Hê-bơ-rơ 4.15; 7.25-27; I Phi-e-rơ 2.22; I Giăng 3.5). Tội lỗi phân rẽ tôi với Đức Chúa Trời (Esai 59.2).
- Tại sao Chúa phải chết trên thập tự giá? Ngài chết cách khác được không?
Đối với Đức Chúa Trời chí thánh, sự chết kinh khiếp của Chúa Jêsus trên cây thập tự cân bằng bản chất kinh khiếp của tội lỗi. Ngài bày tỏ: “Mắt Chúa quá thánh sạch không thể nhìn điều ác hay xem sự sai trái” (Habacúc 1.13). Thật không có lối thoát nào khác ngoài thập tự giá (Ma-thi-ơ26.39), vì chỉ bởi Chúa chịu chết, đổ huyết trên cây thập tự (Hê-bơ-rơ 9.22) mà Đức Chúa Trời có thể
28
bày tỏ đức Công bình vì Ngài giận là đúng (Rôm-a 3.25-26) và hóa giải cơn giận thánh đó với tội lỗi (‘sự chuộc tội’ Rô-ma 3.25; E-xê-chi-ên 18.4). Nếu không hiểu vì sao cần đến sự chết kinh khiếp như vậy chứng tỏ tôi không nhận biết bản chất kinh khiếp của tội lỗi mình (II Cô-rinh-tơ 4.4).
Một lý do khác, Chúa Giê-xu phải chết trên thập tự giá để làm ứng nghiệm toàn bộ những lời tiên tri trong Kinh thánh Cựu Ước, báo trước cách Ngài chịu chết (Mathi-ơ 26:24; Lu-ca 22:22; Công vụ 2:23; 4:27-28).
Ví dụ, Kinh Cựu Ước báo trước rằng Chúa sẽ bị cho uống giấm trong lúc hành hình (Thi 69:21; Ma-thi-ơ 27:34); các kẻ hành hình sẽ đánh cược để chia quần áo Ngài (Thi 22:18; Ma-thi-ơ 27:35), và tay chân Ngài sẽ bị “đâm thủng” (Thi 22:16; Xa-cha-ri 12:10), tất cả được ứng nghiệm bởi hình thức đóng đinh (Ma-thiơ27:35). Đồng thời, cũng có lời tiên tri rằng Ngài sẽ bị “liệt vào hàng tội nhân” (Isa 53:12) được ứng nghiệm khi Chúa Giê-xu bị đóng đinh giữa hai tên cướp (Mác 15:27).
- Có phải Chúa Giê-xu cũng là người có tội?
Kinh Thánh ghi rõ rằng Chúa Giê-xu không bao giờ phạm tội (Giăng 8:46; II Cô 5:21; Hê-bơ-rơ 4:15; 7:26; I Phi-e-rơ 2:22; I Giăng 3:5).
- Có quyển sách cổ nào (ngoài Kinh thánh) đề cập đến Đấng Christ, xác nhận cách độc lập Ngài là một nhân vật lịch sử? Có, rất nhiều!
- Cornelius Tacitus, nhà viết sử người La Mã (55-120 SC.) trong cuốn “Biên niên sử và lịch sử “ viết về giai đoạn từ năm 14-96 SC., đã đề cập đến “Đấng Christ [viết sai là ‘Christus’] là đã ‘bị giết chết bởi Bôn- xơ Phi-lát’, quan Tổng đốc xứ Giu-đê dưới triều đại Tiberius …”.
- Suetonius, nhà viết sử người La Mã khác, viết “Cuộc đời của Claudius” cũng có nhắc đến việc người Do Thái bị đuổi ra khỏi thành Rô-ma vào năm 48 SC. do những hành động vì “Christus” [cũng viết sai chính tả] của họ. Sự kiện này cũng được Bác sĩ Lu-ca nói đến trong sách Phúc Âm của ông (Công 18:2). Trong một cuốn khác [“Cuộc đời của Sê-sa”], Suetonius viết về cuộc trừng phạt “Cơ Đốc nhân, tầng lớp những người theo đạo mê tín mới và có hại”.
- Pliny Em, Thống đốc vùng Tiểu Á (112 SC.) viết một bức thư cho hoàng đế Lamã Trajan để xin ý kiến về cách xử lý “các Cơ Đốc nhân”. Ông ta nói mình thường làm cho các Cơ Đốc nhân “nguyền rủa Christ, một việc vốn không thể nào áp dụng được đối với một Cơ Đốc nhân chân chính”.
29
- Thallus, một tác giả ở thế kỷ I (52 SC.) đã viết những tác phẩm mà nay đã thất lạc hết. Nhưng một tác giả Cơ Đốc là Julius Africanus (221 SC.) có trích dẫn là ông đã cố gắng [trong cuốn sách nghiên cứu lịch sử thứ ba của ông] giải thích rằng bóng tối bao phủ trái đất khi Đấng Christ bị đóng đinh (Ma-thi-ơ27:45) là do hiện tượng nhật thực.
- Mara Bar-Serapion [sau năm 70 SC.], nhà triết học người Syria, khi đang ở tù có viết một bức thư cho con trai, trong đó ông so sánh Chúa Giê-xu với một “vị Vua khôn ngoan”. Ông nói tiếp rằng người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Giê-rusa-lem (70 SC.) vì họ đã từ chối Vua của họ.
- Josephus, nhà viết sử người Do Thái, cũng khẳng định tính lịch sử của Đấng Christ và sự đóng đinh Ngài bởi tay người Lamã, cũng nói đến thầy cả thượng phẩm Anania và Gia-cơ em Chúa Giê-xu [“Thời cổ đại XVIII, 33; XX, 9.1”].
- Bản Talmud của Babylon [khoảng năm 550 SC.], bộ sưu tầm văn học Do Thái cổ, mang nội dung chống Cơ Đốc giáo, có nói đến Chúa Giê-xu như là một nhân vật lịch sử, người đã bị người La Mã hành quyết một cách chính đáng vào “đêm Lễ Vượt Qua” đúng như Sứ đồ Giăng đã nói (Giăng 19:14).
- Có phải Chúa sẽ thật sự tái lâm một ngày sắp đến?
Cuối thời kỳ Đại nạn sẽ đến (Khải đoạn 6-19), Chúa Jêsus sẽ trở lại trần gian để xét đoán mọi người (Ma-thi-ơ24.29-31; Khải 19.11-20.14). Ngài nói rõ không ai biết ngày, giờ đó (Ma-thi-ơ24.36). Ngài cũng hứa sẽ trở lại và đưa môn đồ về nhà Cha Ngài (thiên đàng, Giăng 14.1-3; I Tê-sa-lô-ni-ca 4.16-18). Khi ấy, họ sẽ được ban cho một thân thể bất tử như thân thể của Chúa Jêsus (Phi-líp 3.20-21; I Côrinh-tơ 15.51-53; I Giăng 3.2).
- Kinh thánh có thật sự dạy Đức Chúa Trời ‘Ba Ngôi’? Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời?
Dù giáo lý này rất khó hiểu. Kinh thánh dạy rõ chỉ có một Đức Chúa Trời, mà gồm ba Ngôi vị riêng biệt: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (Ma-thi-ơ28.19). Trước hết ta thấy rõ Ba Ngôi ở Ma-thi-ơ 3.16-17, Chúa Giê-xu được Báptem xong, vừa lúc lên khỏi nước thì thấy ‘Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu đậu trên Ngài và có tiếng phán từ trời (Chúa Cha): Này là Con yêu dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường’.
Chúa Giê-xu xưng mình là Đức Chúa Trời (Giăng 10.30) và cũng xác nhận Cha sẽ ban Thánh Linh (trong danh Giê-xu) để giúp môn đồ (Giăng 14.25-26).
30
Sách Công vụ ghi nhận Phi-e-rơ gọi ‘Thánh Linh’. ‘’Đức Chúa Trời’ (5.3-4). Ta thấy Ba Ngôi (một Đức Chúa Trời với ba Thân vị) hiệp tác ở Công vụ 16: Thánh Linh (16.6), Linh của Chúa Giê-xu (16. 7) đồng công với ‘Đức Chúa Trời’ (16.10) để làm trọn ý định của Đức Chúa Trời.
Cũng xem Rô-ma 15.30; 9.5; Giăng 1.1. Cựu ước cũng ghi Đức Chúa Trời với ‘số nhiều’ như ‘chúng ta’, ‘của chúng ta’, Sáng Thế 1.26; 3.22; 11.7; Esai 48.16).
- Sáng Thế 1, Cha (Đức Chúa Trời) đã dựng nên trời đất (1.1) cùng với Thánh Linh (1.2), theo Giăng 1.3 ấy chính Chúa Giê-xu đã tạo nên muôn vật với uy quyền của Cha. Qua suốt Kinh thánh, ta thấy cả Thánh Linh và Chúa Con là Jêsus đã thực hiện các việc mà chỉ Đức Chúa Trời mới làm được. Cả Ba Ngôi đều có các thuộc tánh của Đức Chúa Trời như toàn tại (Giêrêmi 23.23; Ephê 1.23; Thi 139.7), toàn năng (Sáng Thế 17.1; Hê-bơ-rơ 1.3; Lu 1.35), toàn tri (Thi 147.4-5;
Giăng 2.24; 21.17; I Côr 2.10-11).
Những Chống đối và Câu hỏi phổ biến về Đức Chúa Trời, Satan, Đau khổ, Trừng phạt, Địa ngục, Thiên đàng .
- Tôi còn không chắc là có Chúa hay không!
Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời lại cho chúng ta Kinh Thánh để chúng ta có thể biết chắc điều này (Sáng Thế 1:1; Giăng 1:1-3). Sau đó, hãy mời bạn của bạn bắt đầu học Kinh Thánh chung! Yêu cầu anh (chị) ấy đọc Thi Thiên 14:1 và bảo đảm với anh sau khi đọc Kinh Thánh thì anh sẽ đồng ý với Thi Thiên 14:1 rằng chỉ có người “ngu dại” mới từ chối sự tồn tại của Đức Chúa Trời.
- Nếu Chúa thật sự “tốt lành”, sao lại có nhiều tội lỗi trong thế giới ngày nay như thế?
Đức Chúa Trời tạo ra thế giới hoàn hảo (Sáng Thế 1:31), nhưng Ngài không tạo ra các “rô-bô” máy móc . Mục tiêu của Ngài là tạo một thế giới nơi tạo vật chọn yêu Ngài cách tự nguyện. (Giăng 14:15, 21-23). Đức Chúa Trời cảnh báo Ađam-Êva việc bất tuân theo điều răn duy nhất của Ngài sẽ có kết quả là sự chết (Sáng Thế 2:16-17) và nó đã diễn ra như vậy (Rô-ma 5:12).
Mặc dù tội lỗi của họ, Chúa đã không từ bỏ mục đích bất diệt của Ngài với tạo vật cao nhất là nhân loại, với những người tự nguyện yêu Ngài. Thay vì đó, Ngài chọn việc chết thay cho họ (Rô-ma 5:8; I Phi-e-rơ 2:24; 3:18) để TẤT CẢ đều được cứu bằng ân điển thông qua đức tin (Êphêsô 2:8-9; Tít 3:5). Một thế giới mà kẻ có tội có thể từ chối Chúa hoặc TỰ NGUYỆN yêu Chúa là con đường DUY NHẤT để có thế giới sau cùng (Thiên đàng) nơi mà TẤT CẢ đều chọn yêu Chúa.
31
Chúa không chỉ cho phép sự chết vào trong thế giới chỉ để ảnh hưởng đến con người. Khi Chúa để Ađam-Êva có thể phạm tội, việc đó không chỉ mang tới cái chết và đau khổ cho con người, mà cũng là đau khổ và chết của Chúa nữa (Sáng Thế 2:17; 3:15; Ma-thi-ơ 20:28; Công vụ 20:28; I Phi-e-rơ 1:19-20). Khi Chúa để điều này xảy ra, vì tình yêu của Ngài dành cho thế giới (Giăng 3:16; Rô-ma 5:8) mà Con Ngài đã đến và chia sẻ sự đau khổ cho đến mức tận cùng và hơn thế nữa (Hê-bơ-rơ 2:14-15). Với sự nhạy cảm vô tận, Đức Chúa Con không chỉ chịu đựng sự đau đớn, sỉ nhục, và xâm phạm suốt nhiều giờ bởi bàn tay con người, mà còn chịu đựng dưới bàn tay của quỷ dữ. Sau đó, Ngài tiếp tục chịu đựng khi Đức Chúa Cha “rời bỏ” Ngài (Ma-thi-ơ27:46) khi Ngài “gánh tội lỗi” chúng ta (II Cô-rinh-tơ 5:21).
*****************************
Bắt đầu Làm chứng như thế nào?
Vài năm trước, nhà thần học Norman Geisler bày tỏ lòng mình trong một bài ông viết: “Tôi muốn thú tội một điều. Tôi từng làm giám đốc của một tổ chức thanh niên Cơ Đốc khoảng ba năm, làm mục sư chín năm, làm giảng viên trường dạy Kinh Thánh sáu năm, và trong suốt tất cả thời gian đó tôi không hề làm chứng về Chúa Giê-xu. Hầu như tôi không bao giờ chia sẻ niềm tin của tôi theo cách một với một cho người khác.”
Geisler đưa ra nhiều lý do để bào chữa cho việc này: ông không nghĩ rằng không có ân tứ truyền giảng. Thay vào đó, ông cảm thấy ân tứ của ông là chia sẻ Lời Chúa với những người đã tin Chúa. Trước đó, ông đã đọc một quyển sách về truyền giảng và quyền năng tối cao của Chúa, và quyển sách đó đã làm ông mất đi sự sốt sắng về truyền giảng cá nhân. Ông cũng đã gặp một số người truyền giảng theo lối không có tính liên hệ, lạnh lẽo, cho nên Giesler xác định rằng truyền giảng thông qua cách sống là việc nên làm. Kết quả là ông sống một cuộc đời Cơ Đốc nhưng ít khi nói chuyện làm chứng cho người chưa được cứu.
Rốt cuộc, Geisler cảm thấy mình bị kết án bởi lời của một bài hát: “Mang con đến một vài linh hồn hôm nay,/ Ôi dạy con Chúa ơi, cho con biết mình phải nói gì.” Những lời này trở thành một lời cầu nguyện thành thật của ông, và cuộc đời ông bắt đầu thay đổi.
Một ngày sau khi cầu nguyện những lời trên, một nữ sinh học trường ông dạy tìm đến ông. Cô có nhu cầu thuộc linh trong cuộc đời cô, và ông đã có thể dẫn cô đến với Chúa Cứu Thế. (Sau này, cô đến Nam Mỹ truyền giáo).
32
Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Geisler tình nguyện tham dự vào một chương trình viếng thăm thứ Hai ở nhà thờ của ông. Trong ngày đầu thăm viếng, ông thấy mình gõ cửa nhà một người đàn ông mà sau này ông biết là người này theo thuyết vô thần. “Ông có phiền không nếu chúng tôi hỏi ông một câu hỏi rất quan trọng về tâm linh?” Geisler hỏi khi người đàn ông ra mở cửa. Sau một cuộc nói chuyện dài và một vài buổi viếng thăm, người đàn ông đó cầu nguyện tiếp nhận Chúa vào lòng. Giờ ông làm chấp sự trong một hội thánh cùng với gia đình mình, rất tận tuỵ với Chúa.
Bây giờ Geisler nói: Những trải nghiệm thoả mãn nhất mà tôi có trong cuộc đời Cơ Đốc của tôi không đến từ việc giảng dạy, chăn dắt, hay là hầu việc vòng quanh thế giới. Những trải nghiệm đó đến từ việc gặp người chưa tin Chúa và hướng dẫn họ từng người một đến với Chúa. *4
*****************************
Những Chống đối và Câu hỏi phổ biến (tiếp theo)
- “Thiên đàng” và “Địa ngục” có thật không? Kinh Thánh nói như thế nào?
Có thật. Chúa Giê-xu nói rằng Địa ngục là một nơi đau đớn, khổ sở khủng khiếp, và có lửa cháy (Lu-ca 16:19-31; Mác 9:47-48) được thiết lập ngay từ buổi ban đầu để dành cho ma quỷ và các thiên sứ theo nó (Mat. 25:41). Ai đến đó thì sẽ ở đó vĩnh viễn (Mat. 25:46; Khải. 14:11; 20; 11-14).
Thiên Đàng là nơi Đức Chúa Trời ở, cùng với các thánh đã qua đời. Đó là nơi vui vẻ phước hạnh không thể tưởng tượng được.c (Thi Thiên 16:11; 17:15; Rô-ma 8:18; 1Cô. 2:9; Khải. 21:1-4).
- Tôi không tin Địa ngục có thật vì Chúa là Tình yêu nên sẽ không tạo ra một nơi như thế.
Vâng, Chúa đúng LÀ tình yêu, nhưng đó không phải là tất cả về Ngài. Ngài cũng công bình (Phục Truyền 10:18; 32:4) và thánh khiết (I-sa 6:3; Ha-ba-cúc 1:13), và Ngài phải trừng phạt tội lỗi (Ê-xê-chi-ên 18:4). Chúa Giê-xu nói Đức Chúa Trời CÓ tạo ra địa ngục… cho Sa-tan và những thiên sứ nổi loạn (Ma-thi-ơ 25:41).
- * Norman L. Geisler, “Lời bào chữa,” 1983.
4Morgan, R. J. 2000. Toàn thư sách của Nelson về các câu truyện, ví dụ minh hoạ, và các trích dẫn (bản mềm). Nhà xuất bản Thomas Nelson: Nashville
33
Chúa Giê-xu cảnh báo chúng ta về địa ngục nhiều lần (Ma-thi-ơ 5:22; 8:12; Mác 9:47-48; Lu-ca 16:19-31; Khải. 14:11; 20:11-14). Ngài nói con đường xuống địa ngục là rộng, nhưng đường lên Thiên Đàng là hẹp (Ma-thi-ơ 7:13-14). Chúa Giêxu nói CẢ Thiên đàng và địa ngục đều là vĩnh viễn (Ma-thi-ơ25:46; Mác 9:48; Luca 16:26; so sánh Khải 20:10). Phao-lô được Chúa dạy (Ga-la-ti 1:12) gọi địa ngục là nơi của “hình phạt hủy diệt đời đời” (II Tê-sa-lô-ni-ca 1:8-9).
‘Sau hết chỉ có 2 nhóm. Nhóm 1 gồm những ai thưa với Chúa:
‘Xin ý Cha được nên’.
Nhóm 2 gồm những kẻ mà cuối cùng Đức Chúa Trời lại xác nhận:
‘Ý con được nên’.
- Lewis theo cuốn ‘Cuộc ly dị vĩ đại’.
- Tôi nghĩ chỉ cần đơn thuần tin có một Chúa nào đó là có thể lên Thiên đàng
Chúa cảnh báo ta thường nghĩ sai (Châm ngôn 14:12). Kể cả ma quỷ cũng “tin vào Chúa” và còn run sợ nữa (Gia-cơ 2:19). Sự thật thà và sốt sắng cho Chúa cũng chưa đủ (Rô-ma 10:1-4; xem Công vụ 26:18; Ma-thi-ơ 7:21-23; Giăng 1:12, 3:16).
- Có thể quyết định tìm kiếm Chúa vào cuối đời không? Bây giờ tôi muốn được vui chơi.
Kinh thánh dạy không ai được hứa họ còn có ngày mai (Châm 27:1), ta phải tìm kiếm Chúa khi Ngài có thể tìm thấy được (Ê-sai 55:6). Khi Chúa cho ta bắt đầu học về Ngài thì Ngài muốn ta theo Ngài (II Cô 6:2; Công 24:22-27, Châm 1:24-33; 27: 1; Giáo huấn 12:1, 13; Lu-ca 13:24-25; Hê-bơ-rơ 4:13). Ta không có phép thử Chúa qua sự trì hoãn (Giêrêmi 11:11-14; 14:11-12; 15:1; Êxêchi-ên 8:18; 14:1320).
- Có phải “Satan” chỉ là biểu tượng của sự Ác mà không là sinh vật sống?
Không đúng. Satan là sinh vật thuộc linh có thật, đã cố cám dỗ Chúa Giê-xu (Mat 4:1-10; Mác 4:15; 8:33; Lu-ca 4:1-13). Chúa Giê-xu nói Satan là kẻ sát nhân và dối trá (Giăng 8:44), Kinh Thánh nói nó có sức mạnh che mắt mọi người với sự thật (II Cô 2:11; 4:4). Nó còn có thể giả làm thiên sứ (II Cô 11:13-15). Satan luôn tìm kẽ hở trong ta để huỷ phá ta (Êphêsô 4:27; 6:11-12; I Tê 2:18; II Tê 2:9; I Phi-e-rơ 5:8; Khải 12:9; 20:1-3; 7-10).
34
“Satan” được Đức Chúa Trời tạo dựng (Êxêchi-ên 28:13, 15) “hoàn hảo” (Êxêchiên 28:12, 15) song nổi loạn với Ngài (I-sa 14:12-15). Nó vẫn còn rất nhiều sức mạnh trên đất (Giăng 12:31; 14:20; II Cô-rinh-tơ 4:4; I Giăng 5:19; Khải 12:9), cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại (Khải 20:1-3, 10).
- Tôi không tin ta có thể biết chắc khi chết mình sẽ được lên Thiên đàng.
Chúa Giê-xu nói bạn CÓ THỂ biết được! Kinh Thánh xác nhận hễ ai chỉ tin cậy Chúa Giê-xu thì sẽ “được” sự sống đời đời (Giăng 3:16; 5:24; 20:31). Chúa hứa ban cho chiên Ngài “sự sống đời đời, họ chẳng chết mất bao giờ” (Giăng 10:28). I Giăng 5:13 xác nhận ta “biết mình có sự sống đời đời” (không là suy đoán, hi vọng sẽ có). Thật vậy, Giăng viết “chính lúc bây giờ ta là con cái Đức Chúa Trời” (I Giăng 3:2). Sau khi xin Christ ngự vào lòng mình thì Thánh Linh bắt đầu làm chứng bên trong là ta được CÓ sự sống đời đời (Rô-ma 8:16). Lời chứng của Ngài không thể bác bỏ được.
- Tôi tin Đức Chúa Trời yêu mọi người nên không phạt tôi vì tội của tôi.
Đức Chúa Trời rất yêu chúng ta và bởi đó Ngài cảnh báo Ađam-Êva Ngài sẽ phạt nếu họ phạm tội (Sáng Thế 2:17). Ngài cảnh báo ta nữa (Êxêchi-ên 18:4; Giăng 3:16-19, 36; 8:23-24; Hê-bơ-rơ 2:3-4; Khải 20: 11-14). Nhiều lần, Chúa đã cảnh báo Đức Chúa Trời sẽ sửa phạt tội lỗi ta (Ma-thi-ơ10:28; Giăng 8.23-24)
- Tôi tin Chúa Giê-xu là Tình yêu song Đức Chúa Trời của Cựu Ước lại rất tàn nhẫn và đầy phẫn nộ. Có gì mâu thuẫn ở đây?
Chúa Giê-xu nói Kinh Cựu Ước hoàn toàn chính xác (Ma-thi-ơ5:18), nhưng cũng cảnh báo chúng ta về hậu quả của tội lỗi trước một Đức Chúa Trời THÁNH KHIẾT (Ma-thi-ơ10:28; 25:31-41). Chúa hứa khi Ngài trở lại, sẽ hủy diệt mọi kẻ phạm tội mà không ăn năn (Lu-ca 19:11-27; Giăng 5:28-29; Khải 19:11-14) và họ sẽ bị quăng vào hồ lửa đời đời (Khải 20:11-15).
*****************************
Từ Kimball tới Graham
Ông Kimball, một thầy giáo dạy trường Chúa nhật, vào năm 1858 hướng dẫn một thư ký tiệm giầy Boston dâng cuộc đời cho Chúa Cứu thế. Người thư ký đó, Dwight L. Moody, trở thành một nhà truyền giảng. Ở Anh vào năm 1879, Moody đánh thức nhiệt huyết truyền giảng trong tim của Frederick B. Meyer, mục sư của một hội thánh nhỏ.
35
F.B. Meyer, khi giảng ở một trường cao đẳng Mỹ, mang về cho Chúa một sinh viên tên là J. Wilbur Chapman. Chapman, tham dự vào công việc của YMCA, thuê Billy Sunday, một cựu cầu thủ bóng chày, để làm công việc truyền giảng.
Ông Sunday tổ chức một cuộc vận động phục hưng ở Charlotte,Bắc Carolina. Sau đó, một nhóm người địa phương do quá hăng hái đã lên kế hoạch cho một cuộc vận động khác, và mời Mordecai Hamm đến giảng. Trong buổi phục hưng, một thanh niên trẻ tên Billy Graham nghe về Phúc Âm và dâng cuộc đời mình cho Chúa Cứu Thế.
Billy Graham … (Câu chuyện tiếp diễn).5
*****************************
Những Chống đối và Câu hỏi phổ biến (tiếp theo)
- Chẳng phải Chúa trong Cựu Ước đã từng ra lệnh “tận diệt dân tộc ngoại bang” (giết dân Ca-na-an và A-ma-lếc) (Phục truyền 20:10-17, Sa-mu-ên 15:1-3)?
Sự đoán phạt dành cho dân Ca-na-an được Chúa cảnh báo đến lần đầu tiên trong tiên tri cho Ab-ra-ham 400 năm trước đó (Sáng thế ký 15:13-14). Mặc dù vậy, dân Ca-na-an vẫn tiếp tục những hành vi nhơ nhuốc vô luân và thờ thần tượng (có cả việc giao cấu với thú vật và trẻ con), dẫn đến họ bị hủy diệt bởi Chúa vì không ăn năn (Lê-vi ký 18:1-26). Trong những tội lỗi đáng ghê tởm của họ thậm chí còn có cả thiêu sống con cái của họ trong tay của thần Mô-lếc mà họ thờ (Phục truyền 12:29-31).
Cần lưu ý rằng cả phụ nữ cũng là những người có tội khi chủ động tham gia vào những hành vi thờ thần tượng tội lỗi này và thậm chí với 1 thái độ sốt sắng nhiệt tình (Dân số ký 25:1-3). Lưu ý rằng các người nam và người nữ Do Thái cũng đã có lúc bị Chúa tiêu diệt với lý do này (Ê-díp-tô 32:27, Dân số ký 25:1-9, Phục truyền 4:3-4, 13:12-17, Giô-suê 23:11-13, Giê-rê-mi 25:8-12). Như vậy, đây không phải là “diệt chủng” theo nghĩa giết người chỉ lý do sắc tộc mà là sự trừng phạt cho những tội lỗi không được ăn năn (không ăn năn sau khi được cảnh báo 400 năm!). Vào thời điểm đó, nếu những tội lỗi đó vẫn được tồn tại, nó có thể đã hủy diệu dân Do thái (dân tộc Chúa chọn).
- Tan, P. L. 1996, c1979. Bách khoa toàn thư của 7700 minh hoạ: [kho tàng của những câu truyện minh hoạ, giai thoại, sự việc và lời trích dẫn dành cho mục sư, giáo viên và người làm việc Chúa]. Bible Communications: Garland TX
36
Nhiều nhà nghiên cứu có lưu ý rằng mặc dù trong Kinh thánh ghi những cụm từ như “tận diệt không để 1 vật gì thoát khỏi”, nhưng chúng không mang nghĩa tuyệt đối mà trên thực tế đây là cách dùng “ngôn ngữ quân sự khoa trương” thông dụng
- Vùng Cận Đông Thời Xưa”. Nhưng sao ta có thể nghĩ rằng đây chỉ là cách dùng từ ngữ “khoa trương”?
Điều này được thấy trong nhiều trường hợp, mặc dù được ra lệnh “tận diệt” (với người Ca-na-an trong Giô-suê 10:38-40), ta thấy rõ rằng những “mạng lệnh” này không phải được thực hiện tuyệt đối theo nghĩa đen của nó, trong chương Thẩm Phán (Quan Xét) có ghi lại 1 vài nơi những người Ca-na-an vẫn tiếp tục sống (Thẩm phán 1:1-9,19,27, 29, 30 v.v.). Ở nơi khác cũng ghi lại những người Ma-đi-an tiếp tục sống mặc dù Môi-sê có viết rằng họ “tiêu diệt tất cả nam đinh” (Dân số 31:7; Thẩm phán 6:1-4).
Một điểm rất quan trọng cần ghi nhớ ở đây là, những mạng lệnh tiêu diệt người Ca-na-an được giới hạn duy nhất trong 1 thời điểm rất cụ thể và dành cho 1 nhóm người rất cụ thể vì họ chối bỏ sự ăn ăn trong suốt 400 năm! Những mạng lệnh thế này không được lặp lại ở bất kỳ đâu khác trong Cựu Ước và bị cấm hoàn toàn với Cơ Đốc Nhân (Ma-thi-ơ 5:44; 26:52-53; Rô-ma 12:17).
- Phần lớn mọi người không là Cơ Đốc nhân. Vậy có phải họ đều sai trong con đường đến Thiên đàng?
Chúa Giê-xu nói Con đường đến sự sống đời đời là hẹp và chỉ có ít người tìm thấy, và đường lớn thì dẫn đến sự chết (Ma-thi-ơ 7:13-14). “Có một con đường coi dường như chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết” (Châm ngôn 14:12). Chúa Giê-xu là con Đường duy nhất để đến với Đức Chúa Trời và Thiên đàng (Giăng 14:6; Công vụ 4:12). Đừng để sự thất bại của kẻ khác trong việc tìm hiểu lời Christ tuyên bố ảnh hưởng làm bạn mất sự sống đời đời của BẠN!
Lưu ý: Đức Phật và gần như toàn bộ các nhà khoa học không tin Chúa (không phải là Cơ Đốc nhân) trước năm 1950 dạy rằng vũ trụ là vĩnh viễn, nhưng bị chứng minh là sai lầm khi khoa học thế kỷ 20 chứng minh rằng vũ trụ được giãn nở từ một vụ nổ nào đó thường được biết đến là “Vụ nổ vũ trụ – Big Bang”. Hồi Giáo có thể bị chứng minh là sai vì mâu thuẫn với toàn bộ các nhân chứng
- thế kỷ I (Do Thái, Cơ Đốc nhân và người Lamã) rằng Giê-xu ĐÃ BỊ đóng đinh và giết tại Giê-ru-sa-lem vào khoảng năm 33 SCN.
37
- Có hàng ngàn tôn giáo khác nhau; sao chỉ có Cơ Đốc giáo là đúng?
Nếu xem xét cẩn thận, bạn sẽ thấy tất cả các tôn giáo khác đều đòi hỏi người ta phải làm điều gì đó để được cứu rỗi. Chỉ có Cơ Đốc giáo nói để được cứu, ta không làm gì cả (Êphêsô 2:8-9; Tít 3:5), chỉ tin (Giăng 3:16). Kể từ vườn Êđen, Đức Chúa Trời đòi ta phải tin sự hy sinh của Đấng Cứu chuộc sẽ đến (Sáng Thế 3:15) như là sự che phủ tội lỗi (Sáng Thế 3:21), việc con người cố tìm lối riêng cho mình để được cứu là vô ích (Sáng Thế 3:7-8). Mọi tôn giáo của con người chỉ là một biến thể hay hình thức khác của việc lấy lá vả che thân rồi ẩn mình khỏi Đức Chúa Trời (Sáng Thế 3:7-8). Nguồn gốc của Cơ Đốc giáo là từ trời (Giăng 8:2324), tất cả các tôn giáo khác đều xuất phát từ tâm trí con người và không đem lại kết quả (Gióp 9:29-31).
- Một số người nói rằng “lý do duy nhất bạn là Cơ đốc nhân là vì bạn được nuôi dưỡng trong 1 gia đình Cơ đốc nhân. Nếu bạn sinh ra ở Yemen hay Pa-kít-tăng (hoặc một đất nước Hồi giáo nào đó), thì bạn có thể đã là 1 người Hồi giáo; hay nếu bạn sinh ra ở Ấn độ, bạn có thể đã là 1 người theo Hin-đu giáo.”
Đây thường được gọi là “sai lầm di truyền” bởi vì người công kích thường cố gắng vô hiệu hóa lập trường đức tin của bạn bằng việc gặng hỏi về nguồn gốc của đức tin của bạn (nơi bạn được sinh ra và thời đại bạn sống hình thành đức tin bạn). Cần lưu ý rằng sự chống đối thường không tìm được điểm yếu của lập trường Cơ đốc, nên thay vào đó tấn công bằng giả định sai lạc vể nguồn gốc của đức tin. Ở những sự công kích này, người ngoại thường nói rằng nếu bạn sinh ra ở 1 nơi khác (chẳng hạn 1 vùng đất với những truyền thống Hồi giáo cổ xưa) thì bạn sẽ theo hệ thống đức tin Hồi giáo đơn giản chỉ vì bạn không làm chủ được số phận mình (khi sinh ra ở đó).
NHƯNG, nếu sự di truyền của tín ngưỡng là thật, thì lý luận đó cũng cần được áp dụng cho chính bản thân đối tượng công kích! Người công kích đơn giản là 1 người theo thuyết “đa nguyên” (khi nghĩ rằng tất cả các tôn giáo đều như nhau, hoặc là đều tốt cả, v.v) vì anh ta sinh ra trong thời đại của thuyết đa nguyên (thời hậu Thiên Chúa Giáo phương tây thế kỷ 20). Với lập luận của anh ta, nếu anh ta được sinh ra ở Pa-kít-tăng, anh ta cũng đã trở thành người Hồi giáo không tin vào thuyết đa nguyên; điều này cho thấy rằng lập luận theo thuyết đa nguyên của anh ta cũng chẳng hơn gì 1 sản phẩm của môi người xã hội anh ta sống, và vì thế không thể được coi là chân lý. Thuyết gia Cơ Đốc Nhân William Lane Craig đã từng lưu ý về “sai lầm di truyền” như sau “Nếu bạn được sinh ra ở La mã cổ hoặc Hy lạp bạn chắc đã tin rằng mặt trời quay quanh trái đất. Nhưng liệu điều đó có nói lên rằng đức tin hiện tại của bạn rằng trái đất quay quanh mặt trời là sai?”
38
- Cơ đốc nhân nói chỉ kẻ theo Christ mới về thiên đàng, nhưng có phải Chúa Giê-xu đã dạy ĐỪNG xét đoán người khác?
Chính Chúa GIÊ-XU đã dạy chỉ môn đồ mới được theo Ngài vào thiên đàng (Giăng 8.24; 14.6). Trong phân đoạn Chúa dạy đừng xét đoán kẻ khác, văn mạch tỏ rõ ý Ngài là môn đồ phải có cái nhìn trong sáng về đạo đức trước khi muốn giúp người, bằng cách tỏ ra lỗi phạm của họ (Ma-thi-ơ7.1-6). Phần đối chiếu dạy Chúa muốn Cơ đốc nhân ‘xét đoán theo lẽ công bình’ (Giăng 7.24). Phao-lô nói thêm Cơ đốc nhân không nên ‘xét đoán’ kẻ chưa tin mà chỉ các Cơ đốc nhân. Chính Đức Chúa Trời phán xét kẻ không tin (I Cô-rinh-tơ 5.9-13).
Thế gian này chính là vùng đất bị kẻ thù xâm lấn. Cơ đốc giáo là câu chuyện về vị Vua thật đã chiếm lại cách nào. Bạn có thể nói đó là cách bí ẩn, chưa tỏ lộ và Ngài đang gọi ta tham dự cuộc phản công lớn’.
- Lewis theo Cơ đốc giáo thuần nhất.
- Tôi đã làm nhiều việc xấu nên tôi nghĩ Đức Chúa Trời sẽ không chấp nhận tôi. Có hy vọng nào cho tôi không? Tôi sợ rằng Chúa Giê-xu sẽ không tiếp nhận tôi. Tôi là tội nhân nghiêm trọng quá.
Chúa Giê-xu hứa sẽ cứu rỗi bất cứ ai đến cùng Ngài (Giăng 6:37). Đức Chúa Trời là Cha hứa sẽ cứu “ai” đặt đức tin nơi Chúa Giê-xu (Giăng 3:16; Rô-ma 10:13). Đức Chúa Trời đã đặt Phao-lô như một tấm gương cho mọi người noi theo (I Timô-thê 1: 15-16). Phao-lô đã từng bắt bớ, bỏ tù và tàn sát Cơ Đốc nhân (Công vụ 7:58; 8:1, 3; 9:1; 22:4), nhưng Đức Chúa Trời đã cứu ông (Công vụ 9:3-15; I Timô-thê 1:16; Ga-la-ti 1:15-16).
Phao-lô xác nhận điều này trong thư gởi cho người Lamã: “vì bất kỳ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu” (Rô-ma 10:13)! Không ai có quá nhiều tội lỗi mà Tình yêu của Đức Chúa Trời và sự hy sinh của Chúa Giê-xu lại không đủ khả năng để rửa sạch các điều tồi tệ nhất. Bạn có nghĩ giết người và tà dâm là tội nặng? Vâng, Đa-vít mà Kinh Thánh ghi được Đức Chúa Trời xem là người vừa lòng Ngài (Công vụ 13:22), trước đó ông là kẻ sát nhân và phạm tội tà dâm (II Samuên 11:117). Thậm chí ông còn cố tìm cách giấu tội mình không cho ai biết. Nhưng khi Đức Chúa Trời biết và phơi bày tội ông ra (II Sa-mu-ên 12:1-7), Đa-vít đã ăn năn, Đức Chúa Trời tha thứ và yêu mến ông (II Sa-mu-ên 12:13).
39
*****************************
Bài học của David Flood
Nhà Truyền Giáo quên cách Chúa làm việc
theo cuốn ‘Aggie: một thiếu nữ không quê hương’, Aggie Hurst-Doug Brendel
“Hỡi linh hồn ta, tại sao ngươi chán nản và lo lắng trong mình ta? Hãy hy vọng nơi Đức Chúa Trời. Vì ta sẽ còn ca ngợi Ngài, Ngài là Đấng cứu rỗi và Đức Chúa Trời hằng giúp đỡ ta.” (Thánh thi 42:5)
Năm 1921, hai nhà truyền giáo trẻ tuổi David và Svea Flood rời Thụy Điển với con trai 2 tuổi để phục vụ Chúa tại Congo thuộc Bỉ, ở Châu Phi. Họ và một cặp vợ chồng khác quyết định hoạt động truyền giáo ở khu vực xa xôi hẻo lánh nơi chưa từng có ai đến truyền giáo. Tuy nhiên, khi họ đến nơi sâu thẳm trong rừng rậm, Trưởng làng không cho họ vào làng mà bắt họ phải xây các nhà tạm trên sườn dốc bùn lầy cách đó khoảng nửa dặm. Bất chấp các lời cầu nguyện không ngừng tới Đức Chúa Trời xin Ngài can thiệp, họ chỉ thấy “thất bại”.
Người bản xứ duy nhất mà họ có cơ hội làm chứng là một cậu bé trẻ tuổi đến từ làng nơi đã từ chối họ. Cậu thường mang cho Svea trứng gà và cô nói về Chúa Giê-xu cho cậu bé nghe. Nhưng sau đó Svea bị sốt rét khi đang mang thai và cô qua đời vài tuần sau khi hạ sinh một bé gái. Đó là lúc David suy sụp.
David đào mộ chôn vợ. Svea, 27 tuổi, từng là một ca sĩ nổi tiếng nơi quê hương cô. Trở về trạm truyền giáo trung tâm, David đem con gái mình cho các nhà truyền giáo khác, và tuyên bố rằng Đức Chúa Trời đã huỷ hoại cuộc đời anh và chuẩn bị về Thuỵ Điển. David Flood bỏ Đức Chúa Trời mà đi.
Khi cả hai nhà truyền giáo mà David đem cho con, qua đời vì một chứng bệnh bí hiểm, con gái của David được mang tới cho các nhà truyền giáo khác và họ gọi cô bé là Aggie. Khi được ba tuổi, Aggie đến Hoa Kỳ. Cô lớn lên và đi học Thần học, sau đó cô cưới Dewey Hurst. Chồng cô sau này trở thành người đứng đầu của trường Thần học Trung Bắc.
Nhiều năm sau, khi đang sống hạnh phúc với hai con đẻ, Aggie đã ngạc nhiên khi lấy trong thùng thư một tạp chí Thuỵ Điển đăng bài có hình ngôi mộ và cây thánh giá, với tên của mẹ cô, Svea Flood. Câu truyện được dịch lại bởi một thành viên trong khoa là người biết tiếng Thuỵ Điển. Sau đó, Aggie mới biết về câu truyện của các nhà truyền giáo trẻ tuổi đến ngôi làng trong rừng sâu, phải đối đầu với những gian khổ không thể tưởng tượng được, và người mẹ trẻ đã qua đời trong rừng như thế nào, sau khi đã dắt một cậu bé đến với Chúa Giê-xu. Cậu bé trẻ tuổi đó sau đó đã dẫn toàn bộ làng mình đến với Chúa Giê-xu, hơn 600 người,
40
có cả vị Trưởng làng đã từ chối các nhà truyền giáo! Sau này, cậu bé trẻ tuổi đó đã trở thành một trong những nhà lãnh đạo hội thánh của toàn quốc gia Congo Bỉ.
Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày cưới, Aggie đến Thuỵ Điển để tìm cha, David Flood. Ông cưới em gái của Svea, một người không tin Chúa và đã rơi vào bi kịch cuộc đời vì say rượu và tội lỗi. Là cha của 4 đứa con, David Flood vẫn cay đắng với Đức Chúa Trời và thậm chí không xưng Danh Ngài trong nhà của mình.
Các anh chị cùng cha khác mẹ cảnh báo Aggie nếu cô nói tên “Đức Chúa Trời”, cô sẽ hứng chịu cơn thịnh nộ cay đắng của cha cô. Ông vẫn oán tránh Đức Chúa Trời vì Ngài đã huỷ hoại cuộc đời ông.
Khi Aggie bước vào phòng của cha, nơi đầy các chai rượu rỗng; người đàn ông 77 tuổi đang yếu dần và bị bệnh đục thuỷ tinh thể. David Flood bắt đầu khóc. Nhưng khi Aggie nói về Đức Chúa Trời, ông nổi giận: “Đức Chúa Trời tước đoạt mọi thứ của tôi, Ông ta huỷ hoại cuộc đời tôi”. Nhưng Aggie bắt đầu nhẹ nhàng kể cho ông nghe về việc Chúa làm ở Châu Phi, sau khi ông rời cánh đồng truyền giáo. Về việc cậu bé 6 tuổi được cứu và dẫn cả làng hơn 600 người đến với Chúa Giêxu. Tại đó nay có hơn 100.000 ngàn tín đồ, cùng với vài chục trường Thần học và vài chục trạm xá và bệnh viện nơi được dùng để truyền bá Kinh thánh!
Sau đó, Đức Thánh Linh cho David Flood ăn năn, ông lại mở lòng đón nhận Chúa. David Flood qua đời chỉ vài tuần sau đó, sau khi biết được rằng ông đã căm ghét một Đức Chúa Trời đã ban cho ông và vợ ông một trong những câu truyện truyền giáo thành công nhất trong thế kỷ 20. Chúa đã làm việc đó, khi Ngài để một câu bé 6tuổi, người cải đạo DUY NHẤT của gia đình Flood ở Châu Phi đã trở thành người giám sát TOÀN BỘ các hội thánh ở Congo thuộc Bỉ. David đã nói với Aggie: mẹ cô, Svea Flood, là “người nổi tiếng nhất trong lịch sử Thụy Điển”.
Sau đó ít lâu, một mục sư người Châu Phi đọc to Lời Chúa: “Hạt giống lúa mì gieo xuống đất không chết đi thì vẫn hoàn là hạt giống, còn nếu chết đi thì mới kết quả thêm nhiều.”, Aggie quỳ trước cây thánh giá trắng nơi mộ mẹ cô, Svea Flood, trong khu rừng Châu Phi và cảm ơn Đức Chúa Trời đã để điều xấu xảy ra với mục đích tốt.
David Flood đã quên Lời Chúa trong Thánh Thi 126.5: ‘Những kẻ gieo giống trong nước mắt, sẽ gặt hái trong hân hoan’.
Mong rằng chúng ta, người không biết được tương lai [hoặc kế hoạch của Chúa cho cuộc đời mình] không bao giờ quên bài học bi kịch của David Flood, nhà truyền giáo quên cách Đức Chúa Trời làm việc! (Sáng Thế 50:20; Rô-ma 8:28).
41
*****************************
Những Chống đối và Câu hỏi phổ biến (tiếp theo)
- Tôi sống khá tốt, nên nghĩ khi chết tôi sẽ được lên Thiên đàng.
Có thể khi so sánh với tôi hay nhiều người khác thì bạn tốt, nhưng theo tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời (sự toàn hảo của Ngài) thì không một ai tốt cả (Rô-ma 3:10, 12). Thật vậy, TẤT CẢ mọi việc tốt lành của bạn không là gì cả mà chỉ là chiếc áo dơ bẩn trước mặt Đức Chúa Trời (Ê-sai 64:6), là Đấng tuyệt đối trong sạch ngoài sức tưởng tượng của con người (Ha-ba-cúc 1:13; Gióp 15:15; I Phi-e-rơ 1:15-16).
- Tôi không là một tội nhân thực sự xấu!
Chỉ cần “một chút” tội cũng đủ bị xem là vi phạm TẤT CẢ Luật Thánh của Đức Chúa Trời (Gia-cơ 2:10). Kể cả tiên tri Ê-sai của Chúa đã nói: “tội lỗi chúng tôi như cơn gió cuốn mình đi” (64:6). Tiên tri Giêrêmi nói: trái tim chúng tôi “xảo quyệt hơn cả và bại hoại” (17:9). Chúa Giê-xu nói môn đồ mình là “xấu xa” (Lu-ca 11:13).
- Tôi tin khi chết, Đức Chúa Trời sẽ cân điều tốt với điều xấu ta làm. Nếu phần tốt nhiều hơn, ta sẽ lên Thiên đàng.
Tiên tri Ê-sai trong Cựu Ước nói: “Mọi điều công chính của chúng tôi như chiếc áo bẩn thỉu trước mặt Đức Chúa Trời” (64:6). Chúa nói: “Ta sẽ công bố các công đức và việc làm của ngươi. Nhưng chúng sẽ chẳng giúp ích gì cho ngươi” (Ê-sai 57:12; 59:6). Kể cả Giêhôsua, thầy tế lễ của Ysơra-ên, cũng không thể đứng trước Đức Chúa Trời bằng sự công chính mình (Xa-cha-ri 3:3-5). Tất cả những “tội ác bí mật” của chúng ta, Chúa đều biết cả (Thi Thiên 90:8; Hê-bơ-rơ 4:13).
- Không ai có thể giữ trọn điều răn của Đức Chúa Trời, vậy các điều răn ấy có mục đích gì?
Mục đích của Luật pháp (các Điều răn) là cho chúng ta thấy rằng chúng ta sai phạm trước mặt Đức Chúa Trời, để chúng ta đừng khoe khoang (Rô-ma 3:19), và để cho chúng ta “biết tội” (Rô-ma 3:20). Bằng cách cho chúng ta biết tội lỗi, Luật pháp là người thầy để “dẫn chúng ta đến Đấng Christ” qua việc cho ta thấy mình cần Đấng Cứu chuộc (Ga-la-ti 3:24-25).
42
- Tôi biết Đức Chúa Trời chí thánh, chí công, còn tôi là tội nhân. Làm sao có thể hy vọng Chúa sẽ chấp nhận tôi?
Một câu hỏi rất hay! Vì tỏ ra Chúa đã làm việc trên cuộc đời bạn. Bạn nói đúng. Chúa là thánh khiết, và Ngài đòi ta cũng phải thánh khiết (Ma-thi-ơ5:48; I Phêrơ 1:16). Đức Chúa Trời biết ta không thể thánh khiết tuyệt đối nên đã ban Chúa Giêxu đến sống cuộc đời hoàn toàn thánh khiết cho chúng ta, làm tế lễ và chịu chết thay ta. (Rô-ma 5:8; I Phi-e-rơ 2:24)! Khi đặt niềm tin chỉ nơi Chúa Cứu thế, Đức Chúa Trời thấy mọi tội lỗi ta và chính ta như là đã được đóng đinh với Đấng Christ (Ga-la-ti 2:20), ta sẽ nhận toàn bộ sự công chính của Chúa Giê-xu, là “sự công chính của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 6:23; II Cô 5:21)!
*****************************
SỢI DÂY TRUYỀN GIẢNG TIN LÀNH
Trong quyển Đức Chúa Trời Đang Làm Gì Trong Thế Giới Này? Tiến sĩ Ted Engstrom đã ghi câu chuyện do một cựu binh là Cơ-đốc-nhân người Hàn quốc kể lại với ông. Đầu thập niên 1880, ba công nhân Hàn quốc, lao động tại Trung Hoa, được nghe Tin Lành và đã tin theo Chúa Giê-xu. Ngay sau đó, họ đã tính đến việc truyền lại sứ điệp của Chúa Cứu thế vào nước mình, việc bị nhà cầm quyền cấm đoán. Nhờ bản chữ cái của tiếng Hàn và tiếng Trung giống nhau, nên họ quyết định lén đưa về một quyển Kinh Thánh tiếng Trung Hoa. Họ dùng những cọng rơm để bắt thăm xem ai là người có đặc ân đưa Tin Lành về Hàn quốc.
Người đầu tiên đã giấu Kinh thánh trong hành lý và đến biên giới sau nhiều ngày đi trên các con đường nhỏ. Tại đó, lính biên phòng đã lục soát, phát hiện ra Kinh thánh và giết ông. Lời đồn đến tai hai người kia là bạn họ đã bị giết. Người thứ hai đã tách Kinh thánh ra nhiều phần và giấu các trang rời lẫn lộn trong mớ hành lý. Sau cuộc hành trình dài đến biên giới, anh cũng bị phát hiện và bị xử tử.
Người thứ ba với nhiều quyết tâm hơn đã thành công. Anh khéo léo xé cuốn Kinh thánh ra từng trang, gấp mỗi trang thành một mảnh nhỏ. Anh kết các mảnh nhỏ ấy thành một sợi dây và buộc hành lý bằng sợi dây tự tạo đó. Khi đến biên giới, lính canh lệnh cho anh mở hành lý đem theo. Không thấy gì phạm pháp, họ đã cho anh đi.
Về đến nhà, anh mở sợi dây ra, ủi thẳng từng trang, ráp lại cuốn Kinh Thánh và bắt đầu giảng về Đấng Christ bất kỳ nơi nào anh đặt chân đến. Thập niên 1880, khi các giáo sĩ đến và đi khắp nước Hàn, họ thấy hạt giống Tin Lành đã được gieo tại đó và đã kết những bông trái đầu tiên.*6
*****************************
43
Những Chống đối và Câu hỏi phổ biến (tiếp theo)
- Tôi tin tín đồ Phật giáo, Hồi giáo hoặc một tôn giáo bất kỳ khi chết cũng sẽ được lên Thiên đàng, nếu họ làm điều thiện và thành tâm.
Chúa Giê-xu nói Ngài là “Đường đi, Lẽ thật, và Sự sống, chẳng bởi Ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6). Không có con đường nào khác (Công vụ 4:12). Thành tâm không đủ vì không giải quyết được vấn đề tội lỗi (Rô-ma 3:23;
6:23). Thành tâm không cứu ta khỏi tai nạn, bệnh tật, chiến tranh trên đất và không có lý do gì để tin nó sẽ cứu ta khỏi sự phán xét cuối cùng.
“Có một con đường coi dường như chánh đáng cho loài người, nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết” (Châm ngôn 14:12). Sự thành tâm không cứu ta. Nicôđem rất thành tâm (Giăng 3: 1-2); Chúa bảo ông PHẢI được sanh lại! Cọt-nây cũng thành tâm (Công 10:2) nhưng cần được cứu (Công 11:14). Người Do Thái thành tâm mà vẫn hư mất (Rô-ma 10:1-3). Sự thành tâm không gột rửa tội, CHỈ huyết (sự chết) mới có thể đền tội (Hê-bơ-rơ 9:22). Khi cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời giáng trên thế giới này, chỉ ai có huyết Chúa Giê-xu che phủ mới thoát sự phán xét (Xuất Ai Cập Ký 12:13). Kể cả nạn nhân của sự bất công tệ nhất cũng không thể được sạch tội hoặc có mối quan hệ với Đức Chúa Trời (Xuất Ai Cập Ký 12 12:29). 6
- Vì sao Đức Chúa Trời đã chọn Ysơraên? Họ có đặc điểm nào vậy?
Thật ra Ysơraên không có đặc điểm nào khiến Chúa yêu thương và tuyển chọn cả (Phục truyền 9.4-5). Đơn giản là Ngài quyết định chọn yêu thương họ theo quyền tể trị của Ngài (Phục truyền 4.37; 7.7-8), khiến họ thành chứng nhân cho Ngài (Ê-sai 41.8-9; 43.10, 12; 44.8). Họ cũng là tội nhân như mọi dân khác trên đất (I Vua 8.46; Rô-ma 3.23). Ngài ban cho họ Đất hứa vì sự gian ác của các dân ở đó khi trước, mà không vì điều tốt lành nào của Ysơraên cả (Phục truyền 4.37; Lêvi ký 18.1-30).
Thật ra, Đức Chúa Trời đã quyết định yêu thương “tổ phụ” của họ (Ápraham, Ysác, Gia-cốp). Ngài đã chọn cứu Ysơraên, để họ thành một dân đặc biệt (Xuất Ai Cập Ký 12 19.5-6) phục vụ cho mục đích cứu rỗi của Ngài (Sáng Thế 12.3). Qua dân Do thái (Giăng 4.22), Đức Chúa Trời ban Giê-xu Christ, Con Ngài giáng thế (Ma-thi-ơ1.1; Giăng 4.22), để cứu người (Giăng 3.16-17).
* Ted W. Engstrom, Chúa đang làm gì vậy? (Waco, TX: Word Books, 1978), 161.
6Morgan, R. J. 2000. Toàn thư sách của Nelson về các câu truyện, ví dụ minh hoạ, và các trích dẫn (bản mềm). Nhà xuất bản Thomas Nelson: Nashville
44
Như Ysơraên đã được Chúa chọn, khi họ khước từ Christ thì Hội thánh cũng được gọi là ‘dân tuyển và thánh’ (Math 21.43; I Phi-e-rơ 2.9). Hội thánh gồm mọi sắc dân từ mọi nước trên đất (Khải 5.9; 7.9).
- Có phải Chúa chỉ chọn cứu một số người và bỏ mặc số còn lại trong Hỏa ngục?
Đây là 1 trong số câu khó đáp nhất, cho ai chưa biết Chúa. Đây là một gợi ý theo Kinh thánh tránh các tranh luận sâu xa về thần học, có thể khó cho ai mới đọc Kinh thánh.
Có 2 luồng quan điểm theo Kinh thánh rằng Chúa chọn 1số này và không chọn số khác để được cứu. Một bên nhấn mạnh vai trò của Đức Chúa Trời trong sự cứu rỗi kể luôn việc Ngài ‘chọn’ những kẻ được cứu (Ephêsô 1.4) và dẫn họ đến với Đấng Christ (Giăng 6.44). bên kia lại nhấn mạnh ước muốn của Đức Chúa Trời và kêu gọi mọi người đáp ứng thuận với lẽ thật và đến với Chúa Jêsus (Math 11.28; Giăng 3.16; I Tim 2.4, 6; II Phi-e-rơ 3.9). Rô-ma 10.13, Phao-lô nói “mọi người” (pas ho) bất kỳ ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Cả 2 nhóm quan điểm trên đều đúng theo Kinh thánh và chưa hề mâu thuẫn với nhau (Spurgeon xác nhận: Tôi không hề nghe họ tranh cãi với nhau!’)
Có lẽ tốt nhất là chỉ cần đơn giản tỏ bày cả 2 lẽ thật này cho kẻ đi tìm, rồi nói thêm: cho đến nay, Chúa đã giữ không cho ta hiểu hết sự mầu nhiệm này (Phục truyền 29.29). Và kết luận: “không ai có thể hiểu hết sự khải thị kỳ diệu này của Đức Chúa Trời, song chắc chắn nơi thiên đàng, Ngài sẽ cho tôi hiểu rõ mọi điều” (I Cô-rinh-tơ 13.9-12; Khải 22.4).
- Tôi sợ gia đình không đồng ý cho tôi theo Chúa và thành người Cơ Đốc.
Chúa Giê-xu nói nếu ta hổ thẹn về Lời Ngài, thì Ngài sẽ xấu hổ về ta khi trở lại
trái đất này (Lu-ca 9:26). Chúa lưu ý ta đừng đặt gia đình cao hơn Ngài (Mat
10:37; Lu-ca 12:51-53) và nói ta phải sẵn sàng chịu bắt bớ (Mat 5:10-12; Giăng
15:1820). Phao-lô nói ai theo Chúa đều sẽ bị bắt bớ (II Ti-mô-thê 3:12).
- Tôi có nghe nói Cơ Đốc nhân chống Copernicus và Galilê vì Kinh thánh nói rằng trái đất thì dẹp! Điều đó có đúng không?
Không đúng. Chính Giáo hội Công Giáo đã ngược đãi Galilê, họ đã không dùng
Kinh thánh khi làm điều đó [mà theo nhận thức về thế giới của nhà thiên văn học
Ptolemy Hy Lạp vào thế kỷ 2]. Kinh thánh không có chỗ nào nói trái đất dẹp.
Thật vậy, trên 1500 năm trước Chúa, Gióp có nói rằng trái đất được treo lơ lửng
45
giữa khoảng không, và trái đất không có cái gì đỡ (Gióp 26:7). Kinh thánh dạy Đức Chúa Trời ‘kéo giãn’ các tầng trời (tiếng Hê-bơ-rơ: ‘natah’, Isa 45.12; 51.13), điều này đặc biệt nhất quán với các nhận định hiện đại từ thiên văn học về sự giãn nở của vũ trụ. Khoảng 700 năm TC, tiên tri Ê-sai nói hình dạng quả đất là hình cầu (Ê-sai 40: 22). Ngoài ra, khoảng 700 năm Trước Chúa, tiên tri Ê-sai công bố hình dạng trái đất là hình cầu (Ê-sai 40.22; cũng xem Châm ngôn 8.27).
Ghi chú: Kinh thánh nói đến ‘4 góc đất và 4 hướng gió’ của địa cầu (Khải 7.1; 20.8) với tính chất thật thi vị, có nghĩa là đông, tây, nam, bắc và toàn bộ địa bàn đã nêu. Cũng xem Gióp 28.4; 38.3; Ê-sai 5.26; 11.12; 24.16; 38.13 (‘cái áo, tấm vải của địa cầu’).
Đòi Họ về cho Chúa
Giáo sĩ George Grubb kể trong sách của ông, Chúa Đã Làm gì – What God Hath Wrought, một việc sau. Vào một buổi chiều khi buổi truyền giảng của ông đang diễn ra, ông vào rạp sớm hơn và thấy một nhân viên đi lên xuống các dãy ghế. Ông hỏi: “Anh đang làm gì vậy?”
- Đáp: “À, tôi đang khẳng định quyền sở hữu tất cả những ai ngồi trên các ghế này tối hôm nay đều thuộc về Chúa Giê-xu, vì Đức Chúa Trời đã nói: “Bất luận nơi nào bàn chân con đạp đến, thì Ta ban cho các con” nên tôi đi lên xuống các hàng ghế này để đòi họ về cho
Chúa” (Giôsuê 1:3). –
theo King’s Business 7
- Có phải các Cơ Đốc nhân đã tham gia tàn sát người Hồi giáo và Do Thái giáo trong cuộc Viễn chinh Thập tự? Sao tôi lại muốn thành “Cơ Đốc nhân” nếu đó là ý nghĩa của danh hiệu này?
Đúng vậy, có những điều tồi tệ được làm dưới “Danh Đấng Christ” trong suốt lịch sử; nhưng các sự tồi tệ đó không có nghĩa là “theo Chúa”. Chúa Giê-xu cấm tôi tớ của Ngài dùng bạo lực để phát triển công việc Chúa (Ma-thi-ơ5:39; 26:52-53; Thi 5:6b; Châm 20:22). Chúa Giê-xu yêu cầu ai thật sự theo Ngài phải “yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các con…” (Ma-thi-ơ5:44). Ai thật sự theo Chúa sẽ chết vì đạo để có thể chia sẻ về Ngài cho người khác để họ quyết định tin Chúa cách tự do và tự nguyện. “Vũ khí” của ta là vũ khí thuộc linh (II Cô 10:4).
- Tan, P. L. 1996, c1979. Bách khoa toàn thư của 7700 minh hoạ: [kho tàng của những câu truyện minh hoạ, giai thoại, sự việc và lời trích dẫn dành cho mục sư, giáo viên và người làm việc Chúa]. Bible Communications: Garland TX
46
- Có phải Chúa hứa ban giàu có, sức khoẻ, thịnh vượng cho ai tin Ngài?
Đúng, đời sau nơi thiên đàng, Chúa hứa ban sức khoẻ hoàn hảo (I Cô 15:51-53; Philíp 3:21; Khải 21:4), của cải bất tận, thịnh vượng và niềm vui trọn vẹn (Thánh thi 16:11; 17:15; Lu-ca 12:32; Rô-ma 8:17; I Cô 3:21). Nhưng trong đời này, ta KHÔNG ĐƯỢC hứa sẽ có thanh nhàn hoặc được bảo đảm sẽ không gặp khổ cực, khó khăn (Mat 16:24; Giăng 15:18; 16:1-2, 33; Công 14:22; Philíp 1:29; I Phi-e-rơ 4:12; 5:9). Thật ra, Kinh Cựu Ước có rất nhiều lời dạy con đường để trở nên “giống Chúa Giê-xu” là đường Chúa đã đi, thông qua sự đau khổ (Hê-bơ-rơ 5:8; xem Giăng 15:20; 16:1-2; Philíp 1:29; I Phi-e-rơ 4:12). Cơ Đốc nhân, đặc biệt các lãnh đạo Cơ Đốc không được phép theo đuổi của cải đời này (Lu-ca 12:15; I Tim 3:3; Hê-bơ-rơ 13:5; I Giăng 2:15-17)
Có nguy hiểm lớn khi dạy “ngoan đạo” sẽ mang lại của cải vật chất (I Tim 6:5). Chúa Giê-xu dạy không nên tìm kiếm của cải trên đất (Ma-thi-ơ6:19-21; Lu-ca 12:15). Phao-lô dạy nên học bằng lòng với cái ăn, mặc mình có (I Tim 6:6-10; Philíp 4:11-13).
Trọng tâm chính là Vương quốc Đức Chúa Trời và trông cậy Ngài về mức sống của mình (Ma-thi-ơ6:33). Cơ Đốc nhân đầu tiên mừng rỡ khi chịu mất của cải đời này, để có của cải đời đời trên thiên đàng (Hê-bơ-rơ 10:34-35; 11:13-16). MƯỜI HAI SỨ ĐỒ, CÓ LẼ CHỈ NGOẠI TRỪ GIĂNG, ĐỀU ĐÃ TỬ VÌ ĐẠO.
- Có thật là Kinh Thánh chấp nhận tình trạng nô lệ?
Không. Kinh Thánh luôn hướng thế giới tới việc bảo vệ nhân quyền. Ngay từ đầu những năm 1445 TC. khi mà việc buôn bán nô lệ được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, Đức Chúa Trời bảo Môise cấm buôn bán nô lệ, bất kỳ ai làm việc này hoặc bị phát hiện sở hữu một người bị bán làm nô lệ (không tự nguyện) thì sẽ bị xử tử (Xuất Ai Cập Ký 21:16)
Khác với bộ luật Hammurabi (1800 TC.), Kinh Thánh cấm trả nô lệ chạy trốn về với chủ cũ. Song, họ có thể sống trên đất Ysơra-ên, bất cứ nơi nào họ muốn mà không bị hãm hại (Phục truyền 23:15-16). Khác với các vương quốc Cổ Cận Trung Đông khác, nô lệ (đầy tớ) được đối đãi như “con người” chứ không phải là vật sở hữu; kẻ nào đánh chết nô lệ của mình sẽ bị xử tử hình (Xuất Ai Cập Ký 21:12). Người đầy tớ nào bị làm tổn thương vĩnh viễn phải được thả tự do (Xuất Ai Cập Ký 21:23).
Gióp là một ví dụ tốt về những đạo đức Kinh Thánh đối với đầy tớ hoặc nô lệ (31:13-15). Phải có một ngày nghỉ mỗi tuần cho nô lệ (Xuất Ai Cập Ký 20:10; Phục truyền 5:14), dân Ysơra-ên được dạy phải yêu thương khách lạ sống giữa họ (Lêvi 19:33-35). Kinh Tân Ước xoá bỏ tất cả khác biệt giữa Cơ Đốc nhân, và 47
táo bạo nói không còn “người nô lệ hay tự do” nữa (Ga-la-ti 3:28; Cô-lô-se 3:11). Phao-lô yêu cầu Philêmôn (năm 60-65 SC.) chấp nhận người nô lệ trước của ông là Ônêsim, “mãi mãi… trở thành anh em thân yêu” (Philêm 15-16), và đối xử với Ônêsim như là chính con (câu 10) và “tấm lòng” (v.12) của Phao-lô.
- Các em bé sẽ ra sao nếu chết trước khi có thể nghe và hiểu Phúc Âm?
Dù Kinh Thánh không trực tiếp đáp lời, song ta tin câu trả lời là: Các em nhỏ chết trước khi đến tuổi phân biệt được đúng và sai (tuổi “biết bỏ điều dữ mà chọn điều lành”, Ê-sai 7:15-16) thì sẽ lên thẳng Thiên đàng. Khi con trai của Đavít chết, ông nói mình sẽ đi gặp nó [trên Thiên đàng] (II Samu-ên 12:23). Chúa Giê-xu dạy: “Nước Trời thuộc về những kẻ giống như con trẻ” (Ma-thi-ơ19:14). Cuối cùng, dù điều cốt yếu là tin hay không tin Đấng Christ, nếu họ không có khả năng nghe và tin vì còn nhỏ, bị chậm phát triển, hay mất trí, từ lúc mới sinh, thì ta tin sẽ không có sự đoán phạt vì họ không có khả năng tin (xem Giăng 3:18).
Có thể Đức Chúa Trời sẽ dành một ơn đặc biệt trong cuộc đời một đứa trẻ chết, vì Ngài yêu con trẻ (xem Ma-thi-ơ 18:10). Lưu ý: Giăng Báptít được đầy dẫy Thánh Linh khi còn trong lòng mẹ (Lu-ca 1:15), có lẽ điều này cũng gợi ý có thể có với các trẻ chết mà không có cơ hội nghe, hiểu Phúc âm.
Sau hết, ta tin từ thời Thập tự giá, “ân điển thống trị” (Rô-ma 5:21). Phải chăng Đấng đã cầu nguyện cho những kẻ giết Ngài (Lu-ca 23:34) lại kết án những đứa trẻ sinh ra không có sự hiểu biết hoặc thiếu khả năng ăn năn (Giăng 5:22)?
- Tôi muốn theo Chúa song không đủ sức giữ điều răn Ngài. Tôi sợ thất
bại!
Trả lời: Không ai có đủ khả năng tự nhiên để theo Chúa, kể cả những người đang là Cơ Đốc nhân. Đức Chúa Trời hứa khi ta mời Con Ngài vào đời sống mình (Khải 3:20) làm Chúa và Đấng Cứu chuộc mình (Rô-ma 10:9), thì Ngài sẽ thay đổi ta, ban cho ta tấm lòng mới và Thần mới (Ê-xê-chi-ên 36:26). Thật vậy, Đức Chúa Trời hứa sẽ đặt Thần mới CỦA NGÀI trong ta và khiến ta theo Ngài (Êxêchi-ên 36:27)! Kinh Thánh cho biết Thánh Linh khiến ta trở thành “người mới” và “những sự cũ đã qua đi; này, mọi sự đều trở nên mới” (II Cô-rinh-tơ 5:17-18).
48
Bill Bright’s Maxim
Dù đã chia sẻ về Chúa Jêsus cách cá nhân với hàng ngàn người qua nhiều năm, tôi vẫn là người dè dặt và luôn cảm thấy không dễ dàng khi làm chứng.
Nhưng tôi tập một thói quen và tôi khích lệ bạn làm theo: Bất kỳ lúc nào có thời gian ở riêng với một người khác trong chốc lát, hãy tin rằng bạn ở đó bởi sự sắp đặt của Thánh Linh, để giải thích về tình yêu và sự tha thứ mà họ có thể nhận được khi tin Chúa Giê-xu*8 8
- Tôi tin Giê-xu, Con Đức Chúa Trời đã chết thay tội tôi và đã sống lại. Song tôi cần thêm thời gian để nhận Ngài là Chúa và Đấng Cứu Rỗi tôi.
Chú thích: Nếu bạn chắc rằng người này thực sự hiểu về tội lỗi, về Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và chết thay cho tội nhân, thì bạn có thể trả lời như dưới đây; nếu không, bạn hãy hỏi họ có thắc mắc gì về những điều bạn đã nói hay những điều họ đã đọc trong Kinh Thánh hay không.
Kinh Thánh nói rằng không ai biết được ngày mai (Châm Ngôn 27:1), và chúng ta tìm kiếm Chúa trong khi còn có thể tìm được (Ê-sai 55:6)! Chúng ta đơn thuần không biết điều gì sẽ xảy ra “ngày mai” (Gia-cơ 4:13-15). Kinh Thánh nói rằng “hôm nay” là “ngày cứu rỗi” (2Cô-rinh-tô 6:2). Đừng trì hoãn, có thể sẽ không có “ngày mai” (Lu-ca 12:20)!
- Tôi không chắc mẹ tôi (cha, bà, anh, chị em.) đã được nghe Phúc Âm trước khi họ qua đời. Bây giờ mẹ tôi ở đâu?
Không một ai biết chắc được số phận của người khác. Không ai biết được những quyết định kín đáo người đó có thể đưa ra trước khi họ qua đời. Nhưng chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng công bình, và Ngài hứa rằng tất cả những ai muốn biết ngài và tìm kiếm Ngài hết lòng thì họ SẼ tìm được Ngài (Giê-rê-mi
- * Bill Bright, “Cách nói về Chúa cho người khác,” Worldwide Challenge, tháng 4, 1993,
17.
8Morgan, R. J. 2000. Toàn thư sách của Nelson về các câu truyện, ví dụ minh hoạ, và các trích dẫn (bản mềm). Nhà xuất bản Thomas Nelson: Nashville
49
29:14; Ma-thi-ơ 7:7-8). Cái mà chúng ta biết được là nếu mẹ của bạn đã tin nhận Chúa, cách duy nhất để bạn có thể gặp lại mẹ là bạn cũng tin nhận Chúa Cứu Thế. Hãy nhớ rằng Chúa Giê-xu yêu mẹ bạn nhiều hơn bạn yêu mẹ và hãy cân nhắc lời Ngài (Ma-thi-ơ 10:37).
- Có đúng là khi chết, Cơ Đốc nhân phải chờ đến một lúc nào đó trong tương lai trước khi “sống lại” và lên Thiên đàng?
Không đúng. Chúa Giê-xu nói với kẻ trộm trên thập tự giá đã ăn năn: “hôm nay con sẽ ở với Ta trong Thiên đàng” (Lu-ca 23:43). Khi La-xa-rơ và người giàu chết, cả hai đều lập tức trải nghiệm Thiên đàng và địa ngục (Lu-ca 16:22-23). Sứ đồ Phao-lô thêm: khi “rời khỏi thân xác” ta về nhà Cha (II Cô 5:8). Do đó, Phao-lô xem “chết là ích lợi” (Philíp 1:21) và “đi ở cùng Chúa Cứu thế là điều tốt hơn” (Phi-líp 1:23).
- Tôi tin Đức Chúa Trời! Vậy có đủ chưa?
Không đủ. Thật vậy, điều đó chưa đủ. Kinh Thánh nói ngay cả ma quỷ cũng tin có Đức Chúa Trời và run sợ (Gia-cơ 2:19). Thực tế, ma quỷ tin và xác nhận Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời (Mác 5:7) song chúng bị phó cho địa ngục đời đời (Ma-thi-ơ8:29; 25:41; Khải 20:10). “Niềm tin” thật dựa vào Con người của Chúa Giê-xu và bao gồm sự ăn năn (quyết định thay đổi suy nghĩ và cách đối xử với Đức Chúa Trời) để được cứu theo Kinh Thánh (Lu-ca 13:3, 5; Công vụ 17:30; 20:21; 26:18; Khải huyền 2:5, 16, 21, 22; 9:20; 16:9, 11).
- Song có người thật sự sốt sắng, tận tụy làm việc Chúa? Vậy, họ ra sao?
“Sốt sắng” cho Chúa cũng không đủ (Rô-ma 10:2-3). Kể cả dâng hiến cả đời cho Chúa, có một mục vụ mang lại những kết quả phi thường không chối cãi được (Ma-thi-ơ 7:21-22) cũng không đủ (Ma-thi-ơ 7:23)! Chúa Giê-xu nói rằng tất cả mọi người đều PHẢI được sinh [lại] từ thiên thượng (Giăng 3:7-8).
50
Các vấn đề về Sáng Tạo, Tiến Hoá và Hoá Thạch
- Có phải khoa học đã chứng minh được con người ra từ loài khỉ, theo thuyết Tiến hóa?
Chưa. Thật vậy, có hàng ngàn nhà khoa học có học vị tiến sỹ đã xác nhận không có bằng chứng về việc con người ra từ một loài khác thông qua tiến hóa. Tư liệu hóa thạch của trái đất thậm chí còn chưa có bằng chứng cho thấy sự chuyển tiếp giữa loài này sang loài khác. Nếu sự tiến hóa là thật, thì phải có hàng trăm và hàng trăm triệu hoá thạch chuyển tiếp trên đất. Thực tế chưa có hoá thạch nào như thế.
- Có khả năng Đức Chúa Trời dùng tiến hoá để tạo ra con người chăng?
Dĩ nhiên, mọi chuyện đều “có thể” xảy ra. Song tất cả chứng cứ trên trái đất (tư liệu hoá thạch) không hỗ trợ cho thuyết tiến hoá của Darwin. Tất cả những lý thuyết về tiến hoá vĩ mô (từ loài này sang loài khác, như từ chim sang động vật có vú, khỉ sang con người) bao hàm và phụ thuộc vào ít nhất hàng trăm triệu năm sống -chết và các loài chuyển tiếp. Nói cách khác thì hàng triệu năm của sự chết mới dẫn đến việc “sáng tạo” ra con người thông qua quá trình tiến hoá. Không những tư liệu hoá thạch của trái đất thẳng thừng bác bỏ lý thuyết này, mà cả Kinh Thánh cũng bác bỏ nó. Sáng Thế 1:30, Đức Chúa Trời đã tạo ra thế giới động vật chỉ ăn cây cỏ xanh; chúng không ăn thịt (lẫn nhau)! Rô-ma 5:12, “Do một người mà tội lỗi đã vào trong thế gian, và bởi tội lỗi mà có sự chết…”. Nói cách khác, theo Kinh Thánh, không hề có sự chết cho đến khi tội lỗi xuất hiện… và không có tội lỗi cho đến khi con người xuất hiện. Thuyết tiến hoá cho rằng có sự chết đầu tiên (trong cả trăm triệu năm) rồi thì con người mới xuất hiện; hoàn toàn trái ngược với lời của Đức Chúa Trời. – Thật ra, Đức Chúa Trời hứa trong tương lai, Ngài sẽ phục hồi thế giới này về điều kiện ban đầu trước khi có tội lỗi và khi đó “sư tử sẽ nằm chung với cừu con” (Ê-Sai 11:6-8) như trước!
- Sáu ngày sáng tạo dài “24 tiếng một ngày” hay là “các khoảng thời gian khác”?
Toàn bộ các bằng chứng trong Kinh Thánh cho biết đó là những ngày “24 tiếng”. Mỗi khi từ “ngày” trong tiếng Hê-bơ-rơ được dùng (hom) và đặt trước hoặc sau một số thứ tự (1, 2, 3 hay thứ nhất, thứ hai, thứ ba . . ) nó luôn mang ý nghĩa rõ ràng là ngày 24 giờ (xem Dân số 7:12, 18, 24, 30, 36, 42, 48, 54, 60, 66, 72, 78), ngoại trừ Ôsê 6:2 không rõ ràng vì sự phức tạp của ngữ pháp và cách diễn xuất.
51
Thực ra, ở Xuất Ai Cập Ký 20:8-11, Đức Chúa Trời đặt nền tảng cho 7 ngày của con người dựa trên sự việc Ngài đã tạo thế giới ra trong 6 ngày và nghỉ ngơi vào ngày thứ 7. Chúa Giê-xu cũng chỉ ra trái đất rất trẻ khi Ngài đặt Abên đã đổ máu mình (Sáng Thế 4) “từ thuở khai thiên lập địa” (Lu-ca 11:50-51 “apo katabole kosmos”). Phao-lô đã nói con người đã quan sát quyền năng và sức mạnh của Đức Chúa Trời “từ thuở sáng tạo vũ trụ” (“apo ktisis kosmos”), Rô-ma 1:20; xem thêm Hê-bơ-rơ 9:26).
CHÚ Ý: Những người theo chủ trương “Trái Đất Già” khẳng định Thi Thiên 104 là “Thi Thiên Sáng tạo” và câu 21 chứng minh có sự ăn thịt trong thế giới động vật vào thời điểm sáng tạo. Song điều này lại rõ ràng mâu thuẫn với câu 26 khi nhà thơ nhắc đến “tàu thuyền” (không hề tồn tại trong vườn Êđen) và dùng ngôn ngữ (Lêvi -athan) khá riêng biệt cho thần thoại Ugaritic vào thiên niên kỷ II và
- Một quan điểm khác tốt hơn là Thi Thiên 104 bắt đầu với sự Sáng tạo, rồi chuyển đến Trận Lụt toàn cầu (Thi Thiên 104:9) nhắc lại “giao ước cầu vồng” của Sáng 9:15, mà tiên tri Ê-sai đặt vào thời điểm của Nô-ê (Ê-sai 54:9). Sau đó, Thi Thiên 104 chuyển đến quãng thời gian mà nhà thơ (có lẽ là Đavít theo bản 70) sống khoảng 970-1010 TCN.
- Phải chăng có mâu thuẫn về “thứ tự sáng tạo” giữa Sáng Thế 1 và 2?
Sáng Thế 1:1–2:3 trình bày sự sáng tạo theo thứ tự thời gian và chỉ nhắc đến con người bắt đầu từ Sáng Thế 1:26. Tuy nhiên, trong Sáng Thế 2:7 Môi-se* bắt đầu mô tả cách chi tiết hơn việc sáng tạo con người đầu tiên, công việc Ađam được giao phó và cách Chúa tạo dựng Êva . Khi đọc qua lần đầu nếu không chú ý đến trọng tâm và mục đích của chương 1 và 2, một số người cho là dường như có mâu thuẫn ở Sáng Thế 2:7 nói Chúa “tạo nên” Ađam từ bụi đất, và sau đó tác giả liệt kê những thứ khác như việc sáng tạo cây cỏ (Sáng Thế 2:9), việc đã xảy ra ở Sáng Thế 1:11. Mâu thuẫn giả thuyết** này sẽ biến mất nếu hiểu được tác giả của Sáng Thế dùng từ Hê-bơ-rơ [yatsar] “dựng” trong Sáng Thế 2:7, và từ này cũng có thể được dịch ở thì quá khứ “đã dựng” (Sáng Thế 2:19). “Mâu thuẫn” sẽ không tồn tại nếu ta hiểu Sáng Thế 2:19 chỉ cho thấy Chúa đã dựng nên cây cỏ và các loài vật trước khi Ngài tạo ra Ađam (Sáng Thế 2:7).
- Sẽ rất khó để cho Môi-se không nhận ra “mâu thuẫn” rõ ràng này nếu thật sự là ông dự định đưa ra thứ tự sáng tạo khác với những gì đã mô tả ở Sáng Thế 1.
**Lưu ý về tính không sai lầm: sẽ luôn tốt để nhớ không có bản dịch Kinh Thánh nào được bảo đảm là “không có sai lầm” (không có lỗi dịch). CHỈ DUY NHẤT bản chuyên khảo (bản viết dùng ngôn ngữ của tác giả) được hứa là “không có sai lầm”. Do đó, kể cả những bản dịch tốt nhất cũng có thể có chỗ khác nhau trong những đoạn khó.
52
- Nếu Đức Chúa Trời tạo ra mọi thứ như Kinh Thánh nói, thì ai tạo ra
Ngài?
Các nhà khoa học vĩ đại nhất thời kỳ đầu như Isaac Newton, Copernicus, Kepler, Galileo, Robert Boyle, Michael Faraday đều là Cơ Đốc nhân và tất cả đều tin vào một Chúa vĩnh hằng, Đấng đã tạo ra vũ trụ này. Tất cả Cơ Đốc nhân đều cho là “chỉ vật chất là có điểm đầu, có nguyên do” (Giăng 1:1-3), điều Kinh Thánh khẳng định. Khái niệm một Đấng Tạo Hóa vĩnh hằng (hay “Nguyên do đầu tiên”) mà chúng ta biết được bắt nguồn từ một tác phẩm thánh Hê-bơ-rơ cổ nhất, “Ban đầu Đức Chúa Trời sáng tạo trời và đất”. Sự hiện hữu của Đức Chúa Trời trước khi vũ trụ này tồn tại được chỉ ra rõ ràng. Kể cả những nhà khoa học và triết học vô thần như Carl Sagan, Richard Dawkins, và Bertrand Russell cũng chưa bao giờ phản đối ý tưởng một vũ trụ trường tồn mà chỉ chống lại ý tưởng một “Thượng Đế” vĩnh hằng. Do đó, nếu những người theo thuyết vô thần có thể nói rằng vũ trụ không cần có “nguyên do đầu tiên”, thế thì tại sao chúng ta lại lý luận đòi hỏi Chúa phải có một nguyên do đầu tiên?
Lưu ý: Các nhà triết học Hy Lạp cổ – vào thế kỷ 6 TCN, lời dạy của Plato ở Athên: “nguyên do đầu tiên” của mọi thứ (lý thuyết “hình thức” được biết đến rộng rãi) và Aristotle (384-322 TCN), các học trò của Plato tin vũ trụ có một quá khứ vô tận (luôn tồn tại) và đưa ra định đề “động lực không bị động” là nguyên do của mọi thứ khác (Sách 12 của Siêu hình học).
- Phải chăng trận lụt ở trong Sáng Thế 6 thật sự là trận lụt toàn cầu?
Kinh Thánh chỉ ra đó LÀ trận lụt TOÀN CẦU. Đức Chúa Trời đã dự định tiêu diệt TOÀN BỘ các sinh vật trên trái đất bao gồm chim chóc (Sáng Thế 6:7, 17). Kết quả là tất cả các ngọn núi cao nhất trên trái đất lúc ấy bị nước bao phủ (Sáng Thế 7:19), “tất cả sinh vật bị chết” (Sáng Thế 7:21-24). Phi-e-rơ nói trong “những ngày cuối cùng”, con người “cố ý làm ngơ” sự thật là mọi vật không ở trong tàu Nô-ê đều bị trận lụt toàn cầu huỷ diệt (II Phi-e-rơ 3:3-7). Chúa Giê-xu xác nhận câu chuyện tàu Nô-ê và trận lụt thời Sáng Thế (Lu-ca 17:27).
Thật ra, nếu chỉ có trận lụt tại địa phương thì “các loài chim trời” khó có thể bị tuyệt diệt (Sáng Thế 7.7, 21, 23). Chúng có thể chuyển đến nơi an toàn ngoài khu vực của trận đại hồng thủy.
53
- Làm cách nào mà Nô-ê mang tất cả con vật vào trong Tàu? Nó có đủ lớn để chứa toàn bộ chúng không?
Đức Chúa Trời tạo nên những con vật vào tàu (Sáng Thế 6:20). Không có gì để nghi ngờ là chúng còn non được chọn để tiết kiệm diện tích, nhưng chiếc tàu là khổng lồ (dài khoảng 140 mét, Sáng Thế 6:15) và là chiếc tàu lớn nhất được xây dựng cho đến thế kỷ 19.
Cũng xin nhớ chỉ 2 trong mỗi ‘loại’ được vào tàu; tiếng Hê-bơ-rơ ‘min’ giới hạn hơn ‘chủng loại’ ngày nay. Thí dụ như tất cả các chủng loại chó ngày nay có thể đã ra từ cặp chó gốc theo ‘loại’ đã vào tàu (xem Sáng Thế 1.21-25; 6.20; 7.14).
- Kinh Thánh nói không có sự chết trước khi Ađam phạm tội (Sáng Thế 1:30-31; Rô-ma 5:12). Có phải cây cỏ, vi khuẩn đã chết để có đồ ăn cho loài vật và Ađam-Êva?
Đó là một câu hỏi hay. Tuy nhiên, Kinh Thánh chưa bao giờ đồng hóa “sự chết” của vi khuẩn hoặc cây cối với loài vật và con người có hơi thở. “Sự sống” trong Kinh Thánh dựa trên “linh hồn”, là một từ được dịch từ “nephesh” trong tiếng Hêbơrơ. Nó rất gần với khái niệm về ý thức. Đặc tính này chỉ được gán cho con người và một số loài vật, nhưng không bao giờ cho cây cỏ. Kinh Thánh cũng mô tả rất rõ ràng về những gì xảy ra cho cây cỏ -“chúng khô héo và tàn” (Ê-sai 40:6-8; Gia-cơ 1:10) nhưng cây cỏ không bao giờ “chết”. Chúng có cuộc sống sinh học, nhưng không có cuộc sống trong bối cảnh của Kinh Thánh. Trong ngôn ngữ Thánh Kinh, người và vật có thể ăn cây cỏ mà không có sự chết.
- Vợ Ca-in từ đâu mà có (Sáng Thế 4:17)?
Kinh Thánh nói Ađam sống 930 tuổi trong thời không hề có phương pháp phòng tránh thai nào. Ông và vợ, Êva có cơ thể đúng ra có thể sống đời đời. Họ tiếp tục có con cái trong suốt cuộc đời của học (Sáng Thế 5:3-5). Cho đến khi Ca-in được 100 tuổi, ông đã có nhiều em gái để chọn làm vợ. “Loạn luân” không bị cấm bởi Đức Chúa Trời trong thời kỳ đầu vì đó là cách duy nhất để duy trì nòi giống. (Xem Sáng Thế 19:30-38). Đến thời Môi-se thì điều này bị cấm (Lêvi ký 18:6-18).
- Khủng long thì sao? Có phải chúng sống cả triệu năm trước khi con người xuất hiện?
Câu hỏi hay! Khủng long và con người sống trên trái đất này trong cùng một thời điểm. Theo Sáng Thế ký (Chúa Giê-xu tin Sáng Thế ký là đúng sự thật, Ma-thi-
- 5:18; 19:4; Lu-ca 17:27.) toàn bộ “các loài dã thú” được tạo ra trong ngày thứ
54
6, ngay trước khi Đức Chúa Trời tạo ra Ađam-Êva (Sáng Thế 1:24-26). Thật ra, Gióp viết (có lẽ 2000 TCN hoặc trước đó), trong thời của ông vẫn tồn tại các sinh vật khổng lồ như rồng phun lửa rất phổ biến trong các “giai thoại” thời cổ xưa, được loan truyền khắp nơi trên thế giới (Gióp 41:15-34). Chúng từ từ bị tuyệt chủng do sự Nguyền Rủa (Sáng Thế 3:17-19; Rô-ma 5:12) và sự thay đổi khí hậu căn bản bắt nguồn từ trận Đại hồng thuỷ ở Sáng Thế 6-8.
- Có phải Sáng Thế 1-2 chính là bản ký thuật về sự sáng tạo theo bản Mesopota- mian-Ugaritic cổ hơn và được ‘hiện thực hóa’ (loại bỏ tính thần thoại)? Phải chăng Sáng Thế 1-2 chỉ là truyền thuyết của người Do thái?
Không. Tuy có một số điều giống nhau giữa bản văn Kinh thánh về sự sáng tạo với các bản ghi chú cổ ở khu vực cận đông là điều bình thường khi kể lại một việc hệ trọng như vậy trong các nền văn hóa và thời điểm đồng thời. Điều khác biệt là bản nào thật tạo ra sự chuyển biến kinh ngạc. Chỉ Kinh thánh khắc ghi tôn giáo độc thần sâu đậm đến vậy.
Chỉ Kinh thánh bày tỏ Đức Chúa Trời Tạo hóa là Đấng tể trị duy nhất cả vũ trụ (các bản ghi chú khác mô tả vị ‘thần’ chính đang tranh chiến với các thần khác). Chỉ Kinh thánh tôn trọng người và ghi họ được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời và được Ngài giao trọng trách quản lý địa cầu (Sáng Thế 1.26-28).
Ngược lại, các bản ký thuật ở khu cận đông bày tỏ con người được tạo dựng (cách rất kỳ dị) để làm nô lệ phục vụ các thần. Sách Sáng Thế ký mô tả con người là tuyệt điểm trong công trình sáng tạo, còn bản ký thuật Babylonian mô tả con người sinh ra từ các quái vật ‘hỗn loạn’ để cung thức ăn và nịnh bợ các thần. Điều cuối, các bản ký thuật trên bày tỏ ý niệm về cõi đời đời mà ‘thần’ hiện ra từ đó. Còn Kinh thánh xác nhận Đấng Tạo hóa tự hữu hằng hữu đã tạo dựng muôn vật từ cõi hư vô (‘ex nihilo’ từ chỗ không có gì cả).
*****************************
Khát khao của Brainerd
Khi David Brainerd, một trong số nhà truyền giáo nổi tiếng, lao động giữa những người dân Da đỏ nghèo, dốt nát bên bờ sông Delaware, ông đã nói: “Tôi không quan tâm về nơi ở hoặc các gian khổ sẽ đến, miễn có thể đem các linh hồn về với Chúa.
55
Khi ngủ, tôi mơ những điều này; ngay khi thức giấc, điều đầu tiên tôi nghĩ tới là công việc vĩ đại này. Toàn bộ khát khao của tôi là sự biến đổi của các tội nhân và toàn bộ hy vọng của tôi là ở nơi Đức Chúa Trời”9
*****************************
Hôn nhân, Tà Dâm và Hành vi Tình dục Đồng tính
- Kinh thánh dạy gì về mối liên hệ giữa nam và nữ?
Cựu ước ghi cả Ađam và Êva đều được giao quyền quản trị trái đất (Sáng Thế 1.28, Đức Chúa Trời phán với HỌ). Tân ước (viết khoảng năm 48-95 sau Chúa), xác nhật quyền bình đẳng của nữ giới (I Cô-rinh-tơ 7.14; 11.11-12; II Cô-rinh-tơ 6.18; Ga-la-ti 3.28). Lu-ca ghi nhiều phụ nữ đã cùng đi với Chúa Jêsus với 12 sứ đồ và họ là nhà tài trợ chính cho Ngài (8.13). Phụ nữ cũng được vinh danh là các chứng nhân ĐẦU TIÊN về Chúa sống lại (Ma-thi-ơ 28; Mác 16; Lu-ca 24; Giăng 20).
Ghi chú: Có người thắc mắc ‘Vậy sao nhiều nơi không cho phụ nữ làm quản nhiệm Hội thánh?’ Ta có thể đáp: Sứ đồ Phao-lô đã dạy chức vụ ‘Mục sư, Trưởng lão’ trong Hội thánh dành cho những người nam được xức dầu (đủ tư cách, I Tim 3.1-2), còn phụ nữ không nên dạy người nam như là có vị trí giảng dạy uy quyền trong Hội thánh (I Tim 2.11-13). Phao-lPhi-lípô dựa trên thứ tự trong cuộc sáng tạo (I Tim 2.13), trên sự kiện người nữ đã bị lừa dối (I Tim 2.14) và có lẽ cũng theo tính chất biểu tượng đặc thù của hôn nhân qua mối liên hệ giữa Đấng Christ và Hội thánh (Ephêsô 5.31-32). Vẫn có thí dụ về việc nữ dạy nam (ngoài buổi nhóm chính của Hội thánh) như Bêritsin và Aquila dạy dỗ Apôlô (Công vụ 18.24-26).
Cần chú ý Phao-lô không nói mọi phụ nữ đều dễ bị lừa dối. Tuy vậy, sự nổi loạn của Êva đã để lại hậu quả trên các người nữ là hậu duệ của bà. Tại đây còn nhiều điều để nói, song phạm vi của bài viết thì giới hạn.
- Tan, P. L. 1996, c1979. Bách khoa toàn thư của 7700 minh hoạ: [kho tàng của những câu
truyện minh hoạ, giai thoại, sự việc và lời trích dẫn dành cho mục sư, giáo viên và người làm việc Chúa]. Bible Communications: Garland TX
56
- Kinh thánh dạy gì về ‘hôn nhân’?
Cuộc hôn phối đầu tiên được ghi lại ở Sáng Thế ký 2.18-25, khi Đức Chúa Trời khiến Ađam ngủ mê và tạo nên Êva từ một xương sườn của chàng. Ngài đưa cô đến với Ađam và họ trở nên ‘một thịt’ (2.23-25). Ghi nhớ: Đức Chúa Trời ban cho Ađam ‘một’ người vợ, không nhiều vợ và Êva là ‘người nữ’ (Ma-thi-ơ 19.4-5). Đức Chúa Trời nghiêm cấm sự ngoại tình (Xuất Ai Cập Ký 20.14; Ma-thi-ơ 5.27-28).
Ghi chú: Kinh thánh định tội hành vi tình dục đồng tính và biến thái, như hành vi ngoại tình khác phái và các biến thái vậy (Lêvi ký 18.22; 20.13; Rôma 1.24-27; I Cô 6.9; Ga-la-ti 5.19-21; I Tim 1.10; Ephêsô 5.5). Chúa Jêsus cũng đã chịu chết cho kẻ bị nô lệ bởi tình dục đồng tính. Họ được Kinh thánh nhắc đến với cùng sự dịu dàng, tôn trọng và quả quyết như bao người khác (I Phêr 3.15).
Đức Chúa Trời ban Hôn nhân làm Giao ước thường trực giữa một nam và một nữ (Math 19.3-6). Với ta, Hôn nhân ngăn ngừa tội gian dâm hay vô luân (I Cô-rinh-tơ 5.9; 6.9). Vậy, mỗi người nam, nữ nên có vợ hay chồng của mình (I Cô-rinh-tơ 7.2). Tình dục ngoài hôn nhân là Tội và Đức Chúa Trời sẽ đoán phạt kẻ dâm dục, ngoại tình (Hê-bơ-rơ 13.4). Người nam chỉ được phép tìm sự thỏa mãn về tình dục với vợ mình mà thôi (Châm 5.18-20).
Hôn nhân giữa một nam và một nữ là hình ảnh về sự kết hợp của Christ với Hội thánh là cô Dâu của Ngài (Ephêsô 5.31-32).
Chồng phải yêu vợ mình như Christ yêu Hội thánh và phó mình vì Hội thánh (Êphê 5.25; I Phi-e-rơ 3.7). Như Chúa vì Hội thánh, đã chịu chết trên thập tự (Công vụ 20.28) thì chồng cũng phải sẵn lòng chết với (từ bỏ) các ham muốn riêng để chăm lo vợ mình. Chồng phải yêu vợ, như yêu thương, săn sóc chính mình vậy (Êphê 5.28). Chồng phải nhẫn nại, dịu dàng, không thô bạo kiêu căng hay cố chấp song chấp nhận và nín chịu mọi sự (I Côrinh 13.4-7). Và vợ cũng phải phục tùng và phó mình cho chồng yêu dấu của mình như Hội thánh phục dưới quyền Chúa cứu thế (Êphê 5.22-24;Cô-lô-se 3.18). Phao-lô dùng cùng một từ ‘phục tùng’ (hypotasso) cho vợ đối với chồng, như Christ phục tùng Chúa Cha vậy (I Cô-rinhtơ 15.28): phục tùng trên nền của bình đẳng và yêu thương.
Chồng không cư xử cay nghiệt với vợ (Côlôse 3.18) mà yêu thương nàng (Êphê 5.25; I Phi-e-rơ 3.7). Vợ phải luôn kính trọng chồng mình (Ephê 5.33) vì cả 2 là biểu tượng cho thế giới về sự kết hợp giữa Christ với Hội thánh (5.32).
57
Đức Chúa Trời muốn ta kết hôn giữa vòng con dân Ngài với nhau. Luật Môise ghi rõ Ysơraên không được phép lấy dân ngoại, vì sẽ luôn bị cám dỗ thờ thần của bạn đời mình (Êxêchiên 34.10-17; Phục truyền 7.3-4). Cũng vậy, Phao-lô truyền dạy tín hữu Cô-rinh-tơ chỉ lập gia đình ‘trong Chúa’ (I Côr 7.39) và ‘không mang ách chung với kẻ không tin’ (II Côr 6.14).
Trong cõi đời đời, ta không kết hôn với người bạn đời của mình trên đất (Ma-thi-
- 30) mà được ‘kết hôn’ với Christ, làm Tân nương Ngài (II Côr 11.2; Êphê
5.26; Khải 19.7-9).
Những Chống Đối và Hiểu Sai Thường Gặp Từ phía Công Giáo
- Tôi đã được “tái sinh” khi làm lễ rửa tội hồi còn nhỏ (Giăng 3:5). (Người Công giáo tin rằng “nuớc” trong Giăng 3:5 chính là phép rửa tội).
Trả lời: Khi Chúa Giê-xu dùng chữ “nuớc” (tiếng Hi Lạp là “hydor”) trong sách Phúc Âm Giăng, thì chữ này được dùng như một biểu tượng của Đức Thánh Linh (xem Giăng 4:14; 7:37-39). Lưu ý rằng Đức Chúa Giê-xu lượt bỏ chữ “nuớc” trong Giăng 3:8, xem nó là một biểu tượng khác của công tác và quyền năng của Đức Thánh Linh (Tít 3:5) hoạt động qua Lời Đức Chúa Trời (Giăng 15:3; Ê-phê-sô 5:26). Chính Phi-e-rơ, Giáo hoàng đầu tiên theo quan niệm Công Giáo, nói rằng chúng ta được “tái sinh” thông qua Lời Chúa, chứ không phải nhờ lễ rửa tội (1Phie-rơ 1:23)!
‘Tái sinh’ là khi Linh của Đức Chúa Trời (Giăng 3.8) vào lòng làm ứng nghiệm lời hứa ở Êxêchiên 36.26-27. Đức Chúa Trời ban Thánh Linh Ngài và cho ta ‘tấm lòng mới’. Được ‘tái sinh’ khiến ta thành ‘tạo vật mới’ và ‘mọi sự cũ đều qua đi’ (II Cô-rinh-tơ 5.7-18).
- Vì sao Tin Lành không theo Giáo hoàng hay tôn Phi-e-rơ là Giáo hoàng đầu tiên?
Giáo hội Công Giáo tin Chúa Giê-xu lệnh cho Phi-e-rơ là Giáo hoàng I dựa trên Mat 16:18, Ngài gọi Simôn, con Jôna là ”Phi-e-rơ” (tiếng Hy lạp là petros) nhưng sau đó đã nói “Trên đá này (petra) Ta sẽ lập Hội thánh Ta”. Tuy nhiên, Phi-e-rơ (petros) là giống đực và “Đá” (petra) là giống cái, là hai khái niệm khác nhau.
58
Bảy lý do Chúa Giê-xu KHÔNG đặt Phi-e-rơ làm Giáo hoàng ở Mat. 16:18-19
- Gia-cơ là Mục sư của nhà thờ Giê-ru-sa-lem, không phải Phi-e-rơ. Trong
Tân Ước Phi-e-rơ đã là nhân vật quan trọng lúc đầu (Công vụ 1-11), sau đó là sứ đồ Phao-lô, người trở thành sứ đồ ưu việt (Công 13:1-28:30). Phi-e-rơ không được đề cập sau Công vụ 15:7 và không là mục sư của Hội thánh Giêrusalem (Công 15:13, 21:18). Có thể Gia-cơ đã là mục sư sớm hơn nữa, vì Phi-e-rơ muốn gửi một báo cáo tới “Gia-cơ và anh em khác” ở Hội thánh
Giêrusalem (Công 12:17).
- Phao-lô quở trách Phi-e-rơ. Khi tới thành Antiốt, Phao-lô đã phát hiện sai sót lớn của Phi-e-rơ và công khai quở trách ông trước toàn hội thánh (Ga-la-ti 2:1114). Thật khó mà tin người đã sai phạm như vậy lại có thể là “không thể sai lầm” (người Công giáo xem Giáo hoàng là “vô ngộ” tức không thể sai sót trong giáo lý và các vấn đề của hội thánh. Xem thêm Ma-thi-ơ 16:21-23, ngay sau đoạn nói về “đá”, Phi-e-rơ phát biểu ý nghĩ của Sa-tan và bị Chúa Giê-xu quở trách!).
- Kinh Thánh ghi “Đá” là Đức Chúa Trời, để cho là ở Ma-thi-ơ 16:18, Chúa
Giê-xu đặt Phi-e-rơ làm “Giáo hoàng” đầu tiên thì rất mâu thuẫn với nhiều phân đoạn khác. Trong Kinh Thánh từ “Đá” được dùng để mô tả Đức Chúa Trời Chí thánh (Phục Truyền 32:4, 18; II Samuên 23:3; 18:31; 42:9; 62:2; 78:35; 95:1; Habacúc 1:12). Trước đó Chúa Giê-xu đã dùng từ “Đá” (petra) để nói về chính Ngài (Ma-thi-ơ 7:24-25) và cũng dùng ngôn ngữ tương tự sau đó (lithos, Ma-thiơ 21:42). Nghĩa giống cái của từ (petra) được dùng như là tên một người được tìm thấy ba lần khác nhau trong Kinh Tân Ước và cả ba lần đều chỉ về Đấng Christ, chứ không phải về Phê-rơ (Ma-thi-ơ 7:24-25; I Phê-rơ 2:8).
- Phi-e-rơ đồng ý “Đá” là Đấng Christ. Phi-e-rơ KHÔNG đòi hỏi bất cứ thẩm quyền nào mà chỉ coi mình là một trong các “trưởng lão” khác (I Phi-e-rơ 5:1). Thậm chí Phi-e-rơ đã hiểu Đấng Christ là Tảng Đá, khi ông sử dụng từ petra để nói về Chúa Giê-xu là “Đá chướng ngại”(I Phi-e-rơ 2:6-8).
- Phi-e-rơ xác nhận “Đá” là Đấng Christ. Tân Ước xác nhận cách dùng thông thường của từ “Đá” trong Cựu Ước là chỉ về Chúa Giê-xu (I Cô 10:4). Tại chỗ khác, tất cả các sứ đồ và tiên tri đều được cho là nền tảng của Hội thánh (không chỉ có Phi-e-rơ!), với Chúa Giê-xu là Đá góc nhà (Ê-phê-sô 2:20).
59
- Các sứ đồ đã không trao quyền cho người kế vị. Kinh Thánh không hề nói
Phi-e-rơ là “Giáo hoàng” hoặc nói ông đã truyền chức sứ đồ cho người kế vị, để tạo ra một dòng dõi Giáo hoàng. Trên thực tế, các sứ đồ không thể truyền uy quyền sứ đồ cho ai khác, vì tiêu chuẩn của sứ đồ là phải thấy Chúa Giê-xu (I Cô 9:1-2; Công 1:21-22) và có thực hiện các phép lạ (II Cô 12:12). Vì các sứ đồ không thể chuyển thẩm quyền sứ đồ cho ai khác, nên điều đó cũng không thể xảy ra với chức vị Giáo hoàng.
- Chúa ban cho TẤT CẢ môn đồ các “chìa khoá” (sức mạnh để “buộc và mở”) không riêng cho Phi-e-rơ (Ma-thi-ơ 16:19; 18:1, 17, 19); từ “các con” ở số nhiều và có nghĩa là toàn bộ hội thánh họp lại cách kỷ luật.
- Có phải Phi-e-rơ và các ‘Giáo hoàng’ Công giáo nối tiếp là ‘vô ngộ’?
Phi-e-rơ không hề là ‘vô ngộ’ song bị Chúa quở đã để Satan nói qua ông (Ma-thi-ơ 16:21-23). Phi-e-rơ chối Chúa ba lần (Ma-thi-ơ 26:69-75). Ngay cả sau lễ Ngũ Tuần, Phi-e-rơ thất bại đáng thương tại Antiốt và bị sứ đồ Phao-lô quở trách trước mặt toàn thể Hội thánh (Ga-la-ti 2:11-14). Giáo lý ‘vô ngộ’ của Giáo hoàng không có trong Hội thánh Công giáo cho đến Cộng đồng Vatican I năm 1869-70.
- Vì sao Cơ Đốc nhân không thờ Mari-a, không tin Bà được “cất lên trời”?
Điều đó đúng. Bản thân Mari cũng là một tội nhân (Lu-ca 1:47) như mọi người khác (Rô-ma 3:23). Kinh Thánh không hề gợi ý là bà vô tội. Chúa Giê-xu không dành nhiều đặc ân gì cho bà hơn các môn đồ khác (Lu-ca 8:20-21) và Hội thánh đầu tiên đối với bà cũng vậy (Công vụ 1:14). Khi có các sứ điệp quan trọng thì Phi-e-rơ mới là người rao truyền, không phải Mari (Công vụ 1:15).
Việc Ma-ri được “cất lên trời” chỉ trở thành giáo lý Công giáo năm 1950 khi Giáo hoàng Pius XII quyết định điều này. Nhà thần học Công giáo đầu tiên giảng dạy giáo lý Mari “cất lên trời” là John Damascene (675-749 SC.). Kinh Thánh không hề đề cập đến sự kiện này và sứ đồ Giăng, người được Chúa giao trách nhiệm chăm sóc bà Mari (Giăng 19:25-27) chắc chắn đã nói đến phép lạ kinh ngạc này nếu nó đã xảy ra.
- Có phải Mari cũng được sinh ra vô tội như Chúa Giê-xu?
Không đúng. Chỉ một người duy nhất đã sống mà hoàn toàn vô tội là Chúa Giê-xu. Chính Mari nhận mình là người có tội như mọi người khác (Rô-ma 3:23) khi xưng nhận Chúa là Đấng Cứu Chuộc của mình (Lu-ca 1:46-47). Ma-ri dặn chúng ta “làm theo mọi thứ mà Người (Chúa Giê-xu) nói” (Giăng 2:5). Ngài dạy ta “chỉ phụng sự mình Chúa mà thôi” (Ma-thi-ơ 4:10b).
60
- Có phải Ma-ri, mẹ của Giê-xu là “Nữ Hoàng của Thiên đàng”?
Không. Thật ra, chức danh “Nữ Hoàng của Thiên đàng” do người ngoại đạo dùng mô tả nữ thần cổ đại của thành Ba-by-lôn (có lẽ là Ishtar), là nữ thần của tình yêu và sinh sản (Giê-rê-mi 7:18; 44:17-19). Bằng cách nào đó, chức danh này được gán cho Ma-ri qua số người đã không tôn vinh hay theo lời chứng của Chúa Giê-xu, của hội thánh đầu tiên và của Kinh Thánh (Lu-ca 8:19-21; Công vụ 1:14-15).
- Có phải Ma-ri vẫn đồng trinh cả sau khi sinh Giê-xu, như giáo lý Công giáo?
Không. Các tác giả Phúc Âm Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca chép rằng Giê-xu có anh chị em (Mat-thi-ơ 13:55-56; Mác 6:3; Công vụ 1:14).
- Phải chăng cầu nguyện với Ma-ri là sai?
Đúng vậy, trong Kinh Thánh, lời cầu nguyện luôn được dâng lên Chúa và chỉ mình Ngài mà thôi (Thi Thiên 5:2; Mat 4:10b). Dân Chúa không bao giờ cầu nguyện với ai khác ngoài CHÚA (Sáng Thế 4:26; 12:8; Thi Thiên 116:4; Công 22:16). Khi Thánh Linh đến vào lễ Ngũ Tuần, Mari cũng chỉ là một trong các môn đồ chờ Chúa ban Thánh Linh xuống như Ngài đã hứa (Công 1:4, 14).
- Tôi tin ‘Lời Đức Chúa Trời’ gồm cả truyền thống của Giáo hội Công giáo.
Lời Đức Chúa Trời luôn được giới hạn vào các lời do miệng Ngài trực tiếp truyền lại (Mat 4:4). Như Chúa trực tiếp nói với các tiên tri Ngài, như Phi-e-rơ nói (II Phie-rơ 1:21). Sự mặc khải này đã chấm dứt khi các sứ đồ qua đời (Giăng 14:26; Công vụ 1:21-23; Giuđe 1:3). Sách Khải huyền kết thúc cách đây 1900 năm có lời cảnh báo không được thêm bất kỳ điều gì vào đó (Khải 22:18-19). Thật vậy, Chúa Giêxu không cho phép ta pha trộn truyền thống con người với Lời Ngài (Mat 15:8-9; Mác 7:3-13). Khi “truyền thống” phủ nhận Kinh Thánh, Chúa Giê-xu nói nó làm cho “Lời Chúa trở nên vô hiệu” (Mác 7:13), và ai theo truyền thống thì thờ phượng Chúa cách “vô ích” (Mác 7:7).
- Vì sao ‘Kinh thánh Tin Lành’ lại ít sách hơn Kinh thánh Công giáo của chúng tôi?
Kinh thánh Cựu ước Công giáo có nhiều sách đã thêm vào và được kể là một phần của Kinh thánh theo Giáo hội nghị Trent năm 1546. Trước đó, Giáo hội Cải
61
chánh Tin Lành (như Luther) đã nêu rõ: có nhiều giáo lý Công giáo không hề có trong Kinh thánh. Bảy sách trên đã thêm vào nhằm ủng hộ tuyên ngôn của Giáo hội Công giáo: các giáo lý về ngục luyện tội, tha thứ, ăn năn là chính thống. Không sách nào trong số này có trong kinh điển mà người Do thái đã chấp nhận vào thế kỷ I và không hề được Chúa Jêsus, các sứ đồ trưng dẫn hoặc ám chỉ.
- Sao Tin Lành không gọi vị lãnh đạo là ‘Cha’ như ta gọi các linh mục?
Với người dạy đạo, ta không có phép gọi bất kỳ ai là “Cha” (Ma-thi-ơ 23:9). Không ai trong số các linh mục, giám mục hoặc Giáo hoàng là đấng trung gian với Chúa; chỉ có một Đấng Trung gian là Chúa Cứu Thế Giê-xu (I Timôthê 2:5).
- Sao Cơ Đốc nhân cho phép “linh mục” của họ lập gia đình?
Vì Kinh Thánh chép mục sư phải “một vợ một chồng” (I Tim 3:2). Phi-e-rơ cũng có gia đình (Ma-thi-ơ 8:14; Lu-ca 4:38; Mác 1:30; I Cô 9:5) như các sứ đồ khác và các em Chúa Giê-xu (I Cô 9:5). Ngoài ra, Thánh Linh cảnh báo giáo lý “cấm cưới gả” đối với bất kỳ ai (kể cả “linh mục”!) là “giáo lý của ma quỷ” (I Tim 4:1-3).
- Có sai không khi gọi Giáo hoàng là “Đức Thánh Cha”?
Chắc chắn sai. Chúa Giê-xu nói “Cha Thánh” là Đức Chúa Trời trên trời (Giăng 17:11).
- Sao Cơ Đốc nhân không kiêng ăn thịt vào thứ Sáu? (vẫn phổ biến trong các cộng đồng Công giáo ở Châu Á).
Vì Thánh Linh bảo sứ đồ Phao-lô: ra lệnh cho mọi người phải “kiêng cữ các thức ăn” là “giáo lý của ma quỷ” (I Timôthê 4:1-3).
I Tim 4.4-5, vì mọi vật do Đức Chúa Trời tạo dựng đều tốt đẹp, không có vật gì đáng bỏ, miễn là được tiếp nhận với lòng biết ơn, vì nhờ lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện mà vật đó được thánh hóa.
- Sao người Tin Lành không đi xưng tội để được tha tội?
Kinh Thánh dạy chỉ qua Giê-xu [là Chúa] con người mới có sự tha tội (Mác 2:7; Êphêsô 1:7). Ngoài Đấng Christ, không có Đấng nào khác giữa Đức Chúa Trời và con người (I Timôthê 2:5). Chính Phi-e-rơ giảng sự tha tội miễn phí cho mọi người, những “ai tin cậy Ngài… nhờ danh Ngài” (Công 10:43). Phi-e-rơ không 62
yêu cầu ta xưng tội với ông hoặc bất kỳ ai khác; “nhờ danh Ngài”, không là nhờ “các trung gian” (linh mục) của Ngài. Kinh thánh không hề ghi việc xưng tội với người khác (kể cả thầy tế lễ, linh mục) để được Chúa tha thứ.
- Chúa Giê-xu “giao lại” quyền tha tội cho các sứ đồ (Giăng 20:23).
Các sứ đồ không nghĩ vậy và Kinh Tân Ước không hề ghi có sứ đồ nào thay mặt Đức Chúa Trời để “tha tội”. Sách Công vụ, các bức thư của Phao-lô hay của Phi-erơ không hề gợi ý việc đó. Giăng 20:21 là ủy quyền làm người đại diện Đức Chúa Trời để tuyên bố điều kiện được xóa tội, như Đức Chúa Trời đã nói với Giêrêmi (Giêrêmi 1:10). Chú thích: Giêrêmi không có quyền “trên các nước” theo nghĩa đen; ông không “bứng gốc và phá sập, hủy diệt và lật đổ” nước nào. Việc Ysơra-ên và các nước khác từ chối lắng nghe Lời Đức Chúa Trời khiến họ bị sụp đổ.
Ai nghe lời này từ miệng Chúa Giê-xu (Giăng 20:21) đều tin chắc quyền tha tội vẫn thuộc về Đấng Christ (xem I Phi-e-rơ 2:24; 3:18); tất cả chúng ta phải xưng tội với Ngài và Ngài sẽ tha thứ tội lỗi ta (I Giăng 1:9; 3:20).
Phao-lô cảnh báo không được “vượt quá” lời đã chép về người dạy đạo (I Cô-rinhtơ 4:6). Lời Chúa trong Giăng 20:21 mô tả quyền tuyên bố vốn đã được thực hiện bởi Giăng Báptít và Phi-e-rơ (Mác 1:4; Lu-ca 3:3; Công vụ 10:43).
Nói cách khác, ai tin Phúc âm do các sứ đồ công bố thì được biết cách trung thực [theo uy quyền của Lời Đức Chúa Trời]: tội lỗi họ đã được tha, như Giăng Báptít và Phi-e-rơ đã làm. Còn ai không tin Phúc âm thì được biết họ đã từ chối sự sống đời đời và tội lỗi họ không được tha (Công vụ 13:46; xem thêm Giăng 3:36). Chú ý: khi Chúa Giê-xu ủy thác Phao-lô, Ngài nhấn mạnh rõ ràng: “sự tha tội” theo sau “đức tin nơi Ta” (Công vụ 26:18), không phải sau “sự xưng tội” với linh mục.
Cuối cùng, nếu như Giăng 20:21 là sự ủy quyền cho các cá nhân để tha tội thì đó cũng không chỉ ủy thác các sứ đồ, vì tại phòng cao lúc Chúa nói còn có nhiều người khác nữa (Giăng 20:18; Lu-ca 24:28-33, 48-49; xem thêm Công vụ 1:15).
- Sao người Tin Lành không “sám hối” như người Công Giáo?
Kinh Thánh thánh dạy rõ không có hành động nào của con người có thể bổ sung vào công tác đã hoàn thành của Đấng Christ đối với sự tha tội (Giăng 19:30; Hêbơrơ 10:10-14). Khi tín đồ Cơ Đốc xưng tội mình thì họ được tha thứ, chấm hết (I Giăng 1:9). Ta không thể “làm công đức” để được tha thứ (Êphêsô 2:8-9;
63
Tít 3:5). Thật vậy, bởi “công đức”, không một ai được cứu; chỉ những ai “không làm việc chi hết” thì đức tin của họ “được kể là công bình” (Rô-ma 4:4-5)!
- Nếu tôi không đủ tốt để lên Thiên đàng, song cũng không thực sự “xấu”, vậy tôi có phải vào ngục luyện tội sau khi chết?
Không nơi nào trong Kinh Thánh nói về “ngục luyện tội” hay một nơi ta có thể đến để “gột, rửa sạch” tội lỗi khi chết. Chúa Giê-xu nói ta sẽ đến Thiên đàng hoặc địa ngục (Ma-thi-ơ 25:41-46; Lu-a 16:25-26). Hoặc ta được tha thứ hoàn toàn mọi tội lỗi trong cuộc đời này thông qua đức tin chỉ nơi mình Chúa Giê-xu (Giăng 3:16; 8:23-24; Cô-lô-se 1:22). Ngài hứa ban cho bạn sự sống đời đời (Giăng 10:28-29) hoặc ta chết “trong tội mình” (Giăng 8:24) và mãi mãi ở nơi hỏa ngục (Ma-thi-ơ 25:46; Khải 20:11-14).
Đạo Mormon
Đạo Mormon ra đời tại Hoa Kỳ vào thế kỷ 19, khi Joseph Smith (1805-44), công bố đã nhận sự khải thị đặc biệt từ ‘thiên sứ Moroni’. Ông lập hội thánh ở Fayette, New York, sau thành Hội thánh từ Jêsus Christ của các Thánh đồ vào Ngày sau rốt. Có nhiều chống đối lớn khiến họ phải dời đi nhiều nơi trước khi định cư tại Kirtland, Ohio. Năm 1843, Smith công bố đã được khải thị cho phép sống đa thê (cũng xem Ma-thi-ơ 5.27-28; I Tim 3.2). Sau khi dọa nạt người vợ đầu, ông và các bạn đốt một tờ báo chống lại mình. Ông bị bắt và cuối cùng chết trong một cuộc đọ súng mà có lẽ ông đã giết được 2 sát thủ định ám sát mình (xem Ma-thi-ơ 26.52-53; Giăng 16.36). Sau đó, Brigham Young kế tục ông.
Giáo lý Mormon dạy Chúa Cha có thân xác (xem Giăng 4.24; I Tim 1.17; Ê-sai31.3) và loài người được định để thành thần. Vậy, tín đồ Mormon thường tin: ‘Điều ta là hiện nay thì trước đó, Đức Chúa Trời đã là như thế; điều Đức Chúa Trời hiện là thì ta sẽ trở nên như vậy. Cơ đốc nhân gọi Sáng Thế ký 3 là ‘sự sa ngã’ thì họ xem là cần có để Ađam sinh con và hoàn tất số phận trở thành thần của ông. Kinh thánh gọi tội của Ađam là ‘sự vi phạm’ (Ôsê 6.7), ‘tội’ (Rô-ma 5.12). Tín đồ Mormon khước từ giáo lý Kinh thánh về xưng nghĩa bởi tin (Rô-ma 1.17; 3.22; 4.5; 5.1) và họ thay thế khi dạy sự cứu rỗi bởi việc làm qua giáo hội Mormon (xem Ga-la-ti 2.16; Êphêsô 2.8-9; Tít 3.5).
64
Đa số giáo lý chính của Mormon không lấy từ Kinh thánh mà từ sự khải thị quyết đoán của Smith hay các lãnh đạo kế tục từ thế kỷ 19 (theo các cuốn: Sách của Mormon, Giáo lý và Giao ước, Châu báu có giá trị lớn). Kinh thánh xác nhận sự khải thị đã kết thúc với điều đã được ban cho sứ đồ Giăng vào cuối thế kỷ I (Khải 22.18-19; Juđe 3), ông cũng là vị sứ đồ cuối ghi lại lời của Chúa Jêsus (Hê-bơ-rơ 1.1; Giăng 14.26). Đạo Mormon KHÔNG xem Kinh thánh là thẩm quyền chung thẩm cho các vấn đề của đức tin. Lãnh đạo tiền nhiệm của Mormon, Brigham Young dạy Ađam đã là Đức Chúa Cha và là cha của Chúa Giê-xu (!), song giáo lý này sau đó đã bị loại bỏ.
Mormon không tin Đức Chúa Trời Ba Ngôi như Cơ đốc giáo. Họ tin có Tam Thần. Giáo lý này dạy Jêsus là Đức Chúa Trời nhập thể, được thai dựng theo nghĩa đen là con Đức Chúa Trời. Họ tin: song ta cũng có thể trở thành thần như Chúa Giê-xu vậy (xem Giăng 1.1, 14; 8.23). Tín đồ Mormon ‘tin’ Chúa Giê-xu song không như tín hữu Cơ đốc. Họ tin sự chết đền tội của Chúa Jêsus chỉ giải quyết tội của Ađam thôi, không phải tội của bản thân ta (xem Rô-ma 3.2-26; I Phi-e-rơ 2.24; 3.18). Họ tin Chúa Giê-xu là anh em tinh thần của Lucifer, dù Ngài đã nói rõ ma quỉ là ‘kẻ giết người và nói dối từ thuở ban đầu’ (Giăng 8.44) và Kinh thánh chép Chúa Giê-xu đã dựng nên muôn vật, tức Ngài không là ‘anh em’ với Lucifer. Họ cũng tin Chúa Giê-xu được thai dựng bởi Chúa Cha thông qua sự ăn nằm với một ‘bà vợ thuộc linh’ và ‘không ở cùng với Đức Chúa Trời từ ban đầu’ như Kinh thánh dạy (Giăng 1.1).
Chứng nhân Đức Giêhôva (với tạp chí Tháp canh)
Chứng nhân Đức Giêhôva cũng là một đạo tương tự ra từ Hoa Kỳ, khởi đầu với Charles Russell (1852-1916). Năm 1879 ông phổ biến tạp chí ‘Tháp Canh’. Đạo này không tin có Hỏa ngục hay sự phán xét đời đời (xem bài câu hỏi về Hỏa ngục in trên báo này). Họ cũng khước từ giáo lý Đức Chúa Trời Ba Ngôi (xem Ma-thi-ơ 3.16-17; 28.19; Giăng 10.30; Công vụ 5.3-4; Rô-ma 9.5; 15.30; Sáng Thế 1.26; 3.22; 11.7; Ê-sai 48.16). Họ k hông tin: Giê-xu là Đức Chúa Trời (Giăng 1.1, 14), Ngài đã sống lại từ kẻ chết với thân thể vật lý, họ phủ nhận lời Kinh thánh (xem Lu-ca 24.36-43). Họ không tin Thánh Linh là Đức Chúa Trời (xem Công vụ 5.3-4).
65
Chứng nhân Đức Giêhôva tin Giê-xu là Thiên sứ trưởng Micaên (Đaniên 12.1-2) đã thành người. Họ cũng tin cần làm lành để được cứu là điều hoàn toàn sai Kinh thánh (Luca 23.39-43; Êphêsô 2.8-9; Tít 3.5). Họ cũng đã tự xác nhận chỉ có tín đồ của Chứng nhân Đức Giêhôva mới được cứu và là nguồn Chân lý duy nhất trên đất. Họ dạy chỉ có 144.000 ‘chứng nhân’ như Khải 7.4-8 đã chép sẽ được vào thiên đàng. Song theo Kinh thánh, đây chính là số dân Dothái từ 12 chi phái YSƠRAÊN, không phải của Chứng nhân Đức Giêhôva. Thật ra, chính câu kế tiếp nói rõ có rất nhiều người trên thiên đàng, không tính được số lượng (Khải 7.9).
Giáo Thiếp Tín hữu gốc Hồi giáo
Đây là cái nhìn sơ lược về các vấn đề chính liên hệ đến đức tin của tín hữu gốc Hồi giáo. Phần này trích dẫn từ một giáo sĩ phương Tây là con của nhà Truyền giáo, sinh tại nước Hồi giáo, thông thạo tiếng Phạn và theo đuổi việc chinh phục các tín đồ Hồi giáo dựa trên nền tảng mỗi ngày là Chúa Giê-xu và Kinh thánh.
Tín đồ Hồi giáo đã được dạy: không có phép thắc mắc về Thượng đế Allah hay thẩm
quyền của Hồi giáo. Vì vậy, họ không học tranh luận hay suy nghĩ: sự việc hiển nhiên là gì và điều họ làm có hợp lý không.
Thí dụ: Sao tôi lại phải cầu nguyện trong tiếng Ảrập? Thượng đế có hiểu tiếng Batư
không? – Đáp: Bạn đừng thắc mắc gì với Ngài.
Tranh luận với tín đồ Hồi giáo không đi đến đâu, vì không có sự trao đổi chân thật theo các sự kiện hiển nhiên. Các mâu thuẫn không là vấn đề. Với họ, trung tín với Thượng đế quan trọng hơn nhiều. Lý luận thường dẫn đến kết quả trái ngược.
Nên nói với tín đồ Hồi giáo về tình yêu từ Chúa Giê-xu, niềm vui an bình mà họ thấy nơi cuộc đời Cơ đốc nhân. Họ thường cảm động vì sự thờ phượng Cơ đốc trải nghiệm sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Khi bạn đề nghị cầu nguyện, họ thường luôn biết ơn và chấp nhận việc cầu thay cho họ. Cuối cùng, họ sẽ bắt đầu nêu câu hỏi mà lòng họ còn e ngại. Chỉ cần bạn yêu thương họ.
66
Kinh Thánh Khác Kinh Côran Như Thế Nào?
Kinh Thánh được hơn 40 người khác nhau viết ra theo sự thần cảm của Đức Chúa Trời trong khoảng thời gian 1500 năm (1400T.C.-90S.C.)! Kinh Côran do một người (Mohammed) viết ra trong khoảng thời gian ông sống (khoảng năm 620 SC.). Có vẻ như kinh Côran nói khá rõ về Đấng Christ, song không có những chuyện mắt thấy tai nghe. Mohammed viết Kinh Côran khoảng hơn 500 năm sau thời Chúa Giê-xu và các sứ đồ Ngài. Kinh Thánh thì có những chuyện mắt thấy tai nghe của các sứ đồ (Ma-thi-ơ, Giăng, Phao-lô, Phi-e-rơ), và các anh em cùng mẹ của Chúa Giê-xu (Gia-cơ và Phi-e-rơ), cũng như những chuyện về Đấng Christ được các tác giả trong Hội thánh đầu tiên ghi lại (Luca 1:1-3, Mác, Công vụ). Thời đó, không có lời chứng nào về các sự kiện đã xảy ra trên 500 năm trước lại có thể tạo được niềm tin, đặc biệt nếu chúng mâu thuẫn với những người hiện sống lúc đó.
Hỏi: Liệu có phải Kinh Cô-ran nói rằng Kinh Thánh
bị sai trật và không đáng tin cậy?
Hãy xem Kinh Cô-ran tại:
https://www.alislam.org/quran/Holy-Quran-Vietnamese.pdf
Không đâu trong Kinh Cô-ran nói rằng Cựu Ước hoặc Tân Ước bị sai trật. Xu-ra 5:47 nói “Ta đã phải Giê-xu…theo dấu chân của họ để chứng minh để chứng minh những điều đã được khải trị trước hắn trong quyển Lê Luật. Ta cũng giao cho hắn Sách Phú Âm hàm hữu những lời hướng dẫn và ánh minh quang để chứng minh những điều đả được khải trị trước nó trong quyền Lê Luật, là sự hướng dẫng và khuyên cáo dành cho những kẻ kính sợ Chúa Trời”. (Ghi chú: kinh luật “Tô-ra” là năm quyển đầu tiên của Kinh Cựu Ước, nhưng đôi khi cũng được hiểu như toàn bộ Cựu Ước).
Ta có thể thấy Kinh Cô-ran sử dụng một mệnh lệnh cách ở thì hiện tại để nhấn mạnh rằng để nhất mạnh cho Cơ đốc nhân (ở thời điểm Kinh Cô-ran được viết, khoảng vào thế kỷ thứ 7 sau công nguyên) làm theo cả kinh luật Tô-ra (Cựu Ước) và “Phúc âm” như là “lời hướng dẫn”, ánh minh quang” và “khuyên cáo” (Xu-ra 5:46-47, đối chiếu “lời hướng dẫn” và ánh minh quang” trong 5:44).
Kinh Cô-ran nói rằng Kinh Thánh không hề bị sai trật, mà cần được tin và dựa vào. Câu 47 nói rất rõ rằng Do thái giáo và Cơ đốc nhân phải “xét đoán” bằng những gì “A-la” đã khải thị. Vậy những gì A-la đã khải thị? Chính là những điều được xác minh trong kinh luật Tô-ra và Phúc âm.
Hơn thế nữa, cụm từ “đến trước người” trong Xu-ra 5:47, được viết là “ma beyna yadihi”, có nghĩa là “thứ ở giữa tay người” là 1 câu thành ngữ Ả-rập nói đến 2 thứ tồn tại độc lập và song song với nhau. Bằng cụm từ này, Kinh Cô-ran xác
67
minh rằng chúa Giê-xu được nhắc đến song song trong cả Kinh luật Tô-ra và Phúc âm như lời hướng dẫn và ánh sang từ A-la.
Chân lý được củng cố trong Xu-ra 5:44 khi nói rằng kinh luật Tô-ra là “lời phán quyết của A-la”. Trong Xu-ra 5:69, nói đến “Hỡi dân của Kinh Thánh! Nếu các người không tuân theo Lê Luật, Sách Phúc Âm và nhũng điều mà Chúa đã phán, các người sẽ không căn cứ vào đâu được”. Kinh Cô-ran cũng khẳng định sự thần cảm (hà hơi) và sự toàn vẹn của toàn bộ Cựu Ước (không chỉ Kinh luật Tô-ra) khi nói rằng, “Quả thật, ta đả khải thị cho người như là đã khải thị cho Noah và các Nhà Tiên Tri sau đó. Ta đã khải thi Abraham, Ismael, Isaac, Jacob và con cháu, cho Jêsu, Job và Jonah, cho Aarôn và Solomon. Ta cũng dã ban cho Dav-ít quyển Thánh Thi (Xu-ra 4:164)
Ghi chú trong Xu-ra 4:164 chân lý của “thần cảm” của Kinh Thánh được áp dụng cho các danh tính cụ thể trong Kinh Thánh, bao gồm “Đa-vít” và “Thánh Thi”, “Gióp” (“Thánh Văn”), Xô-lô-môn (Châm ngôn, Truyền Đạo) và Giô-na (những Nhà Tiên tri).
Đoạn Kinh Cô-ran chủ đạo mà một số người người Hồi giáo thường dựa vào để nói rằng Kinh Thánh bị sai trật là Xu-ra 2:80. Nhưng thực chất Xu-ra 2:80 muốn nói về sai trật khi những người không biết kinh luật Tô-ra và Phúc âm trọn vẹn cố viết ra những cảm xúc và suy nghĩ cá nhân của mình, và đã cố gắng cho những bản văn này được viết ra bởi sự thần cam.
Có khả năng nhất là điều này nhắc đến các Phúc Âm Thứ Kinh của Kinh Thánh hay những “bản dịch “Targum”của một số người Do Thái xuất hiện giữa giai đoạn Chúa Giê-xu và Mô-ha-mét. Nếu không, thì Xu-ra 2:80 sẽ mâu thuẫn với Xu-ra 5:47-48 được trích dẫn ở trên. Hơn nữa, những người đáng tin cậy nhất trong các nhà giải kinh Hồi Giáo lúc ban đầu đã giải thích 2:80 như chỉ đang nói rằng sẻ có một vài người sẽ cố gắng nói sai về ý nghĩa của Kinh luật Tô-ra và Phúc âm, những sẻ không bao giờ thành công thay đổi những từ, bởi vì như Xu-ra 6:116 và 18:28 có nói, “Không ai có thể sửa đổi ngôn từ của Ngài”. Một chi tiết khác đáng thú vị có thể nói là việc Kinh Cô-ran nhắc đến “A-la” ban quyền năng cho các môn đồ của Chúa Giê-xu để “thắng thế” đối với những người có gắng thay đổi Tân Ước (Xu-ra 61:15).
Lời Tiên Tri
Kinh Thánh chứa đựng hàng trăm lời tiên tri rõ ràng về tương lai và tất cả các lời tiên tri đó đều đã ứng nghiệm cách chính xác (trừ các lời tiên tri về thời gian Chúa tái lâm chưa xảy ra (Giăng 14:1-3; Ma-thi-ơ 24:30;), về Vương Quốc Ngàn Năm của Ngài (Khải Huyền 20:1-7)). Kinh Côran không hề có lời tiên tri nào.
68
Phép lạ
Chúa Giê-xu làm nhiều phép lạ như là làm sáng người mù (Giăng 9:1-7), chữa lành người bại liệt (Mác 2:3-12), đi trên mặt nước (Ma-thi-ơ 14:25-27), và kể cả làm người chết sống lại (Ma-thi-ơ 9:18; Giăng 11:38-44). Mohamed không nhận rằng ông có làm phép lạ.
Những khác biệt chính về thần học giữa KinhThánh và Kinh Côran.
Kinh Côran và người Hồi Giáo dạy rằng “Allah” (tiếng Ả Rập cho “Thượng đế”) không là Đấng Ba Ngôi (Côran hay “Sura” 5.73) trong khi đó Kinh Thánh dạy rằng Chúa LÀ Đấng Ba Ngôi (Ma-thi-ơ 3:16-17; 28:19; Rô-ma 15:30; . . ) Kinh Côran dạy rằng Chúa không có Con (Sura 2.116; 9:30; 18:4-5), trong khi Kinh Thánh dạy rằng Chúa có Con (Isa 9:6-7) và Chúa Giê-xu là Con Một duy nhất của Ngài (Giăng 1:18; 3:16; 5:19-27; 10:30, 34-36).
Hồi giáo dạy rằng Giê-xu không phải là Đức Chúa Trời, mà chỉ là một Sứ Giả (Sura 5:17, 75) trong khi Kinh Thánh dạy rằng Giê-xu là Chúa (Giăng 1:1, 14; 8:58; 10:30; 20:28; Rô-ma 9:5; Tít 2:13; Hê-bơ-rơ 1:8; Khải. 22:13). Kinh Côran cũng phủ nhận Chúa Giêxu bị đóng đinh (Sura 4:156-157), trong khi các tác giả Cựu Ước nói rằng Chúa bị đóng đinh (Mat 27:35; Mác 15:24; Lu-ca 23:33; Giăng 19:18; Philíp 2:8; I Phi-e-rơ 2:24). Cả các sử gia Lamã và Do Thái đều xác nhận Giê-xu bị đóng đinh và chết
- Đồi Sọ (xem phần “Suetonius” và “Josephus” ở trang 23).
Xem thêm Câu hỏi số 1 “Có thật Giê-xu là Đức Chúa Trời không?” trong phần “Câu hỏi về Chúa Giê-xu” (trang 43).
Kinh Côran cũng dạy: Đức Thánh Linh mà Kinh Thánh nói là Đức Chúa Trời (Công 5:34) thật ra là thiên sứ Gáp-ri-ên (Sura 2:97; đối chiếu 16:102). Kinh Thánh dạy sự cứu rỗi bởi đức tin (Ê-phê-sô 2:8-9); Kinh Côran dạy sự cứu rỗi bởi việc làm (Sura 3:135; 7:8-9; 21:47; 49:14; 66:8-9). Kinh Thánh dạy rằng Áp-ra-ham dâng Y-sác làm của lễ (Sáng Thế
22), kinh Côran không đề cập tới tên người con nhưng Hồi Giáo dạy đó là Ích-ma-ên (Sura 37:99-109).
Cách đối xử với người không tin
Chúa dạy Cơ Đốc nhân phải yêu cả kẻ thù họ (Ma-thi-ơ 5:44-45; Rô-ma 12:14, 20; I Phie-rơ 2:23). Kinh Côran dạy: ai không cải đạo theo Hồi Giáo thì sẽ bị bắt làm nô lệ hoặc bị giết (Sura 2:191-193; 8:12, 39; 9:5, 29, 123 và nhiều nơi khác). Chúa Giê-xu dạy Cơ Đốc nhân không bao giờ được dùng bạo lực trong việc truyền Đạo (Ma-thi-ơ 26:50-52). Ghi chú: Thật đáng tiếc là trước đây, nhiều người tự cho mình là Cơ Đốc nhân song lại dùng bạo lực sát hại tín đồ Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
69
Nguồn gốc con người
Kinh Côran nói con người được tạo thành từ một “cục máu” (Sura 23:12-14), song một chỗ khác lại nói họ được tạo thành từ “hư vô” (Sura 19:67) và một chỗ khác thì nói họ được tạo thành từ “đất sét” và “bùn” (Sura 15:26). Ba ý này không thể cùng đúng. Kinh Côran còn chép: Mohammed nói mặt trời lặn trong “một dòng suối nước đục ngầu” (Sura
18:86). Kinh Thánh nói người đàn ông đầu tiên, A-đam, được nắn nên từ bụi đất (Sáng Thế 2:7; 3:19).
Những mâu thuẫn trong Kinh Côran
Kinh Côran dường như nói Áp-ra-ham là người đầu tiên tin Thượng đế Allah (Sura 2:132), rồi sau đó lại gợi ý Gia-cốp là người đầu tiên tin Đấng Allah (2:132). Ở một chỗ khác, Kinh Côran nói Môi-se là người đầu tiên tin Đấng Allah (7:143), nhưng một chỗ khác nữa lại nói Mohammed là người đầu tiên (39:12). Tất cả không thể đều là người đầu tiên tin Đấng Allah được.
Tình yêu của Đức Chúa Trời
Nếu Đức Chúa Trời là “tình yêu” như trong Kinh Thánh (Giăng 3:16; I Giăng 4:8, 16; . .) và cũng là Đấng Vĩnh Hằng, thì để Chúa có thể “yêu” đến “vĩnh hằng” phải có một Đấng nào đó để yêu từ vĩnh hằng. Kinh Thánh giải thích vấn đề nan giải này khi nói rằng CÓ MỘT Chúa nhưng Ngài là Đấng Ba Ngôi. Như vậy thì Chúa Cha yêu Chúa Con, yêu Thánh Linh và Chúa Con yêu Chúa Cha, Thánh Linh yêu Chúa Con, từ vĩnh hằng. Kinh
Côran không thiết lập được làm cách nào mà Chúa, Đấng Vĩnh Hằng có thể “yêu” từ vĩnh hằng.
Chúa Ba Ngôi
Phải chăng Kinh Côran hiểu đúng việc Kinh Thánh nói về Chúa Ba Ngôi?
Hồi Giáo khẳng định Kinh Thánh nói và Cơ Đốc nhân tin Thượng đế “Allah” là “ba” thần khác nhau. Trong khi đó Kinh Côran nhấn mạnh Thượng đế là “Một”. Surah 5:73 viết: “Họ báng bổ khi nói: Thượng đế Allah là một trong Ba Ngôi: vì không có thần nào khác trừ Một Allah. Nếu chúng không ngừng lời báng bổ, một sự trừng phạt nghiêm khắc sẽ giáng xuống đầu các kẻ phạm thượng đó”. Abdullah Yusuf Ali,“Ý nghĩa Kinh Côran” tại:
http://www.quran4u.com/aya /Eng/005Ma’ida. htm.
Xem thêm tại http://en.wikipedia.org/wiki/Abdullah_Yusuf_Ali
Kinh Côran cũng nói ở Surah 4:171 “Ồ các kẻ thuộc về Sách (Kinh Thánh)! Đừng vượt quá giới hạn trong đạo của ngươi hoặc nói điều gì không đúng sự thật về Thượng đế Allah. Chúa Giê-xu con của Mari là (không hơn) một sứ đồ của Allah, và Lời Ngài mà Ngài đã ban cho Mari và một linh hồn từ Ngài: do đó hãy tin vào
70
Allah và những sứ đồ Ngài. Không được nói là ba (“Ba Ngôi”), bỏ đi: điều đó là tốt hơn cho ngươi: vì Allah là một Allah: Vinh hiển thuộc về Ngài: (Ngài cao quý hơn) là có một con trai. Vạn vật trên trời dưới đất đều thuộc về Ngài. Và mình Allah là đủ vì Ngài điều khiển và quyết định mọi sự. Abdullah Yusuf Ali, “Ý nghĩa của Kinh Côran,” 2004.
http://www.quran4u.com/aya/Eng/004Nisa.htm
Câu Surah này chứng tỏ Kinh Côran dạy “bộ ba” (Ba Ngôi) bao gồm Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu và Mari, và nói Cơ Đốc Nhân không thật sự thờ một thần. Điều đó chứng tỏ “Allah” (không tranh cãi là tác giả của Kinh Côran) hiểu lầm giáo lý Ba Ngôi (Cha, Con và Thánh Linh, Ma-thi-ơ 28:19) của đạo Cơ Đốc cách nghiêm trọng. Lý giải về Chúa Ba Ngôi được trình bày công khai, “chính thức” tại Hội đồng Nicene năm 325 SCN, ít nhất khoảng 300 năm trước khi Kinh Côran được viết ra!
Làm thế nào mà “Allah” (nếu thật sự là “Đức Chúa Trời”) hiểu nhầm một việc rõ ràng như thế?
Ngoài ra, Surah 5:116 viết “Và Thượng đế nói: “Kìa Giê-xu con của Mari, phải chăng
ngươi đã nói với mọi người: `Hãy nhận ta và mẹ ta là các thần’, thay vì Thượng đế?” Giê-xu sẽ nói: “Vinh hiển thuộc về Ngài! Tôi không thể nói những gì tôi không có quyền. Nếu tôi có nói, Ngài cũng đã biết. Ngài biết những gì trong linh hồn tôi và tôi không biết những gì trong linh hồn Ngài. Ngài là Đấng biết những gì giấu kín”.
http://www.clearquran.com/quran-chapter-005.html.
Vậy, Surah 5:116 cũng chứng tỏ người viết Kinh Côran hiểu sai giáo lý Cơ Đốc, vì Kinh Thánh không hề chép Chúa Giê-xu hoặc ai khác đề xuất Mari là “thần” (xem Lu-ca 8:1921; Giăng 2:5; Công 1:14). Xem kỹ các bản viết của những người dịch Kinh Côran đầu tiên (Baidhawi, Jalaluddin, and Yahya) tỏ ra họ tin Kinh Côran dạy đạo Cơ Đốc có ba thần riêng lẻ và khác biệt, một dạng của đa thần giáo. Hỗ trợ ý này ở Sura 6:101: “các khởi nguồn nguyên thuỷ nhất của trời-đất thuộc về Ngài: Làm sao mà Ngài có con trai khi Ngài không có người kết thân? Ngài tạo ra mọi thứ và Ngài biết mọi sự”.
http://www.quran4u.com/aya/Eng/006An’am.htm
Một lần nữa, khi nối kết ý tưởng “con” với “người phối ngẫu” của Đức Chúa Trời, Kinh Côran đã giải thích SAI LẦM quan điểm Cơ Đốc về Chúa Ba Ngôi: Chúa Giê-xu là “con” từ mối quan hệ xác thịt giữa Chúa Cha và Mari, Kinh Cựu Ước hoàn toàn bác bỏ quan điểm này (Ma-thi-ơ1:18-25; Lu-ca 1:26-38; Giăng 1:1,14).
KHÔNG CÓ SỰ CHUỘC TỘI THAY – Những tín đồ Hồi giáo khẳng định rằng Chúa Giê-xu không thể là Đấng cứu chuộc chúng ta thoát khỏi tội lỗi bởi vì trong Kinh Qur’an (kinh Koran) nói rằng “không có người mang gánh nặng nào sẽ mang lấy gánh nặng của người khác …” (Sura 35:18 (theo bản dịch
71
“Sahih International”). Cũng hãy xem sách Sura 6:164; 17:15; 53:8). Trong những câu kinh này thì chữ “gánh nặng” ám chỉ đến gánh nặng tội lỗi.
Tuy nhiên, lời khẳng định này rõ ràng đã mâu thuẫn với những phần khác trong kinh Kinh Qur’an (kinh Koran). Ví dụ, sách Sura 16:22-25 nói rằng những giáo viên giảng dạy sai trật sẽ mang lấy “một vài gánh nặng của những người mà họ đã làm cho lầm lạc mà không có kiến thức”. Và theo Sahih Muslim Book 037 (sách Sahih Muslim 037), sách Hadith 6666 “Không có tín đồ Hồi giáo nào sẽ chết nhưng thánh Allah sẽ đặt một người Do Thái hoặc một Cơ Đốc Nhân vào trong Hồ lửa Địa ngục để thay thế cho họ.” Sách Hadith 6668 nói rằng vào Ngày sống lại “Sẽ có … những tín đồ Hồi giáo …. với những tội lỗi chồng chất
như núi, nhưng thánh Allah sẽ tha thứ cho họ và Ngài sẽ đặt những người Do Thái và Cơ Đốc nhân để thay thế cho họ.”
Vậy thì trái ngược với những quan điểm mà các tín đồ Hồi giáo đã khẳng định, cả Kinh Qur’an (kinh Koran) và những sách Hadith có thẩm quyền đều thừa nhận việc mang lấy tội lỗi (gánh nặng) của người khác. Hơn nữa, nếu chúng ta xem xét kỹ hơn Sura 35:18 và Sura 6:164, thì sẽ thấy rằng hai câu này nói “không có người mang gánh nặng nào sẽ mang lấy gánh nặng của người khác.” Điều đó có nghĩa là không một người nào có tội (hay bản thân người đó đang mang lấy gánh nặng tội lỗi) có thể trả cho tội lỗi (hay mang lấy gánh nặng) của người khác. Vậy nghĩa là Hồi giáo thừa nhận việc một người nào đó chưa bao giờ phạm tội (hay mang lấy gánh nặng) có thể mang lấy gánh nặng của người khác. Vì Kinh Qur’an (kinh Koran) gọi Chúa Giê-xu là “Con thánh khiết” (Sura 19:19), nên Ngài có thể mang lấy tội lỗi của người khác. Điều này nhất quán với lẽ thật Kinh thánh rằng Chúa Giê-xu “trở nên tội lỗi” vì chúng ta (II Cô-rinh-tô 5:21), và cất tội lỗi của thế gian đi (Giăng 1:29).
Ấn giáo (Đạo Hinđu)
Có hàng trăm triệu người Ấn trên thế giới, đa số hiện ở tại Ấn độ và niềm tin của họ có thể biến thiên rất rộng. Đa số họ tin phổ quát vào sự đầu thai luân hồi (linh hồn chuyển kiếp), nghiệp (luật của nguyên nhân và hậu quả từ các việc làm của kiếp trước vận vào hiện trạng của kiếp này), vũ trụ là vĩnh cửu và thẩm quyền của Kinh Vệ Đà.
- niệm của người Ấn về ‘Thượng đế’ cũng biến thiên rất rộng. Vậy, phải cẩn thận hỏi thăm bạn mình là người Ấn, để biết rõ họ nghĩ gì về ‘Thượng đế’.
Để có ý niệm tóm lược tốt việc đa số người Ấn tin gì, xin xem:
72
http://www.beliefnet.com/Faiths/Hinduism/2000/06/A-Summary-Of-What-Most-Hindus
http://www.beliefnet.com/Faiths/Hinduism/2000/06/A-Summary-Of-What-Most-Hindus-Believe.aspxBelieve.aspx#
Để biết các chỉ dẫn hiệu quả khi chứng Đạo cho người Ấn, xin xem:
http://www.equip.org/articles/witnessing-to-hindus/#christian-books-2
Tổ tiên, người chết và thờ cúng thần tượng
- Có phải tôi không được thờ phượng tổ tiên khi trở thành tín đồ Cơ Đốc?
Kinh Thánh nói rõ rằng chúng ta phải thờ phượng Đức Chúa Trời “và chỉ một mình Ngài mà thôi” (Ma-thi-ơ 4:10b; xem thêm Xuất Ai Cập Ký 20:3-4; Phục truyền 6:13-14; Giôsuê 24:14; 1Samu-ên 7:3). Điều này không cản trở bạn bày tỏ lòng tôn kính tổ tiên bằng những cách thích hợp mà không bao gồm việc cầu nguyện tới hoặc cho người chết hoặc thờ phượng họ.
- Kinh Thánh nói gì về việc xin ý kiến ông đồng bà cốt hoặc đi xem bói?
Chúa cấm dân của Ngài xem bói, xin ý kiến ông đồng bà cốt, hay tham dự vào bất cứ một dạng phù thuỷ hoặc ma thuật nào (Lêvi ký 19:31; 20:6, 27; Ê-sai 8:19). Một trong những lý do Chúa từ bỏ vua Saulơ vì ông cầu hỏi đồng bóng (I Sử Ký 10:13-14) thay vì Chúa (xem I Sa 28:6-25).
- Nếu tổ tiên về vào ngày giỗ thấy tôi không thờ phượng họ và rủa sả tôi thì sao?
Không. Khi người ta chết đi, số phận họ đã được định đoạt vĩnh viễn, và họ không thể trở lại cõi trần (Gióp 7:10; Lu-ca 16:19-26) và họ KHÔNG có phần trong những gì xảy ra dưới mặt trời (Truyền đạo 9:6).
- Người ngoại Đạo thờ 1 thần và thật lòng tin mình đang làm đúng thì sao?
Đằng sau mỗi thần tượng là ma quỷ (I Cô 10:20), tiên tri Ê-sai chỉ ra sự phù phiếm của việc thờ thần tượng khi mô tả thần tượng được làm ra như thế nào (Ê-sai 40:19– 20; 44:9– 17). Phao-lô mô tả việc thờ thần tượng là kết quả tự nhiên của việc bác bỏ Đức Chúa Trời là Đấng có thật (Rô-ma 1:20-23). Tất cả những “thần của các dân là thần tượng” (Thi 96:5; xem 97:7) và kể cả những thông lệ thờ cúng thần tượng “vô hại” nhất cũng dẫn tới các hành động đồi bại và ngược đãi (Thi 106:34–39). “Các tượng ấy có miệng mà không nói được, có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe, có mũi mà không ngửi, có tay mà không cảm thấy gì” (Thi 115:4-8; 135:15-18). “Có
73
một con đường coi dường như chính đáng cho loài người, nhưng cuối cùng là nẻo sự chết.” (Châm ngôn 14:12).
Kinh Thánh dạy vài Thực tế về Người chết
Lưu ý:
Thông thường các văn hoá tín ngưỡng ở phương Đông, Châu Phi hoặc các nơi khác sẽ có một vài dạng tín ngưỡng đòi hỏi việc thờ cúng tổ tiên; không ở dạng này thì ở dạng khác. Trong trường hợp này, sẽ rất quan trọng để có thể bày tỏ cho thân hữu sự thật mà Kinh Thánh nói về người “chết”, vì họ có thể tin rằng tổ tiên có thể trở về và nguyền rủa gia đình nếu họ không thờ phượng tổ tiên trong các ngày “giỗ”. Vài nền văn hoá cũng xem trọng việc thờ cúng tổ tiên đến nỗi các Tín hữu mới có thể bị xã hội hay gia đình khai trừ khi họ phải từ bỏ các thông lệ thờ cúng này. Các đoạn Kinh Thánh dưới dây sẽ thêm sức mạnh cho tân tín hữu hoặc những ai chưa tin song quan tâm trước cuộc đấu tranh sắp tới.
- Đức Chúa Trời cấm chúng ta thờ phượng con người (dù còn sống hay đã chết, Xuất Ai Cập Ký 20:3-5; Rô-ma 1:23), ta không được vâng lời khi cha mẹ muốn ta theo truyền thống con người mà thờ lạy hình tượng thay vì vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời (Êxêchi-ên 20:18; Công vụ 5:29). Chúa Giê-xu nói ta phải thờ phượng CHỈ MỘT MÌNH ĐỨC CHÚA TRỜI mà thôi (Ma-thiơ 4:10).
- Khi một người chết thì đã bị phán xét rồi (Hê-bơ-rơ 9:27). Số phận họ đã được định qua các quyết định khi họ còn sống (Lu-ca 6:25), không ai có thể thay đổi tình trạng của người đã chết (Lu-ca 16:26) và không ai có thể chuộc lại hay trả tiền chuộc cho linh hồn họ được (Thi Thiên 49:7) – Lưu ý: cầu nguyện cho người
chết là không cần thiết và cũng không mang lại lợi ích gì. Linh hồn người chết “trở về với Đức Chúa Trời” để chịu phán xét hoặc lên Thiên đàng hoặc đi địa ngục (Lu-ca 16:22-23). “Hôm nay ngươi sẽ ở với Ta trong Parađi” (Lu-ca 23:43). “Chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn” (II Cô-rinh-tơ 5:8) – Lưu ý: Người đã mất ở Thiên đàng hay địa ngục không theo dõi con cháu họ trên đất!
- Người chết thì không thể trở về nhà (Gióp 7:10), và “họ chẳng hề còn có phần nào về mọi việc làm ra dưới mặt trời” nữa (Truyền đạo 9:5-6; 12:7). – Đây là những đoạn Kinh Thánh có tác động mạnh trong việc chỉ ra cụ thể: tổ tiên không thể trở về nhà cũ để xem con cháu thờ cúng họ trong ngày giỗ.
- Kinh Thánh cảnh báo chúng ta không được dâng của cúng cho người chết (Phục truyền 26:14; Thánh thi 106:28). Hơn nữa, ta không được cắt thân thể mình (xem I Các Vua 18:28) hay xăm mình vì người chết (Lêvi Ký 19:28; Phục truyền
14:1).
74
- Đức Chúa Trời cũng định tội việc cầu vấn người chết (đồng bóng, cầu hồn) (Isa 8:19; Phục truyền 18:11; Lêvi ký 19:31; 20:6).
*****************************
Không Quá Già Để Kết Bông Trái Cho
Đức Chúa Trời!
Tiến sĩ Charles McCoy không lập gia đình, ông đã dành trọn cả đời mình làm Mục sư chăm sóc một Hội thánh và theo đuổi một khối lượng lớn các mục tiêu giáo dục. Vào tuổi 72, giáo hội yêu cầu ông nghỉ hưu, ông miễn cưỡng rời khỏi bục giảng tại Hội thánh Báptít Oyster Bay, New York. Chính ông cũng không biết chắc phải làm gì với bản thân mình. Qua nhiều năm, ông đã có 7 học vị khác nhau, song nay tất cả các thứ đó dường như vô ích: “Tôi chỉ nằm trên giường nghĩ về cuộc đời mình, tôi thấy mình chưa làm được một điều gì cả. Tôi đã là mục sư của hội thánh này trong nhiều năm và không ai muốn tôi ở đây nữa. – Tôi đã làm được gì cho Đấng Christ? Tôi đã phí rất nhiều thời gian để đạt được vài chứng chỉ, mà rồi tôi chẳng đưa được nhiều người đến với Chúa’.
Một tuần sau khi nghỉ hưu, ông gặp một giáo sĩ đột ngột mời ông sang Ấn Độ giảng Tin Lành. Tiến sĩ McCoy trì hoãn, viện lẽ tuổi cao. Ông đã chưa bao giờ ra nước ngoài, cũng chưa hề đi khắp nước Mỹ, chưa từng đi máy bay. Ông không thể tưởng tượng được một cuộc hành trình đến Ấn Độ. Hơn nữa, ông chẳng có tiền.
Tuy nhiên, suy nghĩ đó cứ bám riết lấy ông. Và rồi, dù tóc trên đầu đã bạc trắng, Tiến sĩ Charles McCoy tuyên bố ông sẽ đi Ấn Độ. Ông bán chiếc xe hơi của mình và những thứ khác, mua chiếc vé một chiều cho riêng mình. Các bạn ông đã khiếp hãi hỏi “Cho chính ông à?”, “Đến Ấn Độ? Ông ngã bệnh thì sao? Lỡ chết bên Ấn Độ thì sao?”
Ông đáp: “Ở đó cũng gần Thiên đàng như ở đây”
Ông đã đến Bombay với cái ví, cuốn Kinh Thánh và tấm hộ chiếu của mình
– các tay móc túi đã nhanh chóng lấy đi tất cả những thứ đó. Ông chỉ còn lại bộ đồ mặc trên người và địa chỉ của mấy Giáo sĩ mà ông đã cắt ra từ một quyển tạp chí. Người trước đây mời ông vẫn còn ở lại nước Mỹ. Khi ông đến nhà của các Giáo sĩ, người ta chẳng biết phải làm gì với ông.
Sau vài ngày, ông nói mình sẽ đi thăm Thị trưởng thành phố Bombay. Các bạn mới khuyên ông: Đừng phí thời gian. Sau nhiều năm nỗ lực, họ đã chẳng
75
bao giờ được gặp Thị trưởng. McCoy cầu nguyện và đi. Ông đưa tấm danh thiếp giới thiệu mình với người tiếp tân, rất cẩn thận cô nhìn nó, rồi biến mất sau cánh cửa. Khi trở lại, cô nói ông trở lại lúc 3 giờ chiều.
Đúng hẹn, McCoy đến và thấy một cuộc đón tiếp long trọng có mặt hầu hết các lãnh đạo dân sự quan trọng tại Bombay. Hình như, họ rất ấn tượng vì khổ người cao lớn của McCoy (ông cao 2mét10). Mái tóc bạc khác người, đặc biệt là chuỗi học vị phía sau tên ông trên danh thiếp giới thiệu khiến họ nghĩ rằng: Ông là một người quan trọng. Có thể là đại diện của Tổng Thống Hoa Kỳ.
Tiến sĩ McCoy nói chuyện khoảng nửa giờ, ông làm chứng về Chúa Giê-xu Christ. Cuối cùng, ông được Hội đồng nhân dân thành phố nhiệt liệt hoan nghênh. Sau đó, một sĩ quan rất oai vệ trong bộ quân phục mời ông đến nói chuyện với các sinh viên trường mình. Nhiều người có mặt, một trường Ấn Độ có giá trị tương đương với các trường ở phương Tây. Sau bài giảng đầu tiên, McCoy được mời trở lại giảng tiếp.
Sau đó, nhiều lần ông được mời đi giảng khắp xứ Ấn Độ, ông bắt đầu chức vụ truyền giảng Tin Lành lưu động. Ở Calcutta ông thành lập một hội thánh người Hoa. Ông đã được mời sang Hồng Kông để mở một hội thánh như thế. Ông cũng được mời sang Ai-cập và Trung Đông, với một ít tiền ông đã đi khắp nơi với một năng lực mà trước đó ông ít khi cảm nhận được. Ông đã truyền giảng Tin Lành liên tục từ năm 16 tuổi và đến 88 tuổi, ông lại tìm thấy chính mình tại Ấn Độ, Calcutta.
Chủ nhà trọ đưa ông về Khách sạn Grand, lúc bước ra khỏi xe ông nói: “Anh biết đấy, tối nay tôi sẽ giảng ở YMCA.* Tôi chỉ có thời gian uống một tách trà và nghỉ một tí. Tôi không muốn bị trễ trong buổi nhóm’. Ông vào khách sạn, bước vào thang máy để lên phòng mình, thình lình Chúa gọi ông về Nhà Ngài.
Ông đã nói từ Ấn Độ đến Thiên đàng cũng như từ nước Mỹ. Tiến sĩ Charles McCoy là tiêu biểu tuyệt vời cho những câu cuối của Thánh thi 92:
Những kẻ được trồng trong nhà Đức Giêhôva
Sẽ trổ bông trong hành lang của Đức Chúa Trời chúng ta.
Dầu đến buổi già bạc, họ sẽ còn sanh bông trái,
Được thạnh mậu và xanh tươi,
Hầu cho tỏ ra Đức Giêhôva là ngay thẳng;
76
Ngài là Hòn đá tôi, trong Ngài chẳng có sự bất nghĩa.*10
Xin Chúa đừng từ bỏ con trong lúc già cả; Cũng đừng lìa khỏi con khi sức lực hao mòn. Lạy Đức Chúa Trời, dù khi con đã già và tóc bạc rồi,
Xin Chúa đừng từ bỏ con
Cho đến khi con rao truyền sức mạnh của Ngài cho thế hệ mai sau,
Và quyền năng Ngài cho dòng dõi kế
tiếp. Thi Thiên 71:9, 18.
THỰC HÀNH TRUYỀN GIẢNG TIN LÀNH
Cơ Đốc Nhân có thể sử dụng bài thực hành này bất cứ lúc nào, nhưng phần này có lẽ sẽ hữu hiệu nhất sau khi đã xem qua phần “Những câu hỏi thắc mắc và chống đối thường gặp khi làm chứng”.
Những câu hỏi mở đầu – Làm thế nào để bắt chuyện với bất kỳ ai!
Mọi người đều sẽ muốn nói chuyện với bạn nếu BẠN tỏ sự quan tâm tới họ. Một cuộc nói chyện có thể được bắt đầu và duy trì dễ dàng bằng cách hỏi những câu như “bạn làm việc ở đâu”?, “bạn làm gì”?, “bạn ở đó bao lâu rồi”?, “bạn đã lập gia đình chưa”?, “bạn gặp vợ/chồng bạn ở đâu”?, “bạn có bao nhiêu cháu (con) rồi”?, “bạn đã ở đây bao lâu”?, “bạn lớn lên ở nơi nào”?, “Sở thích của bạn là gì”?, “bạn học ở trường nào”?, “bạn học ngành gì”? vân vân. Những câu hỏi này sẽ giúp bạn có được những thông tin căn bản để bạn hiểu hơn về người mới quen. Khi bạn đã xây dựng được một mối quan hệ cá nhân, bạn có thể dùng những câu hỏi chuyển tiếp bên dưới vào lúc thích hợp.
- Ngụ ngôn, vân vân., tháng 10, 1983, 1–3. Từ: Franklin Graham, Một điều mà tôi làm. 10Morgan, R. J. 2000. Toàn thư sách của Nelson về các câu truyện, ví dụ minh hoạ, và các trích dẫn (bản mềm). Nhà xuất bản Thomas Nelson: Nashville
77
“Sắt mài sắt…” (Châm ngôn 27:17; đối chiếu Malachi 3:16).
“Trăm hay không bằng tay quen” là một câu nói chúng ta thường gặp. Để thật sự tự tin khi làm chứng, một người cần phải luôn thực hành. Vì vậy, các sinh viên cũng được khích lệ cần liên tục nhắc nhớ nhau trả lời những câu hỏi hay thắc mắc và chống đối từ những người chưa tin. Điều này có thể dễ dàng thực hiện qua việc tưởng tượng bạn đang ngồi trong quán càphê với một người mới gặp. Sau những lời chào hỏi thông thường để làm quen, vào thời điểm thích hợp, cân nhắc xem bạn có thể dùng một trong những câu hỏi chuyển tiếp bên dưới để bắt đầu một cuộc thảo luận khám phá “thế giới quan” và tình trạng tâm linh của người bạn mới quen. Điều này rất quan trọng vì rất ít khi một người chưa tin sẽ nhắc đến đề tài về Đức Chúa Trời, sự chết hay tội lỗi. Vì vậy, bạn phải là người bắt đầu trước!
Biết người nghe!
Trừ trường hợp khẩn cấp (người đó đang hấp hối hoặc chúng ta sẽ không gặp lại họ nữa), việc tìm hiểu xem người mà chúng ta sắp làm chứng là “ai” trước khi giới thiệu về Phúc Âm cho họ là quan trọng. Ví dụ, nếu chúng ta biết được những gì mà họ cần hoặc họ quan tâm trước khi làm chứng, kiến thức đó sẽ giúp chúng ta trình bày về những lời trong Kinh Thánh hiệu quả hơn (Ê-sai 28:23-29). Nhận biết được “thế giới quan” của người nghe sẽ làm cho chúng ta có khả năng tập trung cuộc nói chuyện trên những đề tài mà họ quan tâm (Cô-lô-se 4:6).
CÁC CÂU HỎI CHUYỂN TIẾP:
Chuyển cuộc nói chuyện sang đề tài nghiêm túc hơn
Những câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn động viên người nghe chia sẻ với bạn về “thế giới quan” của họ, hay những gì là quan trọng nhất đối với họ. Những câu hỏi này cũng thường thúc đẩy họ hỏi chúng ta lại rằng “BẠN nghĩ sao về vấn đề này?” Đó chính là điều chúng ta muốn xảy ra!
“Theo bạn thì tại sao thế giới này lại quá hỗn loạn và xấu xa như vậy”?
“Niềm vui thích nhất đời bạn là gì? Còn điều thất vọng lớn nhất bạn từng trải qua?
“Đến nay, bạn có sống đúng như tất cả những gì mà bạn đã hy vọng chưa”? “Giả sử bạn là Đức Chúa Trời, có quyền thay đổi 3 điều trên đất, thì đó là những gì”? “Thế bạn nghĩ mục đích của cuộc đời này là gì?” hoặc, “Bạn nghĩ sao về ý nghĩa cuộc đời này?”
“Bạn nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với một người sau khi chết?” “Bạn có tin có sự sống sau cái chết không?”
78
“Bạn định dạy con mình về đúng và sai như thế nào?” “Theo bạn thì tại sao xã hội chúng ta lại hung bạo như vậy?”
“Bạn có nghĩ trái đất, vũ trụ này được tạo nên ngẫu nhiên hay bởi Đức Chúa Trời?”
Bạn có thể nghĩ ra những câu hỏi chuyển tiếp nào nữa không?
Vì sao việc đặt câu hỏi “Tại sao” hay “Sao bạn nói vậy” lại quan trọng?
Nhiều lần khi cố chia sẻ về Chúa, ta nghe những lời hoàn toàn không cơ sở hợp lý. Thường ta hay bối rối không biết nên đáp thế nào. Một cách phản ứng tốt nhất khi ấy là đơn thuần hỏi lại “sao bạn lại nói vậy”? Sau đây là vài ví dụ:
- ‘Đạo nào cũng vậy thôi, đều giống nhau’. Đáp ‘thú vị thật. Sao bạn lại nói vậy?’
- “Kinh Thánh do con người viết ra”. “Vậy hả, sao bạn lại nói vậy”?
- “Tôi nghĩ rằng nếu bạn là người tốt bạn sẽ được lên thiên đàng sau khi chết”. “Thật thú vị. Làm sao bạn có được kết luận đó? Đó là ý kiến của bạn hay của người nào khác”? Nếu họ nói đó chỉ là ý kiến của họ, thì bạn có thể nhẹ nhàng dẫn họ đến với sự thật là họ đang đặt “ý kiến” của họ có giá trị cao hơn lời của Chúa Giê-xu (Giăng 14:6).
*Một lợi ích khác khi hỏi “Sao bạn nói vậy”? là bạn có thêm thời gian chuẩn bị câu trả lời VÀ bạn cũng có thêm thông tin do đâu họ lại tin vào điều họ vừa nói. (Cũng có thể là họ nghe hay đọc điều này từ người khác!).
Điểm chính: khi nghe những lời nói không cơ sở như trên, thay vì lập tức mở Kinh Thánh và cố tranh cãi, thường sẽ tốt hơn nếu ta chỉ MỈM CƯỜI và hỏi cách nhẹ nhàng, không công kích: “Sao bạn lại nói vậy”?
Câu hỏi “Sao bạn lại nói vậy” sẽ giúp chúng ta đạt được điều gì? THƯỜNG, đây sẽ là lần đầu tiên có người đòi họ phải nêu các lý luận hợp lý về điều vừa nói! Ví dụ, người nói câu 1 trên được yêu cầu cách lịch sự đưa ra những dẫn chứng vì sao họ lại nghĩ “Đạo nào cũng giống nhau”. Có thật là họ đã HỌC VÀ XEM XÉT “tất cả mọi tôn giáo”? (có vài nghìn tôn giáo). Có thật là họ đã tìm hiểu kỹ ba tôn giáo chính là Cơ Đốc giáo, Hồi giáo và Phật giáo?
Đôi lúc câu hỏi “vì sao” này giúp người chống đối lập tức nhận ra rằng nền tảng của họ rất yếu và họ sẽ bỏ chống đối hoặc chuyển sang đề tài khác.
79
Đáp lại “Mồi nhử và gán ghép”: “Có phải BẠN đang nói tôi phải tin Chúa để được lên thiên đàng”?
“Mồi nhử” là một chống đối trực tiếp mà thân hữu tỏ sự bất đồng với điều ta chia sẻ. Có thể ta thấy hơi “nóng mặt”.
“Gán ghép” là thay đổi thẩm quyền của câu nói từ Kinh Thánh sang chúng ta!
Gần đây tôi có dịp mở Kinh Thánh Giăng 3 cho thân hữu và mời anh đọc câu 1-
- Đọc xong, anh nói: “Ông đang bảo là nếu không được sinh lại, tôi sẽ không lên thiên đàng”?
Điều thân hữu làm ở đây là “gán ghép” thẩm quyền của Kinh Thánh (lời Chúa Giê-xu) cho tôi. – Ta không được để “mồi nhử và gán ghép” xảy ra. Hãy nhớ lúc này, quỷ dữ đang cố cướp lời Chúa ra khỏi lòng họ (Ma-thi-ơ13:19). Tôi đáp nhẹ nhàng và tức thì như sau:
“Không, tôi không nói anh điều gì cả vì đó là Chúa Giê-xu đang bảo anh. Xin anh vui lòng xem lại câu 7.”
Thân hữu đó tiếp tục nói “Có phải ÔNG đang bảo tôi . .” nhiều lần nữa trước khi nhận ra anh đang tranh luận với Kinh Thánh, không phải lời của tôi. Điều này dẫn đến sự thay đổi rõ rệt trong thái độ anh, anh bắt đầu cởi mở hơn.
Thực tập đóng vai
Cách tốt nhất để “mài dũa kỹ năng truyền giảng” là thực tập với một bạn khác; một người là Cơ Đốc nhân, người kia là thân hữu. Bắt đầu với quá trình làm quen, sau đó dùng các câu hỏi chuyển tiếp. Để cho buổi thực tập được hiệu quả, thân hữu nên chọn những câu hỏi trong tài liệu này, và tín đồ đáp lời bằng cách mở Kinh Thánh và công bố những câu Kinh Thánh thích hợp. Nếu chỉ đưa ra câu trả lời thôi, sẽ KHÔNG đủ.
Thân hữu sẽ không thể biết liệu câu bạn đáp chỉ là ý kiến cá nhân hay thật sự là Lời Chúa. Khi thấy được Kinh Thánh LÀ như thế nào, họ sẽ quan tâm hơn. Mời họ tự đọc đoạn Kinh Thánh. Cách này sẽ giúp loại trừ sự chống đối ngầm vì Kinh Thánh có thể được dùng để nói điều ta muốn. Chính việc đọc Lời Chúa sẽ giúp họ nhận thấy Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời (Giăng 6:63; Hê-bơ-rơ 4:12).
80
Các câu Hỏi mẫu Kích thích Sự Đối thoại ý nghĩa về Chủ đề Thuộc linh
NTG = người truyền giảng
NTK = người tìm kiếm
Các cuộc đối thoại sau có thể diễn ra sau khi nền móng tìm hiểu đã được xây dựng. Sẽ hiệu quả hơn nếu các câu này được hỏi khi ta có được ít nhất vài phút, để có thời gian trao đổi.
NTG: (Tên NTK), Theo bạn thì vì sao thế giới này lại quá hỗn loạn và xấu xa như vậy?
Lưu ý: câu hỏi này sẽ giúp NTK mở lòng và chia sẻ về thế giới quan của họ. Và bây giờ, mối quan hệ sẽ chuyển sang một cuộc thảo luận ý nghĩa về thực tế và sự thật, khi đó bạn không cần dùng những từ như Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu hoặc Kinh Thánh.
Vài câu trả lời có thể được đưa ra:
- Hừm… Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này. – [đừng trả lời ngay… hãy mỉm cười và để anh thời gian suy nghĩ về câu hỏi và nói lên suy nghĩ của anh]
- Có thể vì mọi người quá ích kỷ (hoặc tham lam, chỉ biết mình.) NTK nên trả lời như sau: “Tôi đồng ý với bạn. Nhưng SAO bạn lại nghĩ con người “ích kỷ, tham lam”? Câu hỏi thứ hai giúp khơi mở thế giới quan của họ về “bản chất tự nhiên của con người”. Nếu được, hãy cố tìm những điểm chung mà bạn có thể đồng tình với họ – điều này sẽ giúp họ thích bạn hơn và không cảm thấy bị xúc phạm hoặc mất thoải mái cho những câu hỏi tiếp theo.
- “Tôi không biết…bạn nghĩ sao”? TUYỆT VỜI! Đây là cơ hội ta đã hy vọng có được từ khi bắt đầu gặp người này! Họ vừa yêu cầu bạn nói cho họ biết thông điệp cơ bản của 3 chương đầu Sáng Thế ký – Hãy làm theo! Bạn đã được họ cho phép! Nếu có thể, hãy mở Kinh Thánh và mời họ đọc một số câu như Sáng Thế 1:1; 2:17; 3:1-7, 22-24.
81
NTG: (Tên NTK), nếu có thể thay đổi 3 điều về thế giới (cuộc sống) này thì bạn sẽ thay đổi những gì?
Câu này đòi thân hữu nêu nhận định của họ về 3 điều quan trọng và xấu nhất về cuộc sống trên đất này. Câu đáp thường gặp: “tôi muốn xóa bỏ tất cả [chiến tranh, nghèo khó, ung thư, bất công.] Thỉnh thoảng, người trả lời “chiến tranh” có bạn bè hoặc họ hàng bị thương hoặc tử trận trong một cuộc chiến nào đó. Cũng có thể việc người thân của họ đi lính làm cho họ lo lắng. Bạn có thể xin được cầu nguyện cho người thân đó của họ. Những người trả lời “ung thư” có thể có người thân (hoặc chính họ) bị chẩn đoán ung thư. Việc xin được cầu nguyện cho họ trong những trường hợp này là cơ hội để bạn có được sự yêu mến từ họ nhiều hơn.
Đây cũng là cơ hội cho bạn để giải thích cho họ Đức Chúa Trời đã không tạo ra một thế giới đầy dẫy chiến tranh, ung thư, nghèo đói và bất công như thế này. Thật ra đây là một mục tiêu tiềm ẩn của phần lớn những người tìm kiếm Chúa – họ nghĩ Chúa tạo ra trái đất với tình trạng này. Hãy chỉ cho họ thấy Chúa đã răn đe Ađam-Êva về hậu quả của việc bất tuân lời Ngài (Sáng Thế 2:17), ta sống trong một thế giới bị nguyền rủa (Sáng Thế 3:17-19; Rô-ma 5:12, 8:19-23). Nhưng Chúa đã hứa Ngài sẽ khôi phục mọi thứ trong tương lai (Khải huyền 21:14), vì sự chết của chính Ngài đã trả giá cho mọi tội của tôi và bạn (Công vụ 20:28).
NTG: (Tên NTK), Bạn dự định dạy con cái bạn về đúng sai như thế nào? [Hoặc, bạn sẽ nuôi dạy con bạn như thế nào để chúng không làm mồi cho ma túy, nạn dâm dục hoặc phạm tội?]
NTK: Tôi thật sự không biết, [hoặc Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều này].
Câu hỏi này thường khiến người nghe phản hồi bằng một câu hỏi khác “bạn sẽ làm gì”? “bạn nghĩ sao”? hoặc “bạn làm như thế nào để con cái bạn có thể biết chọn cái tốt và tránh xa cái xấu”? BÂY GIỜ, bạn có một cuộc đối thoại nghiêm túc có thể dẫn đến lợi ích từ những lời dạy dỗ trong Kinh Thánh.
Bạn có thể đáp như sau: “Tôi cũng từng không biết phải làm như thế nào [tìm sự đồng cảm với NTK] cho đến khi (mô tả ngắn gọn việc bạn bắt đầu học Kinh Thánh thế nào). Một người bạn đã mở Kinh Thánh và bắt đầu chỉ cho tôi vì sao thế giới này lại như vậy và làm cách nào để ta có thể biết được sự thật, tránh được những hậu quả do có những quyết định sai lầm. Bạn có biết gì về Kinh Thánh không?
Hãy nhớ sẽ rất quan trọng để bắt đầu câu chuyện bằng Sáng Thế ký như
82
Chúa Giê-xu và Phao-lô đã từng làm (Lu-ca 24:27; Công vụ 14:15-17; 17:24).
William Borden
Không Giữ, Không Lùi, Không Hối.
“Chớ dập tắt Thánh Linh.” – I Tê-sa-lô-ni-ca 5:19 Trích từ quyển Borden of Yale của Mrs. Howard Taylor, Moody Press, Chicago
Năm 1904, William Borden tốt nghiệp trung học Chicago. Là người thừa kế điền trang của Borden Dairy, ông đã thực sự là một triệu phú. Phần thưởng khi tốt nghiệp Trung học, cha mẹ tặng ông một chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Lúc đi ngang qua khu vực Châu Á,
Trung đông và Châu Âu, Borden cảm thấy một gánh nặng lớn dần lên về những người đang chịu nhiều đau khổ trên thế giới. Cuối cùng, trong một bức thư gởi về nhà, ông đã viết: “Con sẽ dâng cuộc đời mình để chuẩn bị cánh đồng truyền giáo.” Sau khi quyết định, Wiliiam Borden viết hai chữ phía sau quyển Kinh Thánh của mình: ‘Không Giữ’.
Năm 1905, Borden vào đại học Yale, Connecticut cố để trông giống sinh viên năm I. Tuy nhiên, chẳng bao lâu các bạn cùng lớp đã chú ý những điều bất thường nơi anh. Một trong số họ đã viết: “Anh đã vào trường cao đẳng với đời sống thuộc linh vượt trên bất kỳ ai trong chúng tôi. Anh đã tận hiến trái tim của mình đầu phục Chúa hoàn toàn và sẵn sàng để thực hiện việc đó. Là bạn cùng lớp với anh, chúng tôi đã học để dựa vào anh và tìm thấy trong anh một sức mạnh vững chắc như vầng đá, chỉ bởi mục đích đã đặt trước và sự hiến dâng này.”
Borden đã gặp thất vọng đầu tiên tại đại học Yale khi nghe Hiệu trưởng nói về nhu cầu của một sinh viên “đang có một mục đích nhất định”. Sau khi nghe bài thuyết trình đó, Borden viết: ‘Ông đã rất hờ hững khi nói các mục đích của chúng tôi nên như thế nào, nhưng đâu là nơi chúng tôi nhận được năng lực để kiên tâm và sức mạnh để chống lại sự cám dỗ’. Nhìn lại khả năng và thể trạng sinh viên Yale, Borden thấy xót xa cho các kết quả của thứ triết học trống rỗng này: Sự yếu kém về đạo đức và những cuộc đời bị tội lỗi huỷ hoại.
Suốt học kỳ đầu tại đại học Yale, Borden dấy lên một phong trào làm thay đổi khu đại học. Một trong những bạn ông mô tả điều đã xảy ra: ‘Thật quá tốt ngay từ lời đầu tiên, khi William và tôi cùng bắt đầu cầu nguyện buổi sáng trước điểm tâm. Tôi không thể nói cách tích cực về người đã đề nghị, nhưng tôi cảm thấy chắc chắn là bắt nguồn từ William. Chúng tôi chỉ mới hiệp lại trong thời gian ngắn thì sinh viên thứ 3 đến hiệp với chúng tôi và ngay sau đó là sinh viên
83
thứ 4. Thời gian trôi đi trong sự cầu nguyện, sau khi đọc một đoạn Kinh Thánh. Sự diễn giải Kinh Thánh của William rất ích lợi. Anh đọc Kinh Thánh, chỉ cho chúng tôi những gì mà Đức Chúa Trời đã hứa rồi tiếp tục công bố những lời hứa với sự quả quyết’.
Nhóm cầu nguyện nhỏ buổi sáng của Borden đã khởi đầu cho các nhóm cầu nguyện hàng ngày trải khắp khu đại học. Gần cuối năm học I, hàng tuần 150 sinh viên năm I đã nhóm lại học Kinh Thánh và cầu nguyện. Trong năm học cuối của anh, 1.300 sinh viên Yale vẫn đang nhóm lại trong các nhóm như vậy.
Borden đã tập một thói quen là chọn những sinh viên “khó trị” nhất và nỗ lực đưa họ đến với sự cứu rỗi. “Trong năm học II, chúng tôi đã tổ chức các nhóm học Kinh Thánh và chia mỗi lớp khoảng 300 hoặc nhiều hơn, mỗi người đều thích thú chọn một con số chắc chắn, để tất cả đều có thể đạt được, có khả năng với tới.Từng người một, nhiều cái tên đi qua và câu hỏi: “Ai sẽ là người kế tiếp?”. Khi đến một người tưởng như khó làm chứng, có vẻ như là một điềm gở, không ai muốn nhận, thì tiếng của William: ”hãy để anh ấy cho tôi.”
Borden mở rộng mục vụ không chỉ hạn chế trong đại học Yale. Anh đã cứu những kẻ nghiện ngập trên những đường phố ở New Haven. Để đưa họ trở lại cuộc sống bình thường, anh thành lập Nhóm Truyền giáo Hy vọng Yale (Yale Hope Mission). ‘Ban đêm, ta thường thấy anh giữa các khu ổ chuột của thành phố, trên đường phố, trong những căn nhà trọ lụp xụp, rẻ tiền hoặc trong một tiệm ăn khi anh đãi những người nghèo đói, tìm cơ hội đưa mọi người đến với Đấng Christ’.
Nhóm Truyền giáo của Borden kêu gọi tập trung vào những người Hồi giáo tại Trung Hoa. Một lần nữa mục tiêu được đặt ra, Borden không hề nao núng. Anh cũng thôi thúc các bạn cùng lớp quyết định phục vụ việc truyền giáo. Một trong số họ đã nói: “Chắc chắn anh ấy là người có tính cách mạnh mẽ nhất mà tôi từng được biết. Anh là trụ cột của tất cả chúng tôi trong trường đại học. Trong người anh có sắt, và tôi luôn cảm thấy anh là một trong những người được sinh ra để tử đạo và là một trong những giáo sĩ anh hùng của mọi thời đại’.
“Dù là một triệu phú, nhưng hình như William luôn nhận thức anh phải lo việc cho Cha mình, không phí thì giờ theo đuổi các trò tiêu khiển.” Dù đã từ chối gia nhập hội nam sinh viên đại học, anh đã làm nhiều hơn với những bạn cùng lớp trong năm cuối của mình hơn bất kỳ ai trước đó.” Anh đã chủ toạ hội nghị sinh viên truyền giáo rất đông người được họp tại Yale và được bầu là chủ tịch danh dự Phi Beta Kappa.
84
Tốt nghiệp đại học Yale, Borden không màng đến những khoản lợi tức cao do công việc đem lại. Anh viết thêm hai chữ vào trong Kinh Thánh của mình: “Không Lùi.”
William Borden tiếp tục học và tốt nghiệp Viện Thần học New Jersey. Khi hoàn tất việc học tập tại Princeton, anh xuống thuyền qua Trung Hoa. Bởi anh đang hy vọng được làm việc với người Hồi giáo, trước hết anh đến đến Aicập để học tiếng Ảrập. Tại đó, anh bị viêm màng não, 1tháng sau anh mất lúc 25 tuổi.
Khi tin tức về cái chết của William Whiting Borden từ Aicập gởi về Mỹ, ‘một làn sóng thương tiếc lan toả khắp thế giới, Borden không chỉ cho đi sự giàu có mà còn cả chính thân mình, theo cách quá vui mừng và tự nhiên, như đó là một đặc ân không chỉ là hy sinh’.
Borden chết yểu như thế có vô ích không? Có ở trong kế hoạch của Đức Chúa Trời không? Trước khi chết, Borden đã viết thêm hai chữ vào Kinh Thánh của mình. Bên dưới những chữ “Không Giữ, Không Lùi”, ông đã viết ‘Không Hối’.
Phần được in lại từ Lời Sống Hằng Ngày (Daily Bread), 31 tháng 12 năm 1988, và Tiêu Chuẩn Yale, ấn phẩm mùa Thu Fall năm 1970. 11
Người Cải Đạo Cuối Cùng Của John Harper
Hãy để tôi đưa bạn trở lại quá khứ, đó là thứ Tư, ngày 10 tháng 4 năm 1912. Ngày thế giới nghiêng mình ngắm nhìn vẻ quyến rũ của con tàu Titanic bắt đầu chuyến đi biển đầu tiên của nó. Và, không ai nghĩ rằng chỉ 4 ngày sau, con tàu vĩ đại nhất mà con người đóng đã nằm sâu dưới đáy Đại Tây Dương.
Và trên con tàu đó, khoang hạng nhì, một người tên là John Harper, ông đang đến nước Mỹ để giảng tại Hội thánh Moody. Lần đầu tiên được nghe câu chuyện phi thường về Harper nhiều năm trước, khi tôi đang ở vào độ tuổi trưởng thành tại Canada. Anh tôi đã cho tôi xem một trang truyền đạo đơn tựa là ‘Tôi là người cải đạo cuối cùng của Harper’. Đó là câu chuyện của một người đã trôi gần Harper trong dòng nước lạnh giá của Đại Tây Dương.
- Howard Culbertson, đại học Southern Nazarene, 6729 NW 39th, Bethany, OK
73008 | Phone: 405-491-6693 – Fax: 405-491-6658 Bản quyền ©
2002 – Cập nhật gần nhất: 24 tháng 10,
2004 | http://home.snu.edu/~hculbert.fs/regret.htm
Bạn có quyền in lại những gì bạn vừa đọc. Dùng trong ấn phẩm in, trên trang web hoặc trong thư gửi định kỳ. Vui lòng đính kèm phần cuối trang sau: Để biết thêm về các nội dung gốc tương tự khác, xem:
http://home.snu.edu/~hculbert.fs
85
Nếu đã ở với John Harper trên tàu Titanic trong đêm định mệnh đó, bạn sẽ cảm thấy bị sốc dữ dội khi con tàu đồ sộ đụng phải một tảng băng trôi bên phải mũi tàu. Bạn có thể nghe được tiếng vỏ thép bị tảng băng xé rách một đường dài 100 mét bên hông tàu.
Và bạn cũng có thể nghe được tiếng thét hoảng hốt của thuyền trưởng khi biết con tàu đang chìm và ông chỉ có đủ thuyền cứu hộ cho nửa số hành khách. Viên thuyền trưởng cũng biết ông phải giữ trật tự cho 2.227 người. Vì thế, ông đã yêu cầu John Harper ở lại trên boong tàu để trấn an hành khách.
Nếu có mặt ở trên boong tàu, bạn sẽ chứng kiến sự chia ly của những gia đình. Người chồng nói lời vĩnh biệt khi nhìn theo vợ con mình xuống thuyền cứu hộ. Người vợ quyết định ở lại trên tàu với chồng mình. Những đứa con vẫy tay tạm biệt cha mẹ chúng và cầu nguyện họ còn có thể gặp lại nhau.
Và bạn có thể thấy John Harper hôn Nana, đứa con gái 6 tuổi của ông, nói lời tạm biệt và đặt bé xuống một thuyền cứu hộ an toàn.
Từng phút trôi đi, tất cả thuyền cứu hộ đã ra xa. 1,521 người vẫn còn lại trên boong con tàu đang chìm – kể cả Harper. Cứ mỗi phút trôi qua boong tàu trở nên dốc đứng, lúc mũi tàu chìm dần vào làn nước. Cuối cùng tàu bị gãy đôi, ném tất cả những hành khách còn lại vào dòng nước giá lạnh của Đại Tây Dương.
Người ta kể lại rằng, đèn trên tàu nháy lên một lần rồi vụt tắt, bỏ mặc mọi người chết cóng trong dòng nước tối tăm của Đại Tây Dương.
Vài trăm người thoát nạn trên những con thuyền cứu hộ có thể thấy chồng, cha của họ và của nhiều gia đình khác kêu gào khủng khiếp, thở hổn hển vùng vẫy trong dòng nước. Nhưng, ngay giữa thảm kịch khủng khiếp đó, Đức Chúa Trời vẫn hành động.
John Harper không sợ chết; ông biết mình sắp được gặp Đấng tạo ra mình.
Ông muốn những người khác cũng được biết Chúa của ông là Chúa Cứu thế.
Với sự chết đang rình rập như thế, Harper hét lớn với một người trong bóng tối, “Bạn đã được cứu chưa?” Người ấy đáp: “Chưa!”
Khi đang vùng vẫy giữa làn nước lạnh giá của Đại Tây Dương, Harper kêu lớn “Hãy tin Đức Chúa Giê-xu và anh sẽ được cứu.”
86
Rồi người đó bị trôi giạt đi trong bóng tối. Lát sau dòng nước lại đưa họ đến gần nhau. Yếu đuối, kiệt sức và lạnh giá, trước lúc sắp chết Harper la lên lần nữa:
“Anh đã được cứu chưa?”
“Chưa!”
Harper lập lại một lần nữa: “Hãy tin Chúa Giê-xu, bạn sẽ được cứu” và Harper đã chìm xuống đáy đại dương.
Người mà Harper cứu chuộc cho Đấng Christ đã được tàu SS. Carpathia cứu sống. Vì Harper, anh đã tận hiến đời mình cho Chúa Giê-xu Christ ngay tại đó, ba kilômét trên bề mặt của đại dương, và đã sống để nói với mọi người rằng anh là Người Cải Đạo Cuối Cùng Của Harper.
Điều đó làm tôi ngạc nhiên, có bao nhiêu người sắp chết khác đã được Harper chứng đạo khi ông sắp chết đuối? Harper đã hy sinh mạng sống của mình để có thể chia sẻ kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời với những người sắp chết. Ông là một người đã sống và đã chết bởi đức tin bao la trong Chúa Giê-xu Christ.
Có nhiều điều như thế đến trong tâm trí khi người ta nói về sự mất quá nhiều sinh mạng trong vụ con tàu Titanic. Thậm chí, vài người đã hỏi có thể ngăn ngừa nó được không?”
Điều gì sẽ xảy ra nếu người chủ đã không quyết định làm ngạc nhiên cả nước Mỹ bằng việc cập bến vào ban đêm sớm như vậy? Hoặc nếu vị Thuyền trưởng đã không để cho con tàu bị rách một góc trên vùng biển mà họ biết có nhiều nguy hiểm đang chờ phía trước? Hoặc đơn giản, nếu cái ống nhòm đã không bị rơi khỏi chòi quan sát trên đỉnh cột buồm?
Nếu chỉ một trong những điều đó không xảy ra thì tàu Titanic có thể là tiêu biểu rất rõ nét của sự sang trọng, trữ tình và dũng mãnh.
Nhưng các việc ấy đã xảy ra. Tôi muốn được hỏi rằng, nếu John Harper đã không vượt biển để đến Hội thánh Moody? Có bao nhiêu người đã chết mà không biết họ có thể được cứu đời đời? [Erwin Lutzer, thư hàng tháng của mục vụ Radio thuộc Hội thánh Moody, Tháng 7, 1998]
Còn bạn thì sao?
Bạn có ảnh hưởng gì trên những kẻ lầm lạc khắp thế giới?
87
“Phúc Âm” là gì?
Theo Kinh Thánh, Phúc Âm là “quyền năng của Đức Chúa Trời để cứu mọi người tin” (Rô-ma 1:16). Nội dung của Phúc Âm là Đấng Christ chịu chết vì tội lỗi chúng ta, Đấng Công Chính thay cho kẻ bất chính, Ngài đã bị chôn và đến ngày thứ ba đã sống lại theo lời Kinh Thánh, và chỉ bởi đức tin nơi Ngài, nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, mà chúng ta được cứu (1 Cô-rinhtô 15:3-4; Giăng 3:16; Ê-phê-sô 2:8-9; 1 Phê-rơ 3:18). Vì Chúa Giê-su đã mang tội lỗi cho chúng ta nơi thập tự giá, chúng ta có được sự công chính của Ngài cũng chính là sự công chính của Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 5:21). Không ai có đủ công chính để tự dựa vào sức mình (I-sa 64:6; Rô-ma 3:10, 12). Đức tin của chúng ta phải đặt nơi Ngài mà thôi (Giăng 1:12; 3:1517; Công Vụ 26:18).
88
Mục Lục theo Chủ Đề
Áp-ra-ham | 12,15,20,21,22,24,69,70 |
A-đam và Ê-va | 9,20,70 |
Ba Ngôi Đức Chúa Trời | 30, 31, 65, 69,70-71 |
Bắt bớ | 39, 45-46 |
Bộ Kinh (Kinh Thánh) | 17-22 |
Chúa Ba ngôi | 30,31,65,70-71 |
Chứng Nhân Đức Giê-hô-va | 65-66 |
Công giáo | 2,45,58-64 |
Cuộc Thập Tự chinh (Viễn chinh Thập tự) | 46 |
Cựu Ước (theo Chúa Giê-xu) | 14-16 |
Dân Ca-na-an (diệt chủng?) | 36-37 |
Đạo Hindu, Ấn Giáo | 72-73 |
Đạo Mormon | 64-65 |
Đạo Phật | 37,44,79 |
Đau khổ | 31-33, 47,82 |
Địa Ngục | 31,33,34,50,64,74 |
Điểm khác nhau (trong các bản Kinh Thánh) | 15-16 |
Diệt chủng trong Cứu Ước? | 36-37 |
Điều ác (nguồn gốc của) | 31, 34, 35 |
Đồng tính luyến ái | 56-57 |
Đức tin vào Đức Chúa Trời (không đủ) | 50 |
Đức Chúa Trời (ai tạo ra Ngài?) | 53 |
Được chọn và ý chí tự do | 5 |
Em bé (lên Thiên Đàng không?) | 48 |
Giê-xu, (câu hỏi về) | 23-24 |
Giáo hoàng | 58-60 |
Hồi giáo | 25, 37-38,46, 66-71 |
Hôn nhân | 56-57 |
Khảo cổ học | 21-22 |
Không sai lầm (Kinh Thánh) | 19,52 |
Khủng long | 54 |
89 |
Kinh Cô-ran | 67-71 |
Kinh Điển | 17-18 |
Kinh Thánh | 17-22 |
Kinh Thánh Công Giáo | 61-62 |
Linh mục | 62 |
Lụt, toàn cầu | 53-54 |
Ma-quỷ (Sa-tan) | 7,8, 9,33,34,50,62,73 |
Ma-ri (mẹ của Giê-xu) | 25-26, 60-61 |
Môi-sê | 6,12,13,20,37,52,54,70 |
Mười Điều Răn | 42, 48, 74 |
Năm và Nữ (Bình Đẳng) | 56-57 |
Ngoại tình | 56-57 |
Ngục Luyện Tội | 62, 64 |
Nô lệ (được Kinh Thánh chấp nhận?) | 47-48 |
Phật giáo | 12, 29, 36 |
Phép Báp-têm | 30, 58 |
Phép lạ (được Chúa Giê-xu tin) | 20, 60,69 |
Phi-e-rơ | 58-59 |
Phúc Âm là gì? | 87 |
Phúc Âm thịnh vượng | 47 |
Phúc âm thất lạc | 18 |
Sáng tạo hóa/ Tiến hóa thuyết | 51-56 |
Sáng Thế (giai thoại?) | 45, 46, 48 |
Sanh (sinh) lại, tái sanh | 5,9,44,58,80 |
Sa-tan | 7-9, 28, 33, 50, 59 |
Sự Chết Chuộc Tội Thay (Hội Giáo) | 71-72 |
Sự Giáng Sinh bởi trinh nữ | 25 |
Sự Lựa chọn và tiền định | 4,39-40, 44 |
Sự Sống lại của Chúa Giê-xu | 25, 27 |
Sự Tái Lâm, Trở Về của Giê-xu | 30, 68 |
Sự tha thứ tội lỗi | 9,11,12, 63-64 |
90 |
Sự Vô Tội của Đấng Christ | 29 |
Tấm long mới, thần mới | 48, 58 |
Tàu Nô-ê | 52-54 |
Tiên tri (theo Kinh Thánh) | 12-14, 24-29, 61, 68 |
Thần tánh của Chúa Giê-xu | 23-24 |
Thần tượng | 36, 73-74 |
Thập Tự Giá (tại sao cần thiết) | 25,28,29,48,50,88 |
Thế Giới Động vật | 20, 51-53 |
Thiên Đàng | 30, 31, 33, 37,48,50 |
Thú Tính (giao cấu với thú vật) | 36 |
Thuyết Vô Thần | 33, 53 |
Tiến Hóa (Lý Thuyết) | 51-55 |
Tội lỗi là gì? | 9, 11, 28, 29, 31 |
Tôn giáo, khác nhau | 38, 44, 64-70, 80 |
Tổ tiên, thờ phượng tổ tiên | 73-74 |
Trẻ thơ, em bé vào Thiên Đàng? | 48 |
Tuổi thọ cao (Sáng Thế 5) | 20 |
Việc làm tốt, “người tốt” | 42, 88 |
Vợ Ca-in | 54 |
Vô thần | 26, 40 |
Xét Đoán (kẻ khác) | 39 |
Xưng tội (Công giáo) | 62-63 |
Y-sơ-ra-ên | 44 |
91